Phương pháp và địa bàn khảo sát

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 110)

3.3.3.1.Phương pháp thăm dò, khảo sát: dùng phiếu điều tra cho hai đối

tượng học sinh và giáo viên qua việc sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn Ngữ văn.

3.3.3.2. Địa bàn: 3 trường THPT huyện Cần giờ

- Trường THPT Bình Khánh - Trường THPT An Nghĩa - Trường THPT Cần Thạnh

3.3.3.3. Phân tích, đánh giá kết quả thăm dò ý kiến

Qua bảng phụ lục 1: Kết quả phiếu thăm dò ý kiến đối với giáo viên ở ba trường THPT trong huyện Cần Giờ về vai trò của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn cho thấy tất cả giáo viên đều khẳng định vị trí quan trọng cần thiết của phương pháp trực quan. Về việc tiếp thu kiến thức (văn học, Tiếng việt..), rèn luyện kỹ năng( đọc văn bản, làm văn..),ôn tập và kiểm tra

kết quả giáo dục, tạo hứng thú cho học sinh là cần thiết nhất. Ngoài ra phương pháp trực quan còn phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động và giáo dục nhân cách cho học sinh. Như vậy 27/27 giáo viên đều xác nhận những kết quả mà phương pháp trực quan mang lại trong việc dạy học môn Ngữ văn mà họ đã từng áp dụng và đạt kết quả cao trong giáo dục.

Qua bảng phụ lục 2: Kết quả thăm dò của học sinh của ba trường trong đó có những học sinh giỏi, khá, trung bình và yếu kém. Tất cả học sinh được khảo sát đa số cũng đã công nhận những lợi ích mà phương pháp trực quan đem lại trong giờ học môn Ngữ văn.Tiếp thu kiến thức nhanh hơn, dễ nhớ hơn, giờ học sinh động hơn, được thể hiện những suy nghĩ của bản thân, rèn luyện khả năng thực hành cao hơn và để lại những dấu ấn, suy nghĩ… sau khi học xong tiết học.

Qua đây, tôi nhận thấy kết quả học lực của các học sinh càng ngày được nâng cao, hạn chế học sinh yếu kếm, tỉ lệ học sinh khá giỏi tăng dần. Đặc biệt với cách đổi mới kiểm tra, thi cử đối với môn Ngữ văn của Bộ GD&ĐT năm 2014 này, tỉ lệ học sinh trường Tôi đang giảng dạy( Trường THPT An Nghĩa) đã đạt được tỉ lệ 98,28 cao hơn so với tỉ lệ chung môn Ngữ văn của Thành phố 95,25. Hạnh kiểm tốt của học sinh toàn trường cũng được tăng dần theo từng năm. Đó là kết quả của quá trình đồi mới phương pháp dạy học mà tiêu biếu là sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy.

Tiểu kết chương 3

Tóm lại, sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT chung và huyện Cần giờ nnói riêng là một trong những cách thực hiện nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên trong quá trình dạy học, giáo viên có thể sử dụng linh hoạt các phương tiện trực quan đồng thời kết hợp với các phương pháp khác để đạt được hiệu quả dạy học cao nhất. Và trong thực tế giảng dạy, chúng ta còn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá nhưng còn phải đối mặt với bao cách thức trước những vấn đề đặt ra.

phương tiện trực quan trong dạy học phát huy hiệu quả lâu dài, bền vững, đòi hỏi người GV phải nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo hơn nữa. Đồng thời cần có sự ủng hộ, quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự đóng góp ý kiến, rút kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp trong và ngoài Huyện.

KẾT LUẬN

1. Hiện nay, đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, mục tiêu đào tạo con người mới ngày càng cao. Trước thực tại đó thì nhân tài là lực lượng nòng cốt. Vì vậy, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh toàn diện là mục tiệu cơ bản đối với sự nghiệp giáo dục hiện nay.

Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THPT là hình thành những con người biết cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ. Văn học cung cấp cho các em những tri thức về hiện thực xã hội, con người, cuộc sống. Đồng thời cho các em khám phá được cái hay, cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Từ đó hình thành những nhận thức, kỹ năng và hoàn thiện nhân cách.

Tuy nhiên, Ngữ văn là một môn xã hội, để tiếp nhận hết những giá trị của nó thật không dễ,vận dụng nó vào cuộc sống lại càng khó khăn hơn. Trong tình hình khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người giáo viên cần khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm học sinh sẵn có để học sinh xây dựng, hoàn thiện kiến thức mới; qua đó giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng bằng cách sử dụng các thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ tư duy, dụng cụ nghe, nhìn để minh hoạ cho bài giảng. Là một trong những phương pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh bằng việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học các phân môn Đọc văn, Tiếng việt, Tập làm văn vừa dạy nội dung kiến thức vừa rèn luyện kỹ năng và xây dựng, hoàn thiện nhân cách.

2. Sau một thời gian sử dụng PPTQ trong đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ, chúng tôi thấy việc sử dụng PPTQ trong quá trình dạy học bước đầu có kết quả rất khả quan. Trước hết, giáo viên biết cách sử dụng các phương tiện trực quan một cách hiệu quả, linh hoạt trong hầu hết các khâu của quá trình lên lớp, từ việc kiểm tra bài cũ, dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, ôn tập, khái quát, hệ thống kiến thức của từng thể loại ... Học sinh tiếp thu bài , nắm kiến thức chắc chắn hơn, khoa học hơn, nhanh hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi diễn đạt văn hay hơn, biết lập dàn ý cho những đề văn

Những học sinh trung bình đã biết kỹ năng làm văn, cách dùng từ, câu để diễn đạt được ý kiến riêng của mình, biết củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ hóa... Điều quan trọng hơn là các em học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn. Các em không còn tâm lý chán học, ngại học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Tập làm văn nói riêng vì đã biết triển khai, diễn đạt ý. Vì vậy, sử dụng PPTQ tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn mà còn giúp các em tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, phát huy tính tích cực, chủ động, có thể trình bày những quan điểm, ý kiến chủ quan của bản thân.

3. Qua nghiên cứu lí luận và thực nghiệm dạy học ở các trường THPT huyện Cần Giờ, chúng tôi nhận thấy, sử dụng PPTQ sẽ dần hình thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Học sinh học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ, hệ thống hoá kiến thức mà còn vận dụng kiến thức được học vào cuộc sống. Các trường áp dụng phương pháp dạy học bằng việc sử dụng PPTQ đã tạo một không khí hào hứng của cả thầy và trò trong các hoạt động dạy học của nhà trường. Hiệu quả giáo dục ngày được tăng dần đáp ứng cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học , phong trào thi đua " Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" mà Bộ GD & ĐT đang đẩy mạnh triển khai. Với đề tài này, bước đầu cho phép chúng tôi kết luận: việc sử dụng PPTQ trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ có tính khả thi cao vì đã góp phần đổi mới PPDH và nâng cao chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)