Sử dụng phương pháp trực quantrong việc giáo dục nhân cách cho học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 39)

cho học sinh

Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi mơ mộng, khát khao sáng tạo, thích cái mới lạ, chuộng cái đẹp hình thức nên dễ bị cái đẹp bề ngoài làm lung lay ý chí. Đây là lứa tuổi hăng hái, nhiệt tình trong công việc, rất lạc quan yêu đời nhưng cũng dễ bi quan chán nản khi gặp khó khăn.

Sự hình thành thế giới quan là nét chủ yếu trong tâm lí lứa tuổi THPT vì các em sắp bước vào cuộc sống xã hội , các em có nhu cầu tìm hiểu, khám phá để có quan điểm về tự nhiên, xã hội về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng về giá trị con người. Thế giới quan của thanh niên đã phát triển ở mức cao, nó mang tính khái quát sâu sắc va tính nhất quán. Nhưng trong thế giới quan của

các em vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Việc hình thành thế giới quan dựa trên cơ sở những tri thức mà các em đẽ lĩnh hội được trong suốt thời gian học tập ở nhà trường phổ thông , học sinh lĩnh hội dược những thói quen đạo đức thấy được cái xấu, cái đẹp, cái thiện, cái ác… dần dần ý thức và quy vào các hình thức, cá tiêu chuẩn nguyên tắc hành vi xác định theo hệ thống hoàn chỉnh. Do trí tuệ các em phát triển tương đối cao, đặc biệt là năng lực tư duy lý luận, tư duy trừu tượng nên các em không chỉ có hệ thống quan điểm về thế giới khách quan mà các em còn xác định được thái độ của mình đối với thế giới .

Trong giáo dục cho HS, việc tổ chức dạy tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống ở môn Ngữ văn, Tiếng Việt là có khả năng. Việc giáo dục đạo đức truyền thống của dân tộc là rất quan trọng. Những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đã được lưu giữ, truyền lại cho các thế hệ và không ngừng được phát huy qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước rất hào hùng, oanh liệt. Giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta tựu trung lại có những nội dung cơ bản: Sống hoà thuận, đoàn kết, thương yêu đồng bào, đồng loại “thương người như thể thương thân”, nhất là với những người gặp hoạn nạn, khốn khổ. Tình cảm mặn nồng đó thể hiện ở vô vàn hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng của người Việt Nam; Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc; Sống thuỷ chung, biết ơn, tôn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa sĩ có công đức với dân, với nước. Người Việt Nam luôn hướng về tương lai nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn, bội nghĩa. Từ ngàn đời nay nhân dân ta luôn ghi nhớ những câu răn dạy như: “uống nước nhớ

nguồn”,“ăn quả nhớ người trồng cây”. Giá trị chuẩn mực đó được mở rộng ở tinh

thần đoàn kết quốc tế vô sản, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề “Bốn phương vô sản đều

là anh em”. Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn chúng ta phải biết phát huy những

truyền thống quí báu trên trong đối nhân xử thế. Người từng nói: Nhân dân ta từ

lâu đã sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin được.

Trong thời kỳ mở cửa hội nhập quốc tế, với những thời cơ, vận hội lớn, đan xen những thách thức không nhỏ, chúng ta càng phải quan tâm đến nguồn lực con người, nhất là đối với HS– một nhân tố vô cùng quan trọng, bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Xây

dựng và hoàn thiện giá trị nhân cách con người Việt Nam…bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực, trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh văn hoá con người Việt Nam”.Tuy nhiên,

mặt trái của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế đã và đang gây ra nhiều khó khăn ảnh hưởng xấu tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Ngành giáo dục cũng không ngoại lệ, hiện nay việc giáo dục, giữ gìn và phát huy những giá trị và chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam cho HS đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Đã có rất nhiều ý kiến mang nặng sự lo lắng, trăn trở về những khó khăn hiện nay mà ngành giáo dục đang phải đối mặt, đó là tình trạng HS vi phạm pháp luật, thiếu lễ độ với người lớn, với thầy cô giáo, nói tục, không trung thực, ham chơi, đặc biệt là tình trạng bạo lực học đường như hiện nay đang gây nên sự bức xúc lớn trong dư luận xã hội, ảnh hưởng xấu tới việc giáo dục đạo đức cho HS…

Từ những hình ảnh trực quan sinh động sẽ tác động đến quá trình nhận thức và hình thành ở học sinh những tư duy, quan điểm đúng đắn vaà ận duụng nó ào thực sống của mình

Môn Ngữ Văn đã hội tụ những điều cần thiết để giáo dục cho học sinh có một tư tưởng, tình cảm, một lối sống tốt, một phẩm chất, năng lực tốt, sống có ý nghĩa.Trong việc dạy học chẳng những giáo dục về nội dung, kiến thức của đặc trưng bộ môn mà còn có khả năng giáo dục.“Văn học là nhân học” học văn là học làm người. Mỗi văn bản đều giá trị giáo dục cho học sinh về nhiều mặc để học sinh phát triển toàn diện, là con người vừa hồng vừa chuyên.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)