Trong vài năm trở lại đây, dùng phương tiện trực quan trong dạy học là một trong những phương pháp được khuyến khích sử dụng rất phổ biến.Phương tiện
cho các em trở về với văn học để thưởng thức, chiêm ngưỡng, yêu thích để rồi trân trọng các tác phẩm văn học nước nhà và những tinh hoa, văn hoá nhân loại. Muốn thực hiện được điều đó, yếu tố quan trọng nhất chính là người giáo viên phải làm sao tạo cho các em hứng thú trong học văn. Mà muốn tạo được hứng thú cho học sinh đòi hỏi người giáo viên ngữ văn phải thường xuyên sử dụng các loại trực quan đa dạng trong những giờ dạy văn, không nên đơn thuần là một phương tiện duy nhất. Có các loại phương tiện trực quan thường được sử dụng dụng :
Các loại hình ảnh: Có nhiều loại hình ảnh để sử dụng nhưng ở đây, trong quá trình giảng dạy của mình, giáo viên nên chú trọng sử những hai loại: tranh ảnh và băng đĩa. Bởi đây là những loại hình ảnh dễ sưu tầm và dễ sử dụng.
Tranh ảnh: là những bức tranh minh hoạ cho một tác phẩm văn học nào đó, cũng có thể là những bức phác thảo, ảnh chân dung một tác gia văn học hoặc là những bức ảnh được chụp từ hiện thực đời sống…
Băng đĩa: là những đoạn phim, những tư liệu động liện quan đến một tác giả
văn học, một tác phẩm văn học; hay những bài hát, ngâm thơ nào đó.
Các sơ đồ, biểu đồ, bảng biểu, mô hình, bản đồ tư duy..: Trong dạy học: việc sử dụng sơ đồ, bản đồ tư duy sẽ huy động tối đa tiềm năng của bộ não, giúp học sinh học tập tích cực, hỗ trợ hiệu quả các phương pháp dạy học.
Sơ đồ, bảng biểu, mô hình…là hình thức sử dụng trực quan phổ biến trước đây. Nó nhanh gọn, đơn giản , dễ thiết kế, dễ sử dụng , chi phí thấp…. Sử dụng các loại giấy, trên bảng, mô hình, các chất liệu, vẽ trên các phương tiện thông tin… Bản đồ tư duy:là một hình thức “ghi chép” đồng thời hình ảnh, đường nét,màu sắc, chữ viết và sự tư duy tích cực, nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng ý tưởng , tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống kiến thức một ch của một chủ đề …Có nhiều cách để lập sơ đồ tư duy như bút chì , bút màu, giấy bìa,phấn màu, bảng đen.. hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế( Microsoft powerpoint, Mind Manader…)
Các hoạt cảnh, đóng vai: Trong tổ chức lớp học, hình thức nhập vai, sân khấu hóa cũng là phương tiện hiệu quả để các em học sinh tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa, tính cách dân tộc, tình tiết, sự việc trong từng nội dung bài học. Điều này
giúp các em có thể tự hiểu biết tri thức và bộc lộ được tình cảm, tính cách , khả năng diễn xuất, nhập vai của mình. Nhưng nó đòi hỏi thời gian và công phu của thầy và trò. Nhiều tác phẩm, tiểu phẩm được dựng thành các tác phẩn sân khấu, điện ảnh vẫn đang được triển khai trong nghệ thuật đại chúng. Hướng dẫn học sinh thưởng thức những tác phẩm này để hiểu thêm từng loại hình nghệ thuật (văn chương- sân khấu- điện ảnh, hội họa, điêu khắc) thật sự là những con đường hấp dẫn.