Sử dụng phương pháp trực quantrong dạy đọc hiểu môn Ngữ văn

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Dạy học đọc hiểu ở môn Ngữ Văn hiện nay có nhiều văn bản khác nhau: Văn bản về giai đoạn văn học, trào lưu văn học, một tác giả, tác phẩm văn học, văn học nước ngoài. Cho nên khi sử dụng các phương pháp cần phải có sự lựa chọn hợp lý. Giờ đọc hiểu văn bản có thể tiến hành trên lớp hay thông qua giáo án điện tử được dạy ở các phòng chức năng. Vì vậy, có thể sử dụng các phương tiện trực quan cho phù hợp.

Sử dụng tranh ảnh:

Tranh ảnh, giáo khoa là học liệu trực quan tạo hình, thể hiện thế giới khách quan thông qua đường nét, hình mảng, màu sắc và bố cục nhằm nâng cao hiệu quả dạy học trong nhà trường. Tranh giáo khoa với những hình vẽ mô tả các sự vật và hiện tượng cụ thể là cầu nối giúp HS liên tưởng về sự vật, hiện tượng cụ thể qua ngôn ngữ tạo hình, giúp HS nắm được bản chất của sự việc, hiện tượng.

Ảnh giáo khoa là một loại hình nghệ thuật mô tả đối tượng khách quan bằng thông tin hình tượng nhằm tác động vào thị giác con người. Đối tượng được ghi

thái tĩnh, trong thời gian, không gian nhất định. Ảnh giáo khoa cung cấp tư liệu cho thầy trò thực hiện tốt nội dung bài học. Khác với tranh, ảnh phản ánh trực tiếp đối tượng nên mang tính chân thực, nó gắn liền với việc phản ánh sự thực một cách nguyên vẹn, sinh động. ảnh còn chứng minh vật đó, cảnh đó, sự kiện đó là có thật trong cuộc sống, người chụp không thể hư cấu để ghi lại đối tượng. ảnh có khả năng ghi hình tức thì khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại. Vì thế nó có sức thuyết phục cao, giúp cho HS có niềm tin chân thực vào đối tượng nghiên cứu.

Đối tượng trong ảnh phản ánh chính xác kiến thức, giúp cho việc tiếp cận với nội dung khoa học trở nên cụ thể, rõ ràng, kích thích hoạt động tích cực của HS, tạo điều kiện để HS nắm kiến thức một cách sâu sắc và bền vững hơn. Các đối tượng này được tri giác như những ấn tượng được quan sát trực tiếp trong cuộc sống, như là một tín hiệu thực tiễn. Hiệu quả của ảnh giáo khoa cao hơn hẳn so với việc mô tả bằng lời của GV hay đọc những nội dung được viết trong sách của HS.

Tranh ảnh thường được sử dụng đầu giờ để khêu gợi hứng thú học tập của HS hoặc giữa giờ để để giúp HS có thể hình dung, liên tưởng, tưởng tượng rõ hơn về sự vật, sự việc; tranh ảnh cũng có thể được dùng ở cuối giờ học để củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

Tranh ảnh có thể dùng như một nguồn kiến thức để thực hiện phương pháp đàm thoại: theo cách này, GV không mô tả, giới thiệu nội dung bài học mà thường yêu cầu HS quan sát hình vẽ, tự đọc nội dung tương ứng trong sách giáo khoa và trả lời những câu hỏi do GV nêu ra; thông qua các câu trả lời đó mà HS nắm được nội dung bài học.

Công việc sưu tầm hình ảnh, phim

Có nhiều kênh thông tin để khai thác hình ảnh phục vụ cho quá trình giảng dạy như: sách báo, đặc biệt trên mạng, hoặc giáo viên tự chuẩn bị hình ảnh. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì và có ý thức, trách nhiệm cao. Bởi không phải khi ta cần một hình ảnh phục vụ cho giảng dạy một bài thơ, đoạn văn, đoạn thơ là ta có thể dễ dàng có được ngay, thậm chí trong một tiết dạy một tác phẩm văn học chúng ta cần sử dụng hai ba, bốn hình ảnh minh hoạ nhưng có những hình ảnh sưu tầm không có buộc chúng ta phải chuẩn bị. Chẳng hạn khi

giảng dạy truyện ngắn “Đàn ghi ta của Lorca” của Thanh thảo, muốn tìm một hình ảnh để minh hoạ cho đoạn thơ: “Lorca bơi sang ngay…bất chợt” rõ ràng không phải dễ, buộc giáo viên phải tự chuẩn bị bằng cách vẽ lại bức tranh ấy. Khi có được hình ảnh, giáo viên cần tiến hành lựa chọn, sắp xếp các hình ảnh theo hệ thống từng bài và theo từng tác giả. Đối với những bức hình minh hoạ, phác thảo, tự vẽ…tôi scan vào máy tính để làm tư liệu

Sử dụng hình ảnh, phim

Đặc trưng của văn học là tính hình tượng (phản ánh cuộc sống qua hình tượng nghệ thuật) nên không thể có một hình ảnh có sẵn nào để phản ánh đúng, đủ nội dung của một tác phẩm(trừ hình ảnh chân dung tác giả) mà tất cả chỉ mang tính minh hoạ. Do đó việc sử dụng hình ảnh trong giờ dạy ngữ văn hết sức phong phú. Tuy nhiên cũng không nên vì thế mà ta lạm dụng sử dụng hình ảnh quá nhiều trong một giờ học, chỉ nên nên sử dụng khi cần hướng dẫn học sinh cảm nhận, phân tích, tưởng tượng một đoạn thơ, đoạn văn, hoặc nội dung quan trọng của bài. Có nhiều hình thức sử dụng hình ảnh trong giờ dạy học ngữ văn, tuỳ vào điều kiện thực tế, bài học, cơ sở vật chất của đơn vị. Trong quá trình giảng dạy nên sử dụng hình ảnh dưới hình thức: phôtô lớn các hình ảnh, hoặc vẽ phóng to trên khổ giấy tơrôki và scan vào máy, trình chiếu trên trang giáo án điện tử. Hình thức trình chiếu trên trang giáo án điện tử đem lại hiệu quả cao hơn bởi các hình ảnh sinh động về màu sắc và có thể chỉnh sửa dễ dàng.

Phim cũng nên lựa chọn phim cho phù hợp với nội dung, kiến thức của bài học, phù hợp với dung lượng, thời gian nhất định, không nên biến giờ dạy học thành giờ xem phim

Ví dụ khi giảng dạy bài “Đàn ghi ta của Lorca, ta hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác giả Thanh Thảo và những sáng tác tiêu biểu của ông, bên cạnh việc giới thiệu những nội dung chính trong phần tiểu dẫn, giáo viên trình chiếu hình ảnh chân dung nhà thơ Thanh Thảo, quê hương Thanh thảo, những tác phẩm chính,…

Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cảm hứng sáng tác của bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”, thì đưa ra các hình ảnh về Thanh Thảo và Lorca. Nhìn vào đó, học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu cảm hứng của bài thơ.

Hay khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nghệ thuật so sánh nhưng không có từ so sánh ở dòng thơ “những tiếng đàn bọt nước” (Đàn ghi ta của Lorca), bên cạnh việc đặt câu hỏi: Biện pháp nghệ thuật gì được sử dụng ở dòng thơ trên? Ý nghĩa?, cần trình chiếu một vài hình ảnh về “bọt nước”. Nhìn vào hình ảnh trên, học sinh dễ dàng trả lời được ý nghĩa của hình ảnh so sánh là: đẹp, tròn trịa, mỏng manh,…

Mặc dù chỉ những hình ảnh đơn giản những sẽ cho học sinh nhận biết những kiến thức cơ bản về các tác giả, nhân vật, chi tiết của tác phẩm.

Dạy đọc hiểu “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm,”Bên kia sông Đuống” của Hoàng cầm (Văn học lớp 12), giáo viên giúp học sinh nhận thức, hiểu rõ hơn những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm qua các đoạn phim, ảnh đặc biệt là về văn học dân gian, các danh lam, thắng cảnh đất nước được nhắc đến trong tác phẩm.Ví dụ như Tranh Đông Hồ một nét đẹp nghệ thuật dân gian mà học sinh thường ít quan tâm.

Tranh Đông Hồ: Tranh Gà, Lợn

Nhìn vào những hình ảnh đó học sinh có thể thấy được nét đặc sắc, dân gian của dân tộc ta nhằm bổ sung cho các em những kiến thức về văn hóa.

Sử dụng hình ảnh trong việc hướng dẫn học sinh tìm hiểu về đoạn thơ, văn,… Việc đưa hình ảnh để giảng cho một đoạn thơ, đoạn văn,…nào đó, cần gắn kết hình ảnh với câu hỏi. Chẳng hạn khi dạy tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân, khi dẫn dắt học sinh chuyển ý từ vẻ đẹp hung bạo của con sông Đà, bên cạnh việc đặt câu hỏi: Ngoài vẻ đẹp hung bạo, sông Đà còn tạo ấn tượng cho người đọc ở vẻ đẹp gì? Giáo viên nên đưa ra hình ảnh: (Hình phong cảnh Tây Bắc thơ mộng trữ tình). Nhìn vào hình ảnh trên, rõ ràng học sinh có thể dễ dàng cảm nhận được và trả lời: vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.

Những hình ảnh này có thể đối với các em còn rất xa lạ chính vì thế sẽ tạo thêm hứng thú, sinh động cho giờ học.

Hay khi dạy về sông Hương trong bút kí” Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường, giáo viên cần cung cấp cho học sinh những hình ảnh về sông Hương hay bản đồ hành trình thủy lưu của nó. Như vậy sẽ giúp học sinh dễ hình dung và tiếp nhận dễ dàng hơn.

Cho các em xem tranh về bản đồ của sông Hương là cách tiếp cận nhanh nhất về vẻ đẹp của sông Hương về góc nhìn địa lý này.So với cách miêu tả trong sách giáo khoa thì cách nhìn bản đồ đơn giản và dễ nhận ra dòng thủy lưu của sông Hương hơn nhiều.

Các hình ảnh trực quan đó không những giúp các em hiểu sâu sắc thêm tác phẩm, mà còn tạo hứng thú học tập cho các em, làm cho giờ văn trở nên sinh động, có tác dụng tốt trong việc cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng cảm thụ đồng thời giáo dục tình yêu quê hương đất nước giúp các em hoàn thiện nhân cách. Điều quan trọng là phải chủ động trong việc sử dụng (đề phòng những trục trặc do

phương tiện đưa lại), không biến giờ đọc hiểu thành giờ xem phim hoặc thuyết trình về tranh ảnh. Trong một số trường hợp, trực quan trong giờ đọc hiểu văn bản, có thể sử dụng các hình thức diễn xương của văn bản, cho học sinh làm hoạt cảnh, nhập vai để tái hiện lại văn bản, đọc diễn cảm (ngâm thơ, đọc hịch, thể hiện ngôn ngữ kịch,...).

Ngoài ra sơ đồ cấu trúc cũng góp phần làm cụ thể hóa nội dung bài học: Muốn triển khai một vấn đề, nội dung, chi tiết của tác phẩm, để học sinh dễ tiếp nhận kiến thức giáo viên có thể vẽ những sơ đồ hệ thống hóa nội dung. Có thể vẽ sơ đồ hình dọc, ngang hay hình vòng sao cho phù hợp với kiến thức và dễ hiểu.

Ví dụ : Khi dạy Tác phẩm ”Chí Phèo” của Nam Cao, giáo viên muốn triển khai, làm rõ chi tiết nguyên nhân bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.Giáo viên có thể đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ.Yêu cầu này thật đơn giản, học sinh yếu cũng có thể làm được nhưng khi học sinh vẽ được là đã có sự tiếp thu tốt.

Các vẽ sơ đồ này sẽ giúp học sinh học bài dễ dàng đặc biệt đó với những học sinh không thích học nhiều lý thuyết, các em sẽ học bằng tư duy thì đây là cách tốt nhất.

Phim ảnh góp phần không nhỏ trong quá trình tìm hiểu nội dung tác phẩm. Chúng ta có thể cho học sinh xem trước khi tìm hiểu tác phẩm để học sinh có thể hình dung ra nội dung, tình tiết sự việc dễ dàng cho việc phân tích, tìm hiểu.Hay có thể cho học sinh xem ở cuối sau khi tìm hiểu tác phẩm xong, lúc đó sẽ lắng động trong học sinh những tình tiết, nhân vật sự việc, hỗ trợ thêm cho phần phân tích.

Ngoài ra khi dạy những tác phẩm văn xuôi, đặc biệt là văn học nước ngoài, ngoài văn bản trong sách giáo khoa, phim ảnh là yếu tố cần phải có giúp ích trong quá trình tái hiện nội dung tác phẩm. Ví dụ khi giảng Tình yêu và thù hận (Trích Rô mê ô và Giu li ét) của Sếch xpia ta cho học sinh xem lại đoạn phim, ít nhất là đoạn văn bản trích trong sách giáo khoa –Lớp 2, hồi II, cảnh Rô mê ô gặp Giu li ép tại vườn nhà Ca piu lét , sau đêm vũ hội hóa trang. Học sinh đọc sách giáo khoa có thể đọc nhập vai nhưng cũng không sống động bằng phim, gây sự tập trung chú ý cao độ, và nhập tâm khi các nhân vật thể hiện tình cảm.

Hoặc tác phẩm “Số phận con người” của Sô lô khốp, cho học sinh xem đoạn trích trong sách giáo khoa. Học sinh nắm được nội dung của đoạn trích bên cạnh còn xúc động trước tình cảm của các nhân vật. Như vậy khi xem phim học sinh đã rung động trước những hoàn cảnh, niềm vui, nỗi buồn của con người.

Như vậy giáo viên có thể sử dụng các phương tiện trực quan trong việc dạy học phần đọc hiểu môn Ngữ văn một cách sinh động, hấp dẫn hơn.

2.3.2. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học Tiếng Việt

Lâu nay, nhiều giáo viên cho rằng việc dạy học tiếng Việt không cần sử dụng đồ dùng dạy học vì đây là môn lý thuyết. Trên thực tế, phương tiện trực quan lại có vai trò quan trọng đối với việc cung cấp, hệ thống những tri thức về hệ thống tiếng Việt, rèn luyện những kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) cho học sinh, giáo dục quan điểm thẩm mỹ trong hoạt động nói năng, giao tiếp..

Việc sử dụng phương tiện trực trong dạy học tiếng Việt được thực hiện ở mức độ, tính chất khác nhau, từ việc sử dụng bảng biểu, mô hình trên bảng để trực quan hóa cấu trúc, chức năng của các đơn vị tiếng Việt, đến việc sử dụng các phương tiện ghi âm, phim ảnh để chuẩn hóa phát âm, ngữ điệu và các yếu tố trong một hoạt động giao tiếp của học sinh. Trong bài “Những yêu cầu sử dụng Tiếng việt” (Ngữ văn 10) học sinh rất vất vả khi tiếp thu phần chữa lỗi về ngữ pháp, vì có cấu trúc phức tạp nên giáo viên cần sử dụng các sơ đồ về cấu trúc câu, để sơ đồ hóa các quan hệ thứ bậc, tầng lớp của cấu trúc câu, giúp học sinh nhận diện được

các thành phần của câu, chức năng của mỗi thành phần và mối quan hệ giữa các thành phần đó.

Ví dụ: Qua tác phẩm”Tắt đèn”của Ngô Tất Tố đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.

Nguyên nhân:không phân biệt được thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Cách sửa: Bỏ từ “qua”

Chủ ngữ Vị ngữ

Tác phẩm”Tắt đèn”của Ngô Tất Tố / đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

Hay: Thêm chủ ngữ

Trạng ngữ Chủ ngữ vị ngữ

Qua tác phẩm”Tắt đèn”của Ngô Tất Tố, Tác giả / đã cho ta thấy hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ

Dạy bài Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, giáo viên có thể cho các em xem

những đoạn phim ngắn hay những hoạt cảnh do chính các em diễn xuất rồi nhận xét về cách dùng ngôn ngữ và nhận xét rút ra nội dung bài học.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)