Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng sử dụng phương pháp trực quan cho đội ngũ cán bộ và giáo viên

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 60)

đội ngũ cán bộ và giáo viên

Công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THPT trong huyện có thể phân làm 3 hình thức.

a) Bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức.

nội dung, phương pháp dạy học bộ môn. Hình thức học tập trong chương trình “Bồi dưỡng thường xuyên” là học tập trung trong hè.

Bồi dưỡng thay sách giáo khoa: là hình thức được tiến hành mỗi khi có thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp dạy học. Nói cách khác đây là hình thức bồi dưỡng những cái mới cho giáo viên THPT để cập nhật hóa kiến thức, kỹ năng và phương pháp, giúp giáo viên giảng dạy tốt những vấn đề mới trong sách giáo khoa.

b) Bồi dưỡng do nhà trường tổ chức.

Hình thức tổ chức rất đa dạng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của nhà trường. Để bồi dưỡng những kiến thức chuyên sâu cho giáo viên, các trường thường mời các báo cáo viên bồi dưỡng cho giáo viên; tổ chức có chất lượng các đợt thao giảng dạy tốt.

Tổ chức tốt phong trào thi đua” Dạy tốt- học tốt”: Giáo viên dạy thao giảng cấp trường (dạy tốt): thông thường các trường quy định mỗi giáo viên trong tổ dạy tốt 1 tiết trong một học kỳ, giáo viên trong tổ dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm. Giáo viên dạy thao giảng cụm: Khi có một giáo viên trong trường dạy thao giảng, hiệu trưởng làm thư mời đại diện các tổ của trường ban đến dự giờ, đóng góp, rút kinh nghiệm. Hiệu quả quản lý mang đến là tiết thao giảng thường do giáo viên có nhiều kinh nghiệm thực hiện và cả tổ tham gia đóng góp nên tiết thao giảng thường có chất lượng cao. Giáo viên dự giờ học hỏi được nhiều phương pháp giảng dạy và cách tổ chức lớp của tiết thao giảng ở tổ khác, ở các trường khác. Điều này có lợi cho giáo viên vì phạm vi học hỏi được mở rộng sang địa bàn và địa bàn mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua dự giờ. Biện pháp quản lý là Ban giám hiệu yêu cầu từ đầu năm học, trong kế hoạch chuyên môn tổ trưởng phải có kế hoạch dự giờ các giáo viên trong tổ. Giáo viên phải dự giờ đồng nghiệp trong tổ 9 tiết/học kỳ. Tổ trưởng phải dự giờ mỗi giáo viên 1 tiết/học kỳ. Chỉ tiêu dự giờ được đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua cuối năm học. Đây là phương pháp bồi dưỡng dễ thực hiện, ít tốn kém.

Đối với giáo viên mới vào ngành, đây là phương pháp hữu hiệu giúp giáo viên nhanh chóng học hỏi kinh nghiệm sư phạm từ những giáo viên có kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những thiếu sót bản thân.

Đối với giáo viên có kinh nghiệm, dự giờ giáo viên trẻ một mặt giúp giáo viên trẻ nâng cao năng lực sư phạm, mặt khác bản thân giáo viên này cũng học hỏi được các phương pháp dạy học mới, các ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.

Thông qua tiết dự giờ có thể đánh giá được năng lực sư phạm của giáo viên. Từ đó đề ra những biện pháp giúp giáo viên khắc phục những hạn chế, đồng phát huy những mặt mạnh của giáo viên.

Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn. Về mặt quản lý, ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tổ chuyên môn đối với hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và đưa ra các công việc cụ thể của tổ chuyên môn: Tổ trưởng phải lập kế hoạch hoạt động của tổ; sinh hoạt tổ phải đi sâu vào chuyên môn; trong mỗi sinh hoạt tổ, tổ trưởng phải kiểm tra việc thực hiện chương trình của các giáo viên, kiểm điểm lại công tác của tổ, rút kinh nghiệm chuyên môn: Thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy, thống nhất kiểm tra đánh giá… Sinh hoạt tổ chuyên môn còn bao gồm các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề, soạn giáo án, đề cương chung của tổ.

Mặt làm được của công tác bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn giúp giáo viên tiến bộ nhanh chóng, nâng cao kiến thức, nghiệp vụ sư phạm một cách rất hiệu quả, không tốn kém. Sinh hoạt tổ chuyên môn hiệu quả, thiết thực tạo bầu không khí làm việc lành mạnh góp phần phát huy năng lực, vai trò của giáo viên trong sự nghiệp giáo dục của nhà trường.

c) Phát triển đội ngũ giáo viên bằng con đường tự học.

Để thúc đẩy giáo viên tự học, tự bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, hiệu trưởng các trường THPT thực hiện các biện pháp quản lý như: thông báo cho giáo viên một số chuẩn mà giáo viên phải đạt được; giao chỉ tiêu phải có học sinh đạt

Đối với mỗi giáo viên, về chuyên môn, nghiệp vụ: hoàn thành các đợt bồi dưỡng thường xuyên do sở giáo dục và đào tạo tổ chức; có chứng chỉ A hoặc chứng chỉ của Intel, có chứng chỉ ngoại ngữ tổi thiểu ở trình độ A. Có ý thức không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục.

Ngoài ra những yêu cầu về đổi mới phương pháp giảng dạy giáo viên phải tự bồi dưỡng để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của năm học.

2.4.3.Các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy học trong việc sử dụng phương pháp trực quan

Cơ sở vật chất của trường phải được đáp ứng các yêu cầu cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng cũng như việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực: có thư viện được trang bị đầy đủ sách tham khảo, sách tra cứu tài liệu cần thiết nhà trường cần tạo điều kiện cung cấp đủ tài liệu giáo viên phải có khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Tranh, ảnh, phim tài liệu phục vụ cho bài học. Bảng phụ bảng nhóm thuận tiện cho học sinh thảo luận nhóm

Có đủ các phòng bộ môn, phòng nghe nhìn, phòng máy có nối mạng internet, máy chiếu, dàn âm thanh và nhà trường mới trang bị thêm bảng tương tác... đáp ứng cho hoạt động dạy và học.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2 chúng tôi đã trình bày những vấn đề cơ bản của việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Như trong chương 1 chúng tôi đã đề cập đến, việc sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học nói chung và trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT có rất nhiều nội dung, hình thức cần khai thác, vận dụng. Tuy nhiên, trong phạm vi các trường THPT huyện Cần Giờ, chúng tôi thấy khi sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn, cần lưu ý những vấn đề có tính nguyên tắc. Từ đó,có thể sử dụng có hiệu quả trong việc dạy học đọc hiểu, Tiếng Việt, tập làm văn. Tuy nhiên, muốn thực hiện được những nội dung đó, bản thân nhà trường THPT phải có những điều kiện cần thiết để giáo viên sử dụng tốt phương pháp trực quan trong dạy học môn Ngữ văn.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Mục tiêu của giáo dục trong đó hoạt động cơ bản là dạy học, là hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Dạy học không chỉ đơn thuần là cung cấp cho các em những tri thức và kinh nghiệm xã hội mà loài người đã tích lũy được, mà phải góp phần tích cực vào việc hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu đào tạo. Học sinh càng được tham gia tích cực, chủ động vào các hoạt động học tập thì các phẩm chất và năng lực của cá nhân càng sớm được hình thành, phát triển và hoàn thiện. Tính năng động, sáng tạo là những phẩm chất rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại, phải được hình thành ngay khi ngồi trên ghế nhà trường.

Vì vậy phương pháp dạy học thông qua việc sử dụng phương pháp trực quan sẽ giúp học sinh huy động sự tham gia của nhiều giác quan kết hợp với lời nói sẽ tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển năng lực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học. Đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo nhằm bồi dưỡng phương pháp tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức, những điều các em đã học vào thực tế trong cuộc sống là điều rất quan trọng

Tuy vậy, nếu không ý thức rõ phương tiện trực quan chỉ là một phương tiện nhận thức mà lạm dụng chúng thì dễ làm cho học sinh phân tán chú ý, thiếu tập trung vào những dấu hiệu bản chất, thậm chí còn làm hạn chế sự phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)