Sử dụng phương pháp trực quantrong dạy học Tập làm văn

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tập làm văn là phân môn rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận (nghị luận xã hội và nghị luận văn học) có thể sử dụng phương tiện trực quan để giúp học sinh nhận thức được các yêu cầu cấu trúc, bố cục về nội dung và hình thức, cũng như mối quan hệ giữa các đoạn, các nội dung trong một văn bản nghị luận. Hiện nay nghị luận xã hội thường chú ý đến các vấn đề thời sự - xã hội, nên giáo viên có thể sử dụng các tài liệu, hình ảnh, phim, các trang mạng,… có nội dung liên quan để tác động vào nhận thức, suy nghĩ, tình cảm của học sinh, phát huy tính tích cực, sáng tạo và hứng thú bày tỏ quan điểm, thái độ của bản thân trước một vấn đề xã hội hay văn học. Dạy bài “Luyện tập viết đoạn văn thuyết minh”, “Tóm tắt văn bản thuyết minh” (Ngữ văn 10), giáo viên có thể sưu tầm, chọn lựa, phân tích một số tài liệu, tranh ảnh, các đoạn video, clip liên quan đến vấn đề, giúp các em có thêm nguồn tư liệu phục vụ cho việc tạo lập các văn bản nghị luận.

Ví dụ: “Tóm tắt văn bản thuyết minh”Thực hành: tóm tắt văn bản thuyết minh về nhà sàn, ngoài việc hướng dẫn tóm tắt trong sách giáo khoa, giáo viên có thể tìm tranh ảnh về nhà sàn cho học sinh nhìn thấy,hay thuyết minh về Đền Ngọc Sơn cũng vậy

Nhà sàn

Đền Ngọc Sơn Tháp Bút

Hay những clip thuyết minh về một ngành nghề, thắng cảnh, di tích…, sẽ cung cấp cho các em những tài liệu giúp các em làm văn của mình chính xác hơn.

Ngoài ra,có thể cho các em xem những bài văn hay, những bài văn còn sai xót để học sinh đọc rồi rút ra nhận xét những điểm tích cực, cái hay và những mặt còn hạn chế, rút kinh nghiệm cho bản thân, những bài văn đó cũng là hình ảnh trực quan sinh động, giúp các em rèn luyện kỹ năng viết văn , dùng từ , diễn đạt có nghệ thuật.

2.3.4. Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ôn tập, tổng kết

và họat động ngoài giờ lên lớp

Sử dụng sơ đồ, bản đồ tư duy, hình ảnh, âm thanh để khắc sâu kiến thức, hay củng cố bài học: Khi giảng dạy những nội dung này, tùy vào bài học, ở một số tiết, giáo viên nên sử dụng âm thanh (bản nhạc, bản ngâm thơ, clip,..) liên quan đến nội dung bài học giúp học sinh khắc sâu hơn kiến thức nhất là về nhịp điệu, nhạc tính của những tác phẩm trữ tình. Ngoài ra, ở phần củng cố bài học, có thể sử dụng trò chơi tìm ô chữ với những hình ảnh minh họa, âm thanh sinh động, từ đó giúp học sinh củng cố kiến thức bài học.

Ví dụ: Khi củng cố nội dung bài học như hình tượng nhân vật Huấn cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Sau khi giáo viên cho tìm hiểu về hình tượng nhân vật này, học sinh vẽ lại nội dung bài học bằng cách sơ đồ hóa .

Hoặc khi ôn tập phần tác giả Tố Hữu, giáo viên có thể yêu cầu học sinh hệ thống hóa những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Tố Hữu. Học sinh có thể làm được cách dễ dàng, học sinh yếu cũng có thể làm được và tiếp thu nhanh hơn.

Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa có trong thời khóa biểu hoặc những giờ thực hành, rèn luyện kỹ năng.

Những hình thức tổ chức hoạt động dựa trên sự hứng thú và tự nguyện của học sinh, những tró chơi mà trong đó các em được trổ tài, được giao lưu và được bộc lộ mình. Hoạt động này không chỉ giúp cho học sinh phát triển nhanh về tư duy mà còn tạo cho các em

Khả năng ứng xử tốt, vận dụng kiến thức tổng hợp linh hoạt, biết cách củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức, làm cho học sinh hứng thú, yêu thích hơn môn học.Phương thức hoạt động ngoài giờ lên lớp thường được tổ chức với các hình thức : Đóng vai: thường được thể hiện trong việc trình bày các tiểu phẩm, các đoạn kịch ngắn giúp học sinh thực hành,”làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong tình

huống giả định. Có thể thiết kế một số tình huống đóng kịch ngắn về một số nội dung trong văn bản văn học của môn Ngữ văn. Diễn đàn: là hình thức tổ chức hoạt động để học sinh bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề cuộc sống, văn học. Trò chơi:Là tổ chức cho học sinh tìm hiểu các vấn đề hay thực hiện những hoạt động, việc làm thông qua một tró chơi nào đó.

Ví dụ: với trò chơi Đuổi hình bắt chữ chúng ta sẽ củng cố, ôn tập cho học sinh đồng thời là hình thức sinh hoạt tập thể, thông qua đó học sinh củng cố lại kiến thức,phát huy tư duy và khả năng sáng tạo của bản thân.

Sử dụng Bản đồ tư duy là một trong những phương pháp trực quan tiêu biểu cho việc đổi mới phương pháp dạy học.Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học, giáo viên giúp học sinh có thói quen tự tay ghi chép hay tổng kết một vấn đề, một chủ đề đã đọc, theo cách hiểu của học sinh với dạng sơ đồ tư duy. Sau khi cho học sinh làm quen với một số sơ đồ tư duy có sẵn, giáo viên đưa ra một chủ đề chính, đặt chủ đề này ở vị trí trung tâm bảng (hoặc vào trang vở, tờ giấy/ bìa) rồi đặt câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ tiếp các nhánh cấp 1, cấp 2, cấp 3... Mỗi bài học được tự vẽ kiến thức trọng tâm trên một trang giấy, giúp học sinh dễ ôn tập, dễ xem lại kiến thức khi cần.

Đối với học sinh: Học sinh thường xuyên tự lập sơ đồ tư duy sẽ phát triển khả năng thẩm mỹ do việc thiết kế nó phải bố cục màu sắc, các đường nét, các nhánh sao cho đẹp, sắp xếp các ý tưởng khoa học, súc tích… Và đó chính là để các bạn chúng ta “Học cách học”: Chúng ta được học để tích lũy kiến thức, nhưng đã bao giờ chúng ta học cách để lĩnh hội những kiến thức đó một cách hiệu quả chưa?

Có thể sử dụng BĐTD để hỗ trợ việc ôn tập, tự học đọc hiểu văn bản ở nhà của học sinh: Tìm hiểu trước bài mới, củng cố ôn tập kiến thức bằng cách vẽ BĐTD trên giấy, bìa... hoặc để tư duy một vấn đề mới, qua đó phát triển khả năng tư duy lôgic, củng cố khắc sâu kiến thức, kỹ năng ghi chép.Học sinh trực tiếp làm việc với máy tính, sử dụng phần mềm Mindmap, phát triển khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong học tập.

- Ví dụ: BĐTD khi tìm hiểu sử thi anh hùng: "Chiến thắng Mtao Mxây"

(Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên)

Giáo viên định hướng để học sinh khai thác kiến thức của bài học bằng hệ thống câu hỏi gợi mở. Hệ thống kiến thức của bài học bao gồm:

a. Thể loại: Khái niệm, phân loại, hình thức diễn xướng b. Đoạn trích:

c. Nội dung: Giá trị của sử thi: Giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật

. Tìm hiểu nội dung, nghệ thuật của bài ca dao:

- Xác định nhân vật trữ tình (Bài ca dao là lời của ai?); Đối tượng trữ tình (nói với ai?) và nói về việc gì?

Học sinh phát hiện các yếu tố về nghệ thuật, đặc trưng của bài ca dao.

- Giáo viên gợi ý, dẫn dắt học sinh phân tích các yếu tố nghệ thuật đó để bật ra nội dung, ý nghĩa của bài ca dao.

- Nếu còn thời gian, cho học sinh tìm thêm các câu ca dao khác có cùng nội dung.

- Tổng kết, đánh giá bài ca dao: ý nghĩa với đương thời? với hiện nay? Liên hệ thực tế ngày nay.Và kết luận, qua đó giúp các em tự chiếm lĩnh kiến thức và thuộc, hiểu ca dao một cách nhẹ nhàng, rất hiệu quả, đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.

Tóm lại, sử dụng BĐTD để hỗ trợ học tập, phát triển tư duy lôgic giúp tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng và khả năng sáng tạo của học sinh.

2.4.CÁC ĐIỀU KIỆN CHO VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN CẦN GIỜ

2.4.1. Quán triệt chủ trương đổi mới phương pháp dạy học của ngành

giáo dục

Ngành giáo dục và đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đang tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm và mang tính chiến lược góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội thành phố Hồ Chí Minh 5 năm 2011-2015, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 16 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục tiêu “Đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế…”.Xây dựng TP.HCM thành một trung tâm lớn về Giáo dục –Đào tạo chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn mới, quan tâm phát triển nhanh và bền vững, ở tất cả các cấp học, sớm khắc phục những hạn chế, yếu kém, bất cập.

Để thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu trên các trường THPT ở huyện Cần Giờ đã tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực nâng dần chất lượng giáo dục. Với nhiều hình thức như thao giảng ở trường, cụm; sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa…nhằm giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm” học tốt-dạy tốt” .. đã hoàn thành được nhiệm vụ, chỉ tiêu đã đề ra .

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)