Sử dụng phương tiện trực quantrong dạy học môn Ngữ văn phù hợp với điều kiện của giáo viên và nhà trường hiện nay

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

hợp với điều kiện của giáo viên và nhà trường hiện nay

Việc sử dụng PPTQ giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội dung dạy học có hiệu quả - nội dung quan trọng nhất trong năm nội dung của

phong trào thi đua “Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động.

Sử dụng thành thạo và hiệu quả PPTQ trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Học sinh sẽ học được phương pháp học tập, tăng tính chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. Giáo viên sẽ tiết kiệm được thời gian, tăng sự linh hoạt trong bài giảng, và quan trọng nhất sẽ giúp học sinh nắm được kiến thức thông qua các sơ đồ, “bản đồ”thể hiện các liên kết chặt chẽ của tri thức.

Sau một thời gian ứng dụng PPTQ trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng, chất lượng giảng dạy Ngữ văn ở các trường THPT bước đầu có những kết quả khả quan. Các GV đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng PPTQ trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng PPTQ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng các sơ đồ hóa để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học. Một số HS trung bình đã tiếp thu bài nhanh hơn và biết củng cố kiến thức bài học ở mức đơn giản. Đối với môn Ngữ văn, học sinh rất hào hứng trong việc ứng dụng để ghi chép bài nhanh, hiệu quả.

Tiểu kết chương 1

Việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh là một hoạt động có cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Nó xuất phát từ bản chất của hoạt động nhận thức, từ quá trình phát triển tâm lý của học sinh trong quá trình học tập môn Ngữ văn. Điều này cũng phù hợp với đặc trưng của môn Ngữ văn, với mục tiêu của nhà trường phổ thông. Vì vậy, việc sử dụng phương tiện trực quan trong dạy học môn Ngữ văn ở các trường THPT huyện Cần Giờ là phù hợp và hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là nội dung và phương pháp sử dụng như thế nào để có hiệu quả. Đó là những vấn đề mà chúng tôi xin trình bày tiếp trong chương 2.

Chương 2.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN GIỜ 2.1. NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC

2.1.1 Bám sát mục tiêu bài học

Sử dụng phương pháp trực quan phải đảm bảo tính mục tiêu của hoạt động dạy học, không bị chi phối bởi những lý do hình thức hoặc ý muốn chủ quan, làm ảnh hưởng đến việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng và hứng thú của người học, ảnh hưởng đến các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học.

Sử dụng phương tiện trực quan phù hợp với nội dung cụ thể của bài học, không làm cho phương tiện trực quan vì một lý do khách quan làm tản mạn nội dung bài học.

Mọi phương tiện trực quan chỉ có thể ảnh hưởng thiết thực đối với việc nâng cao hiệu quả giảng dạy nếu chúng thỏa mãn các yêu cầu nhất định, làm chỗ dựa cho sự suy nghĩ, tiếp nhận một cách sáng tạo, giúp họ hiểu sâu hơn, thuận lợi hơn cho việc tiếp thu các vấn đề phức tạp, khó khăn.

Hiệu quả hoạt động dạy học được nhìn nhận là chất lượng đạt được của hoạt động đó. Tuy nhiên, hiệu quả trong việc sử dụng trực quan còn tính đến quá trình, mức đầu tư tổng quát của việc sử dụng trực quan so với chất lượng dạy học mà trực quan mang lại. Sử dụng phương pháp trực quan phải phù hợp với nội dung, hoàn cảnh, đối tượng…của bài học ở mức độ tương ứng, hợp lý tránh tình trạng bài học minh họa cho phương tiện trực quan.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)