Sử dụng phương tiện trực quantrong dạy học môn Ngữ văn đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay

Cùng với việc nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục, đổi mới phương pháp giảng dạy là yếu tố được quan tâm hàng đầu đã và đang được nhiều trường triển khai và thực hiện. Nhiều mô hình, biện pháp khác nhau đã ra đời nhằm mở rộng qui mô, nâng cao tính tích cực trong dạy học và học một cách toàn diện, dạy làm sao để giúp người học hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải tiến đồng bộ các thành tố liên quan, trong đó phương tiện dạy và học là một thành tố quan trọng.

Đổi mới phương pháp là yếu tố để đánh giá hiệu quả giảng dạy trong một tiết học, chất lượng của quá trình giáo dục.Trong phong trào đổi mới phương pháp dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Giờ hiện nay, việc sử dụng phương tiện trực quan trong giảng dạy là phù hợp, đặc biệt là môn Ngữ văn. Ở phương pháp này hội tụ tất cả những ưu điểm cần thiết trong quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh.

Trong quá trình dạy học, phương tiện tiện trực quan giảm nhẹ công việc của giáo viên và giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách thuận lợi. Có được các

phương tiện, đồ dùng thích hợp, người giáo viên sẽ phát huy hết năng lực sáng tạo của mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo ra cho học sinh những tình cảm tốt đẹp với môn học. Do đặc điểm của quá trình nhận thức, mức độ tiếp thu kiến thức mới của học sinh tăng dần theo các cấp độ của tri giác: nghe-thấy-làm được (những gì nghe được không bằng những gì nhìn thấy và những gì nhìn thấy thì không bằng những gì tự tay làm), nên khi đưa những phương tiện trực quan vào quá trình dạy học, giáo viên có điều kiện để nâng cao tính tích cực, độc lập của học sinh và từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình tiếp thu, lĩnh hội kiến thức và hình thành kỹ năng, tình cảm của các em.

Với các phong trào thi đua “Đổi mới phương pháp dạy học”,”dạy tốt –học tốt”, hội giảng …đều sử dụng các PPTQ trong giờ lên lớp .Điều đó đã góp phần nâng dần chất lượng chuyên môn Ngữ văn và chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy sử dụng phương pháp trực quan là yếu tố không thể thiếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học không chỉ ở môn Ngữ văn mà ở các môn khác trong nhà trường THPT nói chung và ở huyện Cần giờ hiện nay.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)