Sử dụng phương pháp trực quantrong việc cung cấp tri thức, rèn luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

luyện kĩ năng Ngữ văn cho học sinh

Thực tế ở trường phổ thông cho thấy, một số học sinh có xu hướng không thích học môn Ngữ văn hoặc ngại học môn Ngữ văn do đặc trưng môn học thường phải ghi chép nhiều, khó nhớ. Một số em học tập chăm chỉ nhưng thành tích học tập chưa cao. Các em thường học bài nào biết bài nấy, học phần sau không biết liên hệ với phần trước, không biết hệ thồng kiến thức, liên kết kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước vào bài học sau. Do đó, việc sử dụng PPTQ trong dạy học, sẽ giúp học sinh học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

Điều đó sẽ gây hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học văn vốn“đã, đang là buồn ngủ đối với học sinh hiện nay”.

PPTQ có thể sử dụng được với bất kì điều kiện cơ sở vật chất nào của các trường hiện nay.Có thể thiết kế, sơ đồ hóa, BĐTD trên giấy, bìa, bảng phụ… hoặc cũng có thể thiết kế trên phần mềm bản đồ tư duy.các hình ảnh sưu tầm trên mạng, các đoạn phim hay học sinh có thể nhập vai vào chính nhân vật trong các hoạt cảnh tái hiện hay hệ thống âm thanh…. Vì vậy học sinh có thể sử dụng phong phú các trực quan trong quá trình học tập của mình khơi gợi sự hứng thú trong học tập.

Đối với với giáo viên, trong quá trình dạy văn, sử dụng PPTQ để củng cố kiến thức cho học sinh sau mỗi phần của bài học, sau mỗi bài học hay sau mỗi

chương trình powerpoint, phần mềm BĐTD như một hình ảnh trực quan cho học sinh dễ theo dõi những kiến thức cơ bản, trọng tâm. Đặc biệt trong những giờ dạy sử dụng trình chiếu, sử dụng công nghệ thông tin , thực tế giáo viên có điều kiện truyền đạt kiến thức một cách sâu rộng hơn so với những giờ dạy truyền thống trước kia.

Nhưng bên cạnh những ưu việt thì việc ứng dụng PPTQ cũng còn những hạn chế mà mỗi giáo viên cũng như học sinh hiện nay đang băn khoăn, trăn trở.

Thứ nhất, trong những giờ giảng văn, lượng kiến thức nhiều, việc sử dụng PPTQ tại lớp sẽ mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến sự quá trình truyền thụ cũng như tiếp nhận, hay vận dụng kiến thức của HS.

Sử dụng PPTQ trong dạy học kiến thức mới giúp HS học tập một cách chủ động, tích cực và huy động được tất cả HS tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Với sự kết hợp độc đáo “kiến thức + kỹ năng+ sự sáng tạo” sẽ giúp các em hăng say trong học tập, phát huy cá tính, thể hiện bản lĩnh của mình. Cách học này còn phát triển được năng lực riêng của từng học sinh không chỉ về trí tuệ (vẽ, viết gì trên BĐTD), hệ thống hóa kiến thức (huy động những điều đã học trước đó để chọn lọc các ý để ghi), khả năng hội họa (hình thức trình bày, kết hợp hình vẽ, chữ viết, màu sắc), sự vận dụng kiến thức được học qua sách vở vào cuộc sống.

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp trực quan trong dạy học ngữ văn ở các trường trung học phổ thông huyện cần giờ, thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)