1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt

95 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 645,34 KB

Nội dung

Chính vì có một vị trí quan trọng như vậy nên động từ đã được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ riêng với những công trình khác nhau như: Cụm động từ tiếng Việt củ

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỲNH ANH

CHU TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN QUỲNH ANH

CHU TỐ ĐƯỢC BIỂU HIỆN BẰNG ĐỘNG TỪ

TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 60.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc

THÁI NGUYÊN - 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu

và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng công bố trong bất kỳ một công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Anh

Trang 4

Tôi trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã đọc, nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2014

Tác giả luận văn

Nguyễn Quỳnh Anh

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Những đóng góp mới của luận văn 7

7 Bố cục của luận văn 8

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 9

1.1 Động từ 9

1.1.1 Khái niệm động từ 9

1.1.2 Đặc điểm của động từ 10

1.1.3 Cách xác định động từ 12

1.2 Vài nét về kết trị của động từ, khái niệm nút động từ, diễn tố, chu tố 14

1.2.1 Thuật ngữ kết trị của động từ 14

1.2.2 Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant) 15

1.2.3 Các kiểu chu tố 16

1.3 Nguyên tắc nghiên cứu chu tố động từ theo lí thuyết kết trị 17

1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính cú pháp triệt để, nhất quán 17

1.3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức 18

1.3.3 Nguyên tắc xuất phát từ thuộc tính kết trị của động từ 19

1.4 Thủ pháp nghiên cứu kết trị của động từ 20

1.4.1 Lược bỏ 20

1.4.2 Bổ sung 20

1.4.3 Thay thế 21

Trang 6

1.4.4 Cải biến 22

1.5 Tiểu kết chương 1 23

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHU TỐ ĐỘNG TỪ 25

2.1 Về mối quan hệ cú pháp giữa chu tố và bộ phận còn lại của câu 25

2.1.1 Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và bộ phận còn lại của câu 25

2.1.2 Bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ truyền thống) và bộ phận còn lại của câu 29

2.2 Đặc điểm nội dung của các chu tố động từ 36

2.2.1 Đặc điểm về ý nghĩa cú pháp 36

2.2.2 Đặc điểm về nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) 39

2.3 Đặc điểm về hình thức của các chu tố động từ 43

2.3.1 Đặc điểm về cấu tạo của chu tố động từ 43

2.3.2 Đặc điểm về phương thức kết hợp của chu tố động từ 43

2.3.3 Đặc điểm về vị trí của chu tố động từ 45

2.3.4 Đặc điểm về khả năng thay thế của chu tố động từ bằng chu tố danh từ có cùng ý nghĩa biểu hiện 46

2.4 Tiểu kết chương 2 47

Chương 3 CÁC KIỂU CHU TỐ ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT 48

3.1 Nhận xét chung 48

3.2 Chu tố mục đích 49

3.2.1 Đặc điểm nội dung của chu tố mục đích 49

3.2.2 Đặc điểm hình thức của chu tố mục đích 50

3.3 Chu tố nguyên tố 59

3.3.1 Đặc điểm nội dung của chu tố nguyên nhân 59

3.3.2 Đặc điểm hình thức của chu tố nguyên nhân 63

3.4 Chu tố điều kiện 67

3.4.1 Đặc điểm nội dung của chu tố điều kiện 67

3.4.2 Đặc điểm hình thức của chu tố điều kiện 72

3.5 Chu tố tình huống 75

Trang 7

3.5.1 Bản chất ngữ pháp của chu tố tình huống 75

3.5.2 Đặc điểm của chu tố tình huống 80

3.6 Tiểu kết chương 3 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cùng với danh từ, động từ là từ loại có số lượng rất lớn và có đặc tính hết

sức phức tạp Về thuộc tính ngữ pháp, động từ là trung tâm của tuyệt đại đa số câu tiếng Việt Do đó, động từ chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại, đồng thời, chi phối cả tổ chức cú pháp của câu tiếng Việt

1.2 Chính vì có một vị trí quan trọng như vậy nên động từ đã được các nhà

ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu ở nhiều góc độ riêng với những công trình khác

nhau như: Cụm động từ tiếng Việt của Nguyễn Phú Phong (1973), Các động từ chỉ

hướng trong tiếng Việt của Nguyễn Lai (1976), Động từ trong tiếng Việt của Nguyễn

Kim Thản (1977), Ngữ nghĩa và cấu trúc của động từ của Vũ Thế Thạch (1984), Kết

trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó của Nguyễn Thị Quy (1995) Từ những công trình trên, ta có thể

thấy diện mạo của động từ đã ngày càng trở nên rõ ràng hơn Tuy nhiên việc nghiên cứu động từ từ góc độ kết trị đến nay vẫn là một vấn đề mới mẻ

1.3 Lý thuyết kết trị là một lý thuyết ngôn ngữ học quan trọng, một thành tựu

lớn của ngôn ngữ học thế kỷ XX Từ khi ra đời vào khoảng giữa thế kỉ XX đến nay,

lý thuyết kết trị đã được phát triển, ứng dụng rộng rãi vào việc nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa của các ngôn ngữ, trong đó có các ngôn ngữ đơn lập và ngày càng trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu Ở Việt Nam,

lý thuyết kết trị đã được nghiên cứu trong công trình chuyên khảo Kết trị của động từ

tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc Kết quả nghiên cứu của công trình này đã mở ra một

hướng đi mới mẻ và rất thiết thực với việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung, việc nghiên cứu động từ trong tiếng Việt nói riêng

1.4 Trong việc nghiên cứu kết trị tự do của động từ, vấn đề miêu tả các chu tố

trong đó có các chu tố được biểu hiện bằng động từ (chu tố động từ) gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ là nội dung nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả về

lý luận lẫn thực tiễn

Về lý luận, việc nghiên cứu về chu tố động từ góp phần làm sáng tỏ một số

Trang 9

vấn đề ngữ pháp trong câu như vấn đề bản chất, đặc điểm, cách sử dụng của trạng ngữ, vị ngữ phụ xét trong mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) với vị từ

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu về chu tố động từ theo lý thuyết kết trị sẽ được vận dụng vào việc học tập, nghiên cứu về động từ nói riêng và ngữ pháp tiếng Việt nói chung

1.5 Mặc dù việc nghiên cứu các chu tố được biểu hiện ở động từ có ý nghĩa lý

luận, thực tiễn quan trọng như đã nêu trên đây nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn còn ít được chú ý Trên thực tế, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về vấn đề này

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài “Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt”

2 Lịch sử vấn đề

Thuật ngữ kết trị (hóa trị, ngữ trị, tiếng Pháp: valence, tiếng Nga: valentnost) vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một số lượng các nguyên tử khác Thuật ngữ này mới chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của thế kỷ XX để chỉ khả năng kết hợp của các lớp

từ hoặc các lớp hạng ngôn ngữ nói chung

Theo cách hiểu hẹp thì kết trị chỉ là thuộc tính kết hợp của động từ hoặc một số từ loại nhất định Cách dùng thuật ngữ kết trị theo nghĩa hẹp gắn với tên tuổi của nhà ngôn ngữ học Pháp L.Tesniere, người sáng lập lý thuyết kết trị Những tư tưởng của lý thuyết

kết trị được L.Tesniere trình bày trong cuốn “Các yếu tố của cú pháp cấu trúc”

(Elememts de syntaxe structural) xuất bản ở Pari vào năm 1959 Cuốn sách được coi là

một trong những công trình nổi tiếng nhất về những vấn đề cú pháp trong nửa sau thế kỷ

XX L.Tesniere cho rằng: Động từ trong vai trò mà ngữ pháp học truyền thống gọi là vị ngữ thực chất chất chính là thành tố hạt nhân, là cái nút chính của câu Với vai trò hạt nhân, động từ quy định số lượng và đặc tính của các thành tố có quan hệ với nó Các thành tố này xét theo mức độ gắn bó với động từ được chia thành thành tố bắt buộc (tương ứng với chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống) và thành tố tự do (tương ứng với trạng ngữ truyền thống)

Trang 10

L.Tesniere gọi các thành tố bắt buộc là các diễn tố (actants) và các thành tố tự do là các chu tố (circontants) Quan niệm về kết trị của ông gắn liền với ngữ pháp phụ thuộc có ảnh hưởng không chỉ ở Pháp mà còn ở nhiều nước khác.(Dẫn theo, [24, 26])

Trong ngôn ngữ học Liên Xô (cũ), cũng hiểu hẹp về kết trị được biểu hiện rõ nhất trong các công trình của S.D.Kasnelson Theo S.D.Kasnelson thì “Kết trị là thuộc tính của lớp từ nhất định kết hợp vào mình những từ khác” S.D.Kasnelson phân biệt kết trị với khả năng tham gia vào các mối quan hệ cú pháp nói chung Theo ông, mỗi từ về nguyên tắc đều có khả năng kết hợp với những từ nhất định nào đó nhưng như thế không có nghĩa là tất cả các từ đều có kết trị mà chỉ những từ có khả năng tạo ra các “ô trống” đòi hỏi làm đầy trong các phát ngôn mới có kết trị Kết trị của từ được xác định theo những vị trí mở (các ô trống) bao quanh từ mà theo S.D.Kasnelson, về nguyên tắc không lớn (chẳng hạn, ở động từ thường không quá bốn vị trí) Những yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động từ (các actant) gồm các thành tố: chủ thể, đối thể trực tiếp, gián tiếp của hoạt động và một số thành tố khác có

ý nghĩa phụ thuộc vào ý nghĩa của động từ Tất cả các thành tố này được S.D.Kanelson gọi là những thành tố bổ sung hay bổ ngữ của động từ Trạng ngữ truyền thống không thuộc về số các yếu tố làm đầy các vị trí mở bên động từ do đó không được tính đến khi xác định kết trị của động từ Căn cứ vào các vị trí mở bên động từ, S.D.Kanelson chia động từ tiếng Nga thành động từ một vị trí, động từ hai vị trí, động từ ba vị trí Đi sâu vào khái niệm kết trị S.D.Kanelson còn xác định kết trị nội dung (mối quan hệ ngữ nghĩa gắn với mặt nghĩa của từ) và kết trị hình thức (mối quan hệ về hình thức giữa các từ gắn với mặt hình thái của từ) Như vậy, ở S.D.Kanelson, kết trị được hiểu theo nghĩa hẹp, theo đó, kết trị tự do chưa được chú

ý (Dẫn theo, [24, 28])

Quan niệm trên của S.D.Kasnelson về cơ bản phù hợp với quan niệm của L.Tesniere Tuy nhiên, ở S.D.Kasnelson khái niệm các kiểu kết trị đã được đặc biệt chú ý và những ý kiến của ông về kết trị nội dung và kết trị hình thức đã làm sâu sắc thêm lý thuyết kết trị Cách hiểu hẹp về kết trị như trình bày ở trên đây còn có thể thấy trong các công trình của A.A.Kholodovich, S.M.Kibardina và một số tác giả khác

Trang 11

Cũng đề cập đến kết trị của từ nhưng với cách hiểu có phần rộng hơn, N.I.Tjapkina cho rằng: kết trị của động từ được xác định dựa vào toàn bộ các mối quan hệ cú pháp có thể có đối với nó Cách hiểu này về thực chất đã đồng nhất kết trị của từ với khả năng của từ tham gia vào các mối quan hệ cú pháp nói chung khi tính đến các kiểu kết trị của động từ, N.I.Tjapkina phân biệt kết trị chung (được xác định dựa vào toàn bộ các quan hệ cú pháp có thể với động từ) với kết trị hạt nhân (được xác định dựa vào mối quan hệ của động từ với các thành tố chỉ chủ thể và đối thể của hoạt động) Theo N.I.Tjapkina, kết trị hạt nhân là cơ sở mà dựa vào đó, có thể tiến hành phân tích và phân loại câu động từ thành những kiểu nhất định Như vậy, ở N.I.Tjapkina, kết trị tự do (kết trị phi hạt nhân) đã được xác nhận mặc dù chưa được quan tâm miêu tả

A.M.Mukhin khi bàn về kết trị của động từ cũng cho rằng, ngoài khả năng kết hợp của động từ với các thành tố bắt buộc, cần tính đến cả khả năng kết hợp của động

từ với các thành tố tự do (khả năng kết hợp của động từ với chu tố) Với quan niệm này, khi xác định kết trị tự do của động từ, ngoài kết trị bắt buộc A.M.Mukhin còn xác định các kiểu kết trị tự do như kết trị nguyên nhân, kết trị mục đích, kết trị công cụ Quan niệm của N.I.Tjapkina và A.M.Mukhin đã phản ánh phần nào khuynh hướng phát triển mở rộng khái niệm kết trị (Dẫn theo, [24, 28-29])

Từ những ý kiến trên, có thể thấy rõ khuynh hướng phát triển của lý thuyết kết trị Đó là hướng mở rộng khái niệm kết trị từ cấp độ từ (lúc đầu là động từ) sang các cấp độ khác của ngôn ngữ (cấp độ âm vị, hình vị, cấu tạo từ ) từ bình diện cú pháp sang bình diện logic ngữ nghĩa Khuynh hướng này có thể thấy cả trong các công trình của G.Helbig, T.M.Beljaeva và một số tác giả khác

Ở Việt Nam, lý thuyết kết trị lần đầu tiên đã được nghiên cứu có hệ thống

trong chuyên luận Kết trị của động từ tiếng Việt của Nguyễn Văn Lộc Tiếp thu tư

tưởng của L Tesnirere và các nhà ngôn ngữ học Xô Viết, trong công trình này, Nguyễn Văn Lộc hiểu kết trị của động từ là khả năng của động từ tạo ra xung quanh mình các vị trí mở cần hoặc có thể làm đầy bởi các thành tố cú pháp (các thực từ) mang ý nghĩa bổ sung nhất định [24, 34]

Trang 12

Kết trị của động từ được xác định theo số lượng và đặc tính của các vị trí mở bao quanh nó, còn bản thân số lượng và đặc tính của các vị trí mở lại được xác định dựa vào số lượng và đặc tính của các thành tố cú pháp bổ sung làm đầy các vị trí mở này Các thành tố bổ sung được Nguyễn Văn Lộc gọi là các kết tố Các kết tố được Nguyễn Văn lộc chia thành kết tố bắt buộc và kết tố tự do (diễn tố và chu tố theo cách hiểu của L.Tesniere) Dựa vào thuộc tính kết trị của động từ hạt nhân, Nguyễn Văn Lộc đã miêu tả các kiểu kết tố bắt buộc (gồm kết tố chủ thể và kết tố đối thể)

Ngoài ra, gần đây, một số tác giả đã vận dụng lý thuyết kết trị vào việc nghiên cứu động từ, kết trị của động từ tiếng Việt Chẳng hạn, trong luận văn của

Gia Thị Đậm Động từ chủ động trong tiếng Việt (2010), khi nghiên cứu đặc điểm

chung của động từ chủ động trong tiếng Việt, tác giả đã phân tích khả năng kết hợp của động từ chủ động với bổ ngữ mục đích và bổ ngữ chỉ công cụ, phương tiện Còn trong luận văn của thạc sĩ Nguyễn Mạnh Tiến, tác giả đã vận dụng lý

thuyết kết trị vào “Phân tích, phân loại câu theo lý thuyết kết trị” (2010) Qua

luận văn của mình, Nguyễn Mạnh Tiến đã làm rõ bản chất, đặc điểm của các thành phần cú pháp của câu nhìn từ góc độ kết trị của từ, đồng thời, xác lập và miêu tả bằng thủ pháp mô hình hóa các mô hình câu phổ biến trong tiếng Việt

với hạt nhân là động từ - vị ngữ Trong luận văn thạc sĩ “Kết trị tự do của động

từ tiếng Việt” (2011), tác giả Nguyễn Thùy Dương lại đi sâu miêu tả các kiểu kết

tố tự do của động từ, qua đó, làm rõ đặc điểm, bản chất của mối quan hệ giữa động từ và thành phần phụ tự do (chu tố)

Bên cạnh những công trình chuyên sâu về động từ và kết trị của động từ kể ra trên đây, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt cũng đều đề cập đến động

từ và các thành tố cú pháp liên quan ở mức độ khác nhau Chẳng hạn, trong cuốn Ngữ

pháp tiếng Việt Tiếng Từ ghép Đoản ngữ (H 1975), khi miêu tả đoản ngữ có động

từ làm trung tâm (động ngữ), Nguyễn Tài Cẩn đã xác định hai kiểu thành tố phụ sau của động từ là bổ tố (thành tố phụ riêng hay thành tố phụ bắt buộc) và trạng tố (thành

tố phụ chung hay thành tố phụ tự do, tức là các chu tố) [8] Nhưng tác giả chưa có điều kiện đi sâu phân tích miêu tả tỉ mỉ điều kiện xuất hiện của các thành tố phụ này xét trong mối quan hệ với động từ

Trang 13

Ngoài ra, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt khác hầu như cũng đều có đề cập ở các mức độ khác nhau đến thành phần phụ tự do của câu với tên gọi trạng ngữ (thực chất, chính là chu tố của vị từ như gần đây đã được chứng minh [7,176]) Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm truyền thống, trạng ngữ luôn được nhìn nhận như là thành phần phụ của câu “có quan hệ cú pháp với toàn bộ nòng cốt câu” chứ không phải với tư cách là chu

tố - thành tố phụ tự do của động từ hay vị từ Ngoài ra, trong nhiều công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan niệm truyền thống, vấn đề ranh giới giữa chu tố động từ và vế phụ của câu cũng chưa được chú ý

Tóm lại, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu động từ theo nhiều hướng khác nhau trong đó, hướng nghiên cứu động từ theo lý thuyết kết trị đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, riêng chu tố được biểu hiện bằng động từ chưa được nghiên cứu như một

đối tượng riêng Do vậy, chọn đề tài: “Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong

tiếng Việt”, tác giả luận văn mong muốn sẽ làm sáng tỏ hơn bản chất, đặc điểm

của một kiểu thành tố cú pháp khá phức tạp nhìn từ góc độ mối quan hệ cú pháp hay quan hệ kết trị với động từ

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của đề tài này là miêu tả, làm sáng tỏ đặc điểm của chu tố được biểu hiện ở động từ về mặt ý nghĩa cũng như mặt hình thức; qua đó, góp phần soi sáng thêm lí thuyết về kết trị tự do của động từ và vấn đề thành phần phụ của câu, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học về ngữ pháp tiếng Việt theo hướng đổi mới

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:

1 Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung (về động từ, lý thuyết kết trị và kết trị của động từ, phân loại động từ theo kết trị, khái niệm chu tố)

2 Xác lập các nguyên tắc và thủ pháp phân tích, miêu tả các chu tố động từ gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ

3 Xác lập, miêu tả các kiểu chu tố động từ theo đặc điểm nội dung (chức năng,

ý nghĩa) và hình thức (cấu tạo, phương thức kết hợp, vị trí) gắn với thuộc tính kết trị của các nhóm động từ

Trang 14

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chu tố động từ trong tiếng Việt

Phạm vi nghiên cứu là các chu tố được biểu hiện bằng động từ xuất hiện trong câu được rút ra từ các tác phẩm của các nhà văn nổi tiếng, cụ thể:

- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, Nxb Văn học

- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, Nxb Văn học

- Tuyển tập truyện ngắn Chu Lai, Nxb Văn học

- Nguyên Ngọc tác phẩm chọn lọc, Nxb Văn học

- Giông tố - Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học

- Những tấm lòng cao cả - E.de.Amici

- Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải, Nxb Văn học

- Phóng sự Cơm thầy cơm cô - Vũ Trọng Phụng

- Việc làng - Ngô Tất Tố

- Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, Ngữ văn 12

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp miêu tả

Đây là phương pháp chủ yếu được luận văn sử dụng Phương pháp này được dùng để miêu tả đặc điểm nội dung và đặc điểm hình thức của các chu tố được biểu hiện bằng động từ trong các tác phẩm văn xuôi hiện đại, từ đó, phát hiện ra đặc trưng của các chu tố được biểu hiện bằng động từ xét trong mối quan hệ kết trị - quan hệ cú pháp với động từ

5.2 Các thủ pháp nghiên cứu

Về thủ pháp nghiên cứu, luận văn kết hợp sử dụng các thủ pháp như: lược bỏ,

bổ sung, thay thế, cải biến Các thủ pháp nói trên giúp cho việc miêu tả và phân tích ngữ pháp, ngữ nghĩa một số ngôn ngữ đơn lập như tiếng Việt hạn chế được sự chủ quan, cảm tính, nhằm đạt được những mục tiêu đề ra của luận văn

6 Những đóng góp mới của luận văn

Với đề tài này, có thể nói lần đầu tiên chu tố động từ được nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu theo cách tiếp cận khác với truyền thống, cụ thể là tiếp cận

từ lí thuyết kết trị

Với kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn có những đóng góp mới sau đây:

Trang 15

Thứ nhất, luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn lý thuyết về kết trị tự do của động từ gắn với một kiểu chu tố nhất định (chu tố được biểu hiện trong động từ) trên

cứ liệu một ngôn ngữ đơn lập tiêu biểu như tiếng Việt, qua đó, góp phần làm sáng tỏ hơn lí thuyết về thành phần phụ của câu theo quan điểm kết trị

Thứ hai, về thực tiễn, kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập cũng như nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo hướng đổi mới

7 Bố cục của luận văn

Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương này tập trung tìm hiểu những vấn đề lý thuyết về động từ (đặc điểm và cách xác định động từ), lí thuyết kết trị (khái niệm kết trị, diễn tố, chu tố và chu tố động từ), nguyên tắc và thủ pháp nghiên cứu chu tố động từ theo các bình diện khác nhau

Chương 2: Đặc điểm chung của các chu tố được biểu hiện bằng động từ

Chương này tập trung miêu tả đặc điểm chung về ngữ pháp (cấu tạo, vị trí, phương thức kết hợp), ngữ nghĩa của chu tố được biểu hiện bằng động từ

Chương 3: Các kiểu chu tố động từ trong tiếng Việt

Chương này tập trung miểu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa của các kiểu chu tố

động từ (chu tố mục đích, chu tố nguyên nhân, chu tố điều kiện, chu tố tình huống)

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Động từ

1.1.1 Khái niệm động từ

Mỗi ngôn ngữ của bất kỳ một dân tộc nào cũng đều chứa một khối lượng từ rất lớn và trong vốn từ của mỗi ngôn ngữ lại hình thành những hệ thống lớn nhỏ (các lớp

từ, các từ loại, tiểu loại) trên cở sở những đặc điểm giống nhau Theo Đinh Văn Đức “

Đó là lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp của các từ khác trong ngữ lưu và thực hiện các chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp một ngôn ngữ nhất định”.[16, 23] Xét theo mặt ý nghĩa và mặt hình thức ngữ pháp thì hệ thống từ loại tiếng Việt bao gồm hai phạm trù lớn là thực từ (gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ) và hư từ (gồm: phó từ, trợ từ, tiểu từ, quan hệ từ và thán từ)

Trong công trình “Động từ trong tiếng Việt”, Nguyễn Kim Thản đã đi sâu phân

tích địa vị của động từ tiếng Việt trong hệ thống từ loại tiếng Việt Theo ông, từ tiếng Việt trước hết có thể chia thành hai bộ phận đối lập nhau là những từ tình thái và những

từ phi tình thái Tiếp đó, nhóm từ phi tình thái lại có thể được chia thành hai nhóm là thực từ và hư từ Nhóm thực từ lại gồm hai nhóm là thể từ và vị từ Phân chia tiếp nhóm

vị từ, ta sẽ có hai nhóm là động từ và tính từ Động từ biểu thị quá trình, cũng tức là biểu thị hoạt động hay trạng thái nhất định của sự vật trong quá trình Còn tính từ biểu thị tính chất của sự vật, không thể đặt sau những từ chỉ sự cầu khiến như động từ

Phạm trù thực từ tiếng Việt gồm ba từ loại chủ yếu đó là danh từ, động từ, tính

từ, trong đó danh từ và động từ là hai từ loại lớn nhất Khi nghiên cứu từ loại tiếng Việt, không ít người đã dành nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu động từ Sở dĩ có tình hình như vậy không phải chỉ vì động từ có số lượng rất lớn mà còn vì sự phức tạp của từ loại này Vai trò và tầm quan trọng của từ loại động từ trong tiếng Việt đã được Nguyễn Kim Thản khẳng định: “Trong câu, động từ gần như là trung tâm của các mối quan hệ của các từ, nó không những có mối quan hệ tường thuật với từ chỉ chủ thể mà còn có quan hệ chính phụ với những từ chỉ đối tượng, chỉ hoàn cảnh, trạng thái ” [39, 97] Có nhiều cách định nghĩa về động từ:

Trang 17

Theo “Từ điển tiếng Việt”, động từ là “từ chuyên biểu thị hành động, trạng

thái hay quá trình, thường làm vị ngữ trong câu” [31, 346]

Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, Diệp Quang Ban cho rằng: “Động từ

là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình - ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian” [2, 90]

Như vậy, căn cứ vào các định nghĩa về động từ của các tác giả nêu trên, ta có thể đưa ra cách hiểu khái quát về động từ như sau: Động từ là một từ loại thực từ dùng để chỉ hoạt động (hành động hay trạng thái) của sự vật, hiện tượng

Trong cuốn Việt Nam văn phạm, Trần Trọng Kim định nghĩa về động từ như

sau: “Động từ là cái biểu diễn cái dụng của chủ từ” (Dẫn theo, [7, 14])

Trong cuốn Ngữ pháp Việt Nam, Nguyễn Lân cho rằng: “Động từ là thứ từ

biểu diễn một tác động, một hành vi, một ý nghĩ hoặc một cảm xúc, một trạng thái hoặc sự phát triển, sự biến hóa của một trạng thái” (Dẫn theo, [7, 15])

Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tác giả Diệp Quang Ban cho rằng: “Động

từ là những từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình, ý nghĩa quá trình thể hiện trực tiếp đặc trưng vận động của thực thể Đó là ý nghĩa hành động, ý nghĩa trạng thái được khái quát hóa trong mối liên hệ với vận động của thực thể trong thời gian và không gian” [1 90]

Như vậy, có thể thấy các tác giả đều thống nhất cho rằng ý nghĩa chung của động từ là chỉ hoạt động (hành động hay trạng thái, quá trình)

Trang 18

1.1.2.2 Về hình thức

a, Về khả năng kết hợp

- Động từ có khả năng kết hợp với các phụ từ để biểu thị các ý nghĩa quan hệ

có tính tình thái giữa quá trình với cách thức và quá trình với các đặc trưng vận động của quá trình trong không gian, thời gian và trong hiện thực

Các thành tố phụ chỉ phương hướng: ra, vào, lên , xuống,

Thí dụ: đi lên, bước xuống, chạy vào

Các thành tố chỉ kết quả: xong, rồi

Thí dụ: ăn xong làm rồi

- Động từ kết hợp với các thực từ để phản ánh các quan hệ trong nội dung thực tại của quá trình

Thí dụ: đọc sách, viết thư, ăn cơm

b, Về vai trò, chức năng cú pháp

Động từ có khả năng giữ nhiều vai trò, chức năng ngữ pháp khác nhau nhưng vai trò ngữ pháp quan trọng nhất của động từ là làm vị ngữ của câu Theo thống kê của Nguyễn Kim Thản, những câu có vị ngữ là động từ chiếm khoảng 88% tổng số câu trong tiếng Việt Ngoài ra, động từ còn tham gia đảm nhiệm chức năng khác trong câu như: bổ ngữ, định ngữ, chủ ngữ, trạng ngữ

- Động từ làm bổ ngữ: Tôi muốn đi thành phố

- Động từ làm chủ ngữ: Lao động là vinh quang

- Động từ làm định ngữ: Bút này là bút ký

- Động từ làm trạng ngữ: Nói xong, nó bỏ đi ngay

Động từ cũng như các từ loại nói chung, về bản chất ngữ pháp, là những đơn

vị trừu tượng thuộc hệ thống ngôn ngữ Đơn vị trừu tượng này được hiện thực hóa

Trang 19

trong lời nói (trong câu) với các vai trò, chức năng cú pháp khác nhau như vừa chỉ ra trên đây, trong đó, động từ trong vai trò vị ngữ được coi là biến thể điển hình của động từ

Khi động từ giữ vai trò vị ngữ, nó có đầy đủ các đặc điểm ý nghĩa và hình thức của động từ (cụ thể, chỉ hoạt động, có khả năng kết hợp với các phụ từ (phó từ) thời thể và khả năng kết hợp vào mình các thực từ để tạo thành cụm động từ)

Động từ trong vai trò vị ngữ (theo cách gọi truyền thống) chính là hạt nhân của cụm động từ (cụm chủ vị hay “nút động từ” theo thuật ngữ của L.Tesniere) Chẳng

hạn, trong câu Đứa bé lắc đầu vì không hiểu gì, động từ hiểu giữ chức năng chu tố

nguyên nhân có thể kết hợp vào mình chủ ngữ để tạo thành cụm động từ (cụm chủ vị,

nút động từ)ở dạng đầy đủ: Đứa bé lắc đầu vì nó không hiểu gì Tương tự như vậy, trong câu: Tôi sẽ đến thăm anh nếu bố trí được thời gian, động từ bố trí giữ chức

năng chu tố điều kiện có thể kết hợp vào mình chủ ngữ để tạo thành cụm động từ ở

dạng đầy đủ: Tôi sẽ đến thăm anh nếu tôi bố trí được thời gian

Tóm lại, động từ là một từ loại thực từ cơ bản trong kho từ vựng của bất kỳ một ngôn ngữ nào Ý nghĩa khái quát của động từ là chỉ hoạt động của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan cũng như trong đời sống tinh thần con người Động

từ có khả năng kết hợp về phía trước với các phụ từ thời thể, về phía sau với các phụ

từ chỉ sự hoàn thành, kết thúc sự việc, chỉ hướng và các thực từ (gồm các diễn tố, chu tố) để tạo thành cụm động từ Vai trò cú pháp cơ bản của động từ là làm hạt nhân ngữ pháp và ngữ nghĩa (vị ngữ) trong câu

1.1.3 Cách xác định động từ

Khi xác định động từ, trước hết, ta xác định được một nhóm lớn dựa vào các đặc điểm của động từ:

- Dựa vào ý nghĩa

- Dựa vào khả năng kết hợp

- Dựa vào vai trò, chức năng cú pháp

Thuộc nhóm này là nhóm từ kiểu như: đi, chạy, ngã, ăn, đọc, viết, trao, tặng

Có thể gọi những từ thuộc nhóm này là những động từ điển hình hay những động từ - thực từ Những động từ - thực từ tạo nên khu vực trung tâm của từ loại động từ

Trang 20

Bên cạnh các động từ - thực từ còn có một nhóm không lớn bao gồm những từ

có không đầy đủ các đặc điểm nêu trên đây của động từ Thuộc nhóm này là những từ

kiểu như: trở thành, thành, nên, phải, bị, được, khiến Khác với các động từ - thực từ,

những động từ thuộc nhóm này rất trống nghĩa từ vựng Chúng chỉ các hoạt động trừu tượng, khái quát (hoạt động kiểu theo nghĩa ngữ pháp) Do đó, về hình thức, các từ thuộc nhóm này chỉ có khả năng thay thế bằng từ nghi vấn một cách hạn chế, có điều kiện Khi trả lời các câu hỏi “làm gì”, “làm sao” đặc trưng cho động từ, chúng thường phải kết hợp vào mình một thực từ khác Với những đặc điểm chỉ ra trên đây, các từ thuộc nhóm thứ hai rõ ràng mang tính chất trung gian giữa thực từ và hư từ Ở đây, chúng tôi xếp chúng vào động từ và gọi chúng là động từ - ngữ pháp Động từ ngữ pháp chính là nhóm động từ không điển hình tạo thành khu vực biên của từ loại động từ

Khi xác định các động từ ngữ pháp, không thể không để cập đến trường hợp

của từ “là” trong những cấu trúc kiểu “Tôi là sinh viên” Theo ý kiến của một số tác giả thì “là” vốn là động từ thực thụ có ý nghĩa như “làm” nhưng đã hư hóa trở thành

hư từ Những tác giả theo quan niệm này xếp “là” vào loại hệ từ hoặc từ nối (quan hệ từ) Một số tác giả khác coi “là” là động từ nhưng không phân biệt nó với động từ -

thực từ

Xem xét đặc điểm của từ “là” trong những cấu trúc kiểu “Tôi là sinh viên”, ta thấy nó vẫn còn có những đặc điểm của động từ “Là” vẫn có khả năng tiếp nhận các yếu tố chỉ thời thể như các động từ khác (Thí dụ: Tôi đang là sinh viên / Tôi sẽ là sinh

viên) Mặt khác, trong nhiều trường hợp, “là” còn có khả năng thay thế cho “làm”,

“trở thành” là những từ được thừa nhận là động từ

So sánh:

Nó sẽ trở thành cảnh sát / Nó sẽ là cảnh sát

Tôi làm lớp trưởng / Tôi là lớp trưởng

“Là” với tư cách là quan hệ từ không có khả năng tiếp nhận các yếu tố thời

thể, mặt khác nó luôn có khả năng thay thế bằng quan hệ từ “rằng”

So sánh:

Vợ hắn biết là chồng đã hết giận / Vợ hắn biết rằng chồng đã hết giận

Em tin là con mình còn sống / Em tin rằng con mình còn sống

Trang 21

Từ những điểm trên, có thể xếp “là” trong Tôi là sinh viên vào số các động từ ngữ pháp, mặc dù cũng phải thừa nhận rằng trong số các động từ ngữ pháp, “là” ngữ

pháp hóa cao nhất và gần với hư từ nhất

Khi xác định động từ, cũng cần lưu ý đến những đặc điểm nêu trên của động từ

là thuộc tính chung của động từ với tư cách là đơn vị trừu tượng của ngôn ngữ được khái quát từ những biến thể của nó trong lời nói Khi hoạt động trong lời nói, động từ luôn tồn tại dưới hai dạng biến thể: biến thể cơ bản (điển hình) là biến thể phổ biến nhất và có đầy đủ các đặc điểm của động từ; biến thể không cơ bản (không điển hình)

mà ở các ngôn ngữ biến tố là các hình thức nguyên dạng, tính động từ, trạng động từ Trong tiếng Việt, hình thức cơ bản của động từ có thể coi là hình thức thời thể (hình thức có khả năng kèm thêm các yếu tố chỉ thời thể)

Thí dụ:

- Tôi đang đọc sách (đọc là biến thể điển hình)

- Tôi bước vào phòng đọc sách (đọc là biến thể không điển hình)

1.2 Vài nét về kết trị của động từ, khái niệm nút động từ, diễn tố, chu tố

1.2.1 Thuật ngữ kết trị của động từ

Như đã nói trên đây, thuật ngữ kết trị vốn được dùng trong hóa học để chỉ thuộc tính kết hợp của các nguyên tử với một số lượng các nguyên tử khác Thuật ngữ này mới chỉ được dùng rộng rãi trong ngôn ngữ học từ cuối những năm bốn mươi của thế

kỷ XX để chỉ khả năng kết hợp của các lớp từ hoặc các lớp hạng ngôn ngữ nói chung Bàn về kết trị của động từ, L.Tesniere viết “có thể hình dung động từ ở dạng như những nguyên tử với những cái móc có thể hút vào mình một số lượng nhất định các diễn tố (actants) phù hợp với số lượng móc mà nó có để giữ bên mình các diễn tố này

Số lượng các móc có ở động từ và số lượng diễn tố mà nó có khả năng chi phối lập thành cái mà chúng tôi gọi là kết trị của động từ.” (Dẫn theo, [38,19]) Như vậy, theo cách hiểu của L.Tesniere kết trị của động từ chính là thuộc tính hay khả năng của động từ thu hút vào mình một số lượng nhất định các diễn tố cũng tương tự như khả năng của các nguyên tố kết hợp với một số lượng xác định các nguyên tử khác

Trang 22

1.2.2 Khái niệm nút, nút động từ, diễn tố (actant), chu tố (circonstant)

Nút được L.Tesniere xác định là: tập hợp bao gồm từ chính và tất cả các từ trực tiếp hay gián tiếp phụ thuộc vào nó [15, 25] Nút được tạo thành bởi từ thu hút vào mình, trực tiếp hay gián tiếp, tất cả các từ của câu gọi là nút trung tâm Trong ý nghĩa nhất định, nó đồng nhất với cả câu [15,26] Nút trung tâm thường được cấu tạo bởi động từ Về nguyên tắc, chỉ các thực từ mới có khả năng tạo nút Phù hợp với các loại thực từ, L.Tesniere phân biệt bốn kiểu nút: nút động từ, nút danh từ, nút tính từ và nút trạng từ

Theo L.Tesniere, nút động từ là trung tâm của câu trong phần lớn các ngôn ngữ châu Âu và nó biểu thị cái tương tự như một vở kịch nhỏ với các vai diễn (gắn với hành động) và hoàn cảnh Nếu đi từ mặt thực tế với vở kịch sang bình diện cú pháp cấu trúc thì hành động, các vai diễn và hoàn cảnh sẽ trở thành các yếu tố tương ứng là động từ, actanst (diễn tố, bổ ngữ) và circonstants (chu tố, trạng ngữ) Động từ biểu thị

quá trình (frappe - đánh trong Alferd frappe Bernard) Các diễn tố chỉ người hay vật

tham gia vào quá trình với tư cách bất kì (chủ động hay bị động), chẳng hạn, trong

câu trên, các diễn tố là Alferd và Bernard [15,117] Các diễn tố (actanst) có những

đặc điểm chung là: a) Đều phụ thuộc vào động từ, là đối tượng thể hiện kết trị của động từ, kể cả diễn tố chủ thể (chủ ngữ) b) Đều có tính bắt buộc, nghĩa là sự xuất hiện của chúng do nghĩa của động từ đòi hỏi và việc lược bỏ chúng sẽ làm cho nghĩa của động từ trở nên không xác định c) Về hình thức, chúng được biểu hiện bằng danh từ hoặc các yếu tố tương đương (Các yếu tố này theo L.Tesniere, gồm đại từ, động từ nguyên dạng, mệnh đề phụ bổ ngữ mà ông gọi là mệnh đề phụ diễn tố) Như vậy, diễn tố là thành tố thể hiện kết trị bắt buộc của động từ

Khác với diễn tố, chu tố là thành tố thể hiện kết trị tự do của động từ Chẳng

hạn, trong câu Alfred parl bien (Alfred nói hay), từ bien (hay) là chu tố Nói theo một

hệ thuật ngữ khác thì diễn tố là các thành tố cú pháp thể hiện “bối cảnh tối thiểu” của động từ còn chu tố là thành tố tạo thành “bối cảnh dư” của động từ

Về cấu tạo các chu tố luôn luôn là trạng từ (thời gian, vị trí, phương thức ) hoặc yếu tố tương đương (trong đó có các mệnh đề phụ); ngược lại, trong câu, các trạng từ luôn luôn đảm nhiệm chức năng chu tố

Trang 23

Về chức năng, cũng như diễn tố, chu tố phụ thuộc trực tiếp vào động từ Quan niệm này của L.Tesniene khác với quan niệm truyền thống coi trạng ngữ là thành phần phụ cho cả nòng cốt câu (chủ ngữ, vị ngữ)

Về vai trò đối với việc tổ chức cấu trúc, các chu tố không quan trọng bằng các diễn tố Sự xuất hiện của các chu tố chỉ phản ánh khả năng của động từ được xác định

rõ thêm về nghĩa và phụ thuộc chủ yếu vào mục đích giao tiếp

Nếu việc xuất hiện của diễn tố bên động từ mang tính bắt buộc thì chu tố lại mang tính tùy tiện Sự xuất hiện của chu tố không phải do nghĩa của động từ đòi hỏi,

mà chỉ phản ánh khả năng của động từ được cụ thể hóa về nghĩa ở mặt nào đó Chẳng hạn, trong cấu trúc: “Chúng trói chặt Tnú bằng dây rừng”, sự xuất hiện của diễn tố

chủ thể (chúng) và diễn tố đối thể (Tnú) bên động từ “trói” có tính bắt buộc và do

nghĩa của động từ này đòi hỏi Việc lược bỏ những diễn tố này khiến bộ phận còn lại

“trói chặt bằng dây rừng” thiếu tính trọn vẹn tối thiểu và khiến động từ không xác định về nghĩa Trong khi đó việc lược bỏ các chu tố “chặt”, “bằng dây rừng” không làm mất tính trọn vẹn tối thiểu về nghĩa của cấu trúc và tính xác định về nghĩa của động từ Đặc tính trên cho thấy mối quan hệ, sự gắn kết lỏng lẻo giữa chu tố và động

từ Nói cách khác, sự xuất hiện của chu tố bên động từ là không có tính bắt buộc

1.2.3 Các kiểu chu tố

Các chu tố có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau

- Theo đặc điểm cấu tạo, các chu tố được chia thành:

+ Chu tố được biểu hiện bằng danh từ (thí dụ: điện thoại, ngày mai trong Họ

liên lạc với nhau bằng điện thoại Chúng tôi sẽ lên đường vào ngày mai.)

+ Chu tố được biểu hiện bằng động từ (thí dụ: hiểu, đói trong Đứa bé lắc đầu vì

không hiểu gì Con gà chết vì đói)

+ Chu tố được biểu hiện bằng tính từ (thí dụ: nhanh, giỏi trong Nó chạy rất

nhanh Nó học tiếng Anh rất giỏi.)

- Theo ý nghĩa, các chu tố được chia thành:

+ Chu tố thời gian (thí dụ: chiều nay trong Mẹ sẽ về vào chiều nay.)

+ Chu tố vị trí (thí dụ: bưu điện trong Ở bưu điện, hắn phải chờ khá lâu.)

+ Chu tố mục đích (thí dụ: hiểu biết trong Chúng ta cần học tập để hiểu biết.)

Trang 24

+ Chu tố nguyên nhân (thí dụ: sự đời trong Chúng tôi chia tay nhau vì sự đời.) + Chu tố điều kiện (thí dụ: thời tiết tốt trong Nếu thời tiết tốt, chúng ta sẽ lên đường.) + Chu tố tình huống (thí dụ: nói xong trong Nói xong, anh cùng đồng đội băng

băng chạy theo xe.)

+ Chu tố nhượng bộ (thí dụ: đau khổ trong Dù đau khổ, anh sẽ rời xa chị.)

1.3 Nguyên tắc nghiên cứu chu tố động từ theo lí thuyết kết trị

Nghiên cứu chu tố động từ thực chất là nghiên cứu các thành tố tự do của động

từ Công việc này đòi hỏi phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

1.3.1 Nguyên tắc đảm bảo tính cú pháp triệt để, nhất quán

Có thể nói rằng, kết trị là thuộc tính cú pháp của từ và quan hệ kết trị là quan hệ cú pháp, nên nghiên cứu kết trị của động từ theo lý thuyết kết trị thực chất là nghiên cứu mối quan hệ cú pháp giữa động từ và các diễn tố, chu tố Khi nghiên cứu kết trị của động từ, tức là nghiên cứu động từ về mặt cú pháp, phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

Khi xác định, phân tích kết trị của động từ, cụ thể là xác định chu tố, phải dựa hoàn toàn vào đặc điểm cú pháp Việc tuân thủ nguyên tắc này đảm bảo tránh được

sự lẫn lộn giữa cách phân tích về mặt cú pháp (phân tích theo kết trị) với cách phân tích theo mặt thông báo (giao tiếp, tâm lí) và phân tích theo mặt nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu) Theo nguyên tắc này, cần phân biệt các thành phần câu, các kiểu câu xét theo mặt cú pháp (chủ ngữ; vị ngữ; bổ ngữ; trạng ngữ ) và các thành phần câu theo mặt thông báo và nghĩa biểu hiện Cụ thể, cần phân biệt chủ ngữ (chủ thể cú pháp) với chủ đề (đề ngữ) và với chủ thể ngữ nghĩa Chẳng hạn, thử so sánh:

1a - Tôi viết thư

1b - Thư, tôi viết

1c - Thư được viết bằng bút chì

Trong cấu trúc 1a-, tôi vừa là chủ ngữ (chủ thể cú pháp) vùa là chủ đề (phần đề) đồng thời, cũng là chủ thể ngữ nghĩa (nghĩa sâu) Trong 1b-, thư là chủ đề nhưng không

phải là chủ ngữ mà về cú pháp là bổ ngữ đảo, còn về ngữ nghĩa là đối thể hoạt động

Trong 1c-, thư là chủ ngữ và chủ đề nhưng không phải là chủ thể ngữ nghĩa mà là đối thể

ngữ nghĩa

Trang 25

1.3.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức

Các đơn vị, thành tố cú pháp được đặc trưng bởi tính hai mặt nên với tư cách là đơn vị, thành tố cú pháp, các kết tố (diễn tố, chu tố) của động từ cần được xác định, nhận diện, phân biệt, miêu tả từ hai mặt: ý nghĩa và hình thức cú pháp Ý nghĩa cú pháp đặc trưng cho mặt nội dung của kết tố, cần phân biệt với nghĩa sâu Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ: “nghĩa cú pháp của từ chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp của các từ khác và luôn được biểu thị bằng hình thức cú pháp nhất định, còn nghĩa sâu được xác định trong mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của

từ và không được biểu thị bằng hình thức cú pháp” [31, 112] Chẳng hạn, trong câu

Mẹ khen Nam, mẹ có ý nghĩa cú pháp chủ thể (và là diễn tố chủ thể - chủ ngữ), đồng

thời, về nghĩa sâu cũng chỉ chủ thể của hành động khen, còn trong câu Nam được mẹ

khen, Nam chỉ chủ thể cú pháp (và là chủ ngữ), xét trong mối quan hệ với động từ - vị

ngữ được, nhưng về nghĩa sâu lại chỉ đối tượng của hành động (khen)

Nghĩa cú pháp đặc trưng cho các kết tố cũng cần được phân biệt với nghĩa chủ

đề hay nghĩa thông báo Chẳng hạn, trong câu Nam viết thư, Nam chính là chủ thể cú

pháp (và là chủ ngữ), đồng thời cũng là chủ đề thông báo (và là đề ngữ) còn trong câu

Thư, Nam viết rồi thì thư chỉ chủ thể thông báo (và là đề ngữ) nhưng về nghĩa cú

pháp lại chỉ đối thể (là bổ ngữ) chứ không phải là chủ thể

Hình thức cú pháp đặc trưng cho các kết tố (diễn tố, chu tố), bao gồm cách biểu hiện (đặc tính từ loại, cấu tạo), trật tự từ, hư từ cú pháp và ngữ điệu Vì trên thực tế, mỗi kết tố có thể được biểu hiện bằng một vài biến thể hình thức, nên khi xác định các kết tố theo mặt hình thức, về nguyên tắc, cần dựa vào hình thức cú pháp cơ bản Hình thức cú pháp cơ bản được hiểu là hình thức có tính phổ biến cao nhất “Tính phổ biến cao nhất” của hình thức cú pháp cơ bản được thể hiện ở chỗ việc sử dụng nó không bị hạn chế bởi điều kiện đặc biệt nào So sánh:

+ Nam gửi một bức thư cho bạn (+)

+ Nam gửi cho bạn một bức thư (+)

+ Nam gửi bạn một bức thư (+)

+ Nam gửi một bức thư bạn (-)

Trang 26

Như các thí dụ trên cho thấy, biến thể vắng mặt quan hệ từ (bạn) chỉ được dùng

với điều kiện nó đứng gần động từ Tương tự như vậy, trong các câu:

+ Nam đọc sách rồi

+ Cuốn sách này, Nam đọc rồi

thành tố phụ (diễn tố) chỉ đối thể có hai biến thể vị trí (trước và sau động từ) Trong đó, biến thể sau động từ là biến thể cơ bản, vì sự xuất hiện của nó không đòi hỏi điều kiện đặc biệt nào Biến thể trước động từ là biến thể không cơ bản, vì sự xuất hiện của nó đòi hỏi những điều kiện nhất định (tính xác định, ngữ điệu)

Hai mặt hình thức và ý nghĩa cú pháp đặc trưng cho các kết tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó ý nghĩa cú pháp là mặt bản chất quy định hình thức cú pháp Xuất phát từ bản chất của mối quan hệ này, khi xác định kết tố, các kiểu cấu trúc, cần coi mặt ý nghĩa cú pháp là mặt bản chất có giá trị quyết định Theo quan điểm này, cần cho rằng sự biến đổi hình thức cú pháp của từ mà dẫn đến sự biến đổi ý nghĩa cú pháp của nó thì đồng thời cũng dẫn đến sự biến đổi bản chất của các kết tố, còn sự biến đổi hình thức cú pháp của từ không dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa cú pháp

thì bản chất của kết tố không thay đổi (chẳng hạn, trong các câu: Mây tan và tan mây, bản chất của mây là như nhau)

1.3.3 Nguyên tắc xuất phát từ thuộc tính kết trị của động từ

Có thể nói, đây là nguyên tắc quan trọng nhất của việc xác định, phân tích kết trị của động từ trong đó có việc xác định, miêu tả các chu tố Khi phân tích cấu trúc động từ, trước hết, ta có thể xác định được động từ chính (hạt nhân), đó chính là vị ngữ Dựa vào kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, ta tiếp tục xác định, miêu tả các diễn tố (chủ ngữ, bổ ngữ) Dựa vào kết trị tự do của động từ ta tiếp tục xác định, miêu

tả các chu tố (trạng ngữ)

Tóm lại, cách phân tích cú pháp xuất phát từ thuộc tính kết trị của từ là cách phân tích phản ánh đúng bản chất cú pháp của câu, cơ chế hình thành câu theo cách hiểu của L.Tesniere Nếu quá trình hình thành câu về cú pháp là quá trình kết hợp các

từ theo thuộc tính kết trị của chúng tạo thành những cái nút, trong đó, nút có đỉnh cao nhất (nút trung tâm) trực tiếp tạo nên câu, thì việc phân tích, phân loại câu cũng cần phải xem xét dựa vào kết trị của từ nhưng theo quy trình có chiều ngược lại: từ nút

Trang 27

trung tâm đến các nút phụ thuộc, từ đỉnh tuyệt đối của câu (động từ - vị ngữ) đến các yếu tố phụ thuộc (kết tố), từ kết trị bắt buộc (hạt nhân) đến kết trị tự do

1.4 Thủ pháp nghiên cứu kết trị của động từ

Khi phân tích tìm hiểu một ngôn ngữ nào cũng cần phải dựa vào đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đó Đặc biệt, đối với một ngôn ngữ đơn lập (không biến hình) như tiếng Việt thì ý nghĩa và bản chất cú pháp của các diễn tố, chu tố, của các thành phần câu không được thể hiện bằng các dấu hiệu hình thức trong bản thân từ Điều này khiến cho việc xác định các diễn tố, chu tố cũng như các thành tố cú pháp, các kiểu cấu trúc

cú pháp gặp những khó khăn nhất định Do đó, khi nghiên cứu các kết tố của động từ nói chung, chu tố được biểu hiện bằng động từ nói riêng, để tránh sự chủ quan, cảm tính, cần phải sử dụng các thủ pháp hình thức cần thiết, thích hợp đó là: lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến Các thủ pháp này từng được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu các ngôn ngữ đơn lập và tỏ ra thích hợp và có hiệu quả trong nghiên cứu kết trị của động từ tiếng Việt

1.4.1 Lược bỏ là bỏ bớt một yếu tố nào đó trong cấu trúc nhằm xác định vai trò

hay mức độ cần thiết của yếu tố đó đối với việc tổ chức cấu trúc

của câu

1.4.2 Bổ sung là thêm một yếu tố nào đó vào cấu trúc nhất định với mục đích

xác định đặc tính của cấu trúc nói chung

Chẳng hạn, trong cấu trúc:

- Trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng

Trang 28

Có thể thêm vào trước trông yếu tố chỉ chủ thể

- Sĩ trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng

Điều này cho thấy trước động từ trông có một vị trí mở chưa được làm đầy

Trong các cấu trúc:

- Tôi bắt nó học

- Tôi cấm nó đến

việc bổ sung các phụ từ (phó từ) đã, sẽ, đang, vào trước các động từ học, đến là

điều không thể thực hiện được Không thể nói:

- Tôi bắt nó đang học

- Tôi cấm nó sẽ đến

Điều này cho thấy học, đến giữ vai trò bổ ngữ trong những câu trên đây đều là

động từ phi thời thể (tương ứng với động từ nguyên dạng trong các ngôn ngữ biến tố)

và khác về bản chất với động từ là vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ trong những câu như:

- Tôi thấy nó đang học bài

- Tôi biết nó sẽ đến

1.4.3 Thay thế là thay một yếu tố trong cấu trúc bằng một yếu tố khác nhằm

phát hiện đặc điểm của yếu tố nào đó trong cấu trúc được xem xét Thay thế bao gồm

cả thay thế bằng từ không nghi vấn và thay thế bằng từ nghi vấn Thí dụ:

- Nam đọc sách

- Nó đọc báo

- Ai đọc sách?

- Nam đọc gì?

Các thí dụ trên đây cho thấy, cả chủ ngữ (Nam) lẫn bổ ngữ (sách) đều có khả

năng thay thế bằng từ nghi vấn, tức là đều có dấu hiệu của sự phụ thuộc vào động từ -

vị ngữ

Thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn được dùng để xác định mối quan hệ kết trị

và sự phụ thuộc về hình thức giữa các thành phần câu hoặc giữa các cấu trúc nói chung Sự thay thế cũng cho phép xác định sự tương đồng hay khác biệt về chức năng

cú pháp giữa các từ So sánh:

Trang 29

- Cuốn sách tôi vừa mua rất hay / Cuốn sách ấy rất hay

- Chúng biết thanh niên đi rừng / Chúng biết điều đó

Trong các câu trên, tôi vừa mua có chức năng cú pháp tương đương ấy (chức năng định ngữ); còn thanh niên đi rừng có chức năng và tính chất tương đương với

điều đó (chức năng bổ ngữ và tính danh từ)

1.4.4 Cải biến là “sự biến đổi một cấu trúc bất kỳ thành một cấu trúc khác

được thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất định với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi này về cơ bản, vẫn được giữ lại” (dẫn theo, [24, 41]) Để đảm bảo điều kiện trên đây, khi thực hiện sự cải biến, không được thêm bất kỳ thực từ nào vào cấu trúc được cải biến Theo nguyên tác trên đây, có thể xác định trong tiếng Việt có hai kiểu cải biến chủ yếu sau:

- Kiểu cải biến có tính chất thuần hình thức (hay thuần ngữ pháp)

Điều kiện của cải biến này là không được thêm bớt bất kỳ một thực từ nào (kể

cả bán thực từ) vào cấu trúc được cải biến và kết quả của kiểu cải biến này là không làm thay đổi đặc tính cú pháp của cấu trúc và ý nghĩa cú pháp của thực từ (theo cách hiểu trên, việc thêm các hư từ hoàn toàn cho phép) Thuộc kiểu cải biến hình thức (thuần ngữ pháp) là những cải biến về vị trí kiểu như:

+ Vé hết -> Hết vé

+ Tôi xây nhà -> Nhà, tôi xây

+ Chúng tôi sẽ lên đường vào ngày mai ->

(Vào) ngày mai, chúng tôi sẽ lên đường

+ Hai bên đã liên lạc với nhau bằng điện thoại ->

Bằng điện thoại, hai bên đã liên lạc được với nhau

Theo quan niệm trên đây, cần cho rằng trong những câu như:

+ Ngày nào thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn (Nam Cao)

-> Thị Nở phải đi qua vườn nhà hắn vào bất cứ ngày nào

+ Chỗ nào anh ta cũng vứt rác ->

Anh ta vứt rác ở bất cứ chỗ nào

có hiện tượng cải biến vị trí của chu tố (trạng ngữ) (ngày nào, chỗ nào) mặc dù

biến thể đứng trước vị từ và biến thể đứng sau vị từ của các chu tố này có sự khác

Trang 30

nhau về hình thức (sự có mặt hay vắng mặt của các hư từ: vào bất cứ) Tuy nhiên,

theo cách hiểu về cải biến vị trí như trên đây thì sự khác nhau này là điều cho phép

- Kiểu cải biến có tính chất nửa hình thức (cải biến từ vựng - ngữ pháp)

Kiểu cải biến này cho phép thêm vào cấu trúc một bán thực từ, tức là những từ

đã ngữ pháp hóa nhưng chưa trở thành hư từ thực sự (thí dụ: bị, được, khiến, sự,

cuộc, nỗi, niềm, cái ) Thuộc kiểu cải biến nửa hình thức là cải biến danh hóa (thí

dụ: Anh ấy ra đi -> Sự ra đi của anh ấy), cải biến bị động (thí dụ: Tôi đánh nó -> Nó

bị tôi đánh)

Giữa hai kiểu cải biến thuần hình thức và nửa hình thức là kiểu cải biến có tính

chất trung gian Đó là kiểu cải biến với từ “là”

Thí dụ: Anh Nam đứng giữa -> Đứng giữa là anh Nam

Kiểu cải biến này rất gần với kiểu cải biến thuần hình thức (vì “là” rất gần với

hư từ, cụ thể là rất gần với “thì”) Nhưng vì “là” vẫn còn là động từ chứ chưa trở thành hư từ thực sự nên chúng tôi vẫn xếp kiểu cải biến với từ “là” như trên đây vào

kiểu cải biến nửa hình thức và gọi kiểu cải biến này là cải biến đồng nhất

Nói chung, kiểu cải biến thuần hình thức chỉ làm thay đổi cấu trúc thông tin (sự phân chia thành cái đã biết và cái mới) và cấu trúc thông báo (cấu trúc đề - thuyết) của câu chứ không làm thay đổi cơ bản tính chất cú pháp của câu và ý nghĩa cú pháp của các thực từ Kiểu cải biến nửa hình thức chỉ đảm bảo điều kiện giữ lại mối quan

hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ, tức là cho ta những cấu trúc đồng nhất với nhau về nghĩa sâu

Các thủ pháp lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến lập thành một hệ thống thủ pháp thường được gọi là phương pháp thử nghiệm (metod eksperimenta) Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ học và tỏ ra thích hợp, có hiệu quả trong việc nghiên cứu ngữ pháp của các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, nghiên cứu kết trị của động từ

1.5 Tiểu kết chương 1

Trong Chương 1, chúng tôi đã trình bày các nội dung chủ yếu về cơ sở lí luận

của luận văn, đó là: khái niệm động từ, đặc điểm và cách xác định động từ, đồng thời

đã điểm qua một vài nét về lí thuyết kết trị, xác định các khái niệm nút động từ, khái

Trang 31

niệm diễn tố, chu tố, các kiểu chu tố Chương này cũng xác định những nguyên tắc nghiên cứu kết trị của động từ: nguyên tắc đảm bảo tính cú pháp triệt để, nhất quán; nguyên tắc đảm bảo tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức; nguyên tắc xuất phát từ thuộc tính kết trị của động từ Bên cạnh đó các thủ pháp nghiên cứu kết trị của động từ là lược bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến cũng đã được đề cập

Từ những định hướng về lí thuyết này, chúng tôi sẽ tiến hành triển khai những

nội dung của Chương 2: Những đặc điểm chung của các chu tố động từ

Trang 32

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC CHU TỐ ĐỘNG TỪ

Trong chương này, chúng tôi sẽ tập trung làm rõ những vấn đề chính sau đây:

1, Mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trong đó có chu tố động từ) và bộ phận còn lại của câu

2, Đặc điểm chung về ý nghĩa của các chu tố động từ

3, Đặc điểm chung về hình thức của các chu tố động từ

2.1 Về mối quan hệ cú pháp giữa chu tố với bộ phận còn lại của câu

Trong mục này, chúng tôi sẽ làm rõ hai câu hỏi:

1, Chu tố (trạng ngữ truyền thống) là thành tố có quan hệ cú pháp với cả cụm chủ vị nòng cốt câu hay chỉ có quan hệ cú pháp với vị từ - vị ngữ ?

2, Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố và vị từ - vị ngữ (Đó là mối quan hệ chính phụ hay quan hệ qua lại?)

2.1.1 Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố)

và bộ phận còn lại của câu

2.1.1.1 Quan niệm truyền thống về bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và bộ phận còn lại của câu

Hầu như tất cả các tác giả Việt Nam có đề cập đến vấn đề này đều cho rằng trạng ngữ là thành phần thứ yếu hay thành phần phụ của câu, có quan hệ cú pháp với

cả nòng cốt câu

Chẳng hạn, Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa về thời điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, hay tình thái.” [33,565]

Hoàng Trọng Phiến cũng coi trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu, “có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích.” [29, 124]

Tập thể các tác giả (Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam) gọi trạng ngữ là “thành phần tình huống” và cho rằng: “thành phần này có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu” và “nó là một thành phần thứ yếu trong nòng cốt.” [7, 239]

Trang 33

Diệp Quang Ban gọi trạng ngữ là “bổ ngữ của câu” và quan niệm “bổ ngữ của câu là những thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu” [7, 180]

Trạng ngữ theo cách hiểu trên đây được phân biệt với bổ ngữ tự do (bổ tố, trạng

tố) của vị từ Chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, trong câu: “Con gà chết đói” thì

“đói” là trạng ngữ của từ; còn trong câu: “Con gà chết vì đói”, “Con gà vì đói mà chết” thì “vì đói” là trạng ngữ của câu

Theo chúng tôi, quan niệm truyền thống trên đây về trạng ngữ có những điểm chưa thực sự thỏa đáng xét cả về mặt ý nghĩa lẫn hình thức Cụ thể:

1) Về ý nghĩa:

Như đã biết, cơ sở của các mối quan hệ cú pháp là ý nghĩa Sự chi phối của ý nghĩa đối với quan hệ cú pháp (quan hệ tổ hợp, quan hệ kết trị) giữa các từ đã được một số tác giả khẳng định [42, 125] và chứng minh [43]

Xét theo quan điểm này, có thể thấy quan niệm trên có những hạn chế, mâu thuẫn sau:

a) Không chú ý đúng mức đến mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ giữa trạng ngữ với vị từ hay vị ngữ

Khi xem xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trạng ngữ với bộ phận còn lại của câu, các tác giả đều khẳng định vai trò, chức năng ngữ nghĩa của nó là “phụ thêm vào cho cả câu, có tác dụng thuyết minh thêm cho câu” [34, 521], “bổ sung ý nghĩa cho

cả nòng cốt” [41, 239], “nêu lên cái hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu” [8, 180] hoặc biểu thị những thông tin về tình huống của sự tình được biểu thị bởi nòng cốt câu” [22, 209]

Nhìn từ góc độ nghĩa biểu hiện, những nhận xét trên đây đều có cơ sở nhất định Tuy nhiên, điều quan trọng chưa được các tác giả chú ý là mối quan hệ chặt chẽ

về ngữ nghĩa (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nghĩa cú pháp) giữa trạng ngữ hay vị

từ hay vị ngữ Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ:

- Thực tế cho thấy, có những kiểu trạng ngữ chỉ xuất hiện trong những câu với

vị từ - vị ngữ thuộc kiểu ý nghĩa (nghĩa từ loại, tiểu loại) nhất định Chẳng hạn, trạng ngữ mục đích hầu như chỉ xuất hiện trong những câu có vị ngữ là động từ chủ động

Trang 34

Câu có vị ngữ là động từ không chủ động (tan, cháy, đổ, vỡ, gãy ốm ) nói chung, không có kiểu trạng ngữ này (bởi không thể đặt câu hỏi: Ngôi nhà cháy để làm gì?)

Trạng ngữ công cụ hay phương tiện cũng chỉ xuất hiện bên các động từ chỉ hành

động Bên các tính từ và các động từ chỉ trạng thái không chủ động (ốm, đau, đổ, vỡ,

gãy ) cũng không thể có kiểu trạng ngữ này

Đối với trường hợp trên đây, cách nói: “Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu” hoặc “nêu lên cái hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu” rõ ràng là không phù hợp so với cách nói: “Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc vị từ)

b) Khó lí giải trường hợp trùng nhau về nghĩa giữa trạng ngữ và bổ ngữ tự

do của vị từ

Chẳng hạn, trong những câu như:

Con gà chết đói

Con gà chết vì đói

“đói” đều chỉ nguyên nhân của trạng thái “chết” nhưng lại được coi là hai

thành phần câu khác nhau (trạng ngữ của từ và trạng ngữ của câu)

2) Về mặt hình thức:

a) Về tính biệt lập của trạng ngữ (chu tố):

Tính biệt lập là một đặc điểm của trạng ngữ nhưng việc coi đặc tính này là một tiêu chí khu biệt trạng ngữ với tư cách là thành phần phụ của câu hay một dấu hiệu chứng tỏ mối quan hệ cú pháp của nó với cả nòng cốt câu là điều không thỏa đáng Bởi nó chỉ là đặc tính của một số biến thể trạng ngữ chứ không phải là đặc tính bắt buộc của trạng ngữ nói chung

b) Về khả năng cải biến vị trí của trạng ngữ:

Đây là đặc điểm mà hầu hết tác giả đều nói đến khi miêu tả trạng ngữ, nhưng không thể coi đây là dấu hiệu chứng tỏ trạng ngữ có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu Bởi khả năng cải biến vị trí không phải có ở tất cả các kiểu trạng ngữ Trên thực

tế có những trạng ngữ có khả năng chiếm 3 vị trí

Trang 35

Bao giờ anh đi ?

-> Anh bao giờ đi ?

Có những trạng ngữ chỉ có khả năng chiếm một vị trí, tức là không có khả năng cải biến vị trí

Thí dụ: Đi cho biết đó biết đây

Từ những đặc điểm về nội dung, hình thức vừa nêu ra trên đây, xét về mặt lí thuyết cũng như mặt khả năng giải thích thực tiễn, quan niệm coi trạng ngữ là thành phần phụ có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu dựa vào những đặc điểm như đã chỉ

ra trên đây rõ ràng có nhiều điểm hạn chế, mâu thuẫn

Cũng cần chỉ ra rằng trạng ngữ không chỉ có quan hệ chặt chẽ về nghĩa với vị từ

- vị ngữ như đã chỉ ra trên đây mà nó còn có mối quan hệ rõ rệt về hình thức với vị từ

- vị ngữ Bằng chứng là hầu như tất cả các trạng ngữ đều có khả năng cùng với vị từ -

vị ngữ tạo thành tổ hợp dùng độc lập hay dùng với tư cách là biến thể rút gọn của câu

So sánh:

(1a) Để hiểu biết, chúng ta cần học tập ->

(1b) Để hiểu biết, cần học tập

(2a) Vào ngày mai, chúng ta sẽ lên đường ->

(2b) Vào ngày mai, sẽ lên đường

(3a) Nói xong, cụ lại ho sù sụ ->

(3b) Nói xong, lại ho sù sụ

Những thí dụ trên đây cho thấy việc lược bỏ chủ ngữ không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và vị từ - vị ngữ Việc coi một thành tố vừa có quan hệ ý nghĩa vừa có quan hệ hình thức với vị từ - vị ngữ không phải là yếu tố có quan hệ cú pháp với vị từ - vị ngữ mà có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu rõ ràng

là điều không thỏa đáng

Trang 36

2.1.1.2 Quan niệm của V.S Panfilov

Khác với các tác giả đã nhắc đến trên đây, V.S Panfilov quan niệm: “trạng ngữ

là yếu tố mở rộng tự do của vị ngữ, có ý nghĩa sự kiện và có khả năng thay thế bằng mệnh đề phụ” (Dẫn theo, [43, 50]) Mặc dù lí do coi trạng ngữ là yếu tố mở rộng của

vị ngữ không được V.S Panfilov luận giải cụ thể nhưng quan niệm trên đây của ông

về trạng ngữ thực sự đáng chú ý

2.1.2 Bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ truyền thống) và

bộ phận còn lại của câu

2.1.2.1 Cơ sở để xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu

Để xác định bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và các thành tố khác của câu, cần dựa vào khái niệm quan hệ cú pháp và cách xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ (cụm từ) trong câu

1) Khái niệm quan hệ cú pháp

Quan hệ cú pháp, ở dạng điển hình, là mối quan hệ giữa các thực từ trong câu

Sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa hai từ (dạng tối thiểu) được khẳng định qua khả năng xác định giữa chúng một kiểu quan hệ ý nghĩa nhất định và khả năng sử dụng độc lập của tổ hợp những từ này hoặc khả năng sử dụng những tổ hợp đó với tư cách là biến thể tỉnh lược của cấu trúc phức tạp hơn Nói cách khác, sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa hai từ được xác định dựa đồng thời cả vào hai tiêu chí vể nội dung (mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng) lẫn tiêu chí về hình thức (khả năng sử dụng độc lập của tổ hợp do chúng tạo thành) [43,60]

2) Tiêu chí xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu

a) Tiêu chí nội dung: Cơ sở của các mối quan hệ cú pháp giữa các từ là ý nghĩa Trong câu, hai từ chỉ được coi là có quan hệ ngữ nghĩa với nhau nếu giữa chúng

có thể xác định một kiểu quan hệ ý nghĩa nhất định

b) Tiêu chí hình thức: Các từ được coi là có quan hệ hình thức với nhau nếu chúng có thể tạo thành ngữ đoạn dùng độc lập hoặc dùng với tư cách là biến thể rút gọn của câu

Theo nguyên tắc trên đây, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa trạng ngữ (chu tố) và bộ phận còn lại của câu

Trang 37

2.1.2.2 Chu tố ( trạng ngữ truyền thống) thành tố phụ tự do của vị từ - vị ngữ

1) Sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố và vị từ - vị ngữ

Cơ sở để khẳng định mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ) và vị từ -

vị ngữ là:

a) Về nội dung: Mặc dù chu tố (trạng ngữ) là thành phần không bắt buộc nhưng

sự xuất hiện của nó với những ý nghĩa cụ thể khác nhau nói chung, luôn bị quy định bởi nghĩa của vị từ Chu tố có quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ với vị từ - vị ngữ Mối quan hệ về nghĩa giữa chu tố và vị từ - vị ngữ có thể chỉ ra cụ thể như sau:

- Quan hệ hoạt động - mục đích

Thí dụ:

Thị lắc đầu để tỏ ý không nhượng bộ (Nam Cao)

Ai cũng thò đầu ra để xem cuộc chạy thi (Nguyễn Công Hoan)

- Quan hệ hoạt động - điều kiện

Thí dụ:

Chúng ta sẽ nghỉ nếu trời mưa

Nếu Kha không yêu tôi sao phải bày trò ra như vậy (Nam Cao)

- Quan hệ hoạt động - nguyên nhân

Thí dụ:

Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm (Tô Hoài)

Đứa bé lắc đầu vì nó không hiểu gì

- Quan hệ hoạt động - tình huống

Thí dụ:

Ăn cơm xong, San xếp sách vở đi học ngay (Nam Cao)

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường (Kim Lân)

b) Về hình thức: Chu tố có khả năng cùng với vị từ - vị ngữ tạo thành tổ hợp

dùng độc lập hoặc dùng với tư cách là biến thể tỉnh lược (chủ ngữ) của câu

So sánh:

- Các chu tố danh từ:

+ Từ sáng đến giờ, (chị) chỉ long đong chạy đi chạy về

+ Chiều hôm nay, (các trung đội) tiếp tục đào chiến sự

Trang 38

+ Bằng điện thoại, (hai bên) đã liên lạc được với nhau

- Các chu tố động từ:

+ (Hắn) sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy

+ Để hiểu biết, (chúng ta) cần học tập

+ Bởi ăn uống có điều độ nên (tôi) chóng lớn lắm

+ Ngày mai, nếu (trời) mưa thì (chúng ta) nghỉ

+ Nói xong, (cụ) lại ho sù sụ

+ Tuy (tôi) ngủ ít nhưng (tôi) không hề thấy mệt mỏi

Như các thí dụ cho thấy, việc lược bỏ chủ ngữ (các từ ở trong ngoặc đơn) hầu như không làm ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa chu tố (trạng ngữ) và vị từ

- vị ngữ của câu

2) Tính phụ thuộc cú pháp của chu tố vào vị từ - vị ngữ

Trên đây, chúng ta đã chứng minh sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa chu

tố (trong đó có chu tố động từ) và vị từ - vị ngữ Vấn đề tiếp theo cần làm rõ là tính phụ thuộc về cú pháp của chu tố vào vị từ - vị ngữ Sở dĩ cần làm rõ vấn đề này vì trong phân tích cú pháp luôn vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các bộ phận còn lại của câu

Trong việc xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các chu tố và bộ phận còn lại của câu, ngoài chu tố mục đích, chu tố tình huống được nhất trí coi là yếu tố phụ thuộc, đối với các chu tố động từ còn lại là chu tố nguyên nhân, chu tố điều kiện, chu tố nhượng bộ có thể thấy, có hai loại ý kiến chính:

- Coi các chu tố động từ này là thành phần phụ của câu

Đây là ý kiến của các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [14,565-570]

và Nguyễn Văn Hiệp [22, 224-227]

- Cho rằng trong số các kiểu chu tố động từ, các chu tố chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ là các yếu tố có quan hệ phụ thuộc qua lại với bộ phận còn lại của câu hoặc cụm chủ vị

Tiêu biểu cho ý kiến này là Hoàng Trọng Phiến, ông coi chu tố chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ được biểu hiện bằng động từ mà chúng ta đang xem xét là các yếu tố có quan hệ qua lại với nòng cốt câu [30, 40]

Trang 39

Chỗ dựa của ý kiến thứ hai là:

a) Về nội dung:

Hai vế trong câu (vế chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ và vế chỉ hệ quả) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo kiểu quan hệ tiền đề - hệ quả (một vế nêu sự tình như là tiền đề, điều kiện, một vế nêu sự tình là hệ quả xảy ra trên cơ sở tiền đề, điều kiện đó)

b) Về hình thức:

- Hai vế thuộc kiểu câu này đều được nối kết bằng các cặp hư từ (quan hệ từ)

(vì nên, nếu thì, tuy nhưng)

- Hai vế thường có cấu trúc tương đẳng với nhau (đều là vị từ, hoặc cụm vị từ, cụm chủ vị)

- Hai vế dựa vào nhau cùng song song tồn tại

Trong hai quan niệm trên, chúng tôi nghiêng về quan niệm thứ nhất vì những lẽ sau: a) Về nội dung:

Theo chúng tôi, ý kiến lập luận trên đây tuy phần nào chỉ ra được đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa các thành tố nhưng đó chưa phải là cơ sở đầy đủ, chắc chắn để khẳng định mối quan hệ giữa các chu tố (trạng ngữ) kiểu câu trên đây với bộ phận còn lại là quan hệ phụ thuộc qua lại

Sự khảo sát cụ thể cho thấy mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế trong những câu đang được xem xét không phải luôn là mối quan hệ “qua lại” , tức là mối quan hệ

“phụ thuộc vào nhau”

Trang 40

b) Về hình thức:

Những điểm đáng chú ý là:

- Thứ nhất: Các hư từ nối kết hai vế thực ra không hoàn toàn tương đẳng với

nhau về ngữ pháp Trong các hư từ đó, chỉ hư từ dẫn nối các vế là chu tố mới là quan

hệ từ phụ thuộc thực sự

Chẳng hạn, ta thử xét các hư từ: thì, mà, nhưng dùng để dẫn nối vế chỉ kết quả + Về từ thì: Thực tế cho thấy từ thì không chỉ dùng thành cặp với nếu mà còn có thể dùng riêng trong những câu như: “Hôm nay thì nó lả đi rồi.”(Nguyễn Công Hoan) “Về ngữ pháp thì câu này không sai” Trong những câu kiểu này, thì đứng trước cụm chủ vị

mà trước đó là trạng ngữ (chu tố) Nó không dùng thành cặp với hư từ nào

Như vậy, thì không dẫn nối thành tố phụ hoặc thành tố phụ thuộc qua lại Có thể có ý kiến cho rằng thì trong những câu vừa dẫn trên đây không phải là thì trong

câu điều kiện - kết quả Tuy nhiên, với quan niệm như vậy, sẽ rất khó chỉ ra sự khác

biệt giữa các từ thì trong những kiểu câu đã dẫn trên đây (Thật khó chỉ ra rằng thì trong những câu vừa dẫn ra trên đây khác hẳn với thì trong câu điều kiện kết quả) + Về từ mà: Có thể thấy rằng từ mà thường được coi là đồng nghĩa với nên (đều chỉ kết quả) và được dùng thành cặp với vì

So sánh:

1a- Vả lại, cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm (Chu Lai)

1b- Vả lại, cũng do chúng ta lần chần nên xe đến đây chậm

2a- Vì bà mẹ Chi mải chằng nải chuối quá lâu nên Chi trật mất chuyến xe hàng cuối cùng

2b- Vì bà mẹ Chi mải chằng nải chuối quá lâu mà Chi trật mất chuyến xe hàng

cuối cùng (Nguyễn Minh Châu)

Tuy nhiên, nếu vì luôn luôn nối thành tố phụ (và do đó là quan hệ từ phụ thuộc) thì mà, nên không phải là quan hệ từ phụ thuộc đích thực Bằng chứng là mà, nên

(cho nên) có thể dẫn nối cụm chủ vị nòng cốt mà trước nó là trạng ngữ (chu tố) chỉ

nguyên nhân có dạng cấu tạo vì + danh từ (đại từ)

Thí dụ:

Vì nó mà tôi khổ

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w