Đặc điểm nội dung của chu tố nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 66 - 70)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1. Đặc điểm nội dung của chu tố nguyên nhân

3.3.1.1. Về nghĩa cú pháp

Cũng như ở chu tố mục đích, ở chu tố nguyên nhân có sự trùng nhau về nghĩa cú pháp và nghĩa biểu hiện.

Về nghĩa cú pháp, chu tố nguyên nhân có ý nghĩa cú pháp nguyên nhân mà dấu hiệu hình thức của ý nghĩa này là các quan hệ từ chỉ nguyên nhân (thuộc hư từ cú pháp).

Về nghĩa biểu hiện, chu tố nguyên nhân cũng có ý nghĩa nguyên nhân, tức là chỉ sự tình là nguyên nhân dẫn đến sự tình nêu ở vị từ - vị ngữ.

Như vậy, có thể thấy, các quan hệ từ nhân quả không chỉ là phương tiện biểu thị quan hệ cú pháp giữa vị từ - vị ngữ và chu tố nguyên nhân mà còn là phương tiện tham gia biểu thị quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa chúng.

3.3.1.2. Đặc điểm về nghĩa biểu hiện của chu tố nguyên nhân

Xét riêng về nghĩa biểu hiện (nghĩa sâu), chu tố nguyên nhân được biểu hiện bằng động từ có những đặc điểm đáng chú ý sau:

1)Sự tình do chu tố nguyên nhân biểu thị gồm hạt nhân sự tình (được biểu

hiện bằng động từ) và các tham thể ngữ nghĩa tham gia vào sự tình . Các tham thể này gồm các tham thể bắt buộc (tương ứng với các diễn tố) và tham thể tự do (tương ứng với các chu tố). Về nguyên tắc, hạt nhân sự tình luôn phải có mặt, còn các tham thể có thể vắng mặt.

2) Sự tình do chu tố nguyên nhân biểu thị luôn phải có mối liên hệ logic - ngữ nghĩa với sự tình kết quả qua điểm chung nào đó. Chẳng hạn, thử xem xét những câu sau:

1- Đứa bé lắc đầu vì không hiểu gì. (Thạch Lam)

2- Tấm kính cửa sổ vừa bị vỡ vì một quả bóng đã đập vào nó.

3- Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)

Trong câu 1- , mối quan hệ hay điểm chung về nghĩa giữa sự tình nêu ở chu tố và ở bộ phận còn lại (nòng cốt câu) là sự đồng nhất về chủ thể của hoạt động được nêu ở hai sự tình (đều là đứa bé).

Trong 2-, mối quan hệ hay điểm chung về nghĩa giữa sự tình nêu ở chu tố và ở bộ phận còn lại là cả hai sự tình (nguyên nhân và kết quả) đều có liên quan đến sự vật “tấm kính”. (Ở sự tình nguyên nhân, tấm kính (được biểu hiện bằng ) là đối thể chịu tác động của hoạt động đập được thực hiện bởi quả bóng, Ở sự tình kết quả, tấm kính là chủ thể (kẻ mang trạng thái) của hoạt động (trạng thái) vỡ nảy sinh do kết quả của hoạt động đập của quả bóng).

Trong câu 3-, mối quan hệ hay điểm chung về nghĩa giữa sự tình nêu ở chu tố và ở bộ phận còn lại là cả hai đều đề cập đến nhân vật tôi, Ở chu tố nguyên nhân, tôi là chủ thể của hoạt động thắng, còn ở bộ phận còn lại, tôi là kẻ bị sở hữu bởi chủ thể sở hữu (tôi là kẻ bị sở hữu, hai cậu chủ là kẻ sở hữu). Mối quan hệ hay điểm chung chỉ ra ở đây đã giúp lý giải tại sao việc tôi thắng lại là nguyên nhân dẫn đến kết quả: hai cậu chủ yêu quý tôi.

Nguyên tắc “sự tình do chu tố nguyên nhân biểu thị luôn phải có mối quan hệ logic - ngữ nghĩa với sự tình kết quả qua một điểm chung nào đó” như chỉ ra trên đây cho phép lí giải vì sao không thể có câu nhân quả kiểu như: “Tấm kính cửa sổ bị vỡ vì một quả bóng bay lên trời”. (Ở câu này không có mối liên hệ qua điểm chung nào giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả).

3)Về quan hệ thời gian, sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân, về nguyên tắc, luôn diễn ra trước sự tình nêu ở vế chỉ kết quả.

Chẳng hạn, ta thử xem xét những câu sau:

1-Tôi mừng quýnh vì nhận ra tiếng mẹ Lân trả lời. (Nguyễn Minh Châu)

Trong câu 1-, sự tình nguyên nhân là nhận ra tiếng mẹ Lân trả lời đương nhiên phải diễn ra trước sự tình kết quả: tôi mừng quýnh.

Trong câu 2-, sự tình nguyên nhân quên khuấy mất đương nhiên diễn ra trước

sự tình kết quả Long ngừng lại.

4) Sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân thường phải là hoạt động mang tính tác động về mặt nào đó vào sự vật nêu ở sự tình trong thành tố kết quả. Hơn nữa, trong nhiều trường hợp, sự tác động đó phải đủ mạnh để tạo ra sự thay đổi, tức là tạo ra trạng thái mới ở sự vật nêu ở thành tố kết quả.

Chẳng hạn, ta thử xem xét những câu sau:

1-Thị cười vì nghĩ đến đàn con. (Nam Cao)

2-Quả bóng trên sân lăn khỏi vị trí vì một luồng gió mạnh đã thổi vào nó.

Trong câu 1-, sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân (nghĩ đến đàn con) là hoạt động tác động về tâm lí đến chủ thể thị và sự tác động này đủ để tạo ra sự hứng khởi dẫn đến hoạt động cười thị.

Trong câu 2-, sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân (một luồng gió mạnh thổi vào

) là hoạt động tác động về mặt vật lí đến sự vật quả bóng () và sự tác động này đã thắng được “sức ỳ” hay lực cản của ma sát (do tiếp xúc giữa quả bóng và mặt sân) và gây ra hệ quả là quả bóng chuyển động khỏi vị trí ban đầu.

Trên đây, sở dĩ khẳng định rằng sự tác động của hoạt động nêu ở chu tố nguyên nhân phải đủ mạnh mới gây ra sự thay đổi hay hệ quả nào đó vì trong nhiều trường hợp, cũng với sự tác động theo kiểu tương tự nhưng không đủ mạnh (xét trong tương quan với lực cản) thì hệ quả không xảy ra. Trong trường hợp như vậy, ta sẽ không có quan hệ nhân quả mà sẽ có quan hệ nghịch nhân quả, tức là quan hệ nhượng bộ hay đối lập. so sánh:

1- Vì gió thổi vào quả bóng nên nó đã lăn khỏi vị trí ban đầu.

2- Mặc dù gió thổi liên tục vào quả bóng nhưng nó vẫn không lăn khỏi vị trí trên sân.

Trong câu 2-, mặc dù có sự tác động (thổi) của gió vào quả bóng nhưng sự tác động đó không đủ mạnh để thắng các loại lực giữ cho quả bóng đứng yên.

5) Về nội dung của hoạt động tác động hay sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân, cần phân biệt các trường hợp sau:

a) Xét theo tính chất của sự tác động, sự tình nguyên nhân gồm:

- Chỉ sự tác động có tính vật chất. Kiểu tác động này bao gồm 2 dạng: + Chỉ sự tác động về mặt vật lí. Thí dụ:

Tấm kính cửa sổ bị vỡ vì quả bóng đập vào nó.

Quả bóng lăn khỏi vị trí vì một luồng gió mạnh thổi vào nó.

Chúng tôi phải quay về vì trời mưa. + Sự tác động về sinh lí.

Thí dụ:

Bởi tôi ăn uống có điều độ nên tôi chóng lớn lắm. (Tô Hoài)

Rau không ra được vì nó đói, không đủ sức mà rặn. (Nguyễn Minh Châu) Chưa bao giờ Chí Phèo nhận thấy thể bởi chưa bao giờ hết say.(Nam Cao) - Chỉ sự tác động về tinh thần (về tâm lí, tư tưởng, nhận thức...)

Thí dụ:

Long ngẩn người ra vì không hiểu.(Vũ Trọng Phụng)

Hồng mếu xếu suốt ngày vì phải mắng. (Nam Cao)

Du đắc chí vì tưởng câu chuyện của mình có duyên. (Nam Cao) Giang cười vì nghĩ đến chuyện riêng của mình. (Nam Cao)

Trong những câu trên đây, hoạt động nêu ở chu tố nguyên nhân đều là những hoạt động tác động thuộc về mặt tinh thần dẫn đến kết quả nêu ở thành tố kết quả.

b) Xét theo tính tích cực, tiêu cực

Xét về mối quan hệ ngữ nghĩa cụ thể giữa sự tình nêu ở chu tố nguyên nhân và sự tình nêu ở thành tố kết quả theo quan điểm đánh giá dựa vào tiêu chí tích cực, tiêu cực, có thể xác định những kiểu quan hệ cơ bản về mặt nghĩa biểu hiện sau:

- Quan hệ giữa nguyên nhân có lợi và kết quả tích cực Thí dụ:

Tôi mừng quýnh vì nhận ra đúng tiếng mẹ Lân trả lời. (Nguyễn Minh Châu) Tôi mừng thầm vì anh ấy tham dự chiến dịch đã trở về. (Nguyễn Minh Châu) Thị kiêu ngạo vì đã cứu sống một người. (Nam Cao)

- Quan hệ giữa nguyên nhân không có lợi và kết quả tiêu cực, không mong muốn. Thí dụ:

Bây giờ anh vẫn còn thấy đau lắm, tiếc lắmđã phải xếp sách vở. (Nguyễn Minh Châu)

Mày đã vì ăn cắp mà phải đuổi có phải không? (Vũ Trọng Phụng)

Hồng mếu xếu suốt ngày vì phải mắng. (Nam Cao)

Thằng bé ngây mặt ra không hiểu sao cả. (Nam Cao) Hộ điên người lênphải xoay tiền. (Nam Cao)

c) Xét theo tính chủ quan, khách quan

Theo tiêu chí này, chu tố nguyên nhân được chia thành hai loại: nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.

- Chu tố nguyên nhân chủ quan đó là chu tố nguyên nhân chỉ nguyên nhân bên trong, tức là nguyên nhân thuộc về chủ thể nêu ở chủ ngữ của cụm vị từ (cụm chủ vị) nòng cốt.

Thí dụ:

Chúng ta chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa. Nó hỏng thi vì lười học.

Long ngẩn người ra vì không hiểu. (Vũ Trọng Phụng)

Vả lại, cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. (Chu Lai) - Chu tố nguyên nhân khách quan

Trong trường hợp này, chu tố nguyên nhân chỉ nguyên nhân bên ngoài, tức là nguyên nhân không thuộc về chủ thể nêu ở chủ ngữ của cụm vị từ nòng cốt.

Thí dụ:

Chúng tôi phải quay lại vì trời mưa.

Nhờ các bác sĩ tận tình cứu chữa, bệnh của tôi đã khỏi.

Do ban ngày địch bắn phá rất ác liệt nên hoạt động vận tải của các đơn vị trên

tuyến đường Trường Sơn chủ yếu diễn ra vào ban đêm.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 66 - 70)