Đặc điểm nội dung của chu tố mục đích

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 56 - 57)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Đặc điểm nội dung của chu tố mục đích

1) Về nội dung, ý nghĩa cụ thể của chu tố mục đích

Chu tố mục đích được coi là thành phần phụ của vị từ, chủ yếu là động từ. Với ý nghĩa của mình, chu tố mục đích nói chung chỉ đi với động từ chỉ hoạt động chủ động.

Xét trong mối quan hệ ý nghĩa với động từ - vị ngữ, chu tố mục đích có những ý nghĩa cụ thể sau:

- Chu tố mục đích nêu hoạt động hay sự tình mà chủ thể của hoạt động nêu ở động từ - vị ngữ muốn thực hiện

Thí dụ:

+ Trong góc nhà, Thoa đang nấu nước để pha trà. (Nguyễn Minh Châu)

+ Những lần sang, cô Mịch đã phải nghỉ việc đồng áng để vặt lông gà, mổ cá chép, thái ngọn măng. (Vũ Trọng Phụng)

+ Năm nào đến tết chị cũng gói để đón Ngạn lên ăn tết. (Nguyễn Minh Châu)

- Chu tố mục đích nêu hoạt động thuộc về chủ thể khác Thí dụ:

+ Bao giờ xuống cô bảo nhé để tôi dừng xe. (Nguyễn Minh Châu) + Tiện đây, tôi cũng nói thêm để đồng chí biết. (Nguyễn Minh Châu)

- Chu tố mục đích nêu hoạt động mà chủ thể của hoạt động nêu ở động từ - vị ngữ không muốn xảy ra

Thí dụ:

+ Thoa bàn với An gần giờ báo thức buổi sớm hãy báo động để anh em đỡ mất ngủ. (Nguyễn Minh Châu)

2) Về mối quan hệ thời gian giữa hoạt động nêu ở động từ - vị ngữ của câu với hoạt động nêu ở chu tố mục đích

Thông thường, hoạt động nêu ở vị từ - vị ngữ xảy ra trước hoạt động nêu ở chu tố mục đích. Chẳng hạn, trong câu: “Cậu về mà nhận chức mới.”(Nguyễn Minh Châu), hoạt động “về” nêu ở vị ngữ đương nhiên xảy ra trước hoạt động “nhận

chức” nêu ở chu tố mục đích.

Tuy nhiên có những trường hợp, hoạt động nêu ở vị ngữ và hoạt động nêu ở chu tố gần như xảy ra đồng thời. Trong trường hợp này, ý nghĩa mục đích không nổi rõ (nghĩa mục đích hơi yếu). Vai trò của để, mà không thật sư cần thiết trong câu, khi lược bỏ đi không làm thay đổi sắc thái ý nghĩa của câu. Chẳng hạn:

- Chúng rúc đầu vào nhau mà cười khúc khích. (Nguyễn Minh Châu)

-> Chúng rúc đầu vào nhau cười khúc khích.

- Hồi đó, các chiến sĩ trông thấy máy bay địch xì khói trắng cứ nhảy lên mà reo.

(Nguyễn Minh Châu)

-> Hồi đó, các chiến sĩ trông thấy máy bay địch xì khói trắng cứ nhảy lên reo. Trong hai thí dụ trên ta thấy, hai hoạt động trong hai câu dường như diễn ra đồng thời khi ta bỏ đi.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 56 - 57)