Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 55 - 56)

7. Bố cục của luận văn

3.1. Nhận xét chung

Như đã chỉ ra ở chương I, kết trị của động từ, theo cách hiểu hẹp, thường được xác định là thuộc tính kết hợp cú pháp bắt buộc của động từ, tức là khả năng của động từ kết hợp vào mình các thành tố bắt buộc của câu (chủ ngữ và bổ ngữ truyền thống). Theo cách hiểu rộng thì kết trị của động từ là toàn bộ thuộc tính kết hợp của động từ (gồm cả khả năng kết hợp từ vựng lẫn khả năng kết hợp cú pháp, cả khả năng kết hợp bắt buộc lẫn tự do). Việc xác định kết trị của động từ theo cách hiểu hẹp không khỏi có những mặt hạn chế vì chỉ thiên về những thuộc tính kết hợp cú pháp bắt buộc. Cách hiểu rộng có ưu điểm là chú trọng đến cả những thành tố tự do. Nếu nói về mức độ quan trọng đối với việc hiểu bản chất của động từ thì quả thực thuộc tính kết hợp với các thành tố tự do không thể sánh ngang hàng với thuộc tính kết hợp của các thành tố bắt buộc. Nhưng điều đó không có nghĩa là việc xem xét thuộc tính kết hợp của động từ với các thành tố tự do là không cần thiết và không quan trọng đối với việc hiểu đặc tính ngữ pháp của động từ.

Qua việc khảo sát, chúng tôi thấy rằng, không phải bất kỳ thành tố tự do nào cũng có khả năng xuất hiện bên tất cả các nhóm động từ. Chẳng hạn, thành tố mục đích chỉ có khả năng xuất hiện bên các động từ chủ động, còn thành tố công cụ (phương tiện) chỉ có khả năng đi với động từ chỉ hành động. Ngay cả các thành tố có khả năng kết hợp rất rộng rãi như các thành tố nguyên nhân, vị trí...cũng không phải kết hợp ở mức độ mạnh như nhau với tất cả các nhóm động từ.

Trong chương này, chúng tôi sẽ đi sâu xem xét về các thuộc tính kết hợp, đặc điểm ý nghĩa, vị trí xuất hiện của các kiểu chu tố được biểu hiện bằng động từ để phát hiện được đầy đủ hơn các diện đối lập trong nội bộ động từ.

Như đã nói trên, ở phần dưới đây, chúng tôi chỉ tìm hiểu những kiểu chu tố động từ tiêu biểu nhất, do đó, chúng tôi sẽ không xem xét chu tố nhượng bộ bởi kiểu chu tố “nghịch nhân quả” này cũng có những đặc điểm gần gũi với chu tố nguyên nhân.

Bốn kiểu chu tố động từ tiêu biểu đó là: - Chu tố mục đích

- Chu tố nguyên nhân - Chu tố điều kiện - Chu tố tình huống

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 55 - 56)