7. Bố cục của luận văn
3.3.2. Đặc điểm hình thức của chu tố nguyên nhân
3.3.2.1. Về cấu tạo
Chu tố nguyên nhân có các dạng cấu tạo sau: - Chu tố nguyên nhân có dạng cấu tạo là động từ
Thí dụ:
Mặt nó ngây ra vì tiếc.(Nam Cao)
- Chu tố nguyên nhân có dạng cấu tạo là cụm động từ (cụm chủ vị).
Trong trường hợp được biểu hiện bằng cụm động từ, chu tố nguyên nhân xuất hiện ở hai dạng:
+ Dạng đầy đủ (bên động từ là chu tố có đầy đủ các thành tố bắt buộc hay các diễn tố).
Thí dụ:
Tôi lại chỉ mừng thầm vì anh ấy cùng trung đoàn tham dự chiến dịch đã trở về.
(Nguyễn Minh Châu)
Tôi tự tử vì tôi sung sướng quá. (Vũ Trọng Phụng)
Vì tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không giận. (Nam Cao)
+ Dạng không đầy đủ (tỉnh lược diễn tố). Thí dụ:
Người lính trố mắt vì kính phục. (Vũ Trọng Phụng) Mặt nó ngây ra vì tiếc. (Nam Cao)
Long ngẩn người ra vì không hiểu. (Vũ Trọng Phụng)
3.3.2.2. Về phương thức kết hợp
Chu tố nguyên nhân kết hợp gián tiếp với động từ thông qua quan hệ từ có ý
nghĩa nguyên nhân. Các quan hệ từ thường dẫn nối chu tố nguyên nhân là: vì, do,
bởi, tại, nhờ...
+ Vì: vì chỉ nguyên nhân nói chung, mang tính trung hòa, vì được dùng cho cả
nguyên nhân có lợi và nguyên nhân có hại. Thực ra, vì tự thân không bao hàm nghĩa lợi, hại mà nghĩa lợi, hại nằm ở động từ giữ vai trò chu tố.
Thí dụ:
Tôi đã gần như thất vọng vì thấy họ phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ,
nhịn nhục một cách đáng thương. (Nam Cao)
Tôi cũng không cần cãi bừa, vì tôi đã xin từ chức rồi. (Vũ Trọng Phụng)
Nhưng đến bây giờ, thú thật với em, cho đến tận bây giờ, anh vẫn còn thấy đau lắm, vì đã phải xếp sách vở. (Nguyễn Minh Châu)
Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh, vì được dùng kết hợp với trợ từ là.
Thí dụ:
Hắn nao nao buồn là vì mấy chuyện ấy nhắc cho hắn một cái gì rất xa xôi. (Nam Cao)
Rau không ra được là vì nó đói, không đủ sức mà rặn. (Nguyễn Minh Châu)
Long đã nói là vì muốn lấy lòng Tuyết. (Vũ Trọng Phụng)
+ Nhờ:nhờ chỉ nguyên nhân có lợi, đem lại kết quả được cho là tốt.
Thí dụ:
Vũ dũng như hắn mà làm được lí trưởng là nhờ có cụ. (Nam Cao)
Nhờ trời phật run rủi, anh ấy còn được gặp vợ con. (Ma Văn Kháng)
Nhờ thầy giáo giúp đỡ tận tình mà tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt sau hai tháng làm việc.
Nhờ sẵn có ít vốn riêng, mẹ em trở lại nghề cũ. (Kim Lân)
+ Do:do chỉ nguyên do, nguồn gốc của sự tình nêu ở cụm vị từ nòng cốt.
Thí dụ:
Vả lại cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. (Nguyễn Minh Châu)
+ Bởi: Có những nét nghĩa như vì, chỉ nguyên nhân, lý do của sự việc, hành động nêu ở cụm vị từ nòng cốt.
Thí dụ:
Bởi rất yêu chồng và phục chồng, Liên dễ nhìn đời bằng con mắt của chồng. (Nam Cao) Chí Phèo chưa bào giờ thấy thế bởi chưa bao giờ hết say. (Nam Cao)
Hắn không thèm nhận, bởi thừa biết nuốt vào thì há miệng mắc quai. (Nam Cao)
Có những người đàn bà đẹp, yêu rất khéo, bởi họ được ăn ngon, mặc đẹp, chăm
sửa thịt da và chẳng làm gì cả. (Nam Cao)
Có những trường hợp bởi kết hợp với vì tạo thành quan hệ từ ghép. Thí dụ: Họ đi bởi vì họ đã ngóng đợi suốt ba ngày. (Chu Lai)
+ Tại:tại chỉ nguyên nhân có hại và ít nhiều mang tính khẩu ngữ. Thí dụ:
Tại cha mẹ Bính cay nghiệt nên Bính phải xa nó. (Nguyên Hồng)
Tại anh học ở trường thuốc nên thơ anh có mùi khoa học chứ gì. (Vũ Trọng Phụng)
Tại người khách đi xe không biết nói với đội xếp thế nào nên anh ta mới bị bắt.
(Thạch Lam)
Qua khảo sát của chúng tôi, chu tố nguyên nhân được dẫn nối bằng các quan hệ từ có tỉ lệ phần trăm cụ thể như sau:
Chu tố nguyên nhân được dẫn nối bằng Vì chiếm 60,5 % (121/200)
Chu tố nguyên nhân được dẫn nối bằng Bởi chiếm 13,5 % (27/200)
Chu tố nguyên nhân được dẫn nối bằng Do chiếm 1% (2/200)
Chu tố nguyên nhân được dẫn nối bằng bởi vì, bởi lẽ, là vì,... chiếm 25 % (50/200)
3.3.2.3. Về vị trí
Mang những đặc điểm chung của chu tố (như đã chỉ ra ở chương 2), chu tố nguyên nhân cũng có khả năng cải biến vị trí mạnh.
- Chu tố nguyên nhân có thể chiếm các vị trí sau: + Đứng sau động từ - vị ngữ
Thí dụ:
Lúc anh đứng bên vợ, giữa hai gánh cỏ ướt đẫm, bên chái nhà, trông thấy khuôn mặt vợ đỏ ửng lên vì thẹn và sung sướng...(Nguyễn Minh Châu)
Rau không ra được là vì nó đói, không đủ sức mà rặn. (Nguyễn Minh Châu)
Ở những ví dụ này, không thể lược bỏ quan hệ từ dẫn nối vì như vậy câu sẽ trở nên mơ hồ, không rõ nghĩa.
+ Đứng trước chủ ngữ, vị ngữ (cụm vị từ)
Trong trường hợp này quan hệ từ dùng để dẫn nối chu tố nguyên nhân không nhất thiết phải có mặt.
Thí dụ:
Vì bà mẹ Chi mải chằng nải chuối quá lâu mà Chi trật mất chuyến xe hàng cuối
cùng hai giờ chiều. (Nguyễn Minh Châu).
Vì muốn yên ủi Từ và cứu lấy danh dự của Từ, Hộ đã chính thức nhận từ làm
vợ. (Nam Cao)
+ Đứng giữa chủ ngữ, vị ngữ Thí dụ:
Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, chu tố nguyên nhân cũng giống với chu tố mục đích có vị trí cơ bản, phổ biến nhất là sau vị từ - vị ngữ. (chiếm 72,5 %) (145/200)
3.3.2.4. Về phạm vi kết hợp
Như các ví dụ dẫn ra trên đây cho thấy, chu tố nguyên nhân có phạm vi kết hợp khá rộng rãi. Chúng có khả năng kết hợp với hầu như tất cả các nhóm vị từ nhưng kết hợp mạnh nhất với động từ chỉ trạng thái khác nhau của sự tồn tại (chết, cháy, tan, ốm, đổ, vỡ...)
Thực tế cho thấy, có thể gặp khá phổ biến những câu có chu tố nguyên nhân như:
Họ chết vì mắc một bệnh hiểm nghèo.
Ngôi nhà cháy do chập điện.
Nó ốm vì làm việc quá sức.