Bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ truyền thống) và bộ

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 36 - 43)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ truyền thống) và bộ

bộ phận còn lại của câu

2.1.2.1. Cơ sở để xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu

Để xác định bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và các thành tố khác của câu, cần dựa vào khái niệm quan hệ cú pháp và cách xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ (cụm từ) trong câu.

1) Khái niệm quan hệ cú pháp

Quan hệ cú pháp, ở dạng điển hình, là mối quan hệ giữa các thực từ trong câu. Sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa hai từ (dạng tối thiểu) được khẳng định qua khả năng xác định giữa chúng một kiểu quan hệ ý nghĩa nhất định và khả năng sử dụng độc lập của tổ hợp những từ này hoặc khả năng sử dụng những tổ hợp đó với tư cách là biến thể tỉnh lược của cấu trúc phức tạp hơn. Nói cách khác, sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa hai từ được xác định dựa đồng thời cả vào hai tiêu chí vể nội dung (mối quan hệ ý nghĩa giữa chúng) lẫn tiêu chí về hình thức (khả năng sử dụng độc lập của tổ hợp do chúng tạo thành). [43,60]

2) Tiêu chí xác định sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa các từ trong câu

a) Tiêu chí nội dung: Cơ sở của các mối quan hệ cú pháp giữa các từ là ý nghĩa. Trong câu, hai từ chỉ được coi là có quan hệ ngữ nghĩa với nhau nếu giữa chúng có thể xác định một kiểu quan hệ ý nghĩa nhất định.

b) Tiêu chí hình thức: Các từ được coi là có quan hệ hình thức với nhau nếu chúng có thể tạo thành ngữ đoạn dùng độc lập hoặc dùng với tư cách là biến thể rút gọn của câu.

Theo nguyên tắc trên đây, chúng ta sẽ xem xét mối quan hệ giữa trạng ngữ (chu tố) và bộ phận còn lại của câu.

2.1.2.2. Chu tố ( trạng ngữ truyền thống) thành tố phụ tự do của vị từ - vị ngữ 1) Sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố và vị từ - vị ngữ

Cơ sở để khẳng định mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trạng ngữ) và vị từ - vị ngữ là:

a) Về nội dung: Mặc dù chu tố (trạng ngữ) là thành phần không bắt buộc nhưng

sự xuất hiện của nó với những ý nghĩa cụ thể khác nhau nói chung, luôn bị quy định bởi nghĩa của vị từ. Chu tố có quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ với vị từ - vị ngữ. Mối quan hệ về nghĩa giữa chu tố và vị từ - vị ngữ có thể chỉ ra cụ thể như sau:

- Quan hệ hoạt động - mục đích Thí dụ:

Thị lắc đầu để tỏ ý không nhượng bộ. (Nam Cao)

Ai cũng thò đầu ra để xem cuộc chạy thi. (Nguyễn Công Hoan)

- Quan hệ hoạt động - điều kiện Thí dụ:

Chúng ta sẽ nghỉ nếu trời mưa.

Nếu Kha không yêu tôi sao phải bày trò ra như vậy. (Nam Cao)

- Quan hệ hoạt động - nguyên nhân Thí dụ:

Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài)

Đứa bé lắc đầu vì nó không hiểu gì.

- Quan hệ hoạt động - tình huống Thí dụ:

Ăn cơm xong, San xếp sách vở đi học ngay. (Nam Cao)

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường. (Kim Lân)

b) Về hình thức: Chu tố có khả năng cùng với vị từ - vị ngữ tạo thành tổ hợp

dùng độc lập hoặc dùng với tư cách là biến thể tỉnh lược (chủ ngữ) của câu. So sánh:

- Các chu tố danh từ:

+ Từ sáng đến giờ, (chị) chỉ long đong chạy đi chạy về. + Chiều hôm nay, (các trung đội) tiếp tục đào chiến sự.

+ Bằng điện thoại, (hai bên) đã liên lạc được với nhau. - Các chu tố động từ:

+ (Hắn) sung sướng vì đã nghĩ ra điều ấy.

+ Để hiểu biết, (chúng ta) cần học tập.

+ Bởi ăn uống có điều độ nên (tôi) chóng lớn lắm. + Ngày mai, nếu (trời) mưa thì (chúng ta) nghỉ. + Nói xong, (cụ) lại ho sù sụ.

+ Tuy (tôi) ngủ ít nhưng (tôi) không hề thấy mệt mỏi.

Như các thí dụ cho thấy, việc lược bỏ chủ ngữ (các từ ở trong ngoặc đơn) hầu như không làm ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa chu tố (trạng ngữ) và vị từ - vị ngữ của câu.

2) Tính phụ thuộc cú pháp của chu tố vào vị từ - vị ngữ

Trên đây, chúng ta đã chứng minh sự có mặt của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố (trong đó có chu tố động từ) và vị từ - vị ngữ. Vấn đề tiếp theo cần làm rõ là tính phụ thuộc về cú pháp của chu tố vào vị từ - vị ngữ. Sở dĩ cần làm rõ vấn đề này vì trong phân tích cú pháp luôn vẫn tồn tại những ý kiến khác nhau về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các bộ phận còn lại của câu.

Trong việc xác định tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các chu tố và bộ phận còn lại của câu, ngoài chu tố mục đích, chu tố tình huống được nhất trí coi là yếu tố phụ thuộc, đối với các chu tố động từ còn lại là chu tố nguyên nhân, chu tố điều kiện, chu tố nhượng bộ có thể thấy, có hai loại ý kiến chính:

- Coi các chu tố động từ này là thành phần phụ của câu.

Đây là ý kiến của các tác giả Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê [14,565-570] và Nguyễn Văn Hiệp [22, 224-227]

- Cho rằng trong số các kiểu chu tố động từ, các chu tố chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ là các yếu tố có quan hệ phụ thuộc qua lại với bộ phận còn lại của câu hoặc cụm chủ vị.

Tiêu biểu cho ý kiến này là Hoàng Trọng Phiến, ông coi chu tố chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ được biểu hiện bằng động từ mà chúng ta đang xem xét là các yếu tố có quan hệ qua lại với nòng cốt câu. [30, 40].

Chỗ dựa của ý kiến thứ hai là:

a) Về nội dung:

Hai vế trong câu (vế chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ và vế chỉ hệ quả) có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo kiểu quan hệ tiền đề - hệ quả (một vế nêu sự tình như là tiền đề, điều kiện, một vế nêu sự tình là hệ quả xảy ra trên cơ sở tiền đề, điều kiện đó).

b) Về hình thức:

- Hai vế thuộc kiểu câu này đều được nối kết bằng các cặp hư từ (quan hệ từ) (vì...nên, nếu...thì, tuy...nhưng)

- Hai vế thường có cấu trúc tương đẳng với nhau (đều là vị từ, hoặc cụm vị từ, cụm chủ vị)

- Hai vế dựa vào nhau cùng song song tồn tại.

Trong hai quan niệm trên, chúng tôi nghiêng về quan niệm thứ nhất vì những lẽ sau: a) Về nội dung:

Theo chúng tôi, ý kiến lập luận trên đây tuy phần nào chỉ ra được đặc điểm, tính chất của mối quan hệ giữa các thành tố nhưng đó chưa phải là cơ sở đầy đủ, chắc chắn để khẳng định mối quan hệ giữa các chu tố (trạng ngữ) kiểu câu trên đây với bộ phận còn lại là quan hệ phụ thuộc qua lại.

Sự khảo sát cụ thể cho thấy mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các vế trong những câu đang được xem xét không phải luôn là mối quan hệ “qua lại” , tức là mối quan hệ “phụ thuộc vào nhau”.

Chẳng hạn, thử so sánh:

1- Nếu có tiền, tôi cũng không mua ô tô. 2- Mặc dù bị ốm, tôi vẫn đến lớp.

Ở những câu trên đây, sự tình nêu ở vế thứ nhất (chỉ điều kiện hoặc sự nhượng bộ) không hề chi phối (quy định) kết quả nêu ở vế thứ hai. Nói cách khác, sự tình nêu ở vế thứ hai không phải là kết quả logic hay tất yếu của sự tình nêu ở vế thứ nhất. Về thực chất, vế thứ nhất ở những câu này chỉ nêu hoàn cảnh, điều kiện trong đó sự tình nêu ở vế thứ hai đã hoặc có thể diễn ra.

b) Về hình thức:

Những điểm đáng chú ý là:

- Thứ nhất: Các hư từ nối kết hai vế thực ra không hoàn toàn tương đẳng với

nhau về ngữ pháp. Trong các hư từ đó, chỉ hư từ dẫn nối các vế là chu tố mới là quan hệ từ phụ thuộc thực sự.

Chẳng hạn, ta thử xét các hư từ: thì, mà, nhưng dùng để dẫn nối vế chỉ kết quả. + Về từ thì: Thực tế cho thấy từ thì không chỉ dùng thành cặp với nếu mà còn có thể dùng riêng trong những câu như: “Hôm nay thì nó lả đi rồi.”(Nguyễn Công Hoan). “Về ngữ pháp thì câu này không sai”. Trong những câu kiểu này, thì đứng trước cụm chủ vị mà trước đó là trạng ngữ (chu tố). Nó không dùng thành cặp với hư từ nào.

Như vậy, thì không dẫn nối thành tố phụ hoặc thành tố phụ thuộc qua lại. Có thể có ý kiến cho rằng thì trong những câu vừa dẫn trên đây không phải là thì trong câu điều kiện - kết quả. Tuy nhiên, với quan niệm như vậy, sẽ rất khó chỉ ra sự khác biệt giữa các từ thì trong những kiểu câu đã dẫn trên đây. (Thật khó chỉ ra rằng thì

trong những câu vừa dẫn ra trên đây khác hẳn với thì trong câu điều kiện kết quả). + Về từ mà: Có thể thấy rằng từ thường được coi là đồng nghĩa với nên (đều chỉ kết quả) và được dùng thành cặp với

So sánh:

1a- Vả lại, cũng do chúng ta lần chần xe đến đây chậm. (Chu Lai) 1b- Vả lại, cũng do chúng ta lần chần nên xe đến đây chậm.

2a- Vì bà mẹ Chi mải chằng nải chuối quá lâu nên Chi trật mất chuyến xe hàng cuối cùng.

2b- Vì bà mẹ Chi mải chằng nải chuối quá lâuChi trật mất chuyến xe hàng cuối cùng. (Nguyễn Minh Châu)

Tuy nhiên, nếu luôn luôn nối thành tố phụ (và do đó là quan hệ từ phụ thuộc) thì mà, nên không phải là quan hệ từ phụ thuộc đích thực. Bằng chứng là mà, nên

(cho nên) có thể dẫn nối cụm chủ vị nòng cốt mà trước nó là trạng ngữ (chu tố) chỉ

nguyên nhân có dạng cấu tạo vì + danh từ (đại từ). Thí dụ:

Vì mục đích phục vụ số đông của người nghệ sĩ cho nên anh quên tôi đi hả. (Nguyễn Minh Châu)

Trong những câu trên đây, tổ hợp vì + danh từ (đại từ) đều được nhất trí coi là trạng ngữ (chu tố), tức là các thành tố phụ thuộc một chiều vào cụm chủ vị nòng cốt đứng sau.

Như vậy, cũng như thì trong những câu đã xem xét, mà, cho nên trong những câu trên đây không phải là quan hệ từ dẫn nối thành tố phụ thuộc qua lại.

+ Về từ nhưng:

Cũng như từ thì, nhưng không chỉ được dùng thành cặp với tuy, dù (mặc dù) mà còn được dùng riêng để biểu thị sự đối lập.

Thí dụ:

Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi.

- Thứ hai:

Mặc dù các hư từ trong những câu đang xem xét trên đây thường được coi là các “cặp quan hệ từ”, tức là chúng luôn được dùng sóng đôi với nhau, nhưng có thể thấy rằng trong các “cặp hư từ đó”, chỉ các hư từ dẫn nối các chu tố (chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ) là xuất hiện tương đối thường xuyên (đặc biệt khi các chu tố chiếm vị trí thứ hai, tức là đứng sau thành tố kết quả thì sự có mặt của các hư từ dẫn nối chúng hầu như là bắt buộc). Các hư từ dẫn nối thành tố chỉ kết quả trái lại,

hầu như luôn có khả năng lược bỏ. (Riêng các quan hệ từ nên, cho nên, mà, nhưng

nhất thiết phải vắng mặt nếu vế chỉ kết quả đứng trước). So sánh:

1a- Vì tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm. (Tô Hoài) 1b- Vì tôi thắng tợn, hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm.

1c- Hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm vì tôi thắng tợn. 1d- Tôi thắng tợn nên hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm. 1đ- Hai cậu chủ của tôi, yêu quý tôi lắm tôi thắng tợn. (-)

2a- Nếu thấy mặt bất cứ ai thì Mịch sẽ xấu hổ vô cùng. (Vũ Trọng Phụng) 2b- Nếu thấy mặt bất cứ ai, Mịch sẽ xấu hổ vô cùng.

2d- Thấy mặt bất cứ ai, Mịch sẽ xấu hổ vô cùng. 2đ- Mịch sẽ xấu hổ vô cùng thấy mặt bất cứ ai.(-)

3a- Nếu Nguyệt đã hy sinh thực thì tôi sẽ mang mối hận mãi mãi. (Nguyễn Minh Châu)

3b- Nếu Nguyệt đã hy sinh thực, tôi sẽ mang mối hận mãi mãi.

3c- Tôi sẽ mang mối hận mãi mãi nếu Nguyệt đã hy sinh thực.

3d- Nguyệt đã hy sinh thực, tôi sẽ mang mối hận mãi mãi,

3đ- Tôi sẽ mang mối hận mãi mãi Nguyệt đã hy sinh thực.(-) 4a- Tuy đã được nghỉ một ngày nhưng tôi vẫn thấy mệt. 4b- Tuy đã được nghỉ một ngày, tôi vẫn thấy mệt. 4c- Tôi vẫn thấy mệt tuy đã được nghỉ một ngày. 4d- Đã được nghỉ một ngày, tôi vẫn thấy mệt. 4đ- Tôi vẫn thấy mệt đã được nghỉ một ngày. (-)

Như các thí dụ cho thấy, cả khi các vế kết quả đứng trước hoặc đứng sau, quan hệ từ dẫn nối chúng là nên, cho nên, thì, nhưng đều có thể hoặc cần phải lược bỏ (khi các vế kết quả đứng trước, việc lược bỏ các quan hệ từ này là bắt buộc). Ngược lại, khi các vế chỉ nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ đứng sau thì các quan hệ từ dẫn nối chúng (vì, nếu, tuy ,dù) nhất thiết phải có mặt.

Như vậy, mặc dù được coi là các cặp quan hệ từ nhưng trên thực tế, các hư từ nối kết các vế trong câu chỉ quan hệ nhân quả, điều kiện, nhượng bộ không phải luôn dùng theo cặp mà có thể dùng riêng.

Cũng cần phải nói thêm rằng ngay cả khi chứng minh được rằng các hư từ trong những câu đang được xem xét luôn được dùng theo cặp thì điều đó cũng chưa phải là căn cứ để khẳng định các thành tố được nối kết bởi chúng là các thành tố phụ thuộc qua lại. Trên thực tế, nhiều hư từ thường được dùng theo cặp có thể nối kết các thành tố có quan hệ đẳng lập.

Thí dụ:

+ Hoặc ...hoặc

Bọn thực dân Pháp hoặc đầu hàng hoặc bỏ chạy.(Hồ Chí Minh)

+ Vừa ...vừa

Họ vừa đi vừa hát.

Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước. (Hồ Chí Minh)

+ Chẳng những ... mà còn

Nhân dân tặng bộ đội chẳng những lương thực, thực phẩm mà còn cả quần áo, giầy dép.

+ Cả...lẫn

Tôi bán cả sách cũ lẫn sách mới.

- Thứ ba:

Nói về sự tồn tại song song của hai vế, cũng cần chỉ ra rằng trong những câu với chu tố động từ thuộc kiểu đang xem xét, có thể thấy trong nhiều trường hợp, nhất là khi chỉ ở một vế được dẫn nối bởi hư từ, một trong hai vế hoàn toàn có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính độc lập của vế còn lại.

So sánh:

1a- Vì tôi thắng tợn, hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm. -> 1b- Hai cậu chủ của tôi yêu quý tôi lắm.

2a- Tuy đã được nghỉ một ngày, tôi vẫn thấy mệt. -> 2b- Tôi vẫn thấy mệt.

3a- Ngày mai, nếu trời mưa, chúng ta sẽ nghỉ. -> 3b- Ngày mai, chúng ta sẽ nghỉ.

Những thí dụ trên đây cho thấy, tính độc lập của vế sau rõ ràng là cao hơn vế trước. Trên cơ sở sự phân tích như trên đây, trong luận văn này, chúng tôi tán thành ý kiến cho rằng quan hệ cú pháp giữa các chu tố động từ và vị từ - vị ngữ của câu là quan hệ phụ thuộc, nghĩa là chu tố là thành tố phụ thuộc vào vị từ - vị ngữ, (chứ không phải có quan hệ phụ thuộc qua lại với bộ phận còn lại của câu).

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)