Đặc điểm hình thức của chu tố điều kiện

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 79 - 82)

7. Bố cục của luận văn

3.4.2. Đặc điểm hình thức của chu tố điều kiện

3.4.2.1. Về cấu tạo

1) Các dạng cấu tạo của chu tố điều kiện:

- Chu tố điều kiện có dạng cấu tạo là một động từ Thí dụ:

Nếu muốn thì Nga dẫn đến thiên thai cho mà ngâm vịnh. (Nam Cao)

- Chu tố điều kiện có dạng cấu tạo là cụm động từ (cụm chủ vị), gồm:

+ Chu tố điều kiện là cụm động từ ở dạng đầy đủ (bên động từ có tất cả các diễn tố)

Thí dụ:

Nếu anh thích nói chuyện thì ta nghỉ một tối để chúng mình nói chuyện. (Nam Cao)

Nếu nhà chẳng còn đồng xu nào thì hắn cũng đi. (Nam Cao)

Nếu thằng L19 đến, chúng mình cứ ngồi xuống. (Nguyễn Minh Châu)

+ Chu tố điều kiện là cụm động từ ở dạng không đầy đủ (lược diễn tố) Thí dụ:

Nếu chịu khó đi đò thì nửa đêm cũng đến. (Vũ Trọng Phụng)

Nếu không xin, không nhặt được thì hẳn là ăn cắp. (Nam Cao)

Nếu không rước ông lang Rận vào, sao mụ phải cài cửa kĩ thế.(Nam Cao)

3.4.2.2. Về phương thức kết hợp

Chu tố điều kiện luôn luôn kèm theo một liên từ điều kiện: nếu, giá, hễ, giả sử

mà nghĩa của chúng đã được miêu tả gắn với nghĩa của động từ giữ vai trò chu tố ở phần trên đây. Có thể tóm lại như sau:

- Nếu: Liên từ nếu tạo dựng một không gian tinh thần giả định cho sự tình được giới thiệu. Nghĩa cụ thể của nếu là nêu sự tình dự báo, phản thực, suy luận, so sánh...

Nếu là liên từ được sử dụng nhiều nhất trong chu tố điều kiện. Thí dụ:

- Nếu trúng, lão với tôi uống rượu. (Nam Cao)

- Em vẫn cứ ở chợ với cô em đến hết đời nếu cô em không đến lôi ra khỏi cái hũ nút ấy.

- Nếu xin được chú đã chẳng phải ở liền 5 năm không nghỉ phép.

- Hễ: là từ biểu thị điều kiện trong quan hệ giữa điều kiện và hệ quả mang tính

quy luật: cứ mỗi khi có sự việc, hiện tượng này thì tất yếu có sự việc hiện tượng kia. Thí dụ:

- Mụ càng tô lục chuốt hồng,

- Hễ tôi hỏi là hắn gắt.

- Giá: là từ nêu điều kiện, giả thiết thường là với nghĩa tình thái ước ao,

mong muốn. Giá có thể dùng riêng mà cũng có thể dùng kết hợp với như, mà: giá

như, giá mà.

Thí dụ:

Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)

- Giả sử: dùng ở đầu câu, để nêu một giả thiết, thường là trái với thực tế, làm

căn cứ suy luận, chứng minh. Thí dụ:

Giả sử có người hỏi, anh sẽ trả lời ra sao.

Giả sử mất công nhưng lại không thu được kết quả, tôi phải làm sao.

Qua khảo sát của chúng tôi, chu tố điều kiện được dẫn nối bằng các quan hệ từ có tỉ lệ phần trăm cụ thể như sau:

Chu tố điều kiện được dẫn nối bằng nếu chiếm 76,5 % (153/200) Chu tố điều kiện được dẫn nối bằng hễ chiếm 12 % (24/200) Chu tố điều kiện được dẫn nối bằng giá chiếm 7,5 % (15/200) Chu tố điều kiện được dẫn nối bằng giả sử chiếm 4 % (8/200)

3.4.2.3. Về vị trí

Chu tố điều kiện có khả năng chiếm ba vị trí khác nhau trong câu. Nó có thể đứng đầu câu, đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ, đứng cuối câu.

+ Chu tố điều kiện chiếm vị trí đầu câu. Thí dụ:

Nếu muốn thì Nga dẫn đến thiên thai cho mà ngâm vịnh. (Nam Cao)

+ Chu tố nhượng bộ đứng giữa chủ ngữ và vị ngữ. Thí dụ:

Bố mẹ, nếu chẳng được nhờ con thì cũng chẳng phải lo lắng gì vào thân nó.

(Nam Cao)

+ Chu tố điều kiện đứng vị trí cuối câu. Thí dụ:

Mặc dù vị trí phổ biến nhất của chu tố điều kiện là đứng ở đầu câu nhưng khả năng cải biến vị trí của chu tố điều kiện là khá mạnh. Chu tố điều kiện có khả năng cải biến với cả ba vị trí:

Thí dụ:

Nếu có mà ăn, người ta có thể ăn được suốt ngày. (Nam Cao)

-> Người ta, nếu có mà ăn, có thể ăn được suốt ngày. -> Người ta có thể ăn được suốt ngày nếu có mà ăn.

3.4.2.4. Về phạm vi kết hợp

Chu tố điều kiện có phạm vi kết hợp khá rộng. Chúng hầu như có thể kết hợp với tất cả các nhóm, các tiểu loại của động từ giữ vai trò vị ngữ của câu.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)