Nguyên tắc đảm bảo tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 25 - 26)

7. Bố cục của luận văn

1.3.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hai mặt: ý nghĩa và hình thức

Các đơn vị, thành tố cú pháp được đặc trưng bởi tính hai mặt nên với tư cách là đơn vị, thành tố cú pháp, các kết tố (diễn tố, chu tố) của động từ cần được xác định, nhận diện, phân biệt, miêu tả từ hai mặt: ý nghĩa và hình thức cú pháp. Ý nghĩa cú pháp đặc trưng cho mặt nội dung của kết tố, cần phân biệt với nghĩa sâu. Sự khác nhau giữa chúng là ở chỗ: “nghĩa cú pháp của từ chỉ được xác định trong mối quan hệ với nghĩa ngữ pháp của các từ khác và luôn được biểu thị bằng hình thức cú pháp nhất định, còn nghĩa sâu được xác định trong mối quan hệ giữa các nghĩa từ vựng của từ và không được biểu thị bằng hình thức cú pháp” [31, 112]. Chẳng hạn, trong câu

Mẹ khen Nam, mẹ có ý nghĩa cú pháp chủ thể (và là diễn tố chủ thể - chủ ngữ), đồng

thời, về nghĩa sâu cũng chỉ chủ thể của hành động khen, còn trong câu Nam được mẹ

khen, Nam chỉ chủ thể cú pháp (và là chủ ngữ), xét trong mối quan hệ với động từ - vị

ngữ được, nhưng về nghĩa sâu lại chỉ đối tượng của hành động (khen)

Nghĩa cú pháp đặc trưng cho các kết tố cũng cần được phân biệt với nghĩa chủ đề hay nghĩa thông báo. Chẳng hạn, trong câu Nam viết thư, Nam chính là chủ thể cú pháp (và là chủ ngữ), đồng thời cũng là chủ đề thông báo (và là đề ngữ) còn trong câu

Thư, Nam viết rồi thì thư chỉ chủ thể thông báo (và là đề ngữ) nhưng về nghĩa cú pháp lại chỉ đối thể (là bổ ngữ) chứ không phải là chủ thể.

Hình thức cú pháp đặc trưng cho các kết tố (diễn tố, chu tố), bao gồm cách biểu hiện (đặc tính từ loại, cấu tạo), trật tự từ, hư từ cú pháp và ngữ điệu. Vì trên thực tế, mỗi kết tố có thể được biểu hiện bằng một vài biến thể hình thức, nên khi xác định các kết tố theo mặt hình thức, về nguyên tắc, cần dựa vào hình thức cú pháp cơ bản. Hình thức cú pháp cơ bản được hiểu là hình thức có tính phổ biến cao nhất. “Tính phổ biến cao nhất” của hình thức cú pháp cơ bản được thể hiện ở chỗ việc sử dụng nó không bị hạn chế bởi điều kiện đặc biệt nào. So sánh:

+ Nam gửi một bức thư cho bạn. (+).

+ Nam gửi cho bạn một bức thư. (+). + Nam gửi bạn một bức thư. (+). + Nam gửi một bức thư bạn. (-)

Như các thí dụ trên cho thấy, biến thể vắng mặt quan hệ từ (bạn) chỉ được dùng với điều kiện nó đứng gần động từ. Tương tự như vậy, trong các câu:

+ Nam đọc sách rồi.

+ Cuốn sách này, Nam đọc rồi.

thành tố phụ (diễn tố) chỉ đối thể có hai biến thể vị trí (trước và sau động từ). Trong đó, biến thể sau động từ là biến thể cơ bản, vì sự xuất hiện của nó không đòi hỏi điều kiện đặc biệt nào. Biến thể trước động từ là biến thể không cơ bản, vì sự xuất hiện của nó đòi hỏi những điều kiện nhất định (tính xác định, ngữ điệu).

Hai mặt hình thức và ý nghĩa cú pháp đặc trưng cho các kết tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó ý nghĩa cú pháp là mặt bản chất quy định hình thức cú pháp. Xuất phát từ bản chất của mối quan hệ này, khi xác định kết tố, các kiểu cấu trúc, cần coi mặt ý nghĩa cú pháp là mặt bản chất có giá trị quyết định. Theo quan điểm này, cần cho rằng sự biến đổi hình thức cú pháp của từ mà dẫn đến sự biến đổi ý nghĩa cú pháp của nó thì đồng thời cũng dẫn đến sự biến đổi bản chất của các kết tố, còn sự biến đổi hình thức cú pháp của từ không dẫn đến sự thay đổi ý nghĩa cú pháp thì bản chất của kết tố không thay đổi (chẳng hạn, trong các câu: Mây tan tan mây,

bản chất của mây là như nhau).

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)