Đặc điểm hình thức của chu tố mục đích

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 57 - 95)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đặc điểm hình thức của chu tố mục đích

3.2.2.1. Về cấu tạo

Các dạng cấu tạo của chu tố mục đích:

- Chu tố mục đích có dạng cấu tạo là động từ. (Bên động từ không có yếu tố phụ). Thí dụ:

Chúng tôi nghỉ lại một ngày để dưỡng sức. (Nguyễn Minh Châu)

Cứ ngồi đây mà đợi. (Vũ Trọng Phụng)

Sao ông lại biết tôi ở đây mà tìm. (Vũ Trọng Phụng)

- Chu tố mục đích có dạng cấu tạo là cụm động từ (cụm chủ vị), gồm:

+ Cụm động từ ở dạng đầy đủ (bên động từ xuất hiện tất cả các thành tố bắt buộc hay diễn tố).

Thí dụ:

Tôi cầm đèn soi để mẹ bắt cá. (Nguyên Ngọc)

Tôi biết nói thế nào để các bạn có thể cảm thụ được cái cảm giác phạm tội của tôi lúc ấy nhỉ ? (Nguyễn Minh Châu)

+ Cụm động từ ở dạng không đầy đủ Thí dụ:

Hạnh phải bỏ học để giúp mẹ nuôi đàn em. (Nguyễn Minh Châu) Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc. (Nam Cao)

Trong những câu trên đây, cụm động từ là chu tố xuất hiện ở dạng không đầy đủ, cụ thể là chủ ngữ (diễn tố chủ thể) bên động từ bị lược bỏ. (vì hoạt động nêu ở chu tố có chung chủ thể với hoạt động nêu ở vị ngữ)

3.2.2.2. Về phương thức kết hợp

Chu tố động từ thường kết hợp với động từ - vị ngữ theo phương thức gián tiếp (thông qua quan hệ từ) với hai biến thể:

+ Biến thể có quan hệ từ: Thí dụ:

- Đi cho biết đó biết đây

Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

(Ca dao)

- Y có thể không nuôi vợ con để nuôi bà. (Nam Cao) + Biến thể vắng quan hệ từ:

Thí dụ:

Cả làng theo cụ Mết vào rừng lấy giáo mác.

Các quan hệ từ chủ yếu là:

1) Để:

- Theo Từ điển tiếng Việt, để biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích hoặc chức năng, công dụng của sự việc hay sự vật được nói đến.

- Về nguồn gốc, để vốn là động từ, dùng để chỉ hoạt động. Thí dụ:

Tôi để tiền trong tủ. Anh cứ để tôi lo.

Trong số các quan hệ từ dẫn nối chu tố mục đích, để là phương tiện được dùng phổ biến nhất. Qua khảo sát của chúng tôi, những câu có chu tố mục đích được dẫn nối bằng để chiếm tỉ lệ tới 61% (122/200).

Tính phổ biến của để được thể hiện ở chỗ, để có khả năng thay thế cho hầu hết các quan hệ từ biểu thị nghĩa mục đích.

Thí dụ:

- Để thay cho quan hệ từ cho:

Đi cho biết đó biết đây. -> Đi để biết đó biết đây.

Thoa hít mạnh cho hơi sương mát thấm vào lồng ngực. (Nguyễn Minh Châu)

-> Thoa hít mạnh để hơi sương mát thấm vào lồng ngực. - Để thay cho quan hệ từ :

Rau không ra được vì nó đói không đủ sức rặn. (Nguyễn Minh Châu)

-> Rau không ra được vì nó đói không đủ sức để rặn.

Tôi cứ nhằm cái bóng trắng nhờ nhờ trước mặt của Nguyệt lái theo. (Nguyễn Minh Châu)

-> Tôi cứ nhằm cái bóng trắng nhờ nhờ trước mặt của Nguyệt để lái theo. Dưới đây là một số thí dụ về cách dùng của để:

Thí dụ:

Anh đưa mắt vào trong nhà để tìm. (Nguyễn Công Hoan)

Tôi cố nói to để anh ta nghe thấy.

Thị lắc đầu để tỏ ý không nhượng bộ. (Nam Cao)

Bác cũng phải ăn đi để lấy sữa cho cháu bú. (Ngô Tất Tố)

2) Cho

- Theo Từ điển tiếng Việt, cho biểu thị điều sắp nêu ra là đối tượng nhắm đến hoặc đối tượng chịu tác động, ảnh hưởng của điều được nói đến.

- Về nguồn gốc, cho có nguồn gốc từ động từ, với ý nghĩa là làm cho người khác có điều kiện làm việc gì.

- Cũng như để, khi dùng để dẫn nối chu tố mục đích, cho có thể thay bằng để và chu tố với giới từ cho không thể chuyển lên trước động từ - vị ngữ được.

Thí dụ:

+ Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.

+ Đến mai giết thịt cho anh ăn đấy.(Nam Cao)

+ Đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào. (Hồ Chí Minh)

Trong một số trường hợp, cho có thể kết hợp với để thành dạng ghép của quan hệ từ mục đích: để cho.

Thí dụ:

Đêm qua, Thoa bàn với An để gần giờ báo thức buổi sớm hãy báo động, để cho

anh em đỡ mất ngủ,...( Nguyễn Minh Châu)

Vào buổi sáng hôm sau, lúc chia tay nhau, tôi lại còn hứa đi hứa lại, để cho anh

trở về thật yên tâm,...(Nguyễn Minh Châu)

Bạn giúp tôi một tay để cho xong chỗ này nhé.

Nên công bố rõ ràng điều đó để cho tất cả mọi người biết.

3) Mà:

Theo Từ điển tiếng Việt, từ biểu thị điều sắp nêu ra là mục đích hay nội dung thuyết minh cho điều vừa nói đến.

Tư liệu khảo sát cho thấy, cùng với đểcho, cũng là từ nối chỉ mục đích được dùng khá phổ biến.

Vì trong tiếng Việt có nhiều từ với những ý nghĩa khác nhau nên để xác định là quan hệ từ (từ nối) chỉ mục đích, có thể dùng thủ pháp thay thế bằng để: Từ có thể thay bằng để được chính là từ là quan hệ từ dẫn nối chu tố mục đích.(Xem các thí dụ đã dẫn trên)

Dưới đây là một số thí dụ về cách dùng của với tư cách là từ dẫn nối chu tố mục đích.

Thí dụ:

Trèo lên trái núi coi,

Có bà quản tượng cưỡi voi bành vàng. (ca dao)

+ Chúng rúc đầu vào nhau mà cười khúc khích. (Nguyễn Minh Châu) + Sao ông lại biết tôi ở đây mà tìm. (Vũ Trọng Phụng)

+ Không sợ thì cứ sang mà gặt.(Nam Cao)

Trong một số trường hợp, người ta dùng để kết hợp với

Thí dụ:

- Còn mình khỉ quá, mình chẳng biết tên người ta để mà gọi. (Nguyễn Minh Châu)

4) Nhằm:

- Theo Từ điển tiếng Việt, từ nhằm biểu thị điều sắp nêu ra là cái đích hướng vào của việc vừa nói đến.

- Về nguồn gốc: Nhằm cũng có nguồn gốc từ động từ và còn rất gần với động từ. Thí dụ về cách dùng của nhằm với tư cách là thực từ là:

Mọi hành động của địch lúc này đều nhằm giải tỏa cho Điện Biên Phủ.

Một trong những đặc điểm đáng chú ý về cách dùng của nhằm là sau nhằm

không bao giờ xuất hiện chủ ngữ.

Cũng giống các quan hệ từ dẫn nối chu tố mục đích khác, nhằm cũng có thể thay bằng để

Thí dụ:

- Nhằm có đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương.

-> Để có đủ nước tưới tiêu cho đồng ruộng, xã em vừa đào một con mương. - Chúng rêu rao thương lượng hòa bình nhằm đánh lạc hướng dư luận. -> Chúng rêu rao thương lượng hòa bình để đánh lạc hướng dư luận.

5) Hòng:

- Theo Từ điển tiếng Việt, hòng chỉ mục đích mà chủ thể của hoạt động nêu ở vị ngữ muốn và cố thực hiện điều biết là rất khó, thậm chí không thể thực hiện.

- Cũng giống như nhằm, hòng cũng được bắt nguồn từ động từ và còn rất gần

với động từ.

Thí dụ về cách dùng của hòng với tư cách là động từ. Đừng hòng bịt mắt tao. Hòng cũng có thể thay bằng để.

Hòng cũng có cách dùng giống như nhằm nhưng có thêm nét nghĩa mong đạt được ý đồ nào đó. Với nét nghĩa này, hòng thường chỉ mục đích, tham vọng không tốt.

Thí dụ:

Địch liên tục tổ chức tấn công hòng chiếm lại cao điểm.

Suốt 56 ngày đêm, máy bay Pháp liên tục dội bom xuống trận địa hòng cứu vãn

tình thế, nhưng vô hiệu.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn hòng làm cho nòi giống ta suy nhược. (Hồ

Chí Minh)

3.2.2.3. Về vị trí

1) Các vị trí của chu tố mục đích

- Chu tố mục đích thường đứng sau động từ - vị ngữ Thí dụ:

Chúng nằm bẹp xuống đất và lật áo lên để khoe cái bụng. (Nam Cao)

Bấy giờ vật giá còn hạ, với số tiền ấy, ông ta cũng đủ mua ngô mua khoai để

nuôi năm cái dạ dầy. (Ngô Tất Tố)

Ở vị trí này, chu tố mục đích có thể đứng sát động từ trung tâm hoặc giãn cách với động từ trung tâm.

+ Đứng sát động từ trung tâm: Thí dụ:

Đấy là tôi nói để anh biết còn tùy ý anh. (Nguyễn Minh Châu)

Năm nào tết đến chị cũng gói để đón Ngạn lên ăn tết. (Nguyễn Minh Châu) + Đứng giãn cách động từ trung tâm:

Thí dụ:

Ngạn phải chật vật mới rút lui khỏi câu chuyện của những ông già để trở về bên

đống lửa. (Nguyễn Minh Châu)

Vì quá gấp, chúng tôi không kịp liên lạc với các đồng chí “đường dây” để bám

đường. (Nguyễn Minh Châu)

- Chu tố mục đích đứng trước chủ ngữ, vị ngữ (cụm vị từ)

Ngoài vị trí phía sau động từ như đã chỉ ra, chu tố mục đích còn có thể chiếm vị trí trước chủ ngữ, vị ngữ (cụm vị từ). Trong trường hợp này quan hệ từ dùng để dẫn nối chu tố mục đích nhất thiết phải có mặt.

Thí dụ:

Để có thể sớm trở về cơ quan tiếp tục làm việc, tôi cũng phải tự chữa bệnh cho

tôi. (Nguyễn Minh Châu)

Để các bạn dễ theo dõi, tôi phải kể ngay rằng... (Nguyễn Minh Châu)

Để đền cho thằng bé sau khi xức thuốc, chị Ngò cho nó bú. (Bùi Hiển)

Để kiếm tiền, ông làm nghề rửa ảnh.

Để trả ơn, thỉnh thoảng anh ta dẫn tôi đi xem phim. - Chu tố mục đích đứng giữa chủ ngữ, vị ngữ

Thí dụ:

Chúng ta, để hiểu biết, cần học tập.

Chị Ngò, để đền cho thằng bé sau khi xức thuốc, cho nó bú.

Qua khảo sát, có thể thấy rằng, vị trí cơ bản, phổ biến nhất của chu tố mục đích là sau vị từ - vị ngữ. (chiếm 64 %)(128/200)

Cơ sở để khẳng định điều này là tính phổ biến cao nhất của vị trí này và hơn nữa, ở vị trí này chu tố mục đích không cần điều kiện riêng hay điều kiện đặc biệt nào. Trái lại, khi chiếm vị trí trước cụm chủ vị hoặc giữa chủ ngữ vị ngữ, chu tố mục đích phải có những điều kiện nhất định. Chẳng hạn chỉ nói: Tôi nói để anh biết. Không nói: Để anh biết, tôi nói.

2) Khả năng cải biến vị trí của từng kiểu chu tố mục đích

a) Kiểu chu tố mục đích có khả năng cải biến 3 vị trí Thí dụ:

Chúng ta cần học tập để hiểu biết. Để hiểu biết, chúng ta cần học tập. Chúng ta, để hiểu biết, cần học tập.

b) Kiểu chu tố mục đích có khả năng cải biến 1 vị trí (tức là không có khả năng thay đổi vị trí). Thuộc kiểu này là kiểu chu tố mục đích được dẫn nối bởi .

Thí dụ:

Thận cứ đứng giữa cánh đồng mà nhìn lên phía rừng đến mỏi mắt rồi trở về.

(Nguyễn Minh Châu)

-> Mà nhìn lên phía rừng đến mỏi mắt rồi trở về, Thận cứ đứng giữa cánh đồng. (-) - Nhưng tôi còn lòng dạ nào mà đối đáp với họ. (Nguyễn Minh Châu) (+)

-> Mà đối đáp với họ, nhưng tôi còn lòng dạ nào. (-)

- Em chỉ muốn gục đầu vào lòng anh mà khóc thật to cho hả dạ. (Nguyễn Minh Châu) (+) -> Mà khóc thật to cho hả dạ, em chỉ muốn gục đầu vào lòng anh. (-)

- Cứ ngồi đấy mà đợi. (Vũ Trọng Phụng) (+) -> Mà đợi, cứ ngồi đấy. (-)

- Chúng tôi vừa thở dốc ra cả bằng mũi, bằng tai, năm ngón tay bíu chặt lấy chỏm đầu từng hòn đá một mà đi lần xuống. (Nguyễn Minh Châu) (+)

-> Mà đi lần xuống, chúng tôi vừa thở dốc ra cả bằng mũi, bằng tai, năm ngón tay bíu chặt lấy chỏm đầu từng hòn đá một. (+)

Trong những câu trên, việc chuyển chu tố mục đích lên đầu câu khiến cho câu không hợp logic, khiến nghĩa biểu hiện của câu không được bình thường. Do đó, việc chuyển chu tố mục đích lên đầu câu trong trường hợp trên là không thực hiện được.

- Kiểu chu tố được dẫn nối bằng cho

Thí dụ: + Chỉ nói:

Đi cho biết đó biết đây. Tôi nói cho anh biết. + Không nói:

Cho biết đó biết đây đi. Cho anh biết, tôi nói.

- Biến thể vắng mặt quan hệ từ

Trong trường hợp này, chu tố mục đích cũng không thể chuyển lên trước cụm chủ vị. Thí dụ:

Cả làng theo cụ Mết vào rừng lấy giáo mác. (+) -> Lấy giáo mác, cả làng theo cụ Mết vào rừng. (-) Ông Hai dậy sớm đi nhận phần đất. (+)

-> Đi nhận phần đất, ông hai dậy sớm, (-) An Tiêm cặm cụi làm bẫy đánh chim. (+) -> Đánh chim, An Tiêm cặm cụi làm bẫy. (-)

Chu tố mục đích khi chiếm vị trí ở phía trước thì về mặt văn tự luôn có dấu phẩy ngoài mục đích đảm bảo ngữ điệu của câu thì còn nhằm nhấn mạnh mục đích hướng tới.

Ngoài những đặc điểm chỉ ra, cần lưu ý rằng khả năng chiếm vị trí trước động từ của chu tố mục đích còn bị quy định bởi đặc điểm cấu tạo, ý nghĩa của động từ vị - ngữ và chu tố mục đích, cụ thể:

- Khi bên động từ - vị ngữ không có chủ ngữ và yếu tố phụ nào khác ngoài chu tố mục đích thì khả năng chuyển chu tố mục đích lên trước động từ - vị ngữ thường bị hạn chế. Lý do của điều này có lẽ là vấn đề ngữ điệu (sự chuyển đổi vị trí sẽ làm mất đi sự hài hòa, tự nhiên về âm điệu của câu nói).

Thí dụ:

Học để hiểu biết, để làm người, để làm việc.(+)

Để hiểu biết, để làm người, để làm việc, học. (-)

- Khi chu tố mục đích chứa các đại từ dùng để thay thế cho các danh từ nằm trọng bộ phận vị ngữ đứng trước, chu tố mục đích cũng không thể chuyển lên trước động từ. Chẳng hạn:

Những bạn văn nghệ sĩ của anh đang mải mê đi sâu vào quần chúng để dậy họ

và học họ, đồng thời tìm cảm hứng mới cho văn nghệ. (Nam Cao) (+)

Để dạy họ và học họ, đồng thời tìm cảm hứng mới cho văn nghệ, những bạn

văn nghệ sĩ của anh đang mải mê đi sâu vào quần chúng. (-)

Để bao quát các phương tiện liên kết câu, ngưởi ta thử phân loại chúng theo những cách khác nhau. (Trần Ngọc Thêm - Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt).(+)

-> Người ta thử phân loại chúng theo những cách khác nhau, để bao quát các phương tiện liên kết câu. (-)

Tóm lại, chu tố mục đích có vị trí tương đối tự do trong câu. Trong nhiều trường hợp, nó vừa có thể chiếm vị trí sau (vị trí cơ bản hay phổ biến) vừa có thể đứng trước động từ - vị ngữ. Nhưng cũng có những trường hợp, chu tố mục đích có một vị trí duy nhất (sau hoặc trước) động từ vị ngữ. Khả năng chuyển đổi vị trí của chu tố mục đích so với động từ phu thuộc vào một số nhân tố đã chỉ ra trên đây.

3.2.2.4. Về phạm vi kết hợp

Từ việc phân tích các ví dụ ở trên, ta có thể thấy, chu tố mục đích có phạm vi kết hợp rộng rãi. Tuy nhiên so với các chu tố là động từ khác, chu tố mục đích có khả năng kết hợp hạn chế hơn.

Chu tố mục đích hầu như chỉ kết hợp với động từ chủ động (hỏi để biết, cười để làm lành, đi ngủ sớm mai còn đi học,...)

Về nguyên tắc, chu tố mục đích không kết hợp với động từ không chủ động và tính từ (tan, cháy, gẫy, gầy, béo, xanh, đỏ...). Chẳng hạn, không thể đặt câu hỏi:

Cái cốc vỡ để làm gì? Ngôi nhà cháy để làm gì?

3.3. Chu tố nguyên nhân

3.3.1. Đặc điểm nội dung của chu tố nguyên nhân

3.3.1.1. Về nghĩa cú pháp

Cũng như ở chu tố mục đích, ở chu tố nguyên nhân có sự trùng nhau về nghĩa cú pháp và nghĩa biểu hiện.

Về nghĩa cú pháp, chu tố nguyên nhân có ý nghĩa cú pháp nguyên nhân mà dấu hiệu hình thức của ý nghĩa này là các quan hệ từ chỉ nguyên nhân (thuộc hư từ cú pháp).

Về nghĩa biểu hiện, chu tố nguyên nhân cũng có ý nghĩa nguyên nhân, tức là chỉ sự tình là nguyên nhân dẫn đến sự tình nêu ở vị từ - vị ngữ.

Như vậy, có thể thấy, các quan hệ từ nhân quả không chỉ là phương tiện biểu thị quan hệ cú pháp giữa vị từ - vị ngữ và chu tố nguyên nhân mà còn là phương tiện tham gia biểu thị quan hệ logic - ngữ nghĩa giữa chúng.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 57 - 95)