Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 32 - 36)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Các quan niệm khác nhau về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và

và bộ phận còn lại của câu

2.1.1.1. Quan niệm truyền thống về bản chất của mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ (chu tố) và bộ phận còn lại của câu

Hầu như tất cả các tác giả Việt Nam có đề cập đến vấn đề này đều cho rằng trạng ngữ là thành phần thứ yếu hay thành phần phụ của câu, có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu.

Chẳng hạn, Nguyễn Kim Thản cho rằng: “Trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu biểu thị các ý nghĩa về thời điểm, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, hay tình thái.” [33,565].

Hoàng Trọng Phiến cũng coi trạng ngữ là thành phần thứ yếu của câu, “có ý nghĩa địa điểm, không gian, thời gian, nguyên nhân, mục đích.” [29, 124].

Tập thể các tác giả (Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam) gọi trạng ngữ là “thành phần tình huống” và cho rằng: “thành phần này có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu” và “nó là một thành phần thứ yếu trong nòng cốt.” [7, 239]

Diệp Quang Ban gọi trạng ngữ là “bổ ngữ của câu” và quan niệm “bổ ngữ của câu là những thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu”. [7, 180]

Trạng ngữ theo cách hiểu trên đây được phân biệt với bổ ngữ tự do (bổ tố, trạng tố) của vị từ. Chẳng hạn, theo Diệp Quang Ban, trong câu: “Con gà chết đói” thì

“đói” là trạng ngữ của từ; còn trong câu: “Con gà chết vì đói”, “Con gà vì đói mà

chết” thì “vì đói” là trạng ngữ của câu.

Theo chúng tôi, quan niệm truyền thống trên đây về trạng ngữ có những điểm chưa thực sự thỏa đáng xét cả về mặt ý nghĩa lẫn hình thức. Cụ thể:

1) Về ý nghĩa:

Như đã biết, cơ sở của các mối quan hệ cú pháp là ý nghĩa. Sự chi phối của ý nghĩa đối với quan hệ cú pháp (quan hệ tổ hợp, quan hệ kết trị) giữa các từ đã được một số tác giả khẳng định [42, 125] và chứng minh [43].

Xét theo quan điểm này, có thể thấy quan niệm trên có những hạn chế, mâu thuẫn sau:

a) Không chú ý đúng mức đến mối quan hệ ngữ nghĩa chặt chẽ giữa trạng ngữ với vị từ hay vị ngữ.

Khi xem xét mối quan hệ ngữ nghĩa giữa trạng ngữ với bộ phận còn lại của câu, các tác giả đều khẳng định vai trò, chức năng ngữ nghĩa của nó là “phụ thêm vào cho cả câu, có tác dụng thuyết minh thêm cho câu” [34, 521], “bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt” [41, 239], “nêu lên cái hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu” [8, 180] hoặc biểu thị những thông tin về tình huống của sự tình được biểu thị bởi nòng cốt câu” [22, 209].

Nhìn từ góc độ nghĩa biểu hiện, những nhận xét trên đây đều có cơ sở nhất định. Tuy nhiên, điều quan trọng chưa được các tác giả chú ý là mối quan hệ chặt chẽ về ngữ nghĩa (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả nghĩa cú pháp) giữa trạng ngữ hay vị từ hay vị ngữ. Mối quan hệ này được thể hiện ở chỗ:

- Thực tế cho thấy, có những kiểu trạng ngữ chỉ xuất hiện trong những câu với vị từ - vị ngữ thuộc kiểu ý nghĩa (nghĩa từ loại, tiểu loại) nhất định. Chẳng hạn, trạng ngữ mục đích hầu như chỉ xuất hiện trong những câu có vị ngữ là động từ chủ động.

Câu có vị ngữ là động từ không chủ động (tan, cháy, đổ, vỡ, gãy ốm...) nói chung, không có kiểu trạng ngữ này (bởi không thể đặt câu hỏi: Ngôi nhà cháy để làm gì?).

Trạng ngữ công cụ hay phương tiện cũng chỉ xuất hiện bên các động từ chỉ hành động. Bên các tính từ và các động từ chỉ trạng thái không chủ động (ốm, đau, đổ, vỡ, gãy...) cũng không thể có kiểu trạng ngữ này.

Đối với trường hợp trên đây, cách nói: “Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho cả nòng cốt câu” hoặc “nêu lên cái hoàn cảnh trong đó diễn ra sự việc nói ở nòng cốt câu” rõ ràng là không phù hợp so với cách nói: “Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc vị từ)

b) Khó lí giải trường hợp trùng nhau về nghĩa giữa trạng ngữ và bổ ngữ tự do của vị từ.

Chẳng hạn, trong những câu như:

Con gà chết đói. Con gà chết vì đói.

“đói” đều chỉ nguyên nhân của trạng thái “chết” nhưng lại được coi là hai thành phần câu khác nhau (trạng ngữ của từ và trạng ngữ của câu).

2) Về mặt hình thức:

a) Về tính biệt lập của trạng ngữ (chu tố):

Tính biệt lập là một đặc điểm của trạng ngữ nhưng việc coi đặc tính này là một tiêu chí khu biệt trạng ngữ với tư cách là thành phần phụ của câu hay một dấu hiệu chứng tỏ mối quan hệ cú pháp của nó với cả nòng cốt câu là điều không thỏa đáng. Bởi nó chỉ là đặc tính của một số biến thể trạng ngữ chứ không phải là đặc tính bắt buộc của trạng ngữ nói chung.

b) Về khả năng cải biến vị trí của trạng ngữ:

Đây là đặc điểm mà hầu hết tác giả đều nói đến khi miêu tả trạng ngữ, nhưng không thể coi đây là dấu hiệu chứng tỏ trạng ngữ có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu. Bởi khả năng cải biến vị trí không phải có ở tất cả các kiểu trạng ngữ. Trên thực tế có những trạng ngữ có khả năng chiếm 3 vị trí.

Thí dụ: Con gà chết vì đói. -> Vì đói, con gà chết. -> Con gà vì đói mà chết. Có những trạng ngữ có khả năng chiếm 2 vị trí. Thí dụ:

Bao giờ anh đi ? -> Anh bao giờ đi ?

Có những trạng ngữ chỉ có khả năng chiếm một vị trí, tức là không có khả năng cải biến vị trí.

Thí dụ: Đi cho biết đó biết đây.

Từ những đặc điểm về nội dung, hình thức vừa nêu ra trên đây, xét về mặt lí thuyết cũng như mặt khả năng giải thích thực tiễn, quan niệm coi trạng ngữ là thành phần phụ có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu dựa vào những đặc điểm như đã chỉ ra trên đây rõ ràng có nhiều điểm hạn chế, mâu thuẫn.

Cũng cần chỉ ra rằng trạng ngữ không chỉ có quan hệ chặt chẽ về nghĩa với vị từ - vị ngữ như đã chỉ ra trên đây mà nó còn có mối quan hệ rõ rệt về hình thức với vị từ - vị ngữ. Bằng chứng là hầu như tất cả các trạng ngữ đều có khả năng cùng với vị từ - vị ngữ tạo thành tổ hợp dùng độc lập hay dùng với tư cách là biến thể rút gọn của câu.

So sánh:

(1a) Để hiểu biết, chúng ta cần học tập. ->

(1b) Để hiểu biết, cần học tập.

(2a) Vào ngày mai, chúng ta sẽ lên đường. ->

(2b) Vào ngày mai, sẽ lên đường.

(3a) Nói xong, cụ lại ho sù sụ. ->

(3b) Nói xong, lại ho sù sụ.

Những thí dụ trên đây cho thấy việc lược bỏ chủ ngữ không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và vị từ - vị ngữ. Việc coi một thành tố vừa có quan hệ ý nghĩa vừa có quan hệ hình thức với vị từ - vị ngữ không phải là yếu tố có quan hệ cú pháp với vị từ - vị ngữ mà có quan hệ cú pháp với cả nòng cốt câu rõ ràng là điều không thỏa đáng.

2.1.1.2. Quan niệm của V.S Panfilov

Khác với các tác giả đã nhắc đến trên đây, V.S Panfilov quan niệm: “trạng ngữ là yếu tố mở rộng tự do của vị ngữ, có ý nghĩa sự kiện và có khả năng thay thế bằng mệnh đề phụ”. (Dẫn theo, [43, 50]). Mặc dù lí do coi trạng ngữ là yếu tố mở rộng của vị ngữ không được V.S Panfilov luận giải cụ thể nhưng quan niệm trên đây của ông về trạng ngữ thực sự đáng chú ý.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 32 - 36)