7. Bố cục của luận văn
3.4.1. Đặc điểm nội dung của chu tố điều kiện
Chu tố điều kiện bao gồm nhiều kết cấu cụ thể với ý nghĩa khá đa dạng. Thực tế cho thấy, việc dựa vào hình thức cấu tạo để phân định các kiểu câu rất khó có được hiệu quả. Do đó, các chu tố điều kiện sẽ được phân loại miêu tả trên cơ sở ý nghĩa điều kiện (gồm các kiểu nghĩa cụ thể khác nhau). Sau đây là các kiểu nghĩa cụ thể của chu tố điều kiện được phân tích, phân loại và miêu tả gắn với các quan hệ từ (liên từ) dùng để dẫn nối kiểu chu tố này (gồm: nếu, giá, giả sử, hễ)
1) Nghĩa của chu tố điều kiện được dẫn nối bởi liên từ nếu: a) Chu tố điều kiện dự báo
Theo một số nhà ngôn ngữ học, trong một số cách tạo lập không gian tinh thần, có một cách suy luận khá phổ biến đối với người sử dụng ngôn ngữ, đó là tưởng tượng ra những sự lựa chọn khác nhau. Những tương lai được tưởng tượng này tạo nên cơ sở cho một hoạt động tri nhận quan trọng của con người, đó là sự dự báo. Dancygier và
Sweetser nhận xét: “Nếu chúng ta không bao giờ dùng đến sự dự báo, chúng ta không
thể đưa ra được những quyết định hay thực hiện được hành động”(Dẫn theo, [19, 8].
Sự dự báo có thể được tạo lập theo hai cách, dự báo chắc chắn và dự báo không chắc chắn. Liên từ điều kiện nếu tỏ ra đắc dụng trong sự dự báo không chắc chắn, vì nó cho phép người ta lựa chọn ít nhất là hai không gian điều kiện khác nhau, thậm chí tương
phản nhau, tùy vào thái độ nhận thức của người nói. Đồng thời khi tạo lập không gian giả định người nói có thể thể hiện thái độ đánh giá của mình. Tùy vào từng trường hợp mà thái độ sẽ mang tính chủ quan hay khách quan.
Nếu bạn ăn 100g gạo lứt thì bạn sẽ có 360 kcal năng lượng. Nếu bạn không đi khám bác sĩ thì bệnh sẽ nặng thêm.
Trong câu điều kiện dự báo có thể thể hiện tính chất tích cực hoặc tiêu cực.
Nếu không sớm nhận ra và khắc phục, cách mạng sẽ gặp khó khăn, tổn thất chưa lường được hậu quả tai hại.
Câu điều kiện dự báo thể hiện thái độ khách quan của người nói, thường có phó từ chỉ thời gian sẽ.
Nếu cấy đúng vụ, sẽ đảm bảo cho quá trình sinh trưởng của cây lúa phát triển bình thường.
Nếu ông Nghị cũng biết đãi nông dân và tá điền cho phải chăng thì không bao
giờ phải lo ngại gì nữa.(Vũ Trọng Phụng)
Tôi thì tôi cứ tưởng nếu ông Trương đã nhìn thấy như thế thì cứ viêc khai trong
đơn cả hai số xe, mà không rõ đích xác là hai số xe nào! (Vũ Trọng Phụng)
b) Chu tố điều kiện mang ý nghĩa phản thực.
Chu tố điều kiện mang ý nghĩa phản thực là trường hợp cụm động từ giữ vai trò chu tố được chính những người phát ngôn ra chúng coi là trái ngược với sự thật. Theo Fauconnier, phản thực là trường hợp xuất hiện sự không tương hợp (một cách bắt buộc) giữa hai không gian: không gian M1 (Mental Space 1) không tương hợp với không gian khác là M2 (Mental Space 2) nếu quan hệ được xác định một cách hiển ngôn trong M1 không thỏa mãn với các yếu tố tương ứng trong M2 (Fauconnier). Với trường hợp câu điều kiện phản thực, đây là sự không tương hợp với không gian điều kiện và không gian gốc của nó.(Dẫn theo, [19, 88]).
Thí dụ:
Nếu bố cháu tốt thì mẹ cháu đã chẳng bị chết.
Em vẫn cứ ở chợ với bố cho đến khi hết đời nếu cô em không tới lôi ra khỏi cái hũ nút ấy.
Trong những câu trên đây, các chu tố điều kiện được dẫn nối bởi nếu đều nêu sự tình hay điều kiện trái với thực tế, tức là điều kiện có tính “phản thực”.
c) Chu tố điều kiện phản nhân quả
Ở chu tố điều kiện phản nhân quả, không gian giả định không phải là điều kiện đủ để sự tình diễn ra, hay hệ quả diễn ra.
Thí dụ:
Nếu chúng mày cứ kiện thì quan vẫn cứ hòa giải. (Vũ Trọng Phụng)
Nếu ai đó phê bình bạn với ý tốt vì muốn giúp đỡ, bạn cũng vẫn cảm thấy như bị chạm nọc.
Trong những câu vừa dẫn, chu tố điều kiện nêu sự tình được coi là có thiện ý hoặc thuận lợi nhưng kết quả diễn ra vẫn không như mong muốn. Vì vậy, chu tố điều kiện ở đây mới gọi là “chu tố điều kiện phản nhân quả”.
d) Chu tố điều kiện suy luận.
Chu tố điều kiện suy luận không nối kết các sự tình thuộc thế giới thực, mà hoạt động trong cấp độ nhận thức, với chức năng diễn tả mạch suy luận của người nói. Trong câu loại này, mệnh đề điều kiện (chu tố điều kiện) trình bày một giả thiết, còn mệnh đề chính trình bày kết luận về giả thiết đó. Đây là sự liên kết các trạng thái nhận thức với nhau.
Thí dụ:
Nếu điều cô nói với tôi là thật thì người ta nói với tôi là giả.
Nếu huynh thuận nhận lời ngay thì đệ sung sướng lắm.(Vũ Trọng Phụng)
Nếu tôi không tin mình thì tôi khổ lắm. (Vũ Trọng Phụng)
Nếu tôi chậm dỡ sợ người khác hớt tay trên. (Nam Cao)
Trong những câu trên đây, chu tố điều kiện nêu ra các giả thiết làm tiền đề cho sự suy luận rút ra từ đó.
đ) Chu tố điều kiện hành động ngôn từ.
Ở chu tố điều kiện hành động ngôn từ, quan hệ giữa hai cụm vị từ trong câu loại này có nét gần với quan hệ nhân quả. Chu tố điều kiện tạo ra một không gian giả định để biểu đạt một sự tình, một lý lẽ...được xem là điều kiện đủ cho phép người nói thực hiện hành động ngôn từ được biểu đạt trong mệnh đề chính.
Thí dụ:
Nếu anh rảnh, tôi mời anh mai ra đây ngồi câu với tôi.
Trong những câu trên đây, chu tố điều kiện nêu sự tình là điều kiện dẫn đến hành động ngôn từ (bảo, mời) nêu ở vế sau.
e) Chu tố điều kiện gắn với nghĩa ngoa dụ.
Chu tố điều kiện gắn với nghĩa ngoa dụ thường là câu trần thuật biểu thị giá trị ngôn trung là hứa hẹn, thề nguyền, cam kết. Thí dụ:
Tôi sẽ bỏ trái đất vào túi nếu nó nhỏ bằng quả cam. Nếu tôi nói sai thì tôi đi đầu xuống đất.
g) Chu tố điều kiện so sánh.
Trong kiểu câu này, hai cụm động từ có vẻ ngang bằng nhau. Nội dung của cụm này có chức năng như một mốc đối chiếu nhằm đánh giá về nội dung có tính chất tương ứng hay trái ngược ở cụm kia. Việc xem xét nội dung của các cụm từ này là cơ sở để người nghe so sánh và tìm ra sự khác biệt hay tương đồng trong nội dung của cụm từ kia. Thậm chí hai cụm từ có thể đổi vị trí cho nhau.
Thí dụ:
Nếu trong đời sống mình được liệt vào loại tinh khôn thì trong tình ái, mình là kẻ mù lòa.[19]
Nếu tục ngữ thiên về trí tuệ thì ca dao thiên về tình cảm, thiên về biểu hiện lòng người. (Ngữ Văn 12)
Nếu như ở Thức có những nét hấp dẫn tôi thì ở Sính đó là sự bình thường.[19]
Trong những câu trên đây, chu tố điều kiện nêu sự tình được dùng để so sánh, đối chiếu với sự tình nêu ở cụm vị từ nòng cốt và hai sự tình này có thể là tương đẳng nhưng thường là đối lập nhau như ở những câu trên đây.
h) Chu tố điều kiện siêu ngôn ngữ.
Chu tố điều kiện trong các câu này thường có liên hệ trực tiếp với một từ hay một nhóm từ nào đó trong câu nói.
Thí dụ:
Trong số những người Việt ở nước ngoài làm khoa học, số nhà khoa học thống
Người nói muốn đưa ra nhận định của mình, nhưng sợ rằng nhận định đó quá mạnh, có thể không nhận được sự đồng tình của người nghe, nên trước hết, anh ta sử dụng một từ ngữ nhẹ nhàng hơn, rồi ngay sau đó anh ta chêm xen vào một mệnh đề điều kiện (chu tố điều kiện), mệnh đề này được anh ta cho là hợp lý hơn. Cách đưa ra nhận định kiểu “vòng vo” như vậy nhằm khiến cho người nghe dễ tiếp nhận, đồng thười người nói cũng không bị đánh giá trực diện nếu lời nhận định của anh ta có đi quá xa.
2) Nghĩa của chu tố điều kiện được dẫn nối bởi liên từ giá.
a) Liên từ giá bộc lộ thái độ chủ quan của người nói một cách rõ nét. Thái độ này tập trung vào hai trạng thái: ước ao và tiếc nuối.
b) Quan hệ giữa chu tố điều kiện chứa liên từ giá với nòng cốt câu là quan hệ nhân quả phản thực. Chu tố điều kiện tạo dựng không gian giả định phản thực trái ngược với sự tình thực hữu trong không gian gốc. Không gian gốc của câu điều kiện loại này thường diễn tả những sự tình đã xả ra trong quá khứ, để giả định hệ quả đáng lẽ có thể xảy ra trái ngược với hệ quả mà thực tế đã xảy ra. Chẳng hạn:
Giá như lúc ấy mình đừng đèo bòng cái anh chàng Phi, có thể số phận mình sẽ
khá hơn. [43]
Giá hắn biết hát thì có lẽ hắn không cần chửi. (Nam Cao)
Giá ngày ấy lớn như bây giờ, có lẽ chúng tôi phải nói nhiều lắm và có lẽ buồn
đến khóc mất. [19, 142]
c) Có trường hợp câu chứa liên từ giá là câu điều kiện nghi vấn, trong đó sự tình giả định trong chu tố điều kiện được xem là điều kiện đủ cho phép người nói đặt ra câu hỏi đánh giá về sự tình ấy. Thí dụ:
Giá tôi cũng biết kiên quyết ngăn Nguyệt ngay từ đầu có phải tốt hơn không? (Nguyễn Minh Châu)
Trong câu này, sự tình giả định cũng là một sự tình phản thực, trái ngược với không gian gốc, tức là thực tế sẽ diễn ra.
Bản thân ý nghĩa từ vựng của liên từ đã thể hiện khá rõ ý nghĩa giả định mà chúng tạo ra cho phát ngôn. Ngoài quan hệ suy luận, chúng còn thể hiện quan hệ suy luận logic giữa hai sự tình của kết cấu.
Chu tố điều kiện chứa liên từ giả sử cũng có thể biểu đạt quan hệ nhân quả có tính dự báo. Thí dụ:
Giả sử khi biết anh chính là người lái xe thì chắc Nguyệt sẽ bất ngờ lắm.
4) Nghĩa của chu tố điều kiện được dẫn nối bởi liên từ hễ.
Quan hệ giữa hai sự tình trong câu điều kiện chứa liên từ hễ là quan hệ vừa có tính điều kiện vừa có tính nhân quả, nối kết hai sự tình thuộc lĩnh vực thế giới thực. Sự tình được biểu đạt trong chu tố điều kiện cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự tình được biểu đạt trong mệnh đề chính. Điểm khác biệt của kiểu câu này so với các câu điều kiện cũng có quan hệ nhân quả thuộc lĩnh vực thế giới thực là ở chỗ, mối quan hệ nhân quả trong câu biểu thị sắc thái nghĩa mang tính quy luật. Sự liên quan giữa hai sự tình được diễn tả lặp đi lặp lại nhiều lần, đến mức trở thành quy luật. Mức độ quy luật tăng lên làm cho mức độ giả định của ý nghĩa điều kiện giảm đi, dẫn đến tính giả định của toàn kết cấu yếu hơn các kiểu câu điều kiện khác đã xem xét ở trên.
Do tính giả định yếu, tính chất quy luật mạnh, nên kiểu câu này không tạo dựng không gian giả định tương phản mà từ không gian gốc người nói chỉ tạo dựng một không gian điều kiện hiển ngôn, từ đó liên kết với không gian hệ quả.
Trong thí dụ:
Hễ con trở mình, hễ con ọ ẹ, hễ con đỏ mặt là mẹ chạy ngay đến bên con.
Không gian gốc là việc mẹ rất thương yêu chăm sóc con, không gian điều kiện là khi con trở mình, con ọ ẹ, con khóc dẫn đến hệ quả mẹ chạy ngay đến bên con.