Đặc điểm của chu tố tình huống

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 87 - 95)

7. Bố cục của luận văn

3.5.2. Đặc điểm của chu tố tình huống

3.5.2.1. Đặc điểm nội dung của chu tố tình huống

1) Về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa chu tố tình huống và động từ - vị ngữ.

Khảo sát bản chất cú pháp của các chu tố tình huống, có thể thấy:

a) Về cơ bản, chu tố tình huống có tính phụ thuộc vào động từ - vị ngữ. Nó nêu sự tình bổ sung cho sự tình chính được nêu ở động từ - vị ngữ. Vai trò phụ thuộc của chu tố tình huống vào động từ - vị ngữ được thể hiện rõ ở chỗ:

- Chúng rất dễ bị lược bỏ mà không ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của câu. Thí dụ:

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường. -> Ông Hai nằm vật ra giường.

Ăn xong, San xếp sách vở đi học ngay. -> San xếp sách vở đi học ngay.

- Khi được thêm các liên từ phụ thuộc (nếu, vì, tuy...) hoặc các từ khi, sau khi

vào, chúng thể hiện rõ là các yếu tố phụ thuộc. (xem các thí dụ trên đây).

b) Mặc dù về cơ bản có tính phụ thuộc nhưng chu tố tình huống cũng có cả nét gần gũi với vị ngữ, tức là đặc tính nhất định của thành phần chính. Điều này thể hiện ở chỗ trong một số trường hợp, có thể chuyển chu tố tình huống xuống sau chủ ngữ và thêm vào trước động từ - vị ngữ của câu các từ và, rồi, lại (các liên từ đẳng lập) và khi đó, chúng có tính chất của vị ngữ đồng loại. So sánh:

1a- Kể đến đấy, Quỳ ngừng lại. -> 1b- Quỳ kể đến đấy rồi ngừng lại.

2a- Uể oải đứng dậy, hắn bước ra ngoài tấm dù. -> 2b- Hắn uể oải đứng dậy rồi bước ra ngoài tấm dù.

3a- Tỉnh dậy, anh đưa cả hai tay lên dụi mắt. -> 3b- Anh tỉnh dậy rồi đưa cả hai tay lên dụi mắt.

4a- Đứng trên bục, Hiền đang soi vào một tấm gương lớn. -> 4b- Hiền đứng trên bục đang soi vào một tấm gương lớn. 5a- Nói xong, cụ lại ho sù sụ. ->

5b- Cụ nói xong, lại ho sù sụ.

Tất nhiên, khi thực hiện chuyển đổi vị trí như trên đây, nghĩa của câu có ít nhiều thay đổi nhưng dù sao cũng cần thừa nhận sự gần gũi về nghĩa giữa những câu a- và những câu b- và do đó, cần thừa nhận có sự gần gũi giữa chu tố tình huống và vị ngữ.

Mặc dù có sự gần gũi đó nhưng theo chúng tôi, về cơ bản, chu tố tình huống (khi đứng trước cụm chủ vị nòng cốt) vẫn có tính chất phụ thuộc. Do đó, chúng tôi vẫn coi nó là chu tố, tức là thành phần phụ thuộc của động từ - vị ngữ.

2) Về ý nghĩa:

Như đã chỉ ra ở trên, chu tố tình huống có ý nghĩa rất khái quát (chỉ tình huống trong đó diễn ra sự tình nêu ở động từ - vị ngữ). Ý nghĩa cụ thể của chu tố tình huống chỉ hiện rõ khi đặt nó vào ngữ cảnh cụ thể. Trong từng ngữ cảnh cụ thể (trong từng câu), có thể xác định nghĩa cụ thể của chu tố tình huống gần với nghĩa: thời gian (nghĩa này phổ biến nhất), nguyên nhân, điều kiện, nhượng bộ hoặc nghĩa hỗn hợp (thời gian, nguyên nhân) như đã chỉ ra trên đây.

3.5.2.2. Đặc điểm về hình thức của chu tố tình huống

a. Về cấu tạo, chu tố tình huống thường xuất hiện ở hai dạng:

1) Là động từ (kèm thêm các phó từ chỉ thời thể) Thí dụ:

Ăn xong, San xếp sách vở đi học ngay. (Nam Cao)

Đang đi, bỗng anh ta dừng lại.

Nói xong, anh cùng đồng đội băng băng chạy theo xe.

2) Là cụm động từ (gồm động từ hạt nhân và các diễn tố, chu tố) Trong trường hợp này, cần phân biệt:

- Chu tố tình huống có dạng là cụm động từ với cấu trúc không đầy đủ (tỉnh lược diễn tố, thường là diễn tố chủ thể). Thí dụ:

Hiểu ý nhau, hai người cặm cụi đi. (Nguyên Ngọc)

Biết rằng từ chối không được, tôi liền tìm cách đánh lừa. (Nam Cao)

- Chu tố tình huống được biểu hiện bằng cụm động từ ở dạng đầy đủ. Thí dụ:

Hổ nói xong, nó liền quất đuôi xuống đất rồi chạy vào rừng.

Sĩ trông thấy Hoạt, anh liền giắt chiếc sáo vào thắt lưng. (Nguyễn Minh Châu).

b. Về phương thức kết hợp

Như đã nói ở trên, khác với tất cả các kiểu chu tố động từ khác, chu tố tình huống kết hợp với cụm chủ vị nòng cốt không thông qua quan hệ từ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp như đã phân tích, trước chu tố tình huống có thể bổ sung các từ như

khi, sau khi hoặc các quan hệ từ (nếu, vì, tuy...) và điều này chứng tỏ chu tố tình huống chỉ là biến thể của các kiểu chu tố khác.

c. Về vị trí

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng chu tố tình huống rất hạn chế về khả năng cải biến trong câu. Nó thường đứng trước nòng cốt hoặc trong một số trường hợp, có thể chen vào giữa chủ ngữ và vị ngữ:

+ Chu tố tình huống ở dạng cơ bản chỉ đứng ở vị trí đầu câu, ngăn cách với nòng cốt câu bằng dấu phẩy.

Thí dụ:

Gặp Nèn, mắt anh dịu xuống và anh bối rối. (Nguyên Ngọc, Tuyển tập)

Đứng chon von ở sau thuyền, người đàn bà hai tay khiến hai mái chèo uyển chuyển mềm mại. (Vũ Trọng Phụng)

Gặp con thú, nó đấm một cái, con thú chết bẹp ngay. (Nguyên Ngọc)

Siết chặt tay bạn, ông phóng tầm mắt dõi nhìn vào trong vườn. (Chu Lai)

Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nó nhăn nhó bịu xịu

như muốn khóc. (Nam Cao)

Băm xong con gà, hắn móc túi lấy một nắm tăm. (Ngô Tất Tố)

Thí dụ:

Thằng cu, thấy mẹ gắt, không dám đòi ăn nữa. Anh, biết không có gì, vẫn tìm.

Cần chỉ ra rằng, khi được chuyển xuống vị trí giữa chủ ngữ, vị ngữ, chu tố tình huống có nét rất gần với vị ngữ, tức là rất gần với yếu tố có quan hệ đẳng lập với vị ngữ đứng sau nó như đã nhận xét ở trên.

Chu tố tình huống chỉ có khả năng cải biến vị trí mạnh khi nó được bổ sung các từ khi, sau khi hoặc nếu, vì, tùy. Trong trường hợp này, chu tố tình huống trở thành các chu tố nguyên nhân, thời gian hay điều kiện, nhượng bộ. Thí dụ:

Đứng trước mũi xe, áo quần bị gió táp tứ tung, người anh cứ xiêu vẹo đi. (Chu Lai) -> Do đứng trước mũi xe, áo quần bị gió táp tứ tung, người anh cứ xiêu vẹo đi.

-> Áo quần bị gió táp tứ tung, người anh cứ xiêu vẹo đi do đứng trước mũi xe.

Muốn chuyển sang vị trí sau chủ ngữ hoặc cuối câu, chu tố tình huống phải thêm khi hoặc lúc. Chẳng hạn:

Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nó nhăn nhó bịu xịu

như muốn khóc. (Nam Cao)

-> Thằng cu, khi thấy mẹ gắt, không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nó nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc.

-> Thằng cu không dám đòi ăn nữa khi thấy mẹ gắt, nhưng mặt nó nhăn nhó bịu xịu như muốn khóc.

d. Về phạm vi kết hợp

Chu tố tình huống có phạm vi kết hợp khá rộng.

Chu tố tình huống có khả năng kết hợp rộng rãi với hầu hết các nhóm động từ, không phân biệt động từ nội hướng, ngoại hướng, động từ chủ động hay động từ không chủ động. Điều này có thể thấy phần nào qua các thí dụ về chu tố tình huống đã dẫn trên đây.

3.6. Tiểu kết chƣơng 3

Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu về bốn kiểu chu tố (chu tố nguyên nhân, chu tố mục đích, chu tố điều kiện, chu tố tình huống) mà theo chúng tôi, là tiêu biểu nhất về chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt. Qua

những đặc điểm về nội dung và hình thức (cấu tạo, vị trí, phạm vi kết hợp, phương thức kết hợp) của 4 kiểu chu tố như đã trình bày trong Chương 3, có thể thấy rằng bên cạnh những nét chung, mỗi kiểu chu tố trên đây đều có những đặc điểm riêng về ý nghĩa và hình thức. Riêng kiểu chu tố tình huống có những nét khá đặc biệt. Một mặt, đây là kiểu chu tố có đặc tính trung gian giữa các kiểu chu tố động từ khác (chu tố nguyên nhân, nhượng bộ, điều kiện); mặt khác, kiểu chu tố này lại có nét gần gũi nhất định với vị ngữ.

KẾT LUẬN

Trên đây, sau khi đã xác lập những vấn đề lí luận liên quan đến chu tố động từ, chúng tôi đã tiến hành miêu tả đặc điểm về hình thức (cấu tạo, phạm vi kết hợp, phương thức kết hợp, khả năng cải biến vị trí) và đặc điểm về ý nghĩa (nghĩa ngữ pháp, nghĩa biểu hiện) của chu tố động từ, các kiểu chu tố được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt. Trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

1. Động từ là từ loại lớn có đặc điểm cú pháp phức tạp chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống từ loại và ngữ pháp tiếng Việt.

2. Về kết trị, động từ không chỉ tạo ra các vị trí mở cần làm đầy bởi các thành tố bắt buộc - các diễn tố, mà còn tạo ra các vị trí mở có thể làm đầy bởi các thành tố tự do - các chu tố, trong đó có các chu tố động từ.

3. Cùng với việc nghiên cứu các diễn tố, chu tố nói chung, việc nghiên cứu các chu tố động từ nói riêng cũng có ý nghĩa quan trọng. Kết quả nghiên cứu về các chu tố động từ cho phép làm sáng tỏ thêm lý thuyết về kết trị tự do của động từ gắn với thuộc tính kết trị bị động của các từ loại có khả năng làm đầy các vị trí mở không bắt buộc bên động từ, đồng thời, góp phần làm sáng tỏ đặc điểm, bản chất của các thành phần phụ không bắt buộc của câu xét trong mối quan hệ cú pháp (quan hệ kết trị) với vị từ - vị ngữ được hiểu như đỉnh cú pháp của câu.

4. Qua việc khảo sát, miêu tả đặc điểm nội dung và hình thức của các chu tố động từ, có thể thấy, bên cạnh những đặc điểm chung của chu tố (tính phụ thuộc vào vị từ - vị ngữ; tính độc lập về nghĩa; tính tự do về vị trí...), chu tố động từ còn có những đặc điểm riêng rất khác biệt so với các chu tố danh từ. Sự khác biệt này không chỉ thể hiện ở mặt hình thức (cấu tạo, phương thức kết hợp, khả năng cải biến) mà còn thể hiện ở sự phức tạp trong mối quan hệ ngữ nghĩa với vị từ - vị ngữ như đã được chỉ ra trong luận văn.

5. Việc phân tích và miêu tả các kiểu chu tố được biểu hiện bằng động từ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn nhưng cũng là một vấn đề phức tạp. Vì thế trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này, mặc dù bản thân tác giả đã rất cố gắng nhưng do những khó khăn riêng và những hạn chế về kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu nên bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót khó tránh khỏi. Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Hội đồng khoa học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Diệp Quang Ban (Chủ biên), Hoàng Văn Thung (1996) Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2004) Ngữ pháp Việt Nam, phần câu, Nxb Đại học sư phạm.

3. Diệp Quang Ban (2005) Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (Chủ biên) - Hoàng Dân (2000) Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (1999) Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

6. Diệp Quang Ban, Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập 2, Nxb Đại học và Giáo

dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1989.

7. Diệp Quang Ban, Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Trường ĐHSP Hà Nội I, 1989.

8. Nguyễn Tài Cẩn (1998) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

9. Nguyễn Tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt. Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ.H.1975.

10. Đỗ Hữu Châu (Chủ biên), Bùi Minh Toán (2006), Đại cương Ngôn ngữ học, tập

1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

11. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. H.1986.

12. Đỗ Hữu Châu, Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay. Ngôn ngữ. Số 2.1992.

13. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp VN, Huế, 1963.

15. Nguyễn Thùy Dương (2011), Kết trị tự do của động từ tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ.

16. Gia Thị Đậm (2010), Động từ chủ động trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sĩ K16,

Đại học sư phạm Thái Nguyên.

17. Nguyễn Thiện Giáp (1994), Dẫn luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, HN.

18. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, HN

19. Nguyễn Khánh Hà (2008), Câu điều kiện trong tiếng Việt, Luận án tiến sĩ. 20. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Đình Hòa (1976), “Cụm động từ tiếng Việt. Nguyễn Phú Phong. The Hague và Paris Mouton”, Ngôn ngữ, số 1.1978.

22. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb GD.

23. Nguyễn Văn Lộc, Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Giáo trình cao học dùng

cho học viên chuyên ngành ngôn ngữ học.

24. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kêt trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Lộc (2000), “Các mô hình kết trị của động từ tiếng Việt”, đề tài

nghiên cứu khoa học cấp bộ.

26. Nguyễn Văn Lộc (1997), Vận dụng lý thuyết kết trị vào việc phân tích câu tiếng Việt, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

27. Nguyễn Văn Lộc (2003), “Thử nêu định nghĩa về chủ ngữ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 3.

28. Nguyễn Văn Lộc (2004), “Cần chú ý hiện tượng đồng hình trong cú pháp tiếng

Việt”, Tạp chí giáo dục, số 5.

29. Hoàng Trọng Phiến (1986), Ngữ pháp tiếng Việt, Câu,Nxb ĐH & THCN.

30. Hoàng Trọng Phiến (1964), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb KHXH.

31. Hoàng Phê (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

32. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động và các tham tố của nó,TP Hồ Chí Minh.

33. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa

học, Hà Nội.

34. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Khoa

học, Hà Nội.

35. Nguyễn Kim Thản (1997), Động từ tiếng Việt.

36. Lê Xuân Thại (1995), Câu chủ vị trong tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, HN

37. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.

38. Nguyễn Mạnh Tiến (2010), Phân tích và phân loại câu theo lý thuyết kết trị, Luận văn thạc sĩ.

39. Viện ngôn ngữ học, Lưu Văn Lăng (chủ biên) (1994), Những vấn đề ngữ pháp

40. L.Tesniene Những cơ sở cú pháp cấu trúc, M.1959.

41. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, H.,2002.

42. Phan Thiều (1998), Đảo ngữ và vấn đề phân tích thành phần câu, trong tập

Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH.

43. Nguyễn Mạnh Tiến, “Góp thêm một số ý kiến về việc phân biệt quan hệ cú pháp

với quan hệ ngữ nghĩa”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11,2013.

II. TIẾNG NGA, TIẾNG ANH

44. AKATSUKA, N (1986), Conditionals are discourse-bound, “On conditionals”,

Cambridge University Press, Cambridge.

45. BHATTR, PANCHEVAR. (2001), Conditionals, (URL http://www

rcf.usc.edu/panchevar/cond.pdf).

46. COMRIE B.(1986), Conditionals: a typology, “On conditionals”, Cambridge University Press, Cambridge.

47. DANCYGIER, B. and E. SWEETSER (1996), Conditional, distancing, and

alternative spacces, Cambridge University Press, Cambridge.

48. DANCYGIER, B. (1998), Conditionals and Prediction, Cambridge University

Press, Cambridge.

49. DANCYGIER, B. and E. WEETSER (2005), Mental Spaces in Grammar:

Conditionals Construction, Cambridge University Press, Cambridge.

50. FAUCONNIER, G (1985), Mental Spaces: Aspects of Meaning Contruction in

Natural Language, Cambridge University Press.

51. GIBBARD, A(1981), Two recent theories of condisionals, in Harper et al.(eds),

211-47.

Một phần của tài liệu Chu tố được biểu hiện bằng động từ trong Tiếng Việt (Trang 87 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)