1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát một số mô hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng Việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo Nhân Dân, Hà Nội Mới, An Ninh Thủ Đô,...)

78 623 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 8,77 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HÀ NỘI 2 KHOA NGU VAN

MAI THỊ LOAN

KHAO SAT MOT SO MO HINH CAU TAO GHEP PHAN NGHIA TRONG

TIENG VIET HIEN NAY

(QUA NGU LIEU TREN MOT SO TO

BAO NHAN DAN, HA NỘI MỚI, AN NINH THỦ ĐƠ )

KHĨA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

HÀ NỘI - 2013

Trang 2

TRUONG DAI HOC SU’ PHAM HA NOI 2

KHOA NGU VAN

MAI THỊ LOAN

KHẢO SÁT MỘT SỐ MƠ HÌNH CẤU TẠO GHÉP PHÂẦN NGHĨA TRONG

TIENG VIET HIEN NAY

(QUA NGU LIEU TREN MOT SO TO

BAO NHAN DAN, HA NỘI MỚI, AN NINH THỦ ĐƠ )

KHĨA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

ThS, GVC Đỗ Thị Thu Hương

HÀ NỘI - 2013

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS, GVC Đỗ Thị Thu Hương - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo tận

tình giúp tơi hồn thành khóa luận này

Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tất cả các thầy cô giáo trong

khoa Ngữ văn, đặc biệt là thầy cô trong tô ngôn ngữ đã giúp đỡ và tạo điều

kiện thuận lợi đề tơi hồn thành khóa luận

Khóa luận được hồn thành song không tránh khỏi những thiếu sót, hạn

chế Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô giáo và các

bạn sinh viên dé dé tai nghiên cứu của chúng tơi tiếp tục được hồn thiện

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện

Trang 5

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu Khảo sát một số mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong Tiếng Việt hiện nay (qua ngữ liệu trên một số tờ báo Nhân dân, Hà Nội mới, An nỉnh thủ đô, ) là kết quả nghiên cứu của cá nhân

tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS, GVC Đỗ Thị Thu Hương Đề tài

này không trùng với cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác Hà Nội, tháng 5 năm 2013

Người thực hiện

Trang 6

MUC LUC MO DAU wossecssscssssesssssssssessssessnsesesssssssesssssssssseesssssssssessssssesesssenssssessesssesseseesses 1 1 Ly do chon dé tai .1 2 Lịch sử vấn đề -2©++c+ HH HH re 2 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 222 +2£+++E+EE££E2EE+EEtZEtExerxrrxrree 3 L9 0/2090) 1-0 1 3

5 Nhiém vu nghién COU 3

6 Phương pháp nghiÊn CỨU .- - 5 5< 161% 911911 1 11 1 ng nh ưy 4 7 Đóng góp của đề tài - - 2 sSs2t 2 211212112112121511221112121 21111 Ee 4 8 Cấu trúc khóa luận . ccccvcccccerrrtttttttErtrtriirrrrrrrrrriirrrre 4 )2800 c2 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ THUYÊT <5 2< 5< ©sssssescsscseesersersere 5 II?) nan sa 5

1.1.1 Khái niệm hình vị trong ngôn ngữ đại cương -‹+s«<<<<+«+ 5 1.1.2 Khái niệm hình vị trong tiếng „0 1 6

I2 ấn ai á:0 1n ồ 8

1.2.1 Phương thức từ hóa hình VỊ - 5< x1 92112 91 nh nưên 8 1.2.2 Phuong thite lay 8

In oi si 111 9

1.3 Các kiểu từ xét về cấu tạO -cc+tSt St E1 E1 11111115111111111111111 111cc 9 In 9

1.3.2 TU lay 10

I6 0 10

Trang 7

1.6 Xu hướng phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ trong tiếng Việt IS 1 16

1.7 Một vài nét về phong cách báo chí

1.7.1 Khái niệm -©-2+©c+++cxrsrxrerrrrrrxrrrxes AT

1.7.2 Chức năng và đặc trưng của phong cách báo chí -+ «+ 17 1.7.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách báo chí . 19

1.8 Tiểu kết chương L .- ¿2-22 ©2E+E22EE+EEEEEEEE22E1211221211 22121 crxe 21

Chương 2: MỘT SỐ MƠ HÌNH CẤU TẠO GHÉP PHÂN NGHĨA

TRONG TIENG VIET HIỆN NA VY 5-5-5-csccsecsccsessersesseree 23 2.1 Kết quả thống kê . 2-2 S2+2S+EEEE2E1221221211211211211211 2112111221121 se 23

2.1.1.Số lượng từ ngữ thống kê - 2222222 +Ek2EE22EEEE12E121E 22121 23

2.1.2 Khái quát các mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa - 23 P ¡p2 1n 24

2.3 Miêu tả các mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa -2- 2 2s s2 25

2.3.1 Mô hình bậc l .¿-22-©22222+22122212221122112221 22112211221 cex 25 2.3.2 Mơ hình bậc 2 -:¿-©2++22+22k22112711271122112212111211.211 21 ce 34 2.3.3 Mơ hình bậc 3 .¿- 2222222x2211221127112211 221 221211.11.cEecek 38

2.4 Ranh giới giữ từ ghép phân nghĩa và ngữ từ do - - 40

2.5 Tiểu kết chương 2 . -2- 2 2s+E22EE2E12E122121121121121121121111111 1121 se 4I

I15000900757Š .H.A 43 PHỤ LỤC

Trang 8

BANG QUY UOC VIET TAT

STT Kí hiệu viết tắt Tên đầy đủ

1 A Hình vị chỉ loại lớn

2 B, C, D , X Cac hinh vi loai nho phan nghia cho A

3 Bl Bac | 4 B2 Bac 2 5 B3 Bac 3

6 S Các từ mới được tạo ra

7 Nxb Nhà xuât bản 8 o Tuong duong

9 € Thudc

10 > Tao ra

Trang 9

1 Ly do chon dé tai

Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt Nó là phương tiện dé giao tiếp

giữa các dân tộc, là ngôn ngữ chính thức trong các lĩnh vực ngoại giao, hành

chính, giáo dục, văn hóa Tiếng Việt của dân tộc ta sức phong phú và đa dạng,

là kết quả của các phương thức cấu tạo khác nhau Ở mỗi giai đoạn lịch sử, vốn

từ của dân tộc lại có sự mở rộng về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa Điều đó phản ánh trình độ phát triển, trình độ tư duy của con người Do đó, nghiên cứu vé su

biến động của từ trong hệ thống từ vựng là một vấn đề đáng được quan tâm

Sự biến động về vốn từ vựng dân tộc thể hiện ở khá năng sản sinh ra

hàng loạt những từ mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người Sự biến

động này đã được nhiều nhà Việt ngữ học quan tâm, tiêu biểu ta phải kế đến

GS Đỗ Hữu Châu Sự tăng lên về số lượng các từ ngữ mới hiện nay theo

nhiều nhà nghiên cứu là nhờ phương thức ghép, cụ thể là ghép phân nghĩa Tuy nhiên, việc nghiên cứu về ghép phân nghĩa mới chỉ dừng lại ở khái quát lý luận chung Các tác giả mới chỉ đưa ra một số trường hợp cấu tạo ghép phân nghĩa ở mơ hình bậc một đề miêu tả cho lý thuyết về từ ghép phân nghĩa

mà thơi, cịn đi sâu vào các mơ hình bậc cao hơn và đi vào những dạng văn bản cụ thể thì cịn là vấn đề mới mẻ Trong đó, từ ghép và sự vận động của từ

ghép phân nghĩa trong các văn bản báo chí đang là điểm nóng được giới

nghiên cứu quan tâm nhiều chiều

Mặt khác, nghiên cứu về sự phát triển của vốn từ vựng dân tộc thông

qua các phương thức cấu tạo cụ thể cũng là sở thích và niềm đam mê của chúng tôi.Trong tương lai, chúng tôi sẽ là những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường Chúng tôi nhận thấy muốn dạy tốt mơn học này thì khơng chỉ nắm vững những kiến thức về ngôn ngữ mà còn phải

Trang 10

Có như vậy, chúng tơi mới có thể cung cấp cho học sinh một cách chính xác các kiến thức về ngôn ngữ và niềm tin yêu về vốn ngôn ngữ của dân tộc

Với những ý nghĩa đó, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài: Khảo sᣠmột số mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng Việt hiện nay (qua ngữ

liệu trên một số tờ báo Nhân dân, Hà Nội mới, An ninh thủ do, )

2 Lich sir van dé

Trong tiếng Việt hiện nay, phương thức ghép phân nghĩa không ngừng sản sinh ra những từ mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người Do đó, tìm hiểu về phương thức này đã và đang là vấn đề được nhiều người quan tâm Người đi tiên phong trong lĩnh vực này là GS Đỗ Hữu Châu Trong giáo trình Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, tác giả đã nêu lên những quy luật phát

triển cơ bản của phương thức này Đó là: “Cơ chế phân nghĩa có thể liên tục

tác động vào một từ ghép phân nghĩa cơ sở cho ra những từ ghép phân nghĩa

ở thể hệ thứ hai, thứ ba với hình thức ngữ âm tương đối dài SỐ lượng quan hệ (tức số lan tác động của cơ chế) là cơ sở để phân biệt những từ ghép phân nghĩa có số lượng hơn hai âm tiết thuộc thế hệ thứ nhất, hay thuộc thế hệ thứ

hai, thứ ba, v.v ” Để minh chứng cho điều này, tác giả đã lấy ví dụ về máy

đo nhịp tim thuộc thế hệ thứ nhất vì quan hệ ở đây là máy với đo nhịp tim; còn

chất đốt lỏng thuộc thế hệ thứ hai, vì quan hệ ở đây là chát đốt với chất lỏng

[2 tr.273]

Cũng trong cơng trình nghiên cứu đó,về cấu tạo từ ghép phân nghĩa (hay còn gọi là từ ghép chính phụ), tác giả đã đưa ra nhiều kiến giải và một số kiểu cấu tạo của từ ghép phân nghĩa dựa trên sự khác nhau của các phương thức láy và phương thức ghép Theo tác giả, các từ ghép phân nghĩa có thể được chia thành nhiều kiểu nhỏ tiêu biểu là từ ghép phân nghĩa một chiều và từ ghép phân nghĩa hai chiều Ở mỗi kiểu đó, tác giả đã xây dựng những điều

Trang 11

phân nghĩa Từ đó, tác giả rút ra nhận xét cụ thể về từ ghép phân nghĩa “Trong các từ ghép phân nghĩa, tỉnh thé hé thé hiện khá rõ Một từ ghép phân

nghĩa lại có thể trở thành một hình vị (đơn vị) chỉ loại lớn để tạo ra hàng loạt

các từ ghép phân nghĩa mới ” [2, tr.236] Cơng trình nghiên cứu nói trên của

tác giả đã mở ra một hướng nghiên cứu mới về từ ghép phân nghĩa Tuy

nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở từ ghép nói chung mà chưa ổi sâu vào tìm hiểu về từ ghép phân nghĩa cũng như các mơ hình cụ thể ở những bậc cao hơn của từ ghép phân nghĩa Do vậy, đề tiếp tục hướng nghiên cứu trên, đề tài của người viết sẽ di tập trung vào tìm hiểu một số mơ hình cụ thế của từ ghép phân nghĩa trên một số tờ báo: Nhân dân, Hà Nội mới, An ninh thủ đơ,

Mục đích của chúng tơi khi tìm hiểu vấn đề này là qua việc khảo sát có

thể khái quát lên một số mơ hình cụ thể để thấy được sự phát triển của ngôn

ngữ tiếng Việt trong đời sống của con người 3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tìm hiểu một số mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa trong tiếng Việt hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Ngữ liệu được thống kê trong một số tờ báo: Nhân dân, Hà Nội mới, An ninh thủ đô, Các số báo được thu thập trong vòng 20 năm trở lại đây

4 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu sức sản sinh của mô hình ghép phân nghĩa đề tài mong muốn thấy được sự vận động, biến đối của hệ thống từ vựng nói chung trong giai

đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tập hợp những vấn đề lí thuyết về cấu tạo từ

Khảo sát, thống kê, phân loại các từ ghép phân nghĩa trên một số tờ báo

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thống kê: mục đích của phương pháp này là nhằm thống

kê những từ ghép phân nghĩa trên các tờ báo làm tư liệu cho quá trình nghiên

cứu

Phương pháp hệ thống: nhằm tổng hợp tất cả tư liệu

Phương pháp phân tích ngơn ngữ: đề tìm ra các mơ hình cụ thể của từ ghép phân nghĩa trong tiếng Việt hiện nay

7 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận: Qua việc khảo sát các từ ghép phân nghĩa trên một số

văn bản báo chí, ta có thể khái qt được mơ hình cấu tạo của từ ghép phân

nghĩa ở các bậc cao hơn

Về mặt thực tiễn: Những kết quả thống kê của khóa luận giúp ích cho việc học tập và giảng dạy mơn ngơn ngữ nói chung và từ vựng nói riêng Đặc

biệt là giảng dạy, học tập về cấu tạo từ tiếng Việt

8 Cấu trúc khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung

khóa luận gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết

Trang 13

NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY THUYET

1.1 Đơn vị cấu tạo từ

Đơn vị cấu tạo từ là những đơn vị mà tiếng Việt dùng để tạo ra các từ

mới cho hệ thống từ vựng tiếng Việt.Trong tiếng Việt đơn vị cấu tạo từ là các

hình vị Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, dùng đề cấu tạo từ (Hình vị là

đơn vị hình thức, thuật ngữ này được bắt nguồn từ ngôn ngữ Ấn - Âu)

Vi dy: Khura (Sach) trong dé Khur: 1a cin tố, mang ý nghĩa từ vựng

(chỉ sách) còn a: la phy té, mang y nghia chi giống

Trong các ngôn ngữ này, đơn vị mấu chốt mà các nhà ngôn ngữ học

dựa vào để nghiên cứu hình vị là từ, dùng từ để phân xuất ra hình vị và ngược

lại dùng hình vị tạo nên từ Trên các phương diện cấu tạo từ bao giờ cũng

được tách từ hai bộ phận: một bộ phận đảm nhiệm diễn đạt ý nghĩa sự vật gọi là căn tố, một bộ phận còn lại đảm nhiệm chức năng ngữ pháp gọi là phụ tố

Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về hình vị cụ thể:

1.1.1 Khai niệm hình vị trong ngơn ngữ đại cương

1.1.1.1 Quan niệm về hình vị

Trong ngơn ngữ học đại cương, có hai quan niệm khác nhau về hình vị: Quan niệm thứ nhất của Baudouin de Courtenay (nhà ngôn ngữ học gốc người Pháp nhập cư Ba Lan từ thế kỉ XVIII), ông là người đầu tiên đưa vào ngôn ngữ Xlavo khái niệm “hình vị” Ơng cho rằng: “Hình vị là bộ phận

nhỏ nhất có nghĩa của từ”

Quan niệm thứ hai của Leonard Bloomfield (nhà ngôn ngữ học lớn nhất

của châu Mĩ nửa đầu thế ki XX), ơng cho rằng: “Hình vị la bat kì đoạn nhỏ

Trang 14

những hình thái ngơn ngữ Mỗi hình thái ngơn ngữ học đều là sự kết hợp ổn định những đơn vị - tín hiệu, những âm vị, mỗi hình thái ngơn ngữ đều có ý nghĩa thường xuyên và xác định, mỗi ý nghĩa của mọi hình thái ngôn ngữ khác cũng trong ngôn ngữ này ”

1.1.1.2 Phân loại hình vị

Theo các nhà ngôn ngữ học đại cương, hình vị được chia làm hai loại: Hình vị căn tố (chính tố) và hình vị phụ tố

Hình vị căn tố là những hình vị có ý nghĩa từ vựng, ý nghĩa chính tố và

có liên hệ một cách logic với đối tượng, ý nghĩa của chính tố hoạt động độc

lập, tự nghĩa

Hình vị phụ tố là những hình vị mang ý nghĩa bố sung hoặc ý nghĩa

ngữ pháp, ý nghĩa của phụ tố trừu tượng Hình vị này không độc lập về nghĩa, nghĩa của nó chỉ rõ ràng khi nằm trong kết cấu từ

Vi du: books (book la chính tố, s là phụ tố) 1.1.1.3 Chức năng của hình vị

Theo các nhà ngôn ngữ học này, chức năng cơ bản của hình vị là chức năng cấu tạo từ

Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa Nghĩa là, nó không cho phép tiếp tục phân chia thành những đơn vị có nghĩa mà nhỏ hơn nữa, chia nhỏ các hình vị thì ta chỉ có các âm khơng có nghĩa - những đơn vị chỉ có mặt âm thanh

Trong phần cấu tạo từ, hình vị được chia làm hai loại: chính tố (căn tố)

và phụ tơ Trong đó, chính tố được coi là bộ phân chính của từ, bộ phận trung

tâm về nghĩa của từ

1.1.2 Khái niệm hình vị trong tiếng Việt

Đa số, các nhà Việt ngữ học đều thống nhất cho rằng: “Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa” Tuy nhiên, khi đi vào vận dụng, miêu tả trong tiếng

Trang 15

Trong khái niệm trên, “nhỏ nhất có nghĩa” có hai cách hiểu khác nhau: Cách thứ nhất, hiểu “ nhỏ nhất có nghĩa” ở đây là nghĩa từ vựng Cho nên, hình vị tiếng Việt là những đơn vị nhỏ nhất mang ý nghĩa từ vựng (ví dụ:

nhà, xe, người, đi, ăn ) Theo cách hiểu này, những đơn vị nhỏ nhất không

mang nghĩa từ vựng thì khơng được coi là hình vị (Ví dụ: kÿ - trong đen kit, phức — trong thơm phức, lè — trong xanh lè, ) Ngược lại, có những đơn vi không phải là nhỏ nhất về phương điện cấu tạo nhưng đến đó chúng mới

mang ý nghĩa từ vựng thì lại được thừa nhận là hình vị (Ví du: axit, bd hóng,

ơ tơ, xà phịng ) Đây là quan niệm của các tác giả: Đỗ Hữu Châu, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Kim Thản

Cách thứ hai, hiểu “nhỏ nhất có nghĩa” ở đây khơng chí bao hàm nghĩa từ vựng mà còn bao hàm nghĩa nghĩa ngữ pháp, nghĩa chức năng Do đó, hình

vị theo cách hiểu này là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức và có

giá trị về mặt ngữ pháp Cách hiểu này sẽ bao hàm được hầu hết các đơn vị nhỏ nhất được phân xuất trong tiếng Việt Theo cách hiểu này, hình vị trùng

với âm tiết (Ví dụ: axit hai âm tiét © hai hinh vị, apatit ba 4m tiét © ba hình

vi) Day là quan niệm của các tác giả: Nguyễn Tài Cân, Nguyễn Thiện Giáp, Xtankevich

Như vậy, đặc trưng “nhỏ nhất có nghĩa” của hình vi trong tiếng Việt

phải được hiểu một cách linh hoạt:

Nghĩa của hình vị có thê là nghĩa của từ vựng (Ví dụ: nhà, ấi, ăn ) Nghĩa của hình vị có thể là nghĩa phân biệt, bố sung (Ví dụ: /è trong xanh lè, phức trong thơm phức )

Trang 16

Vậy, hình vị là những yếu tố nhỏ nhất tham gia vào các phương thức

tạo từ Để cho ra các từ mới của tiếng Việt, hình vị tự thân nó phải có nghĩa

1.2 Phương thức tạo từ

Phương thức cấu tạo từ là cách thức mà ngôn ngữ tác động vào hình vị để cho ta các từ Đề tạo ra hàng loạt các từ mới, tiếng Việt sử dụng chủ yếu ba phương thức sau:

1.2.1 Phương thức từ hóa hình vị

Phương thức từ hóa hình vị là phương thức cấu tạo từ bằng cách tác

động vào bán thân hình vị làm nó mang đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của

từ, biến hình vị đó thành từ mà khơng thay đổi hình thức ngữ âm của nó Kết

quả của phương thức này tạo ra những từ đơn

Ví dụ: nhà, xe, áo, người là những từ được hình thành do sự từ hóa các hình vị: nhà, xe, áo, người,

1.2.2 Phương thức láy

Phương thức láy là phương thức tác động vào hình vị cơ sở làm xuất

hiện một hinh vi lay giống nó tồn bộ hay bộ phận về mặt âm thanh Trong đó, cả hình vị cơ sở và hình vị láy tạo thành một từ Kết quả của phương thức

này tạo ra những từ láy

Ví dụ: Hình vị: xanh —> xanh => xanh xanh (Lặp tồn bộ)

Hình vị: lành —> lạnh = lành lạnh (Lặp biến đôi thanh điệu) Hình vị: /énh — khénh => lénh khénh (Lap phan van)

Hình vi: pho) — phac = phở phạc (Lặp phụ âm đầu)

Từ những ví dụ trên, có thể mơ hình hóa biểu đồ của phương thức láy bằng biểu thức sau:

Láy

Trang 17

1.2.3 Phương thức ghép

Phương thức ghép là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới Kết quả của

phương thức này tạo ra những từ ghép

Ví dụ: Hình vị: máy, bay — máy bay Hình vị: hoa, hồng — —> hoa hồng

Hinh vi: but, bi — but bi

Hình vị: sách, vở — sách vở,

Từ những ví dụ trên, có thê mơ hình hóa biểu đồ của phương thức ghép

bằng biểu thức sau:

Ghép

Hình vị A, B > trA+B

Trong ba phương thức trên thì phương thức ghép có khả năng tạo từ cao nhất Nhờ phương thức này, tiếng Việt đã sản sinh ra nhiều từ mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy của con người

1.3 Các kiểu từ xét về cấu tao

Xét về cấu tạo trong tiếng Việt hiện nay, từ có thể chia thành hai loại

lớn là từ đơn và từ phức Trong từ phức chia thành hai kiểu cấu tạo nhỏ hơn là

từ láy và từ ghép Mỗi loại lớn trên gồm có những đặc tính về mặt ngữ nghĩa và hình thức giống nhau, đến lượt mình sẽ được phân chia thành các kiểu cấu tạo nhỏ hơn cũng gồm những từ tương đồng về ngữ nghĩa và hình thức

1.3.1 Từ đơn

Từ đơn là các từ được tạo thành từ phương thức từ hóa Dựa vào 86

lượng âm tiết người ta chia từ đơn thành hai loại: Từ đơn đơn âm và từ đơn đa âm.Trong đó, từ đơn đơn âm là những từ chỉ có một tiếng (Ví dụ : nhà, cứa, xe, ) Từ đơn đa âm là những từ có từ hai tiếng trở nên (Ví dụ: bơ hóng, sẵu

Trang 18

Các từ đơn xét về mặt ngữ nghĩa không lập thành hệ thống như các từ ghép, từ láy mà mỗi từ có một kiêu ngữ nghĩa riêng Khi ghi nhớ và lĩnh hội nghĩa của từng từ riêng lẻ rời rạc không có hệ thống

1.3.2 Từ láy

Từ láy là sản phẩm của phương thức láy Đó là những từ lặp lại toàn bộ

hay bộ phận hình thức ngữ âm của một hình vị gốc, hình vị gốc là hình vị

mang ý nghĩa từ vựng (Ví dụ: khe khẽ, nhạt nhòa, láu táu )

Từ láy là quá trình lặp lại vỏ ngữ âm của hình vị gốc nên trong từ láy

quy tắc hòa phối ngữ âm rất quan trọng Giữa hai tiếng trong từ láy có sự hòa phối về thanh điệu, về âm và vần

Về thanh điệu: Thanh điệu giữa hai tiếng trong từ láy phối hợp với nhau theo quy tắc các thanh thuộc nhóm cao đi với nhau (không, hỏi, sắc), các thanh thuộc nhóm thấp đi với nhau (huyền, nga, nang) (Vi du: tim fím, nhè

nhe, khe khé )

Về âm và vần: Giữa hai tiếng trong từ láy hòa phối theo quy tắc đối -

điệp: nếu đối vần thì điệp âm hoặc nếu đối âm thì điệp vần (Ví dụ: nhí nho,

tanh banh, lúng cúng, ).Với cách phối hợp như vậy, phương thức láy đã tao cho tir lay một ưu điểm khá lớn đó là đễ đọc, dễ nghe, thuận lợi khi phát âm

Phương thức láy tạo ra những từ láy có nghĩa sắc thái hóa so với nghĩa

của hình vị gốc Do đó, nó được sử dụng rộng rãi trong văn chương đặc biệt là lĩnh vực thơ ca

1.3.3 Từ ghép

Từ ghép là sản phẩm của phương thức ghép Đó là những từ được tạo

thành bằng cách ghép hai hình vị độc lập riêng rẽ với nhau theo những quy

Trang 19

1.3.3.1 Quan hệ ngữ pháp và ngữ nghĩa của từ ghép

Về mặt ngữ pháp: Các tiếng ghép với nhau theo hai kiểu quan hệ: Quan hệ đẳng lập và quan hệ chính phụ

Quan hệ đẳng lập thể hiện ở chỗ giữa các hình vị có quan hệ ngang

hàng bình đẳng với nhau khơng phân biệt hình vị nào là chính, hình vị nào là

phụ

Ví dụ: “ect vở, kính trong, quân ao ,

Quan hệ chính phụ: Giữa các hình vị có quan hệ khơng bình đẳng với nhau, một hình vị giữ vai trị chính và một hình vị giữ vai trò phụ

Vi dụ: Xe đạp, bánh khoai, cá mập,

ii ESP ED

Về mặt ngữ nghĩa:

Quan hệ cùng phạm trù ngữ nghĩa tức là các hình vị ghép với nhau có quan hệ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa (Ví dụ: xóm làng, nguồn gốc, đi đứng, trai gái, vui buôn, giàu nghèo, )

Quan hệ cấp loại tức là có một yếu tố chính mang ý nghĩa chỉ loại và một yếu tố phụ mang ý nghĩa cụ thể phân loại (Ví dụ: bánh nướng, xe đạp, máy bay, )

Hai cách thức cấu tạo từ nói trên phản ánh hai hướng tư duy của con người: khái quát và loại biệt Mơ hình cấu tạo từ thứ nhất phản ánh kiểu tư duy mang tính quy nạp và hình thành các đơn vị từ vựng có ý nghĩa chung, khái qt tơng hợp (Ví dụ: sách vở, kính trong, quan áo chúng là những sự vật hiện tượng riêng lẻ nhưng khi ghép chúng lại với nhau ta được một từ

mang tinh chat chung tơng thê) Mơ hình cấu tạo thứ hai phản ánh kiểu tư duy

Trang 20

1.3.3.2 Phân loại từ ghép

Căn cứ vào tính chất hình vị thì từ ghép tiếng Việt được phân chia thành: từ ghép hư và từ ghép thực [3, tr.55]

Từ ghép hư là những từ ghép do hai “hình vị hư” kết hợp với nhau theo phương thức ghép mà có Đó là các từ như: bởi vì, đo vì, cho nên, để mà, nếu

mà, hồ như,

Từ ghép thực là từ ghép đo hai “hình vị thực” kết hợp với nhau theo phương thức ghép mà có.Trong từ ghép thực lại phân chia thành hai kiểu nhỏ hơn là: từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa Trong hai kiểu này, từ ghép phân nghĩa được đánh giá là phức tạp hon ca Cu thé, từ ghép phân nghĩa (từ ghép chính phụ, từ ghép phụ gia) là từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại

nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập tương đối với nhau Các từ ghép phân nghĩa

hợp thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn Quan niệm về từ ghép phân nghĩa trên, chúng tôi dựa chủ yếu trên định nghĩa của GS Đỗ Hữu Châu trong: Từ vựng — ngữ nghĩa Tiếng Việt

Về cơ chế cấu tạo: Từ ghép phân nghĩa được tạo thành từ việc ghép hai hình vị có cơ chế không ngang nhau theo quan hệ chính phụ Trong đó một

tiếng chính biểu thị loại lớn và một tiếng phụ có nhiệm vụ chỉ tiết hóa, cụ thể

hóa, sắc thái hóa tiếng chính (Ví dụ: bú bi, bú¿ mực, bút dạ, )

Về mặt phân loại: Nhóm từ ghép phân nghĩa một chiều và nhóm từ

ghép phân nghĩa hai chiều Từ ghép phân nghĩa một chiều là những từ ghép

chỉ có một hình vị chỉ loại lớn Căn cứ vào tính chất các hình vị có thể chia

Trang 21

hai chiều là những từ ghép mà cả hai hình vị vừa có tính chất chỉ loại lớn vừa có tính chất hình vị phân nghĩa

Ngồi ra trong từ ghép còn có một kiểu loại thường được đề cập đến là từ ghép biệt lập Đây là những từ ghép được tạo thành trên cơ sở của quan hệ ngữ pháp hoặc đăng lập hoặc chính phụ Tuy nhiên các từ này không lập thành hệ thống nghĩa là mỗi từ tồn tại một các độc lập riêng rẽ giống như các

từ đơn (Ví dụ: con đĩa, thắt lưng, chân vịt, ổ gà, )

1.4 Phân biệt từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa

Từ ghép hợp nghĩa (hay còn gọi từ ghép song song, từ ghép đẳng lập) là từ ghép do hai hình vị tạo nên trong đó khơng có hình vị nào là hình vị chỉ loại lớn, khơng có hình vị nào là hình vị phân nghĩa Các từ ghép này không

biểu thị những loại (những sự vật, hiện tượng, tính chất, ) nhỏ hơn, trái lại

chúng biểu thị những loại rộng hơn, lớn hơn bao trùm hơn so với loại của

từng hình vị tách biệt

Giữa từ ghép hợp nghĩa và từ ghép phân nghĩa có những nét khác nhau cơ bản sau:

Xét về mặt cấu tạo, nếu từ ghép hợp nghĩa được cấu tạo dựa trên cơ sở

ghép hai hình vị có ý nghĩa ngang nhau theo quan hệ bình đẳng, song song để

tạo ra những từ mới có ý nghĩa khái quát thì từ ghép phân nghĩa lại được cấu tạo dưa trên cơ sở ghép hai tiếng trong đó có một tiếng chính biểu thị loại lớn,

tiếng phụ có nhiệm vụ chi tiết hóa, cụ thể hóa, sắc thái hóa tiếng chính

Ví dụ từ ghép hợp nghĩa: áo quân, sách vở, cây cỏ, ăn nói, ăn mặc, Ví dụ từ ghép phân nghĩa: xe đạp, cá chép, xanh rì, xanh um,

Xét về mặt ý nghĩa, từ ghép hợp nghĩa đòi hỏi hai tiếng ghép với nhau phải cùng phạm trù từ loại Nghĩa là, thành tố trước chỉ sự vật thì thành tố sau

Trang 22

trước chỉ hành động, đặc điểm thì thành tố sau cũng phải chỉ hành động đặc điểm (Vi dụ: #êu diệt, hư vô, giản đơn, vĩnh viễn )

Trong khi đó, ở từ ghép phân nghĩa có sự khác biệt, tiếng thứ nhất trong

từ ghép biểu thị ý nghĩa phạm trù giữ vai trò chủ yếu, trung tâm, tiếng thứ hai

có vai trị phụ biểu thị tính chất, quá trình hay thuộc tính riêng của sự vật hiện tượng Nghĩa là, chúng có thể cùng hoặc không cùng phạm trù từ loại (Ví dụ:

bánh nướng, bánh da, banh khoai., )

Như vậy, cùng là từ ghép nhưng chúng có những nét khác nhau cần

phải phân biệt rõ

1.5 Phân biệt từ ghép với ngữ tự do

Ngữ tự do được hình thành trong lời nói đó là sự kết hợp lỏng lẻo giữa

các yếu tố Day là loại đơn vị dễ gây nhằm lẫn với các từ ghép Do đó, đề hiểu

hơn về từ ghép và không nhằm lẫn giữa từ ghép với ngữ tự do chúng ta cần phân biệt từ ghép với ngữ tự do Giữa chúng có những ranh giới nhất định ta

có thể phân biệt được

Tính vững chắc về cấu tạo và tính thành ngữ về ngữ nghĩa là những tiêu chuẩn mà nhiều tác giả đưa ra để vạch ranh giới giữa “từ” và “ngữ tự đo”

Tính vững chắc của từ thể hiện ở chỗ không cho phép một yếu tố nào khác xen vào Ví dụ: khơng thê tách thy, giao ra khỏi tàu thủy và ngoại giao để sử dụng trong lời nói hoặc xen yếu tố khác vào giữa các đơn vị đó Như

vay, có thể thấy tính vững chắc về cấu tạo phản ánh được một đặc trưng cơ

bản của từ ghép

Tính thành ngữ của từ biểu hiện ở chỗ ý nghĩa của “từ” là cái gì mới và khác hơn là tổng số ý nghĩa của từng biện pháp tạo ra từ đó Ví dụ: Ý nghĩa tàu thủy không phải đơn thuần là ý nghĩa của ¿vu cộng ý nghĩa của đáy Rõ

ràng ý nghĩa của /àu (úy đã hòa vào nhau tạo thành một khối thống nhất,

Trang 23

tư cách là đơn vị, từ ghép là một thé thống nhất không những về mặt cấu tạo mà còn cả về mặt nội dung ngữ nghĩa

Chính sự khác nhau này đã tạo ra những biểu hiện bên ngoài về sự khác

nhau giữa từ ghép với ngữ tự do Chẳng hạn, ở từ ghép không thể chêm xen một yếu tố nào khác vào hay tách một yếu té nào của nó ra còn ở ngữ tự do có thể làm như vậy

Trên đây là sự khác nhau cơ bản giữa từ ghép và ngữ tự do Từ đó, ta có thể đưa ra các cách phân biệt từ ghép với ngữ tự đo

Dựa vào mặt kết cấu: từ ghép và ngữ tự do đều được cấu tạo từ hai

thành tố trở nên Tuy nhiên, từ ghép có kết cấu chặt chẽ, Ổn định không thể

tách rời hay thêm bớt các yếu tố Ngược lại, kết cấu của các ngữ tự do lỏng

léo va dé bị phá vỡ

Dựa về mặt ý nghĩa: mỗi từ ghép gọi tên một sự vật hiện tượng tức là

cũng có chức năng định danh Trong khi đó, ngữ tự do khơng có chức năng

định danh mà chỉ miêu tả một đặc điểm, một tính chất hay một trạng thái nào đó của sự vật hiện tượng tức là chúng chỉ có chức năng miêu tả

Vi du 1: Nha may can tuyển thợ hàn, thợ đúc

Ví dụ 2: Thợ hàn cửa phải mắt một ngày thợ đúc xong pho tượng phải

mắt một tháng

Ở ví dụ 1: là từ ghép ¿hø hàn chỉ một loại thợ chuyên thực hiện thao tác hàn Từ ghép này có chức năng gọi tên sự vật hiện tượng Trong khi đó, ví dụ

hai /hợ hàn, thợ đúc là ngữ tự do

Như vậy, để nhận biết một đơn vị là từ ghép hay từ tự do cần dựa vào

Trang 24

1.6 Xu hướng phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện nay

Hiện nay, xu hướng phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ trong

tiếng Việt chủ yếu qua ba phương thức cơ bản: từ hóa hình vị, phương thức

ghép, phương thức láy Mức độ tạo từ mới ở mỗi phương thức được thê hiện

cụ thể như sau:

Phương thức từ hóa hình vị: Hiện nay đã hết nguyên liệu nghĩa là

khơng có khả năng sản sinh ra từ mới nữa, chỉ xuất hiện ở các yếu tố vay

mượn nước ngồi

Ví dụ: Chat (tiếng Anh) — Chá¿ (Việt Nam)

Phương thức từ láy mặc đù không chiếm ưu thế như phương thức ghép nhưng nó vẫn tiếp tục tạo ra từ mới Người ta tạo ra từ láy bằng nhiều con đường khác nhau Có thể đảo trật tự các tiếng trong từ láy có sẵn

Ví dụ: đến đo — do dan

xao xuyén — xuyén xao

Hoặc láy các phụ âm đầu của tiếng gốc hoặc lay van Ví dụ: gái —> gái gú

chat — chat chit

Hoặc có thê thay đổi một phần hình thức ngữ âm của từ láy đã có

Ví dụ: rãrởời — bd boi điệu đà —› điệu đàng

Như vậy, có thê thấy số lượng từ láy mới tạo ra trong những năm gần

đây là không nhiều

Trong tiếng Việt hiện nay, phương thức ghép vẫn không ngừng sản sinh ra những từ mới đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người Các từ sản sinh theo phương thức này có thê hình dung như sau: Giả định trong lĩnh vực sinh

Trang 25

chúng trở nên cấp bách Nếu như sự vật đó không thể (hoặc tạm thời chưa thể) quy vào những loại đã biết đã có tên gọi trong tiếng Việt thì người Việt sẽ xem chúng như những sự vật, hiện tượng biệt lập và sẽ tạo ra các từ biệt lập để đặt tên cho chúng Tên gọi đó được sản sinh theo phương thức chuyển nghĩa từ đã có hoặc vay mượn từ các ngôn ngữ có tiếp xúc, Nhưng nếu sự

vật đó được lĩnh hội như một loại lớn và trong thực tế xã hội đã xuất hiện những sự vật, hiện tượng nằm trong loại lớn đó thì những từ biệt lập đó sẽ trở

thành những hình vị chỉ loại lớn Nhờ đó, theo phương thức phân nghĩa các từ

ghép phân nghĩa mới sẽ tạo ra để gọI tên các sự vật hiện tượng này

Như vậy, có thê thấy xu hướng cơ bản phát triển từ vựng bằng con

đường cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện nay chủ yếu là từ phương thức ghép

1.7 Một vài nét về phong cách báo chí 1.7.1 Khái niệm

Phong cách báo chí - cơng luận là khn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực

báo chí — cơng luận Nói cụ thể hơn đó đó là vai của nhà báo, người đưa tin,

người cô động, người quảng cáo, bạn đọc tất cả những ai tham gia vào hoạt

động thông tin của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự

Phong cách ngôn ngữ báo chí — cơng luận chủ yếu dựa trên kiểu ngôn ngữ viết — phi nghệ thuật, nhưng bao gồm rộng rãi những kiểu cấu trúc của các kiểu viết và miệng — nghệ thuật của lời nói Yếu tố cá tính đóng vai trị

quan trọng

1.7.2 Chức năng và đặc trưng của phong cách báo chí 1.7.2.1 Chức năng của phong cách báo chỉ

Phong cách báo chí có hai chức năng cơ bản là chức năng giao tiếp lí trí

Trang 26

Mọi nhu cầu và nguyện vọng của con người trong xã hội văn minh đều được phản ánh trong yêu cầu về thơng tin Khơng có thơng tin, con người

không thê tồn tại và phát triển hài hịa Do đó, báo chí là một trong những

phương tiện quan trọng không thê thiếu trong cuộc sống của con người 1.7.2.2 Đặc trưng của phong cách báo chí

Về đặc trưng, phong cách ngôn ngữ báo chí có ba đặc trưng cơ bản đó

là tính chiến đấu, tính tính thời sự, tính hấp dẫn

Phong cách ngôn ngữ báo chí phải có tính chiến đấu Bởi vì ngơn ngữ

báo chí là ngơn ngữ thông tin thời sự cập nhật, truyền bá những tin tức nóng

hồi hàng ngày trên mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí chính là cơng cụ đấu tranh chính trị của một nhà nước,

một đảng phái, một tô chức Đối với chúng ta chiến đấu và đấu tranh ở đây có

nghĩa là phấn đấu vì những mục tiêu cao cả của chủ nghĩa xã hội trên đất

nước ta

Phong cách ngơn ngữ báo chí phải đạt được tính thời sự Bởi vì, khi đã

có nội dung là sự thật roi, thơng tin cịn phải được truyền đi kịp thời, nhanh

chóng thì mới có tác dụng Chỉ có những thơng tin mới, những vấn đề cấp

thiết ngày hôm nay mới hấp dẫn người nghe

Phong cách ngơn ngữ báo chí phải đạt được tính sinh động hấp dẫn Tin tức của báo, đài phải được trình bày hấp dẫn, gợi được sự hấp dẫn từ phía người đọc, người nghe Bởi vì, đối tượng tiếp thu thông tin là đông đảo, thời

gian tiếp thu thông tin thường diễn ra trong khoảng khắc (thời gian nghỉ ngơi, xen kẽ thời gian làm việc, ) Hơn nữa, nội dung thông tin thì rất phong phú

đa dạng nếu ngôn ngữ không ngắn gọn rõ ràng, trình bày khơng nỗi bật,

khơng hấp dẫn sự chú ý, khơng khơi gợi sự tị mị thì khơng ai muốn đọc,

Trang 27

1.7.3 Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của phong cách báo chí 1.7.3.1 Cách thức sử dụng ngữ âm và chữ viết

* Cách sử dụng ngữ âm trong phong cách báo chỉ

Báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất

nhỏ nhất cũng có thể làm đọc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả khó lường trước được Do đó, hình thức ngữ âm phải chuẩn mực không dùng cách nói biến âm, biến thể

*Cách sử dụng chữ viết trong phong cách báo chí

Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuôi

đều là đối tượng phục vụ của báo chí Do đó, muốn thu hút được người đọc,

phong cách ngơn ngữ báo chí cho phép khai thác triệt để các kiểu chữ, mẫu

chữ, màu sắc của đầu đề.,

1.7.3.2 Cách thức sử dụng từ ngữ trong phong cách báo chí

Báo chí vừa là nơi để quần chúng tiếp nhận thông tin vừa là nơi bày tỏ ý kiến của họ Do đó, ngơn ngữ báo chí phái là ngơn ngữ dành cho đại chúng và phải có tính phổ cập rộng rãi Theo như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nỗi tiếng người Nga V.G.Kostomatrov đã từng nói: “Ngơn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lóp cơng chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy nhàm chán và một em bé có trình độ

cịn non nớt cũng khơng thấy khó hiểu” [1] Điều đó cho thấy, khi sử dụng từ

ngữ trong phong cách báo chí cần lựa chọn những từ ngữ cụ thể, giàu hình

ảnh, mang sắc thái biêu cảm và cảm xúc rõ rệt

Trang 28

cách này (Ví dụ: đứng ở bên cạnh nhân dân ta, đứng sau kẻ xâm lược, đứng ở

mũi nhọn của cuộc chiến đầu, )

Trong ngơn ngữ báo chí, việc sử dụng hài hòa từ ngữ diễn cảm (có màu

sắc tu từ) và những từ ngữ theo khuôn mẫu (đã mắt đi màu sắc tu từ) là một

trong những yêu cầu quan trọng đòi hỏi khả năng sáng tạo và linh hoạt của người viết

1.7.3.3 Cách sử dụng câu trong phong cách báo chí

Phong cách báo chí sử dụng những khuôn mẫu cú pháp như:

Câu khuyết chủ ngữ nêu sự kiện, thường chỉ dùng ở những phạm vi

nhất định như ở các bản thông báo, các bản tin (Ví dụ: Hồm qgua tại khai mạc )

Câu có đề ngữ làm nổi bật thông tin, thường dùng trong các đầu đề tin

tức (Ví dụ: Hà Tĩnh:15 nghìn tấn phân đạm phục vụ sản xuất lúa chiêm

xuân.)

Câu có nhiều thành phần tách biệt được in thành dòng riêng, bằng những con chữ khác nhau, để nhắn mạnh các nội dung thông tin, thường đùng trong các đầu đề tin tức

Phong cách ngơn ngữ báo chí sử dụng đa dạng các kiểu câu: câu đơn,

câu ghép, câu phức để đảm bảo tính chính xác, khách quan 1.7.3.4 Bồ cục - cách diễn đạt trong phong cách báo chí

Đặc điểm nỗi bật của phong cách báo chí là những đầu đề kép được

diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, hap dẫn, có khả năng hấp dẫn người đọc, thâu tóm

được tồn bộ nội dung của cả bài

Ví dụ, những đầu báo trên trang báo nhân dân SỐ ra ngày I- 1- 1992 LIEN HIEP SAN XUAT - XUAT NHAP KHAU DA - GIAY TANG

NHANH NGUON VON DO SAN XUAT, KINH DOANH CO LAI

Trang 29

ĐƯA NGHỊ QUYET VII VAO CUOC SONG SAN XUAT GRA —

PHÍT HAM LUGNG CABON CAO DE XUAT KHAU

Ví dụ, những đầu báo Nhân dân số ra ngày 4— 1 -1992 CON RÙA LỚN Ở ẤN ĐỘ DƯƠNG (NẶNG 306KG) VUA TẠ (LỰC SĨNGA PIOT CRULOP)

HOA LON NHAT THE GIGI (HOA ERAMUT)

Các phương tiện tu từ được sử dụng tùy thộc vào đặc trưng của từng

kiểu văn bản báo chí

Ví dụ: Các văn bán thuộc kiểu cung cấp tin tức thường được kết cấu theo những khuôn mẫu nhất định đề truyền đạt và tiếp thu thơng tin nhanh chóng Các văn bản báo chí như: tiểu phắm báo, rao vặt , quảng cáo sử dụng

nhiều biện pháp tu từ nhằm tác động vào thị hiếu của người đọc

Như vậy, báo chí xuất hiện do nhu cầu trao đổi thông tin của xã hội loài người Trong đó, ngơn ngữ là thơng điệp chính, cơ bản nhất Do đó, có thé

thấy ngơn ngữ báo chí cũng là một bộ phận trong đòng chảy quy luật phát triển của ngôn ngữ nới chung

1.8 Tiểu kết chương 1

Như vậy ở chương này, chúng tôi đã tổng hợp được các vấn đề lý thuyết trên các phương điện cơ bản sau:

Thứ nhất, đó là vấn đề về các đơn vị cấu tạo từ, các phương thức cầu tạo từ, các kiểu từ xét về mặt cấu tạo trong tiếng Việt

Thứ hai, đó là vấn đề về từ ghép phân nghĩa Từ ghép phân nghĩa được hiểu là: “là những từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ chính

phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chấp) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại

nhưng độc lập tương đối với nhau Các từ ghép phân nghĩa hợp thành những

Trang 30

Trong đó, từ ghép phân nghĩa lại chia thành hai nhóm nhỏ: nhóm từ ghép phân nghĩa một chiều và nhóm từ ghép phân nghĩa hai chiều

Thứ ba, đó là vấn đề phân biệt từ ghép phân nghĩa với các tô hợp lân cận dễ nhằm lẫn với nó như: từ ghép hợp nghĩa, ngữ tự do

Thứ tư, đó chính là xu thế phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện nay Xu hướng phát triển từ vựng bằng con đường cấu tạo từ trong tiếng Việt chủ yếu qua ba phương thức cơ bản: từ hóa hình vị, phương thức ghép, phương thức láy Trong đó, phương thức ghép được đánh

giá là phương thức tạo ra nhiều từ mới nhất hiện nay

Thứ năm, đó là những nét chính về phong cách ngôn ngữ báo chí Hiểu rõ hơn về phong cách báo chí sẽ giúp ta hình dung cụ thể hơn về nhu cầu tạo từ mới trong đời sống cũng như cách thức sử dụng từ ngữ trong thực tế hiện

nay

Hệ thống lý thuyết này chính là nền tảng để chúng tôi khảo sát, phân loại, miêu tả các mơ hình ghép phân nghĩa trong các văn bản báo chí Qua đó thấy được hiệu quả sử dụng của từ ghép và phạm vi hoạt động, tác dụng to

lớn của từ ghép phân nghĩa trong vốn từ của dân tộc

Trang 31

CHƯƠNG 2:

MỘT SĨ MƠ HÌNH CÁU TẠO GHÉP PHÂN NGHĨA TRONG TIENG VIET HIEN NAY

2.1 Kết quả thống kê:

2.1.1 Số lượng từ ngữ thống kê:

Mơ hình

Mơ hình bậc I | Mơ hình bậc 2 | Mơ hình bậc 3 Don vi 633 421 162 50

2.1.2 Khái qt các mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa

Dựa trên cơ sở lý luận và sự thống kê cụ thé ngữ liệu qua một số tờ báo chúng tôi thu được ba mơ hình cụ thê về từ ghép phân nghĩa

2.1.2.1: Mơ hình bậc 1

Mơ hình ngắn nhất được tạo ra từ sự kết hợp từ một hình vị chung chỉ

loại lớn kết hợp với các hình vị khác cho những ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa khác nhau này đều nằm trong ý nghĩa của A Giả sử, mơ hình bậc I có cơng thức chung như sau: A+zXS

Trong đó: A, X là các hình vi, S là từ ghép phân nghĩa

Từ mơ hình ghép này ta có hai loại từ ghép phân nghĩa cụ thê như sau:

Loại 1: A + X —› S, ( từ ghép phân nghĩa một chiều)

Trong đó A là hình vị chỉ loại lớn, X là hình vị phân nghĩa cho A, S loại do A biểu thị

Loại 2: A +X — S, hoặc S„ ( từ ghép phân nghĩa hai chiều)

Trang 32

2.1.2.2 Mơ hình bậc 2

Mơ hình được tạo ra từ mô hình thứ nhất kết hợp với các hình vị khác

cho những ý nghĩa mới hơn Giả sử, mơ hình bậc 2 có cơng thức chung như sau: (AA+X>8)+Y >S,

Trong đó :

A +X— S là từ phép phân nghĩa được tạo thành từ mơ hình bac 1( tir

ghép phân nghĩa cơ sở)

Y : là hình vị mới có tác dụng phân nghĩa cho hình vị: A + X — S

Sy: la từ ghép phân nghĩa mới, S: do hình vị: A + X —> S quy định 2.1.2.3 Mơ hình bậc 3

Mơ hình được tạo ra từ mơ hình thứ hai, các từ ghép ở mơ hình hai kết

hợp với các hình vị khác cho những ý nghĩa mới hơn Giả sử, mơ hình bậc 3 có cơng thức chung như sau:

[(A+X->S)+Y]+Z—>§; Trong đó:

(A + X —> S) + Y: là từ ghép phân nghĩa được tạo thành từ mô hình

bậc 2

Z là hình vị mới có tác dụng phân nghĩa cho hình vị (A + X — §)+ Y S„ Là từ ghép phân nghĩa mới, S: do hình vị: (A + X — S) + Y quy

định

2.2 Nhận xét chung

Căn cứ vào thực tế hiện nay, có thể thấy rằng phương thức ghép đã và đang tạo ra hàng loạt những từ mới phục vụ cho nhu cầu định danh các sự vật

mới Bởi sự vật, hiện tượng lúc mới xuất hiện được nhận thức như một tong

Trang 33

thức ngữ âm quá đài sẽ được rút gọn để dễ sử dụng hơn Nhưng, giả sử nó khơng được rút gọn đi nữa thì với tư cách của từ nó vẫn được giữ nguyên Bởi vì, những chuỗi âm tiết ngắn hoặc dài chẳng qua cũng chỉ là những biểu hiện quan sát được, cụ thê của kiêu cấu tạo và ý nghĩa chung của kiểu cấu tao 2.3 Miêu tả các mơ hình cấu tạo ghép phân nghĩa

Từ ghép phân nghĩa là từ ghép được cấu tạo từ hai hình vị theo quan hệ

chính phụ, trong đó có một hình vị chỉ loại lớn (sự vật, hoạt động, tính chất) và một hình vị có tác dụng phân hóa loại lớn đó thành những loại nhỏ hơn cùng loại nhưng độc lập tương đối với nhau và độc lập với loại lớn Các từ ghép phân nghĩa hợp thành những hệ thống gồm một số từ thống nhất với

nhau nhờ hình vị chỉ loại lớn Để cho việc hình dung về các mơ hình ghép

phân nghĩa trong tếng Việt hiện nay một cách cụ thê và dễ hiểu, chúng tôi xây

dựng một số biểu thức cụ thể sau:

2.3.1 Mơ hình bậc I

Gia sử mơ hình bậc l có công thức chung như sau:

A+zXS

Từ mơ hình ghép này, ta có hai loại từ ghép phân nghĩa cụ thể như sau: Loại I: A + X —› S, (Từ ghép phân nghĩa một chiều)

Trong đó A là hình vị chỉ loại lớn, X là hình vị phân nghĩa cho A, S

loại do A biểu thị

Logi 2: A+X — S, hoặc S, (Từ ghép phân nghĩa hai chiều)

Trong đó cả A và X đều là hình vị có khả năng phân nghĩa cho nhau, S do A hoặc X quy định

Từ đó, chúng tơi đi tìm hiểu cụ thể về từng loại trong mơ hình bậc 1 để

Trang 34

2.3.1.1 Logi 1: A + X— S,

Từ biểu thức nay ta co thé cụ thể hóa như sau:

A+B-S, A+C-S, A+D—S;

A+X—Sx

Với S¡ ,S;,S;,S ,Sx e S (S loại đo A biểu thị )

Nghĩa là, những từ ghép này được cấu tạo từ một hình vị chung chỉ loại lớn kết hợp với các hình vị khác cho những ý nghĩa khác nhau, nhưng những

ý nghĩa khác nhau này đều nằm trong ý nghĩa của A

Mỗi ý nghĩa của một từ ghép là một loại nhỏ có quan hệ cùng cấp đối

với nhau và dưới cấp với loại lớn mà A biểu thị Hiện nay, mơ hình này phổ

biến trên báo chí Hàng loạt từ mới do phương thức ghép phân nghĩa này tạo

ra Bởi hầu hết các sự vật hiện tượng mới khi ra đời đã được nhận thức ngay

như một loại nhỏ nằm trong một loại sẵn có

Căn cứ vào kết quả tìm hiểu trên một số tờ báo như báo nhân dân, báo an ninh, báo Hà Nội mới chúng tôi tạm đưa ra một số lĩnh vực như sau:

Trong lĩnh vực công nghiệp, điện tử mô hình này phổ biến nhất:

Ví dụ: A: máy, B: tuổi, C: bay, D: lọc, E: phái X: điện

Trang 35

Hình vị A là máy:

Với ý nghĩa chỉ tính năng, ta có các từ: máy tiện, máy bào, máy phay Với ý nghĩa chỉ năng lượng do chúng sinh ra, ta có các từ: máy điện, máy hơi nước Với ý nghĩa chỉ hình dáng, ta có: máy lờ, máy thùng Với ÿ nghĩa chỉ đặc tính hoạt động, ta có các từ: máy nổ, máy phát

Có thể thấy được khá năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đồ hóa sau:

máy tuốt, máy bay, máy lọc, máy phát, máy điên

`

BI BI Tet Bl Bl Ví dụ: A : xe, B: ngựa, C: lam, D: thé, E : dap X: 6-t6

Ta có:A + B — xe ngựa A+ €—>xe lam A +D— xe thể A +E— xe ẩqp A +X—xe máy Hình vị A là xe

Với ý nghĩa chỉ loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có từ hai trục bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng lắp trên

cùng một xát xi, ta có các từ: xe Ô - fô, xe taxi, xe tải, xe công nông, xe bọc

thép, Với ý nghĩa chỉ loại xe cơ giới chỉ có hai bánh, di chuyển bằng sức

người hoặc động vật, ta có các từ: xe thơ, xe dap, xe ngựa

Có thể thấy được khá năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đơ hóa sau:

xe đạp, xứ , xethd , xe ngwa , xe may

Trang 36

Trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng, kiểu mơ hình này cũng rất thơng dụng

Ví dụ: A: súng, B: trường, C: lục, D: cối, E: giảm thanh X: chống giật

Tacó: A+B

A+C

—> sung truong — sung luc A+D —> sting coi

A+E -› súng giảm thanh A+X — súng chống giật Hình vị sứng:

Với ý nghĩa chỉ nguồn năng lượng sinh công khi bắn, ta có: sứng hỏa

khí, súng hơi, súng cơ và súng điện tử Với ý nghĩa chỉ đặc điểm kết cấu và tính năng hoạt động, ta có: Sứng ngắn, súng trường, tiểu liên, súng máy (bao gồm ứrưng liên, trọng liên, đại liên), súng phóng lựu, Với ý nghĩa chỉ kết cấu nịng, ta có: Sứng nịng trơn và súng nòng rãnh, Với ý nghĩa chỉ biên chế str dung, ta có: Súng cá nhân và súng tập thế, Với ý nghĩa chỉ phương phap str dung, ta c6: Suing cam tay và súng có giả,

Có thê thấy được khả năng phân nghĩa và khả năng tạo từ của nó trong sơ đơ hóa sau:

Súng trường, súng luc,súng cối, súng giảm thanh, súng chống giật

^

BI |BI B BI BI

Như vậy, có thể thấy các từ ghép phân nghĩa sẽ lập thành những hệ

thống nhỏ hơn dựa vào hình vị A đồng nhất Mỗi từ có tác dụng phân hóa

Trang 37

Những từ ghép phân nghĩa có cấu tạo loại một khi khảo sát chúng tôi nhận thấy số lượng lớn Hình vị A có bao nhiêu nghĩa thì mỗi nghĩa đều có khả năng sinh sản ra một hệ thống con những từ ghép phân nghĩa với nghĩa đó

Ví dụ: hình vị A là: /àm

“Làm” là từ nhiều nghĩa, tương ứng với mỗi nghĩa ta có các từ ghép phân nghĩa với ý nghĩa khác nhau:

Làm với nghĩa là sản xuất nông nghiệp theo đặc tính mùa vụ hay cây

trồng cho ta các từ: làm mùa, làm chiêm, làm màu

Làm với nghĩa đóng vai trò, mang tư cách cho, ta các từ : làm gương,

làm chủ, làm người, làm bạn

Làm với nghĩa tạo ra cái gì đó mình chưa có hoặc có nhưng chưa ưng ý cho ta các từ : làm dáng, làm duyên, làm bộ, làm niing, lam gia

Trong từ ghép phân nghĩa, hình vị thứ hai (X) cũng có vai trị rất quan

trọng, hình vị đó gop phan cụ thê hóa nghĩa cho A

Ví dụ: Trong các từ ghép phân nghĩa sau: tha (điện, thợ nề, thợ hàn, thợ

rèn Hình vị A là £hợ, các hình vị X: ứiện, nê, hàn, rèn là các hình vị chỉ động

tác Các từ này chỉ những người thợ chun mơn hóa về một lĩnh vực cụ thể nao đó

Hoặc, trong các từ ghép phân nghĩa sau: the may, thợ cơ khí, thợ đồng

hơ, thì hình vị A là £hợ, các hình vị X: máy, cơ khí, dong hé, 1a các hình

vị chỉ đối tượng Các từ này chỉ những người thợ chuyên láp ráp, sửa chữa

không chuyên về một thao tác cơ bản khi sản xuất

Hoặc, trong các từ ghép phân nghĩa sau: tho thiếc, thợ bạc, thợ mộc, thợ sợi, thì hình vị A là /hợ, các hình vị X: thiếc, bạc, mộc, sợi là các hình

vị chỉ nguyên liệu Các từ này chỉ những người thợ có tính thủ cơng

Trang 38

2.3.1.2: Logi 2: A +X > S, hoac S, (Tw ghép phan nghia hai chiéu) Từ biểu thức này ta co thé cụ thể hóa như sau:

A+B—S A+C—s; A+D-s; A+X—Sx => Trường hợp I: S¡, Sa ,S: ,Sx€S; = Trường hợp 2: S¡, S› ,S: ,Sx€S,

Nghĩa là cả hai hình vị đều có chức năng phân nghĩa cho nhau

Ví dụ: Đội viên

Có hai loại: viên ở đây chỉ “người thuộc một tổ chức nhất định” theo ý

nghĩa này ta lập được hệ thống gồm các từ sau đây: đội viên, đoàn viên, hội viên, tổ viên như thế hình vị A là đội có tác dụng phân nghĩa cho viên

Sơ đồ hóa thành biểu thức sau:

Đôi viện : Đội phân hóa cho viên

Đội ở đây chỉ tên gọi của “một tổ chức, tổ chức này có kết cấu riêng của mình” theo ý nghĩa này ta lập được hệ thống gồm các từ sau đây: đội trưởng, đội phó, như thế hình vị X là viên có tác dụng phân nghĩa cho đội, chỉ rõ một trong những thành phần của cái tổ chức gọi là đội đó

Sơ đồ hóa thành biểu thức sau: Đơi viên : Viên phân hóa cho đội

Hơn thế nữa, viền với ý nghĩa chỉ người lại là yếu tố trong một hệ thống

gồm các hình vị như /rưởng, phó, nhà và đội cũng là một yếu tố nằm trong

Trang 39

Như thế trong trường hợp này chúng ta thấy cả hai hình vị đều có chức năng phân nghĩa cho nhau

Căn cứ vào kết quả khảo sát mà chúng tôi thu được chúng tôi tạm chia loại 2 này thành các nhóm nhỏ sau:

* Nhóm I1: Nhóm từ ghép phân nghĩa chỉ người Ví dụ: Chỉ người theo tổ chức:

A+ viên: Các hình vị A này thường là tên gọi của các tô chức như: đảng

viên, đoàn viên, hội viên, tổ viên, ở một số trường hợp dựa trên nét nghĩa tổ chức ta có tên gọi các hoạt động như: thuyết trình viên, báo cáo viên, chiêu đãi viên

Ngoài ra cịn có một số cách ghép phân nghĩa chỉ người khác như: 4+

trưởng, thí dụ như: đoàn trưởng, ty trưởng Hoặc : phó + X, thí dụ như: phó

đồn, phó thuyển trưởng, phó khoa

Ví dụ : Chỉ người theo hoạt động

Nhà + X: Chỉ những người chuyên hoạt động trong một ngành khoa

học, một lĩnh vực xã hội nào đó có trình độ chuyên môn cao: nhà văn, nhà báo, nhà thơ, nhà quân sự, nhà chính trị, Hoặc, chỉ ngành nghề: nhà buôn,

nhà nông, nhà giáo,

Trong những trường hợp cần làm rõ hơn sẽ có những kết hợp cụ thé hơn như: nhà nghiên cứu văn học dân gian, nhà hoạt động xã hội, Những trường hợp này tạo ra mơ hình ghép phân nghĩa ở bậc cao hơn

Ngồi ra, cịn có một số cách ghép phân nghĩa khác như: 4 + sĩ Thí dụ như: văn sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, y sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, Cách ghép này chỉ những người hoạt động trong một ngành nghệ thuật, có tài năng xuất sắc hoặc chỉ các thứ bậc trong các tô chức

Trang 40

Ví dụ: Chỉ hệ thống các quan điểm, lý thuyết:

Chủ nghĩa + X: Chỉ hệ thống các quan điểm lý thuyết về xã hội, khoa học được xem như mục đích,lý tướng theo đuổi như: chủ nghĩa cộng sản,chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa để quốc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa lãng mạn,

chủ nghĩa tả thực,

Hoặc, chỉ các ngành học tự nhiên hoặc xã hội theo cấu trúc ghép: X + học, thí dụ như: ngơn ngữ học, xã hội học, tâm lý học

* Nhóm 3: Nhóm từ ghép phân nghĩa chỉ tính chất, đặc điểm

Vi du: Phủ định diều gì đó ta có các kiêu ghép phân nghĩa như: bá: + X,

vô + X, phi + X Thí dụ như: bát công, bắt tài, bất ổn,vô tài, vô đức, vô học, v6 tinh, phi li, phi san xudt,

Các hình vi “bat”, “v6”, “phi” là các hình vị gốc Hán đã Việt hóa từ rất lâu nhưng hiện nay lại đang có xu hướng thay thế bằng hình vị “khơng”, thí

dụ như: khơng hợp lí, khơng sản xuất, không tư bản

Qua khảo sát các từ ghép phân nghĩa được tạo ra từ mơ hình ghép phan nghĩa thứ nhất, chúng tôi nhận thấy mơ hình ghép phân nghĩa này có sử dụng nhiều nguyên liệu từ các yếu tố vay mượn từ các ngôn ngữ khác tiêu biểu là

ngôn ngữ Hán và ngôn ngữ Ấn — Âu để tạo ra các từ ghép phân nghĩa mới

Các hình vị gốc Hán khi tham gia vào cấu tạo từ ghép phân nghĩa thường được sắp xếp theo trật tự phụ trước, chính sau Điều này trái hắn với cơ chế tạo nghĩa của từ ghép phân nghĩa gốc Việt Thí dụ như: guốc ca, đoàn

ca, tam ca, xuwong ca, cam ca; đông bao, dong đội, đồng chi, dong huong,

đẳng ngũ; có hương, có hữu, cé dé,

Chính nhờ sự tái hiện có tính chất hệ thống này mà chúng ta nhận thấy

Ngày đăng: 08/10/2014, 01:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w