Đội ngũ giáo viên THCS

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tân tiến huyện an dương, thành phố hải phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 28 - 125)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Đội ngũ giáo viên THCS

1.2.2.1. Giáo viên THCS Thông tin Kiểm tra Kế hoạch Tổ chức Chỉ đạo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

18

Theo Luật Giáo dục Nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nhà giáo là ngƣời làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trƣờng, cơ sở giáo dục khác”, “Nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là GV” [53]. Nhƣ vậy, GV là tên gọi chỉ nhà giáo thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề. Theo đó, GV thực hiện lao động nghề nghiệp của mình tại các trƣờng THCS đƣợc gọi là GV THCS.

Giáo viên THCS phải có những tiêu chuẩn: a). Phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng tốt; b). Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ; c). Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp; d). Lý lịch bản thân rõ ràng.

Nhiệm vụ của GV trƣờng THCS là: a). Giáo dục giảng dạy theo đúng chƣơng trình, kế hoạch; soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá; vào sổ điểm, ghi học bạ đầy đủ; quản lý HS trong các hoạt động giáo dục; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn. b). Tham gia công tác phổ cập giáo dục. c). Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dƣỡng chuyên môn và nghiệp vụ để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục. d). Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nƣớc và điều lệ của nhà trƣờng. đ). Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo. e). Phối hợp các đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình HS trong các hoạt động giáo dục.

Giáo viên THCS đƣợc đảm bảo các quyền: a). Đƣợc nhà trƣờng tạo điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục. b). Đƣợc đảm bảo mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần; đƣợc chăm sóc sức khoẻ theo các chính sách, chế độ đối với nhà giáo. c). Đƣợc trực tiếp hoặc thông qua tổ chức của mình tham gia quản lý nhà trƣờng. d). Đƣợc hƣởng nguyên lƣơng và phụ cấp khi đƣợc cử đi học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. đ). Đƣợc hợp đồng thỉnh giảng và NCKH theo quy định. e). Đƣợc hƣởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19

1.2.2.2. Đội ngũ giáo viên THCS a) Khái niệm đội ngũ

Đội ngũ là tập hợp gồm số đông ngƣời cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tạo thành một lực lƣợng. Khái niệm đội ngũ không chỉ đƣợc sử dụng trong lĩnh vực quân sự mà còn đƣợc sử dụng một cách phổ biến trong lĩnh vực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ: đội ngũ tri thức, đội ngũ công nhân viên chức; đội ngũ y bác sĩ v.v… Trong lĩnh vực giáo dục, thuật ngữ đội ngũ cũng đƣợc sử dụng để chỉ những tập hợp ngƣời đƣợc phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống giáo dục. Ví dụ đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý trƣờng học...

b) Đội ngũ giáo viên THCS

Đội ngũ giáo viên đƣợc nhiều tác giả nƣớc ngoài quan niệm nhƣ là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục nhƣ thế nào và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục.

Đội ngũ giáo viên là một tập hợp những ngƣời làm nghề dạy học – giáo dục đƣợc tổ chức thành một lực lƣợng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập hợp đó, tổ chức đó. Họ làm việc có kế hoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật, thể chế xã hội. Họ chính là nguồn lực quan trọng trong lĩnh vực giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục nghề nghiệp.

Từ những phân tích trên, có thể quan niệm đội ngũ giáo viên THCS là những ngƣời làm công tác giảng dạy - giáo dục trong trƣờng THCS, có cùng nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh THCS, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách theo mục tiêu giáo dục đã xác định cho cấp học. Theo quan điểm hệ thống, tập hợp các giáo viên của một trƣờng THCS nhất định đƣợc gọi là đội ngũ giáo viên của trƣờng THCS đó. Đây là một hệ thống mà mỗi thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

20

tố trong đó có mối quan hệ lẫn nhau, bị ràng buộc bởi những cơ chế xác định. Vì lẽ đó mỗi tác động vào các thành tố đơn lẻ của hệ thống vừa có ý nghĩa cục bộ vừa có ý nghĩa trên toàn thể với toàn bộ hệ thống.

1.2.3. Phát triển ĐNGV trường THCS

1.2.3.1. Phát triển

Theo Từ điển Tiếng Việt, phát triển là " Biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp" [57].

Phát triển là thuật ngữ đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực nhƣ: phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ. Còn theo quan điểm triết học, phát triển là khái niệm biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về chất, cả về không gian lẫn thời gian của sự vật, hiện tƣợng và con ngƣời trong xã hội. Nhƣ vậy, phát triển đƣợc hiểu là sự tăng trƣởng, là sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực, tiến lên.

Theo tác giả Đặng Bá Lãm, phát triển là một quá trình vận động từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo đó cái cũ chuyển biến mất và cái mới ra đời...v.v. Phát triển là một quá trình nội tại: bƣớc chuyển từ thấp lên cao xảy ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm tàng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao. Còn cái cao là cái thấp đã phát triển.

Nhƣ vậy, phát triển là quá trình biến đổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan điểm này thì tất cả sự vật, hiện tƣợng, con ngƣời và xã hội hoặc tự bản thân biến đổi hoặc do bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nhƣ vậy, “Phát triển” là một khái niệm rất rộng, nói đến “Phát triển” là ngƣời ta nghĩ ngay đến sự đi lên của sự đi lên đó thể hiện việc tăng lên về số lƣợng và chất lƣợng, thay đổi về nội dung và hình thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

21

Sự phát triển đội ngũ (CBQL, GV) THCS đƣợc hiểu là quá trình biến đổi làm cho số lƣợng, cơ cấu và chất lƣợng luôn vận động đi lên trong mối quan hệ hỗ trợ bổ sung lẫn nhau tạo nên thế cân bằng, bền vững.

Phát triển đội ngũ giáo viên THCS là một bộ phận của phát triển nguồn lực con ngƣời hay còn gọi là phát triển nguồn nhân lực. Phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục đƣợc thể hiện trong các mặt:

- Một là, phát triển đội ngũ giáo viên THCS là xây dựng đội ngũ giáo viên THCS, làm cho đội ngũ đó đƣợc biến đổi theo chiều hƣớng đi lên, xây dựng đội ngũ đủ về số lƣợng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu.

- Hai là, thực hiện tốt tất cả các khâu từ việc quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng hợp lý, đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên THCS. Đó là quá trình làm cho đội ngũ nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, có phẩm chất tốt, có trí tuệ và tay nghề thành thạo, nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV THCS.

- Ba là, con ngƣời với tƣ cách là tiềm lực của sự phát triển GDĐT, phát triển xã hội, cải tạo xã hội, làm cho chất lƣợng cuộc sống ngày càng cao hơn.

Nhƣ vậy, phát triển đội ngũ giáo viên THCS là phát triển sao cho đảm bảo số lƣợng (đảm bảo định mức lao động), nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của ngƣời GV THCS. Chất lƣợng của đội ngũ giáo viên THCS đƣợc hiểu trên bình diện gồm có chất lƣợng và số lƣợng. Số lƣợng luôn gắn chặt với chất lƣợng, chất lƣợng bao hàm số lƣợng. Khi xem xét đến chất lƣợng đội ngũ giáo viên THCS cần phải xét các mặt:

- Số lƣợng đội ngũ: Cơ cấu phù hợp.

- Chất lƣợng đội ngũ: gồm phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Một đội ngũ đƣợc đánh giá là có chất lƣợng khi đội ngũ đó đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

22

1.2.3.3. Phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

* Khái niệm Chuẩn có thể đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Chuẩn là hệ thống các yêu cầu cơ bản được cụ thể bằng các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nhằm đạt được một mục tiêu nhất định nào đó.

* Chuẩn nghề nghiệp

Chuẩn nghề nghiệp là thƣớc đo năng lực nghề nghiệp. Năng lực nghề nghiệp là khả năng làm đƣợc, thực hiện có hiệu quả một công việc nào đó

(Hướng dẫn áp dụng Chuẩn nghề nghiệp vào đánh giá giáo viên).

- Tiêu chuẩn là quy định về những nội dung cơ bản, đặc trƣng thuộc mỗi lĩnh vực cần đạt đƣợc.

- Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt đƣợc về một số nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn. Một tiêu chuẩn gồm nhiều tiêu chí.

- Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tƣ liệu, sự vật, hiện tƣợng, nhân chứng) đƣợc dẫn ra để xác nhận một cách khách quan mức độ cần đạt đƣợc của tiêu chí.

* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống,năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cần đạt đƣợc nhằm đáp ứng mục tiêu của giáo dục.

1.2.3.3. Một số quan điểm, yêu cầu đối với công tác phát triển ĐNGV trường THCS

a) Quan điểm về phát triển ĐNGV

ĐNGV là nguồn nhân lực trong giáo dục. Vì vậy, phát triển ĐNGV là phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GDĐT, tạo ra một đội ngũ GV đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu (chuyên môn, độ tuổi, giới tính, dân tộc), đảm bảo về chất lƣợng (phẩm chất đạo đức, trình độ đào tạo, năng lực sƣ phạm) đảm bảo thực hiện tốt các yêu cầu phát triển GDĐT trong từng thời kỳ phát triển của đất nƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

23

Phát triển ĐNGV trong giáo dục chính là xây dựng và phát triển một tổ chức những ngƣời gắn bó với lý tƣởng độc lập dân tộc, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại, phục vụ tốt yêu cầu của ngành giáo dục.

Phát triển ĐNGV THCS đáp ứng yêu cầu mới mang đầy đủ các nội dung của công tác phát triển ĐNGV nói chung và gắn với yêu cầu cụ thể của cấp THCS trong giai đoạn hiện nay.

b) Yêu cầu về phát triển ĐNGV

Phát triển đội ngũ GV ở nƣớc ta trong hoàn cảnh hiện nay phải gắn liền với các yêu cầu về phát triển nguồn nhân lực. Theo tác giả Bùi Minh Hiền, mục đích, yêu cầu của việc phát triển đội ngũ GV THCS là nhằm phát triển đội ngũ GV đảm bảo đủ về số lƣợng, mạnh về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao đƣợc bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của các nhà giáo góp phần từng bƣớc nâng cao chất lƣợng giáo dục cơ sở đáp ứng với yêu cầu của sự phát triển giáo dục THCS và đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng.

Quan điểm trên đã nêu rõ đƣợc các yêu cầu của công tác phát triển đội ngũ GV THCS, phù hợp với tình hình giáo dục hiện nay.

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển ĐNGV trƣờng THCS theo chuẩn nghề nghiệp chuẩn nghề nghiệp

1.3.1. Chuẩn nghề nghiệp GV của Việt Nam

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học THCS, THPT (dƣới dây gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 30 ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

a. Chuẩn nghề nghiệp tuân thủ những quy định đối với GV trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

b. Chuẩn nghề nghiệp tiếp thu vận dụng những xu hƣớng thế giới và những kinh nghiệm trong nƣớc về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá GV.

c. Chuẩn nghề nghiệp bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng.

1.3.1.2. Cấu trúc chuẩn

- Chuẩn đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ĐNGV. Ở nƣớc ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, ngƣời GV môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tƣơng đối, thuận tiện cho việc đánh giá GV theo tƣ duy phân tích trƣớc khi có sự đánh giá chung theo tƣ duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của ngƣời GV tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng GV ở mỗi nƣớc trong từng giai đoạn. Ở nƣớc ta thƣờng phân biệt năng lực chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sƣ phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của ngƣời GV.

Trong xây dựng chuẩn, việc phân tích các năng lực của ngƣời GV đƣợc căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lƣợt theo các công đoạn hành nghề của ngƣời GV. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của ngƣời GV nhƣ sau:

+ Năng lực tìm hiểu đối tƣợng, môi trƣờng giáo dục; + Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;

+ Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; + Năng lực hoạt động xã hội;

+ Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; + Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Chuẩn nghề nghiệp đƣợc trình bày thành 6 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn đƣợc cụ thể hoá thành một số tiêu chí (từ 2 đến 8 tiêu chí, tùy nội dung của tiêu chuẩn). Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về chất lƣợng theo định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay. Tất cả các tiêu chí đều đƣợc đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu GV phải đạt về tiêu chí đó. Mức điểm của từng tiêu chí đƣợc thể hiện trong công văn hƣớng dẫn của Bộ GDĐT. Mỗi mức điểm cao

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tân tiến huyện an dương, thành phố hải phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 28 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)