Chuẩn nghề nghiệp GV của Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tân tiến huyện an dương, thành phố hải phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 34 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.1. Chuẩn nghề nghiệp GV của Việt Nam

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học THCS, THPT (dƣới dây gọi tắt là Chuẩn nghề nghiệp) đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 30 ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

24

a. Chuẩn nghề nghiệp tuân thủ những quy định đối với GV trong các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam.

b. Chuẩn nghề nghiệp tiếp thu vận dụng những xu hƣớng thế giới và những kinh nghiệm trong nƣớc về xây dựng Chuẩn nghề nghiệp và công tác đánh giá GV.

c. Chuẩn nghề nghiệp bảo đảm tính khoa học, tính thực tiễn, khả thi, dễ vận dụng.

1.3.1.2. Cấu trúc chuẩn

- Chuẩn đƣợc xây dựng trên cơ sở kết hợp mô hình cấu trúc nhân cách với mô hình hoạt động nghề nghiệp, phản ánh những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của ĐNGV. Ở nƣớc ta có thói quen truyền thống phân biệt phẩm chất với năng lực, phân biệt năng lực chuyên môn với năng lực nghiệp vụ, năng lực dạy học với năng lực giáo dục (nghĩa hẹp). Trong thực tế, ngƣời GV môn học thực hiện chức năng dạy học và giáo dục một cách đan xen, hoà quyện với nhau, thể hiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ tích hợp, xen kẽ với nhau. Sự phân biệt trên chỉ là tƣơng đối, thuận tiện cho việc đánh giá GV theo tƣ duy phân tích trƣớc khi có sự đánh giá chung theo tƣ duy tổng hợp. Việc phân biệt các nhóm năng lực của ngƣời GV tuỳ thuộc vào thực tế sử dụng GV ở mỗi nƣớc trong từng giai đoạn. Ở nƣớc ta thƣờng phân biệt năng lực chuyên môn (kiến thức) với năng lực nghiệp vụ (kĩ năng sƣ phạm). Thực ra phẩm chất và kiến thức cũng là những yếu tố cấu thành năng lực của ngƣời GV.

Trong xây dựng chuẩn, việc phân tích các năng lực của ngƣời GV đƣợc căn cứ vào các hoạt động cơ bản trong nghề dạy học, lần lƣợt theo các công đoạn hành nghề của ngƣời GV. Theo cách tiếp cận này, có thể trình bày các năng lực của ngƣời GV nhƣ sau:

+ Năng lực tìm hiểu đối tƣợng, môi trƣờng giáo dục; + Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục;

+ Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (gồm năng lực dạy học và năng lực giáo dục nghĩa hẹp);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

25

+ Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; + Năng lực hoạt động xã hội;

+ Năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục; + Năng lực phát triển nghề nghiệp.

Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay cần đặc biệt nhấn mạnh các năng lực chẩn đoán, đánh giá, giải quyết các vấn đề và cần chú ý những yêu cầu mới về năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục.

- Chuẩn nghề nghiệp đƣợc trình bày thành 6 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn đƣợc cụ thể hoá thành một số tiêu chí (từ 2 đến 8 tiêu chí, tùy nội dung của tiêu chuẩn). Mỗi tiêu chí đều có tiêu đề để dễ nhớ, có nội dung cô đọng, chứa đựng những dấu hiệu cơ bản về chất lƣợng theo định hƣớng đổi mới giáo dục hiện nay. Tất cả các tiêu chí đều đƣợc đánh giá theo thang điểm 4. Mức 1 điểm phản ánh yêu cầu tối thiểu GV phải đạt về tiêu chí đó. Mức điểm của từng tiêu chí đƣợc thể hiện trong công văn hƣớng dẫn của Bộ GDĐT. Mỗi mức điểm cao hơn bao gồm các yêu cầu của mức điểm thấp hơn liền kề cộng thêm một vài yêu cầu mới đối với mức điểm đó. Việc phân biệt các mức điểm cao, thấp dựa vào số lượng và chất lượng các hoạt động giáo viên đã thực hiện. Tuỳ từng tiêu chí, phần chỉ báo cho mức độ đạt đƣợc của tiêu chí đƣợc thể hiện hoặc bằng số lƣợng hành động hoặc bằng chất lƣợng sản phẩm hoạt động của GV. Để ngƣời tự đánh giá hoặc ngƣời đánh giá dễ đối chiếu, 4 mức điểm trong mỗi tiêu chí đều đƣợc trình bày theo một cấu trúc đồng dạng.

Nguồn minh chứng đƣợc quy định chung cho từng tiêu chuẩn (không quy định cho từng tiêu chí). Nói chung, các nguồn minh chứng này nằm trong số các loại hồ sơ, sổ sách đã đƣợc quy định trong Điều lệ trƣờng THCS, THPT và trƣờng phổ thông có nhiều cấp học. Ở một số tiêu chuẩn, khuyến khích GV chuẩn bị thêm một vài nguồn minh chứng khác. Mỗi nguồn minh chứng đƣợc mã hoá bằng số thứ tự để giáo viên tiện kê khai những cái mình có vào phiếu tự đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26

1.3.1.3. Thực hiện đánh giá xếp loại giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp

a) Các bƣớc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp Bƣớc 1. Giáo viên tự đánh giá, xếp loại

. Ở từng tiêu chuẩn, giáo viên chuẩn bị các minh chứng liên quan đến các tiêu chí đã đƣợc quy định tại Chuẩn nghề nghiệp, ghi nguồn minh chứng vào cột tƣơng ứng với số thứ tự nguồn minh chứng trong văn bản Chuẩn. Căn cứ vào tổng số điểm và điểm đạt đạt đƣợc theo từng tiêu chí, giáo viên tự xếp loại đạt đƣợc theo 4 loại: loại kém, loại trung bình, loại khá, loại xuất sắc. Cuối cùng giáo viên tự đánh giá về những điểm mạnh, điểm yếu, nêu hƣớng phát huy và khắc phục.

Bƣớc 2. Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại

Căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên và nguồn minh chứng do giáo viên cung cấp (Phiếu giáo viên tự đánh giá), tập thể tổ chuyên môn nơi giáo viên công tác, dƣới sự điều khiển của tổ trƣởng, có sự tham gia của giáo viên đƣợc đánh giá, tiến hành việc kiểm tra các minh chứng, xác định điểm đạt đƣợc ở từng tiêu chí của giáo viên, ghi kết quả đánh giá và xếp loại của tổ vào phiếu đánh giá; đồng thời tổ chuyên môn phải chỉ ra đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của giáo viên và góp ý, khuyến nghị giáo viên xây dựng kế hoạch rèn luyện, tự học, tự bồi dƣỡng để nâng cao năng lực nghề nghiệp. Các nội dung

trên đƣợc ghi . Điểm của từng

tiêu chí và nhận xét, đánh giá đƣợc ghi theo ý kiến đa số (không tính ý kiến của giáo viên dƣợc đánh giá), nếu tỷ lệ ý kiến ngang nhau thì ghi theo quyết định lựa chọn của tổ trƣởng. Tổ trƣ

. Bƣớc 3. Hiệu trƣởng đánh giá, xếp loại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

27 viên tự đánh giá) và kết

chuyên môn) để đƣa ra quyết định đánh giá, xếp loại về từng giáo viên trong trƣờng. Trong trƣờng hợp không có sự thống nhất giữa tự đánh giá của giáo viên với đánh giá của tổ chuyên môn, hiệu trƣởng cần xem xét lại các minh chứng, trao đổi với tổ trƣởng chuyên môn, các thành viên trong lãnh đạo nhà trƣờng, hoặc các tổ chức, tập thể trong trƣờng và giáo viên trƣớc khi đƣa ra quyết định của mình.

Đối với các trƣờng hợp xếp loại xuất sắc hoặc loại kém, hiệu trƣởng cần tham khảo ý kiến của các phó hiệu trƣởng, chi bộ đảng, công đoàn, đoàn thanh niên, tổ trƣởng chuyên môn trƣớc khi đƣa ra quyết định cuối cùng. Kết quả đánh

. Hiệu trƣởng công bố công khai kết quả đánh giá, xếp loại đến tập thể giáo viên và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên bằng văn bản.

Trong quá trình đánh giá xếp loại, giáo viên có quyền trình bày ý kiến của mình, nhƣng phải chấp hành ý kiến kết luận của hiệu trƣởng.

b) Minh chứng và nguồn minh chứng trong đánh giá, xếp loại giáo viên trung học

Khi đánh giá giáo viên theo Chuẩn, điều cần thiết và hết sức quan trọng là phải căn cứ vào các minh chứng. Minh chứng là những tài liệu, tƣ liệu, hiện vật (ví dụ: bài soạn của giáo viên, sổ chủ nhiệm lớp, các chứng chỉ, chứng nhận, v.v...) đƣợc giáo viên tích lũy trong quá trình làm việc và xuất trình khi cần chứng minh. Nguồn minh chứng của mỗi tiêu chuẩn đƣợc dùng chung cho việc đánh giá các tiêu chí của tiêu chuẩn đó. Ngoài các nguồn minh chứng nêu trong mỗi tiêu chuẩn, giáo viên có thể nêu các minh chứng khác phục vụ cho đánh giá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

28

Ngƣời đánh giá cần xem xét minh chứng để kiểm tra, xác nhận hay điều chỉnh mức tự đánh giá của giáo viên.

Để có nguồn minh chứng xác thực cần phải dựa vào hệ thống hồ sơ, sổ sách của nhà trƣờng, trong đó có hồ sơ thi đua của nhà trƣờng, hồ sơ kiểm tra đánh giá giáo viên và nhân viên, bài soạn, sổ kế hoạch giảng dạy, sổ dự giờ thăm lớp, sổ chủ nhiệm; hồ sơ cá nhân giáo viên; các loại văn bằng chứng chỉ về đào tạo, bồi dƣỡng của giáo viên; kết quả học tập, rèn luyện của học sinh về môn học (hoặc lớp) do giáo viên phụ trách; biên bản của các lớp học sinh, của hội cha mẹ học sinh, các tổ chức chính trị - xã hội có giáo viên tham gia; thông tin phản hồi từ học sinh, phụ huynh học sinh, các đồng nghiệp, cộng đồng nơi giáo viên cƣ trú; v.v...

c 2 của công văn này.

c) Tổ chức đánh giá GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp - Vào cuối mỗi

sơ của giáo viên trung học và là căn cứ để giáo viên xây dựng kế hoạch công tác trong năm học sau.

- Hằng năm, trƣớc kỳ xét nâng lƣơng, nâng ngạch, sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo hiệu trƣởng tổ chức đánh giá, xếp loại giáo viên sắp đƣợc xét nâng lƣơng, nâng ngạch đủ 3 bƣớc quy định tại Điều 12 của Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông. Do yêu cầu của công tác quản lý, các giáo viên trƣớc khi đƣợc xét quy hoạch, bổ nhiệm, cử đi đào tạo bồi dƣỡng... phải đƣợc hiệu trƣởng tổ chức đánh giá. Kết quả đánh giá, xếp loại đƣợc làm tƣ liệu cho việc:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

29

- Làm cơ sở để hiệu trƣởng phân công giảng dạy, bố trí công tác theo năng lực của giáo viên và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với những giáo viên chƣa đạt chuẩn;

- Các cơ quan quản lý giáo dục xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ, xem xét trong việc nâng lƣơng, nâng ngạch, đề bạt, khen thƣởng...

Một phần của tài liệu Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học cơ sở tân tiến huyện an dương, thành phố hải phòng theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)