8. Cấu trúc luận văn
1.3.2. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp
1.3.2.1. Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp
Quản lý về việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS theo chuẩn nghề nghiệp là những tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của chủ thể quản lý tới đội ngũ giáo viên THCS làm cho đội ngũ này phát triển đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu; có kế hoạch, quy hoạch, chuẩn hóa, nâng cao chất lƣợng nhằm phát triển nhân lực, vai trò trách nhiệm trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục.
Theo lý luận quản lý, việc quản lý phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp là thực hiện các chức năng quản lý đối với công tác phát triển đội ngũ giáo viên, bao gồm, các hoạt động:
a) Lập kế hoạch
Lập kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp cần thiết để đạt đƣợc trạng thái mong muốn của đội ngũ GV THCS khi kết thúc một giai đoạn phát triển. Lập kế hoạch là hoạt động liên quan tới việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của một trƣờng THCS trong hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Kế hoạch là nền tảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn lộ trình phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp của nhà trƣờng và các tổ chuyên môn, từng CBQL, GV, nhân viên phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
30
Quy trình lập kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có thể bao gồm các bƣớc sau:
(1) Phân tích thực trạng hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng;
(2) Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt đƣợc của hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp và đánh giá tính khả thi của mục tiêu, chỉ tiêu đó;
(3) Xác định các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp của nhà trƣờng đáp ứng các mục tiêu đã xác định;
(4) Xác định các nguồn lực (con ngƣời, CSVC, tài chính…) thực hiện hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp của nhà trƣờng;
(5) Xác định các biện pháp, chỉ số theo dõi, kiểm tra và đánh giá hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp của nhà trƣờng;
(6) Trình bày kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng.
b) Tổ chức phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng
Tổ chức là một chức năng quan trọng của công việc quản lý, nó bao gồm việc xác định một cơ cấu định trƣớc, về các vai trò của ngƣời đảm đƣơng trong một cơ sở, đơn vị. Việc tổ chức là xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác trong tổ chức. Tổ chức là hoạt động cần thiết, là một công cụ quan trọng của quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu đặt ra.
Trong công tác phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng ở trƣờng THCS, mặc dù ngƣời hiệu trƣởng đã xây dựng đƣợc kế hoạch tốt, nhƣng nếu tổ chức thực hiện không phù hợp thì cũng không thể nào thực hiện đƣợc nhiệm vụ đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, ngƣời hiệu trƣởng trƣờng THCS cần làm tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng đã xây dựng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
31
Để thực hiện có hiệu quả quá trình phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng, những vấn đề hiệu trƣởng cần quan tâm đến các nội dung tổ chức đó là:
- Thành lập ban chỉ đạo hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng của nhà trƣờng do hiệu trƣởng trực tiếp làm trƣởng ban.
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của ban chỉ đạo. Tạo cơ chế phối hợp và môi trƣờng thuận lợi để các thành viên trong ban chỉ đạo và các đoàn thể chính trị - xã hội trong và ngoài nhà trƣờng thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc phân công.
- Động viên CBQL, GV tích cực tham gia vào việc phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong nhà trƣờng.
c) Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp
Chỉ đạo là quá trình các hiệu trƣởng nhà trƣờng dùng ảnh hƣởng của mình tác động đến GV trong nhà trƣờng, làm cho họ nhiệt tình, tự giác, nỗ lực phấn đấu để đạt đƣợc mục tiêu phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Vai trò của ngƣời CBQL nói chung, hiệu trƣởng nói riêng là phải chuyển đƣợc ý tƣởng của mình vào nhận thức của GV về phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp; hƣớng mọi GV về mục tiêu chung của nhà trƣờng; tổ chức đƣợc các hoạt động cần thiết để phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
Nội dung hoạt động chỉ đạo của hiệu trƣởng thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong trƣờng THCS bao gồm:
- Tạo nên sự nhận thức đúng đắn về yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nói chung, phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp nói riêng. Làm cho GV quán triệt sâu sắc rằng, muốn nâng cao chất lƣợng và hiệu quả quá
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
32
trình dạy học/giáo dục trong trƣờng THCS thì tất yếu phải phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp. Do vậy, cần làm cho đội ngũ GV thấm nhuần tinh thần xuyên suốt của phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp ở trƣờng THCS là tập trung vào rèn luyện các phẩm chất và năng lực của từng GV theo chuẩn nghề nghiệp. Nhận thức đúng đắn về yêu cầu phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức cao của GV trong công tác dạy học.
- Tổ chức các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp, bao gồm:
+ Nâng cao nhận thức về hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp cho đội ngũ CBQL, GV.
- Chỉ đạo và tổ chức cho các nhân tố trong nhà trƣờng tham gia hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
- Chỉ đạo sử dụng CSVC, kinh phí phục vụ yêu cầu phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
- Tổ chức học hỏi kinh nghiệm, nêu gƣơng tốt trong hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp.
d) Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp
Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng trong quá trình quản lý và cũng là điểm khởi đầu làm tiền đề cho việc ra quyết định, lập kế hoạch... Đó là công việc đo lƣờng và điều chỉnh các hoạt động của các bộ phận trong tổ chức, là việc đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu của tổ chức, nhằm tìm ra những mặt ƣu điểm, mặt hạn chế để điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo.
Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp trong trƣờng THCS cần chỉ ra xem các hoạt động phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
33
triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có đƣợc thực hiện đầy đủ không? Có đƣợc thực hiện theo hiệu quả cao nhất có thể hay không, và chúng có hƣớng tới kết quả mong đợi không? Khi kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp, cần trả lời các câu hỏi sau:
(1) Nếu thành công, các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có giúp đạt đƣợc các mục tiêu và chỉ tiêu đã đặt ra không?
(2) Các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có đƣợc thực hiện theo kế hoạch không?
(3) Các hoạt động phát triển đội ngũ GV THCS theo chuẩn nghề nghiệp có đƣợc thực hiện theo tiêu chuẩn cao nhất không?
(4) Các chỉ số có đo đƣợc hoặc đánh giá đƣợc không?
(5) Có tiến hành rà soát và chỉnh sửa kế hoạch hoạt động trong quá trình thực hiện không?
(6) Có đạt đƣợc các kết quả mong đợi không?
1.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý phát triển đội ngũ GV trường THCS theo chuẩn nghề nghiệp
Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, do đặc thù của đội ngũ GV, có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ GV trƣờng THCS, trong đó nổi lên một số nhân tố sau:
a). Sự chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của nhà nƣớc theo định hƣớng XHCN đã làm cho sức lao động trở thành hàng hóa, làm thay đổi phƣơng pháp quản lý mọi hoạt động dịch vụ, trong đó có dịch vụ giáo dục. Mô hình độc tôn của trƣờng công lập đã đƣợc thay đổi bằng việc nhiều trƣờng THCS ngoài công lập, trƣờng THCS có yếu tố nƣớc ngoài ra đời. Hoạt động của ngƣời GV, không chỉ bó khuôn trong một nhà trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
34
Những thay đổi đó làm cho ngƣời GV bị tác động bởi nhiều yếu tố, đòi hỏi họ phải vừa có khả năng thích ứng nhanh, vừa có khả năng linh hoạt cập nhật tri thức nhanh. Bên cạnh đó, cơ chế thị trƣờng cũng sẽ tác động đến ý thức nghề nghiệp của GV THCS, tạo nên sự yên tâm hay không yên tâm với công việc của mình khi chế độ lƣơng bổng chƣa đáp ứng với yêu cầu của đời sống, sinh hoạt.
b) Chủ trƣơng mở cửa của nhà nƣớc, chủ trƣơng CNH - HĐH đất nƣớc đòi hỏi phải chuẩn bị một đội ngũ GV THCS với những phẩm chất, năng lực mới có đủ trình độ, phong cách để giao lƣu, hợp tác với các đối tác nƣớc ngoài, phát triển nền giáo dục hiện đại và hội nhập.
c) Xu thế phát triển cách mạng công nghệ làm thay đổi tính chất và nội dung, tính chất, phƣơng thức lao động nghề nghiệp của ngƣời GV; tạo nên nhu cầu mới và cải tiến cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của ngƣời GV. Bên cạnh đó, quá trình số hóa sẽ làm thay đổi cơ bản cách thức khai thác, lƣu giữ, truyền đạt thông tin của ngƣời GV; tác động mạnh đến quan điểm đánh giá GV.
Những nhân tố trên tác động đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ lao động nói chung và công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển đội ngũ GV THCS nói riêng.
d) Sự cải tổ bộ máy quản lý, tinh giảm biên chế, sắp xếp lại mạng lƣới, quy mô, loại hình trƣờng lớp... đã dẫn đến nhu cầu phải bồi dƣỡng, đào tạo lại cán bộ, GV để họ có thể nâng cao trình độ hoặc chuyển đổi nghề, tiếp tục phát huy khả năng của mình trong lao động nghề nghiệp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
35
Tổng kết chƣơng 1
Qua chƣơng 1, tác giả đã phân tích cụ thể một số khái niệm chủ yếu đƣợc sử dụng trong đề tài nghiên cứu, trong đó có các khái niệm: quản lý; phát triển; phát triển đội ngũ GV; quản lý phát triển đội ngũ GV THCS; ... Khẳng định vị trí tầm quan trọng của cấp THCS và đội ngũ GV THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu và nội dung của giáo dục THCS trong chiến lƣợc phát triển giáo dục nói chung; vai trò cấp học trong phát triển KT-XH.
Qua chƣơng này, luận văn đã thể hiện lịch sử nghiên cứu vấn đề cùng với cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu đúng hƣớng, đúng chuẩn mực, phù hợp với yêu cầu chung của GDĐT, xu thế phát triển chung của xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Để đề ra đƣợc những biện pháp quản lý phát triển đội ngũ GV THCS cần đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên THCS và các giải pháp hiện hành về phát triển đội ngũ GV THCS từ đó đề xuất những biện pháp hữu hiệu giúp cho các nhà quản lý và các cấp QLGD thực hiện tốt nhiệm vụ này. Các nội dung nghiên cứu đƣợc trình bày ở chƣơng 2 của luận văn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
36
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ