Vì thế việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, hẹp hơn là nghiên cứu về một từ loại như động từ gắn với những yêu cầu mới của ngữ pháp học là điều rất cần thiết.. Thứ hai, việc thực hiện
Trang 1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa giáo dục tiểu học
phạm hoàng phương thảo
động từ trong tiếng việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết động từ
cho học sinh tiểu học
Khoá luận tốt nghiệp đại học
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học:
GVC ThS PHAN THỊ THẠCH
Hà Nội, 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để giúp bản thân trang bị những kiến thức về động từ trong tiếng Việt
và bồi dưỡng vốn hiểu biết về từ loại cho học sinh Tiểu học tôi đã lựa chọn đề
tài: “Động từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về Động từ cho
học sinh Tiểu học” Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, tôi đã
nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh Tiểu học, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Phan Thị Thạch, giảng viên chính của khoa Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin gửi tới các thầy
cô giáo khoa Giáo dục Tiểu học, các giáo viên và học sinh trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, Lâm Thượng, Lục Yên, Yên Bái lời cảm ơn chân thành Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan Thị Thạch
- người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận
Do hạn chế về thời gian và do lần đầu tập làm quen với việc nghiên cứu một chuyên đề ngữ pháp tiếng Việt, chắc chắn khóa luận của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong được đón nhận những góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận thực sự có chất lượng và hữu ích
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 4 tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Hoàng Phương Thảo
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Động từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng
vốn hiểu biết về động từ cho học sinh Tiểu học” là kết quả mà tôi trực tiếp tìm
tòi, nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài trên, tôi đã sử dụng tài liệu của một số tác giả Tuy nhiên đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra những vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình Để tài khóa luận của cá nhân tôi hoàn toàn không trùng với kết quả của các tác giả khác
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm!
Trang 52.1.Việc nghiên cứu về động từ của một số nhà ngữ pháp họctiêu biểu
2.2 Nội dung dạy học về động từ trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở
2.2.1 Nội dung dạy học về động từ trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học 9 2.2.2 Nội dung dạy học về động từ trong SGK Ngữ Văn Trung học cơsở 10 2.3 Việc nghiên cứu về động từ của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học 10
Trang 61.2 Cơ sở tâm lý học 18
1.2.2 Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiẻu học trong hoạt động giao
2.2 Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Việt 23
2.2.2 Cách phân loại của Đinh Văn Đức, Vũ Đức Nghiệuvà Nguyễn
2.3.1 Chức năng biểu thị ý nghĩa từ vựng của động từ 30 2.3.2 Chức năng biểu thị ý ngữ pháp nghĩa của động từ 31
2.4.1 Những trường hợp tiêu biểu cho khả năng chuyển hoá từ loại của
2.4.2 Cách nhận diệnđộng từ trong hoạtđộng sử dụng 35
Chương 3 Nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về
3.1 Kết quả khảo sát vốn hiểu biết về động từ cho học sinhTiểu học 37
Trang 73.1.1 Đối tượng khảo sát 37
3.2.1 Khảo sát nội dung, phương pháp dạy học về động từ trong chương
3.2.2 Một vài đề xuất bước đầu về nội dung, phương phápbồi dưỡng
Trang 8Mặt khác khi nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc về mặt ngữ pháp, chúng ta không thể không nghiên cứu về mặt từ loại Cho đến nay, việc nghiên cứu ngữ pháp đã được mở rộng ra nhiều bình diện như: kết học, nghĩa học và dụng học Ngữ pháp cũng được nghiên cứu ở rất nhiều góc nhìn như: ngữ pháp hình thức, ngữ pháp chức năng… Vì thế việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, hẹp hơn là nghiên cứu về một từ loại như động từ gắn với những yêu cầu mới của ngữ pháp học là điều rất cần thiết
Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Vậy đặc điểm loại hình
và bản sắc dân tộc có ảnh hưởng gì đến việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt? Câu hỏi đó chỉ có thể trả lời một cách thuyết phục khi ta đi sâu nghiên cứu vào một từ loại, cụ thể là động từ
1.2 Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt có ý nghĩa thực tiễn cao
Trang 9Thứ nhất, việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt giúp cho bản thân tác giả khoá luận có điều kiện đi sâu nghiên cứu một từ loại cụ thể trong hệ thống
từ loại tiếng Việt Đây là điều mà trong quá trình học tập học phần Tiếng Việt
2 của quá trình đào tạo tại khoa GDTH sinh viên chưa có điều kiện thực hiện thấu đáo
Thứ hai, việc thực hiện đề tài nghiên cứu về một từ loại như động từ, đặc biệt nghiên cứu về vốn hiểu biết về từ loại của HS tiểu học để tìm ra phương pháp và nội dung bồi dưỡng tiếng Việt cho HS tiểu học là một việc làm hữu ích Bởi lẽ, việc làm đó giúp cho tác giả khoá luận và các bạn sinh viên tiểu học có thêm hành trang quý báu để dạy tốt tiếng Việt trong tương lai
Thứ ba, quá trình thực hiện đề tài là quá trình chúng tôi được làm quen với việc nghiên cứu khoa học nhằm hoàn thiện bản thân theo yêu cầu đổi mới của nước nhà
Xuất phát từ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
như trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Động từ trong tiếng Việt và việc bồi
dưỡng vốn hiểu biết động từ cho học sinh tiểu học”
Trang 10- Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê, Khảo luận về ngữ pháp Việt
Nam, Đại học Huế, 1963
- Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại, NXB Đại học và Trung
học chuyên nghiệp, 1986
- Hoàng Thung - Lê A, Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học sư phạm Hà Nội
1, 1994
- Nguyễn Anh Quế, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1996
- Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Từ điển bách khoa, 2001
- Diệp Quang Ban, Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt- Tập 1 Từ loại -
cụm từ - cấu tạo từ, NXB Giáo dục, 2008
- Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn luận ngôn ngữ
học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2010
Trong các công trình trên, các nhà ngữ pháp học đã tìm hiểu về từ loại tiếng Việt ở các nội dung sau: khái niệm về động từ, phân loại động từ thành những tiểu loại cụ thể Một số tác giả đã đề cập đến khả năng kết hợp của động từ trong cụm từ và trong câu Mặc dù có sự thống nhất trong một số nội dung nghiên cứu đã nêu trên, nhưng giữa những nhà ngữ pháp vẫn còn những điểm chưa nhất quán Điều đó được biểu hiện ở những nội dung sau:
Sự chưa nhất quán được thể hiện trước hết ở cách dùng thuật ngữ Trương Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê là hai nhà nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt ở Đại học Huế trước ngày miền Nam giải phóng Do họ chịu ít nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ phương Tây, cho nên trong cuốn “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963) họ đã sử dụng thuật ngữ “trạng từ” thay cho cách gọi thông thường hiện nay là động từ Mặt khác việc nghiên cứu về
từ loại, đặc biệt là động từ của hai ông rất sơ lược
Thứ hai, cách phân loại động từ và kết quả phân loại động từ thành những tiểu loại ở các nhà khoa học cũng chưa có sự gặp gỡ
Trang 11Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - Từ loại” (1986), đã đưa ra quan niệm rõ ràng, cụ thể về vấn đề ý nghĩa của các từ loại trong tiếng Việt trong đó có động từ Ông lại chia động từ thành bốn nhóm động từ chính
Cách phân loại này khác biệt so với hầu hết các tác giả khác
Hoàng Thung - Lê A trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” (1994), đã nêu
ra các đặc điểm chung nhất của động từ Tuy nhiên trong các đặc điểm đưa ra cùng với các cách phân loại của hai tác giả rất giản lược Hai ông chia động từ thành ba nhóm chính:
- Tính độc lập trong hoạt động ngữ pháp;
- Khả năng kết hợp của động từ
Trong cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học”(2010), Nguyễn Đức Nghiệu (chủ biên) và Nguyễn Văn Hiệp lại phân loại động từ trong tiếng Việt thành sáu loại:
- Động từ chỉ hoạt động tình cảm
- Động từ chỉ trạng thái
Trang 122.2.1 Nội dung dạy học về động từ trong SGK Tiếng Việt ở Tiểu học
Khác với các giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, nội dung dạy học về động
từ trong SGK Tiếng Việt 2 chủ yếu thông qua các bài tập thực hành để hướng dẫn HS nhận diện và sử dụng động từ trong một số văn cảnh đơn giản phù hợp với nhận thức của HS Tiểu học
Ví dụ:
1 Tìm từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong những câu sau:
a, Con trâu ăn cỏ
b, Đàn bò uống nước dưới sông
c, Mặt trời toả ánh nắng rực rỡ
2 Tìm từ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống:
(giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn)
Con mèo, con mèo
… theo con chuột
Trang 13Nội dung khái niệm động từ được trình bày trong SGK Tiếng Việt 4 Việc ôn tập để củng cố hiểu biết cho HS về từ loại này được thực hiện trong SGK Tiếng Việt 5
2.2.2 Nội dung dạy học về động từ trong SGK Ngữ Văn Trung học cơ sở
Trong chương trình SGK Ngữ văn THCS, các tác giả biên soạn đã củng cố kiến thức về động từ thông qua hệ thống các bài tập nhận xét đặc điểm của động từ, khả năng kết hợp, chức năng ngữ pháp của động từ trong câu Đặc biệt thông qua bài tập động từ được phân loại theo ba nhóm chính:
- Động từ tình thái
- Động từ chỉ hành động
- Động từ chỉ trạng thái,
( SGK Ngữ Văn 6 - Tập 1)
2.3 Việc nghiên cứu về động từ của sinh viên
Động từ cũng là một đề tài được nhiều sinh viên khoa Ngữ văn và khoa GDTH nghiên cứu trong các khoá luận :
- Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của HS Tiểu học lớp 4 trên
cơ sở các bài tập đọc - Trần Thị Hoa - 2008
- Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của HS Tiểu học - Nguyễn Thị Cẩm Vân - 2011
- Một số biện pháp giúp HS Tiểu học phân định từ loại tiếng Việt - Lê Thị Việt Hằng - 2011
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu tình hình nghiên cứu về động từ của các nhà ngôn ngữ học, các tác giả biên soạn SGK và của sinh viên, có thể thấy: việc nghiên cứu vấn đề này không phải là mới Tuy vậy, đề tài của chúng tôi không trùng lặp với bất kì đề tài nào
Trang 143 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là : Từ loại động từ trong tiếng
Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về động từ cho HS Tiểu học
4 Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng đến các mục đích sau:
4.1 Củng cố, nâng cao hiểu biết cho bản thân về động từ nói riêng và
từ loại tiếng Việt nói chung
4.2 Giúp các sinh viên ngành GDTH có tài liệu tham khảo tin cậy để
có thể tìm hiểu kỹ càng hơn, hệ thống hơn về một từ loại tiếng Việt, cụ thể là động từ
4.3 Giúp các sinh viên năm cuối của khoa GDTH và những giáo viên dạy ở các trường tiểu học có tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về động từ cho HS Tiểu học
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Xác định cơ sở lý luận cho đề tài “Động từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về động từ cho học sinh Tiều học”
5.2 Hệ thống hoá kiến thức về động từ trong các tài liệu ngữ pháp đáng tin cậy
5.3 Khảo sát, thống kê vốn hiểu biết của HS Tiểu học về động từ, từ đó
đề xuất nội dung, phương pháp dạy học thích hợp để bồi dưỡng vốn ngôn ngữ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em HS
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài khóa luận của chúng tôi chỉ giới hạn trong việc hệ thống hóa kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ pháp học về động từ, đồng thời khảo sát, thống kê về vốn hiểu biết về động từ của HS Tiểu học Từ đó, bước đầu đề
Trang 15xuất nội dung, phương pháp giúp HS Tiểu học nâng cao vốn hiểu biết về từ loại này
6.2 Giới hạn đối tượng khảo sát
Chúng tôi chỉ giới hạn khảo sát vốn hiểu biết về động từ của:
HS hai lớp 4A và 5A trường Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, bản Chỏi, xã Lâm Thượng, Lục Yên, Yên Bái Như vậy, đối tượng khảo sát của chúng tôi là HS tại một trường tiểu học ở miền núi, các em HS hầu hết là con
em dân tộc thiểu số Với các em,Tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai và chỉ sử dụng trong quá trình học tập trên lớp
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thống kê
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định vốn hiểu biết về động từ của HS tiểu học
7.2 Phương pháp phân tích
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định kết quả thống
kê, để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo trong vốn hiểu biết về động từ của HS tiểu học
Trang 16NỘI DUNG Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1 Cơ sở ngôn ngữ học
1.1.1 Từ loại là gì?
Từ loại là một địa hạt quan trọng của ngữ pháp học nói chung và ngữ pháp tiếng Việt nói riêng Vì vậy đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra định nghĩa về từ loại Có thể nêu ra một số định nghĩa của một số tác giả và nhóm tác giả như sau:
Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp: “Từ loại là phạm trù
ngữ pháp Chúng được xác định và phân biệt với nhau dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt ý nghĩa lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về mặt hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp” (Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.286, 287)
Hoàng Văn Thung - Lê A cho rằng: “Từ trong tiếng Việt, xét về mặt
ngữ pháp có thể xác định được từ loại, nghĩa là có thể phân chia vốn từ thành các lớp từ theo những tiêu chuẩn nhất định” (Ngữ pháp tiếng Việt, Đại học
Sư phạm Hà Nội 1, tr 18)
Theo Đinh Văn Đức: “Từ loại được hiểu một cách đơn giản nhất là các
lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể, được phân chia về mặt ngữ pháp” (Ngữ
pháp tiếng Việt - từ loại, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr 9)
Từ những định nghĩa ở trên, chúng tôi thống nhất sử dụng định nghĩa từ loại của Đinh Văn Đức cũng như kế thừa các định nghĩa đã tham khảo để đưa
ra định nghĩa về từ loại như sau:
“Từ loại là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể được phân chia về mặt
ý nghĩa, ngữ pháp theo những tiêu chuẩn xác định”
Trang 171.1.2 Tiêu chí phân định các từ loại
Rất nhiều nhà ngữ pháp học trong các công trình nghiên cứu của mình
đã đề cập đến vấn đề tiêu chí phân định từ loại như:
- Hoàng Văn Thung - Lê A trong “Ngữ pháp tiếng Việt”
- Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt tập 1”
- Đinh Văn Đức “ Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại”
Các tác giả hầu hết đều thống nhất dựa trên ba tiêu chí sau để phân chia
Trên cơ sở các tài liệu đã thu thập được chúng tôi có thể căn cứ các tiêu chí sau để tìm hiểu về từ loại động từ nói riêng và các từ loại khác của tiếng Việt :
- Ý nghĩa khái quát của từ: Nghĩa ở đây không phải nghĩa riêng của từng từ mà là ý nghĩa có tính khái quát của cả một loạt từ
Ví dụ:
Các từ: người, xi măng, cây, tư tưởng… có ý nghĩa khái quát chung là
“sự vật”; các từ: chạy, thích, suy nghĩ… có ý nghĩa khái quát chung là hành
Trang 18động… Các từ mang ý nghĩa khái quát “sự vật” được tập hợp thành một lớp; còn các từ mang ý nghĩa “hành động” thì được tập hợp trong một lớp khác
- Hình thức và khả năng kết hợp: sự phân bố vị trí của từ trong những hoàn cảnh khác nhau khi chúng kết hợp với nhau
Ví dụ:
Các từ: nhà, bàn, sự… có thể đứng ở vị trí trước một từ chỉ định (này,
ấy ) vì chúng đều là danh từ Các từ: viết, suy nghĩ, cho… có thể đứng ở vị trí
sau một trong các từ hãy, đừng, chớ vì chúng đều là động từ
- Chức vụ cú pháp của từ khi làm thành phần câu
Ví dụ:
Các hư từ: và, với… không thể giữ các chức vụ ngữ pháp như các thực
từ ông, thợ, hỏi, xem, đẹp… do bản chất từ loại của chúng không giống nhau 1.1.3 Kết quả phân loại từ loại tiếng Việt
Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại” đã phân loại
từ tiếng Việt thành ba loại lớn Từ đó, ông lại tiến hành phân chia chúng thành những từ loại cụ thể:
- Các thực từ gồm ba từ loại: danh từ, động từ và tính từ
- Các hư từ gồm hai tập hợp là hư từ từ pháp và hư từ cú pháp (quan hệ từ)
- Các tình thái từ gồm hai tiểu loại: tiểu từ và trợ từ
Diệp Quang Ban trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1” phân loại như sau:
- Lớp thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, số từ, động từ, tính từ
- Lớp hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tiểu từ tình thái
- Lớp từ trung gian là các đại từ
Hoàng Văn Thung - Lê A “Ngữ pháp tiếng Việt” phân chia từ thành hai lớp:
- Thực từ bao gồm các từ loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ và số từ
- Hư từ bao gồm các từ loại: phụ từ, quan hệ từ, tình thái từ
Trang 19Vũ Đức Nghiệu - Nguyễn Văn Hiệp “Dẫn luận ngôn ngữ học” phân chia từ loại thành ba lớp:
1.1.4 Hiện tượng chuyển loại của từ
Hiện tượng này được hiểu là “hiện tượng một từ có khả năng đảm nhận, biểu thị những sự vật, hiện tượng, hành động, quan hệ thuộc về nhiều từ loại khác nhau”
Hiện tượng chuyển loại của từ là một hiện tượng bình thường của mọi ngôn ngữ Diệp Quang Ban đã cho rằng: “Đó là một trong những cách tích cực hoá vốn từ theo quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ Tuy nhiên cách thức chuyển loại của từ thì có khác nhau ở những nhóm ngôn ngữ có cấu tạo khác nhau(tức là khác nhau về loại hình), cho nên việc nhận mặt từ loại của từ cũng
có những khó khăn nhất định” (Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1, NXB Giáo dục, tr 64) ”
Nguyên nhân của hiện tượng chuyển loại của từ trong tiếng Việt là do tiếng Việt là ngôn ngữ không biến đổi hình thái, theo quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ người ta sử dụng các từ để biểu thị nhiều phạm trù khác nhau
1.1.4.1 Cách xác định từ loại của từ (trong sử dụng)
Hiện tượng chuyển loại của từ diễn ra trong hoạt động sử dụng ngôn ngữ Vì vậy, để xác định chính xác một từ loại, chúng ta sẽ lấy văn bản làm ngữ liệu khảo sát Từ được xác định theo chức năng của nó tại vị trí mà nó
Trang 20đang chiếm giữ, chức năng đó quy định tính từ loại của nó Nếu nó được dùng không đúng với từ loại đã được liệt kê thì từ đó được coi là từ chuyển loại Như vậy, muốn biết một từ chuyển loại chúng ta có thể sử dụng các phụ từ đi kèm để thử: từ đang dùng có khả năng chấp nhận phụ từ nào thì có nhiều khả năng đang làm nhiệm vụ của từ loại đó Ngoài ra, việc dựa vào ý nghĩa cũng là một bằng chứng
Ví dụ:
Ví dụ 1: ngoài sân trường một tốp học sinh nam đang chơi1 đá cầu
Ví dụ 2: Cuộc chơi2 vẫn kéo dài tới khuya
Trong hai ví dụ trên “chơi1” là động từ vì nó đứng sau “đang” - một phụ từ có chức năng kết hợp với từ chỉ hành động và bổ sung ý nghĩa về thời gian hiện tại hành động tiếp diễn; “chơi2” là một danh từ vì nó đứng sau
“cuộc” - một danh từ khuyết thiếu
1.1.4.2 Một số trường hợp chuyển loại trong tiếng Việt
a Chuyển loại trong nội bộ một lớp thực từ:
Ví dụ a1: - Mua một cân thịt (Danh từ)
- Thịt một con gà (Động từ)
Ví dụ a2: - Công việc thực tập sư phạm rất khó khăn (Tính từ)
- Những khó khăn ấy đã được giải quyết (Danh từ)
Ví dụ a3: - Một kho dự trữ lương thực quốc giamowis được xây dựng
tại quê tôi.(Danh từ)
- Mẹ tôi đang kho cá.(Động từ)
- Món cá kho là tôi thích ăn nhất ( Tính từ)
Ví dụ a4 : - Việt Nam là dân tộc nhỏ bé nhưng rất anh hùng.(Danh từ)
- Ngôn ngữ của Truyện Kiều rất Việt Nam, rất Nguyễn
Du.(Tính từ)
Trang 21b Chuyển loại trong phạm vi từ hư từ này sang hư từ khác
Ví dụ b1: - Mẹ đã bảo rồi mà (Tiểu từ tình thái)
- Cậu lấy bút của tớ mà viết (Quan hệ từ)
- Em mà khóc thì các bạn sẽ mất vui (Trợ từ)
Ví dụ b2: - Nếu trời mưa, thì tôi sẽ không đi Lào Cai.(Quan hệ từ)
- Tôi thì tôi cứ nói toạc móng heo.(Trợ từ)
c Chuyển loại từ lớp thực từ sang hư từ:
Ví dụ c1: - Tôi ra cửa hàng (Động từ)
- Tôi đi ra cửa hàng (Phụ từ chỉ hướng)
Ví dụ c2: - Anh ấy có rất nhiều của (Danh từ)
- Quê của anh ấy ở Ninh Bình (Quan hệ từ)
Ví dụ c3: - Uống cho đã khát (Động từ)
- Cứ uống xong chén nước đã (Trợ từ)
1.2 Cơ sở tâm lý học
1.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
Học sinh Tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Khi vào học lớp 1 các
em rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp sau các em quen dần với hoạt động học tập, chính những thay đổi trong cuộc sống đã tác động đến sự phát triển tư duy của các
em Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học
1.2.1.1 Tư duy
a Khái niệm
Tư duy, theo Nguyễn Thiện Giáp là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội
b Hai quá trình tư duy của con người
- Tư duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng trực quan sinh động
Trang 22- Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng) là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng khái niệm, phán đoán và suy luận
c Quá trình tư duy của học sinh Tiểu học
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng
Sự nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh Tiểu học bắt đầu từ cảm giác, tri giác, dần dần khả năng liên tưởng, tưởng tượng các biểu tượng
Ở những lớp cuối bậc Tiểu học khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú
1.2.1.3 Tưởng tượng
- Tưởng tượng là tạo ra trong trí nhớ hình ảnh về những cái không có ở trước mắt hoặc chưa hề có Tưởng tượng của học sinh tiểu học phân chia làm hai loại:
+ Tưởng tượng tái tạo: Học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm nhận được
+ Tưởng tượng sáng tạo: Quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới Học sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh các sự vật, hiện tượng, các nhân vật trong các bài tập đọc, các cảnh quan địa lí, các sự kiện lịch sử…
1.2.2 Khả năng tiếp nhận của học sinh Tiểu học trong hoạt động
giao tiếp bằng tiếng Việt
Thông qua hoạt động giao tiếp mà phương tiện là tiếng mẹ đẻ Học sinh trao đổi tâm tư, tình cảm của mình với người xung quanh Đúng như
Trang 23N.K.A.Usinxki đã nhận định: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của
mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công cụ này”
Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học mà chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học mới đưa ra mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt là hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên Hoạt động giao tiếp vừa là mục đich số một vừa là phương tiện dạy học tiếng Việt
1.3 Cơ sở giáo dục
1.3.1 Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
Dựa trên những đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học mà mục tiêu dạy học tiếng Việt ở Tiểu học được xác định như sau:
“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy
Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học Việt Nam
và nước ngoài
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” (Quyết định số 43/ 2001/ QĐ - BGD &ĐT)
1.3.2 Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh Tiểu học
Những nguyên tắc đặc trưng của quá trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học phản ánh được đặc trưng của chính quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học và tri phối, bao trùm lên tất cả quá trình
Trang 24Những nguyên tắc đang được xem xét là chung nhất và mang tính đặc thù trong dạy học tiếng Việt ở Tiểu học là:
1 Nguyên tắc phát triển lời nói
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh
Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động sử dụng để thực hiện các chức năng nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp và tư duy của con người
2 Nguyên tắc phát triển tư duy
Nguyên tắc này yêu cầu giáo viên:
- Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng Việt;
- Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ;
- Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói, viết và biết thể hiện nội dung này bằng phương tiện ngôn ngữ
3 Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ đẻ của học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu:
Việc dạy học tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập
Việc dạy học tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh
Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ
đẻ và tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau
Trang 25Trước hết, với những học sinh người Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt, học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em Trước khi đến trường, các em đã nắm hai dạng hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc Yêu cầu thứ hai là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt Yêu cầu thứ ba là giáo viên cần phát huy những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập
Với học sinh là dân tộc thiểu số học tiếng Việt là học ngôn ngữ thứ hai Việc học tập này của học sinh dân tộc bậc Tiểu học sẽ khó khăn hơn nhiều học sinh thuộc dân tộc Kinh Vốn từ ngữ của các em không những còn nghèo
mà trong sử dụng việc lẫn lộn giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt ở nhiều em là điều không thể tránh khỏi Vì vậy, khi dạy tiếng Việt cho học sinh thuộc các dân tộc thiểu số, chúng ta phải rất tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các em; đồng thời giúp các em nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học tiếng Việt Việc điều tra vốn hiểu biết của học sinh về động từ và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về từ loại này cho học sinh Tiểu học chỉ đạt hiệu quả khi chúng
ta giúp các em nhận thức được sự tương đồng và sự khác biệt giữa tiếng Việt
và tiếng mẹ đẻ của các em
1.4 Tiểu kết chương 1
Như vậy, ở chương 1 khi xác định cơ sở lí luận cho đề tài khóa luận, chúng tôi đã sử dụng lý thuyết của một số chuyên ngành như: ngôn ngữ học, tâm lí học, giáo dục học… những lí thuyết liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cơ sở tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình
Trang 26Chương 2 ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG VIỆT
Ở chương này chúng tôi nghiên cứu động từ chủ yếu dựa trên kết quả nghiên cứu của các nhà ngữ pháp học tiếng Việt
2.1 Khái niệm động từ
Theo Vũ Đức Nghiệu - Nguyễn Văn Hiệp, động từ được hiểu đơn giản
là “những từ biểu thị hành động, trạng thái của người, vật”
Đinh Văn Đức đã nêu ra định ngĩa cụ thể hơn như sau:
“Động từ chỉ các hành động , trạng thái, các quan hệ dưới dạng tiến trình có mối quan hệ với chủ thể và diễn ra trong thời gian”
Kế thừa các định nghĩa trên chúng tôi thống nhất đưa ra khái niệm về động từ như sau:
Động từ là những từ biểu thị hành động, trạng thái, các quan hệ dưới dạng tiến trình của sự vật diễn ra trong thời gian
2.2 Vấn đề phân loại động từ trong tiếng Việt
2.2.1 Cách phân loại của Nguyễn Hữu Quỳnh
Tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Viêt” (2001)
đã đưa ra ba tiêu chí phân loại động từ đó là: căn cứ vào ý nghĩa khái quát, đặc điểm ngữ pháp, khả năng kết hợp với các loại từ Dựa vào các tiêu chí đó, tác giả đã phân chia động từ thành: động từ ngoại hướng, động từ nội hướng; động từ gây khiến; động từ xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu tan; động từ cảm nghĩ nói năng; động từ tình thái
Trang 27Mấy khi được đẩy xe ban ngày
(Nguyễn Đình Thi)
Nhóm động từ này có khả năng kết hợp rộng rãi với các yếu tố phụ, yếu
tố phụ luôn luôn bị động từ chi phối
Ví dụ: Ánh sáng làm cho nó nheo nheo mắt
Chúng quyết không thể ngăn trở chúng ta kháng chiến thắng lợi
2.2.1.4 Động từ xuất hiện, tồn tại hoặc tiêu tan
Đó là những động từ không biểu thị hành động của sự vật mà chỉ sự xuất hiện, tồn tại hay biến mất của sự vật
Ví dụ: - Này cậu,còn tiền không?
Trang 28Những động từ này thường kết hợp sau đó một cụm từ chủ - vị
Ví dụ: Y vẫn thấy rằng không có Liên, chắc đời y khổ lắm
Đó là những động từ dùng để kết hợp với các động từ khác biểu thị thái
độ hay nguyện vọng của người nói đối với hiện thực
Chỉ trong ngữ cảnh thì mới có thể lược bỏ động từ chính kết hợp với nó
Ví dụ: Rỉ rằng: Nhân quả dở dang
Đã toan trốn nợ đoạn trường được sao?
2.2.2 Cách phân loại của Đinh Văn Đức, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn
Văn Hiệp
Các nhà ngữ pháp học như Đinh Văn Đức, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn
Văn Hiệp lựa chọn tiêu chí phân loại và có kết quả phân loại động từ tiếng Việt khá nhất quán với tác giả Nguyễn Hữu Quỳnh Tuy vậy, cách dùng thuật ngữ giữa họ có chút khác biệt Nếu Nguyễn Hữu Quỳnh dùng thuật ngữ
“động từ ngoại hướng” và “động từ nội hướng” thì Đinh Văn Đức lại dùng
“động từ ngoại động” và “động từ nội động”
2.2.3 Cách phân loại của Diệp Quang Ban
Diệp Quang Ban (2001) trong cuốn “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt”
đã đưa ra tiêu chí và kết quả phân loại như sau:
Theo tác giả, để phân loại động từ cần dựa vào hai tiêu chí cơ bản Đó là:
- Tính độc lập trong hoạt động ngữ pháp
- Khả năng kết hợp