1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Danh từ trong tiếng việt và việc bồi dưỡng hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học

60 734 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 579,29 KB

Nội dung

Việc thực hiện đề tài nghiên cứu về từ loại danh từ, đặc biệt nghiên cứu về vốn hiểu biết về từ loại này của học sinh tiểu học giúp tác giả tìm ra phương pháp và nội dung bồi dưỡng tiếng

Trang 1

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa giáo dục tiểu học

nguyễn thị phượng

danh từ trong tiếng việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết danh từ

cho học sinh tiểu học

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Chuyên ngành: Tiếng Việt

Người hướng dẫn khoa học:

Hà Nội, 2013

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để giúp mình trang bị những kiến thức về danh từ trong tiếng Việt và bồi dưỡng vốn hiểu biết về từ loại cho học sinh tiểu học tôi đã lựa chọn đề tài: “Danh từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học” Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô giáo và các em học sinh tiểu học, đặc biệt là sự hướng dẫn của cô Phan Thị Thạch, giảng viên chính của khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nhân dịp khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành, tôi xin gửi tới các thầy

cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học, các giáo viên và học sinh trường Tiểu học Tiên Dương - Đông Anh - Hà Nội lời cảm ơn chân thành Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Phan Thị Thạch - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài khóa luận

Do hạn chế về thời gian và do lần đầu tập làm quen với việc nghiên cứu một chuyên đề ngữ pháp tiếng Việt, chắc chắn khóa luận của chúng tôi sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được đón nhận sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để khóa luận thực sự có chất lượng và hữu ích

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Phượng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của mình Những

số liệu và kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Trang 5

2.1 Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp học

2.2 SGK Tiếng Việt ở tiểu học và SGK Ngữ văn ở THCS

3

4 2.3 Việc nghiên cứu về từ loại danh từ của sinh viên Khoa Giáo dục

Trang 6

1.3 Cơ sở giáo dục 16 1.3.1 Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học 16 1.3.2 Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học 17

2.3.1 Chức năng biểu thị ý nghĩa từ vựng của danh từ 34

2.3.3 Chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu 36

Chương 3: Nội dung phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh

3.1 Miêu tả kết quả khảo sát, thống kê vốn hiểu biết về danh từ của

3.2 Đề xuất nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh

3.2.1 Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học danh từ trong SGK

3.2.2 Đề xuất nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về

Trang 7

rộng khắp"(Báo Nhân dân 9/9/1964) Để có thể giữ gìn, phát triển ngôn ngữ

thì chúng ta phải nghiên cứu ngôn ngữ dưới ánh sáng của khoa học

Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt Ngôn ngữ được hình thành

và phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con người Trong cuộc sống lao động và sinh hoạt của con người, hoạt động giao tiếp và tư duy gắn bó mật thiết với nhau Khi lao động và sinh hoạt, con người phải thông báo cho nhau

về sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó mà họ đang quan tâm; nhưng để thực hiện mục đích trên, con người lại cần có hiểu biết về chúng, cần khái quát các

sự vật, sự việc, hiện tượng đó thành từng lớp, từng nhóm để tìm hiểu Các phương tiện ngôn ngữ nói chung, các danh từ nói riêng xuất hiện đã giúp con người thỏa mãn những nhu cầu đó Các danh từ với chức năng định danh sự vật và biểu thị khái niệm về sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan đã giúp con người có thể nhận thức thế giới và nhận thức chính mình một cách

dễ dàng, thuận lợi Như vậy, xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của danh từ trong hoạt động giao tiếp và tư duy của con người, chúng tôi mong muốn tìm hiểu kĩ càng hơn về từ loại này

Mặt khác khi nghiên cứu ngôn ngữ của một dân tộc về mặt ngữ pháp không thể không nghiên cứu về từ loại Cho đến nay, việc nghiên cứu ngữ pháp đã được mở rộng ra nhiều bình diện (kết học, nghĩa học và dụng học) Ngữ pháp được nghiên cứu ở rất nhiều góc nhìn: ngữ pháp hình thức, ngữ pháp chức năng,… vì thế việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, hẹp hơn là

Trang 8

nghiên cứu về một từ loại như danh từ gắn với những yêu cầu mới của ngữ pháp học là điều rất cần thiết

Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập Đặc điểm loại hình ngôn ngữ và bản sắc dân tộc có ảnh hưởng gì đến việc nghiên cứu về từ loại tiếng Việt? Câu hỏi đó chỉ có thể trả lời thuyết phục khi ta đi sâu nghiên cứu vào một từ loại cụ thể như danh từ

Danh từ là một trong những từ loại quan trọng của một ngôn ngữ nói chung và của tiếng Việt nói riêng Danh từ có một số lượng rất lớn trong hệ thống từ vựng và có một vị trí hết sức quan trọng trong cơ cấu ngữ pháp Đặc biệt trong quan hệ với động từ, danh từ đã cùng với động từ tạo nên một cái trục mà quay quanh nó là các vấn đề của cả từ ngữ lẫn cú pháp Vì lẽ đó mà việc nghiên cứu về nó là rất cần thiết

1.2 Cơ sở thực tiễn

Đề tài khóa luận còn có ý nghĩa thực tiễn đối với việc học tập của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học trong hiện tại và việc dạy học của tác giả khóa luận trong tương lai Qua việc thực hiện đề tài khóa luận, chúng tôi có điều kiện tìm hiểu tỉ mỉ, sâu sắc hơn những kiến thức về từ loại danh từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt vốn rất đa dạng và phong phú Nhờ vậy, bản thân tác giả khóa luận có thể củng cố, nâng cao kiến thức về từ loại tiếng Việt, cách phân biệt cũng như sử dụng những kiến thức đó trong ngôn ngữ nói và viết Việc thực hiện đề tài nghiên cứu về từ loại danh từ, đặc biệt nghiên cứu về vốn hiểu biết về từ loại này của học sinh tiểu học giúp tác giả tìm ra phương pháp và nội dung bồi dưỡng tiếng Việt cho học sinh tiểu học là vô cùng hữu ích Nhận thức rõ ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài, chúng tôi

cho rằng việc thực hiện đề tài khóa luận “Danh từ trong tiếng Việt và việc

bồi dưỡng vốn hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học” là rất cần thiết

2 Lịch sử vấn đề

Nghiên cứu về danh từ là vấn đề không hoàn toàn mới, bởi vì từ đầu thế kỉ

XX cho đến nay, ở Việt Nam nhiều nhà ngữ pháp học, nhiều nhà biên soạn

Trang 9

đã quan tâm tìm hiểu Có thể tổng thuật tình hình nghiên cứu về từ loại trong một số tài liệu tiêu biểu sau:

2.1 Những giáo trình và tài liệu nghiên cứu về ngữ pháp học

Nhiều nhà ngữ pháp học, trong đó có một số nhà ngữ pháp học có tên tuổi đã nghiên cứu về từ loại danh từ trong những giáo trình họ đã biên soạn như:

- Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê - Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam - Đại học Huế - 1963

- Đinh Văn Đức - Ngữ pháp tiếng Việt - Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp - 1986

- Hoàng Văn Thung, Lê A - Ngữ pháp tiếng Việt - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1 - 1994

- Nguyễn Anh Quế - Ngữ pháp tiếng Việt - Nxb Giáo dục - 1996

- Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt (tập 1) - Nxb Giáo dục - 2008 Trong các công trình trên, từ loại danh từ được các nhà ngữ pháp học tìm hiểu và trình bày những vấn đề lý thuyết ở các nội dung cơ bản như: khái niệm về danh từ, phân loại danh từ thành những tiểu loại cụ thể, một số tác giả đề cập đến chức năng ngữ pháp của danh từ trong cụm từ và câu Tuy có

sự thống nhất trong một số nội dung nghiên cứu đã nêu trên nhưng giữa các nhà ngữ pháp vẫn còn những điểm chưa nhất quán

Điều đó thể hiện trước hết ở cách dùng thuật ngữ Trương Văn Chình

và Nguyễn Hiến Lê là các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt ở Đại học Huế trước ngày miền Nam giải phóng Do chịu ít nhiều ảnh hưởng của ngôn ngữ phương Tây cho nên trong cuốn “Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam” họ đã sử dụng thật ngữ “chủ từ” thay cho thuật ngữ “danh từ” Việc nghiên cứu về từ loại này của hai ông rất sơ lược

Giữa một số nhà khoa học, việc đưa ra các tiêu chí phân loại danh từ cũng có sự chênh Nguyễn Tài Cẩn là một trong những nhà khoa học đã có một công trình nghiên cứu chuyên biệt về danh từ Trong cuốn “Từ loại danh

từ trong tiếng Việt hiện đại - 1975” ông cho rằng tiêu chuẩn chính của việc phân loại danh từ là dựa trên khả năng của danh từ trong việc tạo ra danh ngữ

Trang 10

Khác với Nguyễn Tài Cẩn, Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt

- tập một” lại cho rằng việc phân loại danh từ dựa trên một số diện đối lập trong nội bộ danh từ như: đối lập giữa danh từ riêng với danh từ chung, đối lập ở bên trong danh từ chung

Sự chưa thống nhất giữa các nhà Việt ngữ học còn biểu hiện ở việc phân loại và kết quả phân loại danh từ Trong khi đa số các nhà nghiên cứu chia danh từ làm hai loại lớn đó là danh từ chung và danh từ riêng thì Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại - 1986” lại chia danh từ thành hai loại lớn đó là danh từ cụ thể và danh từ trừu tượng

2.2 SGK Tiếng Việt ở Tiểu học và SGK Ngữ văn ở THCS

2.2.1 SGK Tiếng Việt ở Tiểu học

Ở chương trình cải cách giáo dục bậc Tiểu học, từ loại danh từ được đưa vào dạy trong phân môn Luyện từ và câu, thực hiện từ lớp 2, củng cố ở lớp 3 và được nâng cao ở lớp 4,5 trong các bài:

- Danh từ - tuần 5 (trang 52, tập 1)

- Danh từ chung và danh từ riêng - tuần 6 (trang 57, tập 1)

- Cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam - tuần 7 (trang 68, tập 1)

- Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam - tuần 7 (trang 74, tập 1)

- Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài - tuần 8 (trang 78, tập 1) Lớp 5:

- Ôn tập về từ loại - tuần 14 (2 tiết, trang 137, 142, tập 1)

2.2.2 Dạy học từ loại danh từ trong SGK Ngữ văn ở THCS

Trang 11

Đến THCS, từ loại danh từ tiếp tục được đưa vào giảng dạy trong môn học Ngữ văn, nhưng nội dung kiến thức có sự mở rộng hơn, những vấn đề về

từ loại danh từ được đề cập đầy đủ hơn so với cấp Tiểu học

Cụ thể bài “Danh từ” ở Ngữ văn 6, tập 1 đã trình bày hai nội dung cơ bản: đặc điểm của danh từ và phân loại danh từ Trong đó việc xem xét từ loại danh từ dựa trên 3 tiêu chí cơ bản: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp Để đưa ra kết luận về đặc điểm của danh từ và phân loại danh từ, nhà biên soạn đã dựa trên các ngữ liệu, phân tích ngữ liệu, nhận xét

để tìm ra đặc điểm chung Sự phân loại danh từ trong Ngữ văn 6 như sau:

2.3 Việc nghiên cứu về từ loại danh từ của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học

Việc nghiên cứu về từ loại đã được đề cập trong một số khóa luận của sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học như:

- Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh Tiểu học lớp

4 trên cơ sở các bài tập đọc - Trần Thị Hoa - 2008

- Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh Tiểu học - Nguyễn Thị Cẩm Vân - 2011

- Một số biện pháp giúp học sinh Tiểu học phân định từ loại tiếng Việt-

Trang 12

Nghiên cứu về từ loại danh từ là vấn đề không mới vì đã có nhiều người quan tâm và tìm hiểu Tuy vậy, việc kế thừa và chọn lọc kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học về danh từ gắn với việc khảo sát và bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học chắc chắn không bao giờ là cũ Vì vậy đề tài này không có sự trùng lặp với những đề tài đã nghiên cứu về danh từ

3 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu về: “Danh từ trong tiếng Việt và việc bồi dưỡng vốn hiểu biết danh từ cho học sinh tiểu học”

4 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng đến những mục đích sau:

4.1 Củng cố, nâng cao hiểu biết cho bản thân về danh từ nói riêng, về

từ loại tiếng Việt nói chung

4.2 Giúp các sinh viên khoa Giáo dục Tiểu học có tài liệu tham khảo tin cậy để có thể tìm hiều kĩ càng hơn, hệ thống hơn về một từ loại tiếng Việt

4.3 Giúp các sinh viên năm cuối của khoa Giáo dục Tiểu học và những giáo viên dạy ở tiểu học có tài liệu tham khảo về nội dung, phương pháp, bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh Tiểu học

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Xác định cơ sở lí luận cho đề tài

5.2 Hệ thống hóa kiến thức về danh từ trong các tài liệu ngữ pháp đáng tin cậy

5.3 Điều tra vốn hiểu biết của học sinh tiểu học về danh từ, từ đó đề xuất nội dung, phương pháp dạy học tiếng Việt thích hợp đề bồi dưỡng vốn ngôn ngữ nhằm nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy cho các em

6 Phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu về từ loại danh từ

- Bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học

6.2 Giới hạn đối tượng khảo sát

Trang 13

Do thời gian có hạn vì vậy khóa luận chúng tôi chỉ tập trung khảo sát vốn hiểu biết về danh từ của học sinh hai lớp 5A và 5B trường Tiểu học Tiên Dương, xã Tiên Kha, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định vốn hiểu biết về danh từ của học sinh tiểu học

7.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp này được chúng tôi sử dụng để xác định kết quả thống kê,

để chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến sự nghèo trong vốn hiểu biết về danh từ của học sinh tiểu học

8 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của khóa luận

có 3 chương Đó là:

Chương 1: Cơ sở lí luận chung

Chương 2: Danh từ trong tiếng Việt

Chương 3: Nội dung, phương pháp bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ cho học sinh tiểu học

Trang 15

- Đinh Văn Đức (1986): Từ loại là các lớp từ trong một ngôn ngữ cụ thể, được phân chia về mặt ngữ pháp (Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại)

- Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) - Nguyễn Văn Hiệp trong cuốn: “Dẫn luận ngôn ngữ học” - 2010: Từ loại là những phạm trù ngữ pháp, chúng được xác định và phân biệt với nhau vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm về ý nghĩa, lại vừa dựa trên những tiêu chí, đặc điểm, về mặt hình thức ngữ pháp, chức năng ngữ pháp

- Diệp Quang Ban (Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1) cho rằng: Từ loại là kết quả nghiên cứu vốn từ trên bình diện ngữ pháp, đó là những lớp từ

có chung bản chất ngữ pháp, được biểu hiện trong các đặc trưng thống nhất dùng làm tiêu chuẩn tập hợp và quy loại

Như vậy, dù đưa ra những định nghĩa khác nhau, song giữa các nhà nghiên cứu vẫn có nhận định chung về từ loại: từ loại là phạm trù ngữ pháp, được phân chia dựa trên các tiêu chí về mặt ngữ pháp

1.1.2 Tiêu chí phân định từ loại tiếng Việt

Hiện nay để phân định từ loại tiếng Việt, các nhà ngôn ngữ học thường lấy các tiêu chuẩn sau làm cơ sở:

1.1.2.1 Ý nghĩa khái quát của từ

Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù chung có tính khái quát hóa cao,

nó là kết quả của quá trình trừu tượng hóa ý nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ chỉ sự vật, động từ chỉ hoạt động, trạng thái, còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất,… Mỗi ý nghĩa này tồn tại trong từng từ cụ thể thuộc cùng lớp từ đó

Trang 16

1.1.2.2 Khả năng kết hợp của từ

Trong cuốn: “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt - tập 1”, Diệp Quang Ban cho rằng khả năng kết hợp của từ trong phạm vi nghiên cứu về từ loại được hiểu như sau:

- Có hay không có khả năng làm thành tố chính trong cụm từ chính phụ Tiêu chuẩn này chủ yếu dùng vào việc phân biệt thực từ với hư từ, thực

từ có khả năng này, hư từ không có khả năng này

Ví dụ: Danh từ, động từ, tính từ có khả năng làm thành tố chính trong

cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ Nhưng quan hệ từ, phụ từ… lại không có khả năng này

- Có khả năng kết hợp với những hư từ chuyên dùng để xác định từ loại cho từ đang được xét Hư từ được dùng để xác định từ loại cho một từ nào đó

được gọi là từ chứng (từ làm chứng cho tư cách từ loại của một từ) Trên cơ

sở đó, tiêu chuẩn về khả năng kết hợp được đánh giá như là tiêu chuẩn hình thức của việc định loại từ tiếng Việt

Ví dụ: Các phụ từ như: đã, đang, sẽ có khả năng đứng trước động từ để

bổ sung ý nghĩa thời gian hoạt động của động từ Đó là các từ chứng được dùng để xác định từ loại của từ trong thực tế sử dụng chính xác

Chẳng hạn:

“Lá bàng đang đỏ ngọn cây Sắc giang mang lạnh đang bay ngang trời

Mùa đông còn hết em ơi

Mà con én đã gọi người sang xuân”

(Tố Hữu) Nếu không căn cứ vào khả năng kết hợp của từ thông qua các từ chứng,

ta có thể nhầm “đỏ” ở câu thơ thứ nhất là tính từ chỉ sắc màu Nhưng nhờ căn

cứ vào phụ từ “đang” - một từ chứng đứng trước “đỏ”, chúng ta dễ dàng nhận

ra “đỏ” là một động từ

Trang 17

Vận dụng tiêu chí thứ hai - tiêu chí căn cứ vào khả năng kết hợp của từ, chúng ta thấy rõ các danh từ có khả năng kết hợp với các định từ, số từ ở trước nó và có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ định ở sau nó

Ví dụ: Tất cả trường đều nghỉ vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần

Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương nhiều chức vụ cú pháp

ở trong câu Trong các chức vụ cú pháp đó thường có một hoặc hai chức vụ nổi lên rõ hơn tiêu biểu cho lớp từ đó

- Danh từ thường làm chủ ngữ Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết hợp với từ “là”

Ví dụ: Quyển sách này hay quá!

Trang 18

ĐT(CN)

- Tính từ thường làm vị ngữ, trường hợp làm chủ ngữ ít hơn:

Ví dụ: Chú mèo mướp có bộ lông vàng óng

TT(VN)

Tham lam là một tính xấu

TT(CN) Như vậy, việc phân định từ loại tiếng Việt được dựa vào một tập hợp ba tiêu chí: (1) ý nghĩa từ vựng - ngữ pháp khái quát có tính chất phạm trù của

từ, (2) khả năng kết hợp của từ và (3) chức năng cú pháp chủ yếu của từ Trong đó, các tiêu chí (1) và (2) có vai trò quan trọng trong việc tập hợp và quy loại từ

1.1.3 Kết quả phân định từ loại tiếng Việt

Dựa vào ba tiêu chí trên, các nhà nghiên cứu thường chia từ loại tiếng Việt thành hai nhóm lớn, đó là thực từ và hư từ Tuy nhiên, cũng có một số nhà nghiên cứu cho rằng có một lớp từ ở giữa, đó là lớp từ trung gian, nhưng

ở đây chúng tôi chỉ xét ở 2 lớp lớn: thực từ và hư từ Trong cuốn: “Ngữ pháp tiếng Việt” Hoàng Văn Thung - Lê A đã định nghĩa như sau:

- Thực từ: là các từ gọi tên đối tượng (sự vật, hành động, trạng thái, tính chất, số lượng,…)

- Hư từ: là các từ chỉ các quan hệ giữa đối tượng với thực tại (quan hệ thời - thể…); hoặc quan hệ giữa các đối tượng (quan hệ đồng nhất, đẳng lập, chính phụ…); hoặc quan hệ giữa đối tượng phản ánh với các đối tượng tham gia giao tiếp (quan hệ giữa nội dung câu nói)

Sự phân chia từ loại thành nhóm lớn có sự đồng nhất, tuy nhiên khi đi vào phân nhóm lớn thành các nhóm nhỏ thì giữa các nhà nghiên cứu lại không

có sự đồng nhất

- Đinh Văn Đức trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - từ loại”, đã chia từ

loại tiếng Việt thành 9 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, từ phụ, từ

nối, tiểu từ, trợ từ

Trang 19

- Diệp Quang Ban trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” chia từ loại

tiếng Việt thành 9 loại nhưng có điểm khác với Đinh Văn Đức: danh từ, động

từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, tính thái từ, thán từ

- Nguyễn Hữu Quỳnh trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” cũng chia từ

loại tiếng Việt thành 9 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phó từ,

quan hệ từ, trợ từ, thán từ

- Hoàng Văn Thung - Lê A trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, từ loại

tiếng Việt được chia thành 8 loại: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ

từ, quan hệ từ, tình thái từ

Như vậy, theo đa số các nhà nghiên cứu ngôn ngữ thì lớp thực từ bao gồm: danh từ, động từ, tính từ, đại từ Hư từ bao gồm: phụ từ, số từ, quan hệ

từ, tình thái từ

Theo sự tóm lược trên, việc phân loại có sự chênh lệch nhưng danh từ

và động từ đều được xếp vào lớp thực từ

1.1.4 Hiện tượng chuyển loại từ trong tiếng Việt

Trong tiếng Việt có hiện tượng một số từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của các từ đó lại khác nhau khi đặt chúng vào một ngữ cảnh nào đó Trong trường hợp như vậy, từ đã chuyển đổi

sang một chức năng khác và chuyển sang một từ loại khác Đó là hiện tượng

chuyển loại của từ (“Ngữ pháp tiếng Việt” - Nguyễn Hữu Quỳnh)

Nguyễn Hữu Quỳnh đã đưa ra một số hiện tượng chuyển loại của từ như sau:

a Chuyển loại danh từ sang động từ

Ví dụ: - Cái cuốc, cái cày, cái bừa… (DT)

- Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa (ĐT)

b Chuyển loại danh từ sang tính từ

Ví dụ: - các anh hùng dân tộc (DT)

- một dân tộc anh hùng (TT)

- nhà máy gang thép (DT)

- ý chí gang thép (TT)

Trang 20

c Chuyển loại động từ sang danh từ

d Chuyển loại thực từ sang hư từ

 Các động từ có thể chuyển loại thành phó từ

Ví dụ: đi, về, ra, vào, lên, xuống (ĐT)

Nói đi! Làm đi! Trắng ra, béo ra, đỏ lên (P.T)

 Các động từ cho, để, ở, nên chuyển thành quan hệ từ: ở giữa, vì –

nên, giặt sạch cho trắng, …

1.2 Cơ sở tâm lý học

1.2.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

Học sinh tiểu học có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi Bước vào lớp 1, các em rất bỡ ngỡ khi chuyển hoạt động chủ đạo từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Ở các lớp cao hơn, tâm lý đó dần dần mất đi vì trong nhà trường hoạt động học đã trở thành hoạt động chủ đạo của các em Ở đây chúng ta sẽ tìm hiểu một số đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học

1.2.1.1 Tư duy

a Khái niệm

Tư duy, theo Nguyễn Thiện Giáp là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội

b Hai quá trình tư duy của con người

- Tư duy cảm tính: đó là quá trình nhận thức, phản ánh nhận thức của con người bằng trực quan sinh động

- Tư duy lí tính (tư duy trừu tượng) là quá trình nhận thức, phản ánh

Trang 21

Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tư duy của các em diễn ra theo con đường: từ cụ thể, trực quan đến trừu tượng

Khả năng nhận thức về hiện thực khách quan của học sinh tiểu học bắt đầu từ cảm giác, tri giác Sau đó, khả năng liên tưởng, tưởng tượng các biểu tượng dần phát triển Ở những lớp cuối bậc tiểu học khả năng dùng khái niệm, phán đoán với các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp ngày càng phong phú

sỡ, hấp hẫn, tri giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phương hướng rõ ràng

đó là tri giác có chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm các bài tập từ dễ đến khó, )

1.2.1.3 Tưởng tượng

Tưởng tượng là một quá trình nhận thức, phản ánh những cái chưa từng

có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có

Tưởng tượng của học sinh tiểu học phân chia làm hai loại:

- Tưởng tượng tái tạo: Học sinh hình dung ra những gì đã thấy, đã cảm

nhận được

- Tưởng tượng sáng tạo: Quá trình học sinh tạo ra biểu tượng mới Học

sinh có thể tưởng tượng ra hình ảnh của các sự vật, hiện tượng, các cảnh quan địa lí, các sự kiện lịch sử, các nhân vật thông qua nội dung được trình bày trong các bài tập đọc

1.2.2 Khả năng tiếp nhận của học sinh tiểu học trong hoạt động giao

tiếp bằng tiếng Việt

Thông qua hoạt động giao tiếp bằng tiếng Việt, học sinh thổ lộ tâm tư, tình cảm của mình với người xung quanh Đúng như N.K.A.Usinxki đã nhận

Trang 22

định: “Trẻ em đi vào trong đời sống tinh thần của mọi người xung quanh nó duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ và ngược lại, thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong nó thông qua chính công cụ này”

Dựa vào những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đưa ra mục tiêu giao tiếp bằng tiếng Việt là hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết lên hàng ưu tiên Như vậy, dạy học theo quan điểm giao tiếp bằng tiếng Việt là mục đích số một của việc dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

1.3 Cơ sở giáo dục

1.3.1 Mục tiêu dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học

Dựa trên những đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học mà mục tiêu dạy học tiếng Việt ở tiểu học được xác định như sau:

“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động lứa tuổi Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, văn hoá, văn học Việt Nam

và nước ngoài

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt

Nam xã hội chủ nghĩa” (Quyết định số 43/ 2001/ QĐ - BGD &ĐT)

Từ mục tiêu chung về dạy học tiếng Việt có thể đưa ra mục tiêu về dạy học từ loại danh từ trong chương trình tiếng Việt ở tiểu học như sau:

“Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng danh từ trong lời nói, câu văn để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi Qua đó góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em

Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về danh từ, nhận biết danh từ trong văn bản, bồi dưỡng vốn hiểu biết về danh từ để giúp các em sử

Trang 23

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của các từ loại danh từ, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa”

1.3.2 Những nguyên tắc dạy học tiếng Việt cho học sinh tiểu học

Những nguyên tắc đặc trưng của quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học phản ánh được đặc trưng của chính quá trình dạy học tiếng Việt ở tiểu học và chi phối, bao trùm lên tất cả quá trình

Những nguyên tắc đang được xem xét là chung nhất và mang tính đặc thù trong dạy học tiếng Việt ở tiểu học là:

1.3.2.1 Nguyên tắc phát triển lời nói

Nguyên tắc này yêu cầu:

Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp làm mục đích, tức là hướng vào việc hình thành các kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết cho học sinh

Xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức, tức là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn

Phải tổ chức hoạt động nói năng của học sinh để dạy học tiếng Việt, nghĩa là phải sử dụng giao tiếp như một phương pháp dạy học chủ đạo ở tiểu học

1.3.2.2 Nguyên tắc phát triển tư duy

Nguyên tắc này yêu cầu:

Phải chú ý rèn luyện các thao tác và phẩm chất tư duy trong giờ dạy tiếng Việt

Phải làm cho học sinh thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ Phải tạo điều kiện cho học sinh nắm được nội dung các vấn đề cần nói, viết và biết thể hiện nội dung này bằng phương tiện ngôn ngữ

1.3.2.3 Nguyên tắc chú ý đến các đặc điểm tâm lí và trình độ tiếng mẹ

đẻ của học sinh

Nguyên tắc này yêu cầu:

Việc dạy học tiếng phải chú ý đến đặc điểm tâm lí của học sinh, đặc biệt là bước chuyển khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập

Trang 24

Việc dạy học tiếng phải dựa trên sự hiểu biết chắc chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh

Sự vận dụng nguyên tắc này khi dạy tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ

đẻ và tư cách là ngôn ngữ thứ hai có khác nhau

Trước hết, với những học sinh người Việt, khi nghiên cứu tiếng Việt, học sinh tiếp xúc với một đối tượng quen thuộc, gắn bó trực tiếp với cuộc sống hàng ngày của các em Trước khi đến trường, các em đã nắm hai dạng hoạt động nói và nghe, các em đã có một vốn từ và quy tắc ngữ pháp nhất định Vì vậy, cần phải điều tra, nắm vững vốn tiếng Việt của học sinh theo từng lớp, từng vùng khác nhau để hoạch định nội dung, kế hoạch và phương pháp dạy học Đó là yêu cầu thứ nhất của việc thực hiện nguyên tắc Yêu cầu thứ hai là phải phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong giờ học tiếng Việt Yêu cầu thứ ba là giáo viên cần phát huy những năng lực tích cực của học sinh, hạn chế và xoá bỏ những mặt tiêu cực về lời nói của các em trong quá trình học tập

- Từ loại danh từ được đưa vào dạy học trong phân môn Luyện từ và câu Vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

1.3.2.4 Nguyên tắc giao tiếp

Nguyên tắc này đòi hỏi việc dạy học từ, câu nằm trong quỹ đạo dạy tiếng như một công cụ giao tiếp, nhằm thực hiện mục tiêu của chương trình Tiếng Việt tiểu học mới: “hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi” Quan điểm giao tiếp chi phối nội dung chương trình môn Tiếng Việt nói chung cũng như phân môn Luyện từ và câu nói riêng

1.3.2.5 Nguyên tắc tích hợp

Không có vốn từ phong phú, không hiểu nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ thì không thể đặt câu đúng, đồng thời, nếu không nắm vững quy tắc đặt câu thì dù có vốn từ phong phú, dù nắm chắc nghĩa của từ vẫn không trình

Trang 25

chương trình Luyện từ và câu như từ, cấu tạo từ, từ loại, câu, các thành phần câu, các kiểu câu và liên kết câu cũng phải được nghiên cứu trong sự gắn bó thống nhất

Mặt khác, do lượng từ và câu mà học sinh thu nhận được trong giờ Luyện từ và câu là rất nhỏ so với các giờ học khác cũng như trong các hoạt động trong và ngoài nhà trường; cho nên không thể dạy từ và câu bó hẹp trong tiết Luyện từ và câu mà đòi hỏi phải được tiến hành mọi lúc, mọi nơi, trong tất cả các môn học và các phân môn khác của môn Tiếng Việt

1.3.2.6 Nguyên tắc trực quan

Nguyên tắc trực quan được xây dựng còn dựa vào sự thống nhất giữa trừu tượng và cụ thể trong ngữ pháp Đặc điểm của việc vận dụng nguyên tắc trực quan trong dạy từ là ở chỗ: từ là một tổ hợp kích thích nghe, nhìn, vận động, cấu âm Thực hiện nguyên tắc trực quan trong việc dạy nghĩa từ là cần làm sao trong giải nghĩa, việc tiếp nhận của HS không phiến diện mà hình thành trên cơ sở của sự tác động qua lại của những cảm giác khác nhau: nghe, nhìn, phát âm, viết

1.3.2.7 Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống của từ, câu trong dạy học Luyện từ và câu

Những thành tựu nghiên cứu trong ngôn ngữ học về bản chất nghĩa của

từ, cấu tạo từ, các lớp từ, bản chất cấu tạo của câu, các kiểu câu, liên kết câu

là cơ sở để dạy các bài lí thuyết về từ, câu Chúng ta cần nắm được và cho học sinh từng bước làm quen với các khái niệm nghĩa của từ, tính nhiều nghĩa, đồng nghĩa, trái nghĩa, cấu tạo câu, các kiểu câu Mặt khác, dựa vào kiến thức

từ vựng học, người ta đã xác lập những nguyên tắc để dạy từ theo quan điểm thực hành, hay nói cách khác, làm giàu vốn từ cho học sinh Dạy từ nhất thiết phải tính đến đặc điểm của từ như một đơn vị ngôn ngữ: quan hệ trực tiếp của

từ với thế giới bên ngoài

1.4 Tiểu kết chương 1

Như vậy ở chương 1, khi xác định cơ sở lý luận cho đề tài khoá luận, chúng tôi đã lựa chọn một số lý thuyết thuộc: đại cương ngôn ngữ, ngữ pháp học, tâm lí học và giáo dục học Những lý luận có tính chất liên ngành đó chắc chắn sẽ là những cơ sở tin cậy để chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu của mình

Trang 26

Chương 2 DANH TỪ TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 Khái niệm

Danh từ là một trong những từ loại cơ bản của thực từ Các nhà khoa học khi nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt đều quan tâm tìm hiểu danh từ Sự quan tâm đó trước hết thể hiện ở việc đưa ra định nghĩa về danh từ của mỗi tác giả

2.1.1 Nguyễn Kim Thản (1963) trong cuốn "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt" cho rằng:

Danh từ là một loại thực từ biểu thị sự vật tính (sinh vật), vật thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và tư duy, có những đặc trưng ngữ pháp sau đây:

a Không trực tiếp làm vị ngữ Do đó khi làm vị ngữ phải có hệ từ là

(câu khẳng định), hoặc không phải, không phải là (câu phủ định), không đặt sau các từ đừng, hãy, sẽ, …

b Có thể kết hợp với một trong các từ loại sau đây và được từ loại này xác định, hạn chế: số từ, đại từ chỉ số, lượng từ, …

2.1.2 Trương Dĩnh (1974) đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn hơn về danh từ Đó là:

Danh từ là những từ chỉ người, sự vật Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ số lượng ở trước nó và những từ để trỏ ở sau nó Khi dùng vị ngữ, danh từ thường phải đặt sau từ “là”

(Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, trang 67)

2.1.3 Trong cuốn từ loại danh từ trong tiếng Việt, Nguyễn Tài Cẩn (1975) lại định nghĩa danh từ như sau

Danh từ là từ loại không thể độc lập làm vị ngữ Đó là một từ loại

không có vị ngữ tính

2.1.4 Trong bài “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng

Trang 27

“…Trên phương diện ý nghĩa có thể coi danh từ là lớp từ chỉ các khái niệm sự vật cụ thể , các khái niệm trừu tượng và tất cả các khái niệm khác được nhận thức một cách độc lập”

2.1.5 Thông qua một số định nghĩa về danh từ tiếng Việt, có thể thấy

sự chưa thật nhất quán giữa các nhà khoa học trong việc nêu khái niệm danh

từ vì mỗi tác giả chú ý nhiều hơn đến một đặc điểm của từ loại này

Để có thể có cái nhìn bao quát về danh từ tiếng Việt, theo chúng tôi cần dựa vào 3 đặc điểm cơ bản sau của nó:

- Về mặt ý nghĩa

Danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái

niệm trừu tượng (Nguyễn Hữu Quỳnh, Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb

Giáo dục, 1980, trang 55)

- Về khả năng kết hợp

Danh từ là từ có khả năng kết hợp trực tiếp hoặc gián tiếp với số từ

(hay những từ chỉ lượng: những, các, mọi, mỗi, mấy,… hay những đại từ chỉ lượng như: bao nhiêu, bấy nhiêu,…) và với từ chỉ định (này, kia, ấy, nó, …)

để tạo ra cấu trúc danh ngữ (Hồ Lê, Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc

và vị trí tùy ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại, Ngôn ngữ 1, 1983, trang 37)

- Về chức vụ cú pháp

Trong câu, danh từ thường làm chủ ngữ Khi làm vị ngữ, danh từ phải

đứng sau từ “là”

2.2 Phân loại danh từ

Danh từ là một lớp từ lớn đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp, nên

có thể được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chí khác nhau Việc phân loại danh từ thành các lớp con khá đa dạng và phức tạp Đó là vì trong nội bộ danh từ, sự biểu hiện các đặc trưng phân loại thường đan chéo vào nhau, thiếu rành mạch dứt khoát giữa các lớp con trên cả ba mặt: ý nghĩa, khả năng kết hợp và chức năng cú pháp Bởi vậy, quá trình phân loại thường tiến hành từng bước, ở mỗi bước vận dụng tiêu chí theo một diện đối lập thích hợp

để tách dần các lớp con trong danh từ Việc phân loại danh từ thành các lớp

Trang 28

nhỏ theo các nhà nghiên cứu được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau, tiêu chí khác nhau nên kết quả phân loại cũng có sự khác nhau

2.2.1 Cách phân loại danh từ của Nguyễn Tài Cẩn

Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại - 1975” cho rằng: việc phân loại danh từ dựa trên khả năng của danh từ trong việc cấu tạo ra danh ngữ (cụm danh từ) Kết quả phân loại của ông được tóm tắt trong bảng sau:

Các lớp con

danh từ Bản chất của ý nghĩa sự vật gắn với danh từ Ví dụ

Danh từ riêng Chỉ sự vật cá biệt

Hà Nội, Việt Nam, chùa

Bà Đanh, Mê kông, Trà Vinh, bưởi Đoan Hùng…

Danh từ chung

Danh từ tổng hợp

Đặt theo kiểu láy âm bạn bè, da dẻ, thịt thà,

thành tố có nghĩa)

xe cộ, áo xống, đường xá,…

Danh từ không tổng hợp

Chỉ đơn vị chiếc, đứa, con, cây,

thước, cân, xu, giờ, cái,…

gà,…

Chỉ chất liệu thịt, gạo, dầu, muối,

đường, sữa,…

2.2.2 Cách phân loại danh từ của Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung

Diệp Quang Ban (chủ biên) - Hoàng Văn Thung trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt - tập 1” đã phân loại danh từ dựa trên một số đối lập trong nội bộ danh từ:

- Đối lập danh từ riêng/danh từ chung

- Đối lập trong danh từ chung:

Trang 29

Cụ thể danh từ được phân loại như sau:

 Tên gọi một con vật cụ thể, xác định

Ví dụ: Ông già lật đật chạy theo con chó đốm lên trạm đèn (…) Ông

già hỏi trong lúc ngước cổ lên trạm đèn và con Mi Mi tru tréo vang dậy

 Tên gọi một đồ vật cụ thể

Ví dụ: Trong tất cả các tiểu thuyết Đông Tây, có hai quyển tôi mê nhât

là Tam quốc và Đông Chu liệt quốc

(Nam Cao)

 Tên gọi một tổ chức xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

Ví dụ: Lớn lên, bà đi học võ nghệ với một võ sư người Việt ở Thuận

Truyền Lò võ đó nổi tiếng từ thời Lê đến nay…Ít lâu sau, Tây Sơn khởi nghĩa…

 Tên địa danh

Ví dụ: Súng nổ từ miệt Trà Vinh lên Giồng Trôm, tiếp đó đến phía Cái

2.2.2.2 Danh từ chung

Danh từ chung chỉ tên chung của một chủng loại sự vật, có tính khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa tên gọi và vật cụ thể được gọi tên

Dựa trên sự thể hiện và phân bố ý nghĩa khái quát về sự vật, Diệp

Quang Ban và Hoàng Văn Thung đã tách danh từ chung thành danh từ tổng

hợp và danh từ không tổng hợp

Trang 30

Dựa trên sự thể hiện và phân bố khả năng kết hợp và chức năng cú

pháp, ông đã tách danh từ chung thành danh từ đếm được và danh từ không

đếm được

a Danh từ tổng hợp

 Về ý nghĩa: danh từ tổng hợp biểu thị các sự vật tồn tại thành từng tổng thể gồm nhiều đơn thể gộp lại

Ví dụ: - thợ thuyền, binh lính, giấy má, quần áo, …

- Ruộng rẫy là chiến trường

 Về khả năng kết hợp: danh từ tổng hợp kết hợp rất hạn chế với số từ, không đứng sau các danh từ chỉ loại hay chỉ đơn vị rời

Ví dụ: - Nhà máy, với nhiều đội tàu thuyền

- không nói: một thợ thuyền, hai mươi quần áo, cái bàn ghế,

con trâu bò…

b Danh từ không tổng hợp

Danh từ không tổng hợp biểu thị sự vật đơn thể, có thể kết hợp rộng rãi với số từ và với các danh từ chỉ loại hay chỉ đơn vị, riêng nhóm danh từ chỉ chất thể không kết hợp trực tiếp với số từ

Ví dụ: - Một đôi môi tươi tắn, một cặp mắt đen huyền và một sống mũi

- Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Thấy sao trời đột ngột cánh chim

c Danh từ không đếm được

Lớp danh từ không đếm được bao gồm danh từ tổng hợp và nhóm danh

từ chỉ chất thể, không có khả năng kết hợp trực tiếp với số từ, khi kết hợp cần

phải có danh từ chỉ loại hay danh từ chỉ đơn vị đi kèm

Ngày đăng: 26/11/2015, 17:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w