Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
444,17 KB
Nội dung
Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 261 NHỮNG TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH BIỂU THỊ HOẠT ĐỘNG NÓI TRONG TIẾNG VIỆT Ths. Trần Thị Ngân Giang Bộ môn Việt Nam học Tóm tắt: Khảo sát và nghiên cứu THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói; chúng tôi thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung. Bước đầu xem xét nghĩa các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng phân loại theo đặc điểm từ vựng, chúng tôi đưa ra được 6 nét nghĩa tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Trong đó có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; điều này cho thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Từ khóa: tổ hợp từ cố định, hoạt động nói năng, đơn vị từ vựng biểu thị. 1. Đặt vấn đề Tổ hợp từ cố định là hiện tượng phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ. Nó biểu đạt những ý nghĩa khác nhau của hoạt động con người. Các tổ hợp từ cố định thể hiện sự phong phú của ngôn ngữ. Việc nắm bắt được ý nghĩa của tổ hợp từ cố định giúp cho việc nghiên cứu, học tập ngôn ngữ được dễ dàng, sâu sắc hơn. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, người ta dùng lời để truyển đạt ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của mình. Hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ chủ yếu thể hiện bằng sự nói năng. Trong tiếng Việt, nhóm từ ngữ liên quan đến hoạt động nói năng có rất nhiều, chỉ riêng những tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng thôi cũng đã khá phong phú và đa dạng. Để chỉ các mặt khác nhau của sự thể hiện lời nói của hành vi nói năng có rất nhiều loại đơn vị ngôn ngữ để biểu thị; ở đây, chúng tôi sẽ chỉ tập trung vào khảo sát những tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói. Việc khảo sát nghiên cứu này sẽ cung cấp tư liệu và những hiểu biết về hình thức cấu tạo và nội dung ý nghĩa của một loại đơn vị từ vựng; góp phần vào việc nghiên cứu những từ biểu thị hoạt động nói năng nói chung và nghĩa biểu đạt của các từ chỉ hoạt động nói năng trong tiếng Việt nói riêng. Đồng thời góp phần nâng cáo chất lượng dạy và học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông cũng như đại học; bổ sung kiến thức văn hóa dân tộc cho người nước ngoài học tiếng Việt. Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu còn có thể góp phần bổ sung nguồn từ liệu cho việc nghiên cứu biên soạn từ điển. 2. Những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng 2.1. Khái niệm tổ hợp từ cố định Tổ hợp từ cố định (THTCĐ) hay cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại một cách biệt lập với tư cách một đơn vị có sẵn như từ. Xét về nhiều phương diện chúng cũng có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa tương đối ổn định như từ. Chẳng hạn, đây là những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng: Bắn tiếng, Lên tiếng, Mở mồm, Ngỏ lời, Thổ lộ can tràng, Ba hoa chích choè, Khua môi múa mép, Hở môi, Nhả ngọc phun châu Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 262 Sở Khanh lên tiếng rêu rao Nọ nghe rằng có con nào ở đây (Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.1171) Chúng tôi coi những cụm từ cố định này là những đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn trong ngôn ngữ; và tương đương với nhau về chức năng hoạt động, chức năng tham gia tạo câu. Đặc biệt ở đây là chức năng làm vị ngữ trong câu; mỗi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng tương đương với động từ "nói" trong câu, trong lời nói. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau: TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH NGỮ CỐ ĐỊNH THÀNH NGỮ Ví dụ: Thao thao bất tuyệt , Ba hoa thiên địa QUÁN NGỮ Ví dụ: hé răng, mở miệng 2.2. Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố định đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với động từ "nói". Sau khi đã gạt ra ngoài những THTCĐ biểu thị sự nói năng, cách nói năng, và liên quan đến sự nói năng, liên quan đến hoạt động nói năng nói chung, chúng tôi đã thống kê được, và lập thành một nhóm các THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau: 1. Ấp a ấp úng 36. Lên tiếng 2. Bô lô ba la 37. Mồm loa mép giải 3. Bày tỏ 38. Mồm năm miệng mười 4. Bắn tin 39. Mở mồm 5. Bắn tiếng 40. Mở miệng 6. Bắt chuyện 41. Múa mép khua môi 7. Ba hoa chích choè 42. Nói chuyện 8. Ba hoa thiên địa 43. Ngỏ lời 9. Ba hoa thiên tướng 44. Nhả ngọc phun châu 10. Ba hoa xích đế 45. Nhắn đôi lời Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 263 11. Bộc bạch nỗi niềm 46. Nhắn gửi 12. Bộc bạch tâm sự 47. Nhắn một lời 13. Bộc lộ nỗi niềm 48. Nhắn nhủ 14. Bộc tuệch bộc toạc 49. Nhai đi nhai lại 15. Chyện trò 50. Nhiều lời 16. Con cà con kê 51. Oang oang lỗ miệng 17. Dài dòng văn tự 52. Oang oang như lệnh v 18. Dốc bầu tâm sự 53. Tào lao thiên đế 19. Đưa tin 54. Thơn thớt đầu lưi 20. Giãi bày 55. Thơn thớt cái miệng 21. Giãi tỏ 56. Thưa chuyện 22. Hầu chuyện 57. Thưa thốt 23. Hé môi 58. Thổ lộ 24. Hé răng 59. Thổ lộ can tràng 25. Hở môi 60. Thổ lộ nỗi lòng 26. Khua môi múa mỏ 61. Thao thao bất tuyệt 27. Khua môi múa mép 62. Tiếp chuyện 28. Kể lể nỗi niềm 63. Tràng giang đại hải 29. Kể lể ngọn ngành 64. Trao đi đổi lại 30. Kể lể nguồn cơn 65. Trao qua đổi lại 31. Kể nhặt kể khoan 66. Trút bầu tâm sự 32. Lắm lời 67. Trò chuyện 33. Lắm mồm 68. Uốn ba tấc lưi 34. Lắm miệng 69. Xoen xoét cái mồm 35. Lắp ba lắp bắp 70. Xuất khẩu thành chương Trên đây là 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng đã thống kê được trong tổng số 400 tổ hợp từ cố định biểu thị sự nói năng nói chung mà chúng tôi đã thu thập được từ các sách, từ điển. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 264 2.3. Đặc điểm cấu tạo của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt Để có thể nhận diện 70 THCĐ trên, chúng tôi bước đầu nhận xét về đặc điểm cấu tạo của chúng. Nhìn chung có hai đặc điểm về cấu tạo cần phân biệt. 1. Những đơn vị tổ hợp cần phải ghi chú điều kiện kèm theo (ngữ cảnh) để xác định chúng là đơn vị biểu thị hoạt động ngôn ngữ: Tổ hợp từ cố định Với điều kiện 1 Bắn tin (bằng miệng) 2 Dài dòng văn tự (bằng lời nói) 3 Đưa tin (bằng miệng) 4 Hé môi (để nói) 5 Hé răng (để nói ra điều gì) 6 Hở môi (để nói) 7 Mở mồm (để nói) 8 Mở miệng (để nói) 9 Nhai đi nhai lại (một câu nói, lời nói) 2. Những đơn vị vẫn còn có thể sử dụng như những tổ hợp phó từ, tức là còn đi kèm với động từ "nói" như (nói) ấp a ấp úng, (nói) lắp ba lắp bắp, (nói) oang oang như lệnh vỡ, (nói) con cà con kê, (nói) tràng dang đại hải, (nói) thao thao bất tuyệt, chứ chưa được coi là những tổ hợp hoàn toàn độc lập không cần có động từ "nói" kèm theo như trút bầu tâm sự, kể lể ngọn ngành, kể lể nỗi niềm, mồm loa mép dải, múa mép khua môi, 3. Phân tích bình diện nội dung của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt Những đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt rất đa dạng về cấu tạo. Chìa khoá để giải thích ngữ nghĩa của từ ngữ trong nhóm những THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng đã thống kê ở trên là xem xét chúng trong cơ chế giao tiếp ngôn ngữ (bằng lời). Tiếp cận cơ cấu của nghĩa của những đơn vị tổ hợp cố định này đã giúp chúng tôi tìm ra được nhưng nét khu biệt tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm. Chúng tôi tạm thời đưa ra được những loại nội dung chính như sau: Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 265 3.1. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi nói năng. 1. Hé môi 4. Mở mồm 2. Hé răng 5. Mở miệng 3. Hở môi 6. Uốn ba tấc lưi THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi nói năng có 6 đơn vị từ vựng. Chúng chiếm 8,57% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. 3.2. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng thiên về miêu tả đặc điểm lời nói: a) Miêu tả cường độ âm thanh của lời nói 1. Mồm loa mép giải 2. Oang oang lỗ miệng 3. Oang oang như lệnh v b) Miêu tả tốc độ âm thanh của lời nói 4. Thao thao bất tuyệt 5. Xoen xoét cái mồm c) Miêu tả về mặt phong cách biểu cảm của lời nói 6. Nhả ngọc phun châu 7. Thổ lộ can tràng 8. Thổ lộ nỗi lòng 9. Thao thao bất tuyệt 10. Tràng giang đại hải d) Miêu tả các tính chất, trạng thái nói (cởi mở, minh bạch, thông suốt, cụt lủn, kéo dài, rề rà, dè dặt, lúng túng, ) 11. Ấp a ấp úng 17. Lắp ba lắp bắp 12. Bô lô ba la 18. Mồm loa mép giải 13. Bộc tuệch bộc toạc 19. Mồm năm miệng mười 14. Con cà con kê 20. Múa mép khua môi Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 266 15. Khua môi múa mỏ 21. Thơn thớt đầu lưi 16. Khua môi múa mép 22. Thơn thớt cái miệng Trên đây là 22 đơn vị THTCĐ có tính chất miêu tả các đặc điểm lời nói. Chúng chiếm 31,43% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. 3.3. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến lĩnh vực giao tiếp. Ngôn ngữ học truyền thống đã dựa trên tính chất của mối quan hệ giữa lời với chủ thể và khách thể giao tiếp làm căn cứ để phân loại giao tiếp. Đó là: a) Giao tiếp độc thoại (từ một phía): Nếu khách thể giao tiếp trùng hợp với chủ thể giao tiếp nghĩa là người nói nói "một mình" hay tự nói với mình, thì gọi là giao tiếp độc thoại. Những THTCĐ biểu thị hành vi độc thoại là: 16. Bày tỏ 22. Kể lể nguồn cơn 17. Bắn tin 23. Kể nhặt kể khoan 18. Bắn tiếng 24. Ngỏ lời 19. Bắt chuyện 25. Nhắn đôi lời 20. Bộc bạch nỗi niềm 26. Nhắn gửi 21. Bộc bạch tâm sự 27. Nhắn một lời 22. Bộc lộ nỗi niềm 28. Nhắn nhủ 23. Dốc bầu tâm sự 29. Thưa chuyện 24. Đưa tin 30. Thổ lộ 25. Giãi bày 31. Thổ lộ can tràng 26. Giãi tỏ 32. Thổ lộ nỗi lòng 27. Kể lể nỗi niềm 33. Trút bầu tâm sự 28. Kể lể ngọn ngành b) Giao tiếp đối thoại (giao tiếp từ hai phía): Nếu chủ thể giao tiếp và khách thể giao tiếp không trùng nhau, tức là người nói người nghe cùng tham gia nói chuyện qua lại với nhau, thì gọi là giao tiếp đối thoại. Những THTCĐ biểu thị hành vi đối thoại là: Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 267 1. Chyện trò 6. Tiếp chuyện 2. Con cà con kê 7. Trao đi đổi lại 3. Hầu chuyện 8. Trao qua đổi lại 4. Nói chuyện 9. Trò chuyện 5. Thưa chuyện 34 THTCĐ liên quan đến lĩnh vực giao tiếp là kết quả chúng tôi đã thống kê được. Chúng chiếm 48,57% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. 3.4. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến những nội dung cần giữ kín, khó nói ra. 1. Hé môi 2. Hé răng 3. Hở môi 4. Mở mồm 5. Mở miệng VD: Tôi cấm cậu không được hé răng cho ai biết chuyện này đâu đấy. Hở môi ra cũng thẹn thùng Để lòng thì phụ tấm lòng với ai (Nguyễn Du - Truyện Kiều, c.721) 5 đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến những nội dung cần giữ kín, khó nói ra là con số chúng tôi đã thống kê được. Chúng chiếm 7,14% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. 3.5. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng nói quá yêu cầu cần thiết. 1. Dài dòng văn tự 5. Mồm năm miệng mười 2. Lắm lời 6. Nhai đi nhai lại 3. Lắm mồm 7. Nhiều lời 4. Lắm miệng 8. Tràng giang đại hải Trên đây là 8 đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng nói quá yêu cầu cần thiết. Chúng chiếm 11,43% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 268 3.6. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng với nội dung vô bổ 1. Ba hoa chích choè 2. Ba hoa thiên địa 3. Ba hoa thiên tướng 4. Ba hoa xích đế 5. Tào lao thiên đế 5 THTCĐ trên đây chiếm 7,14% trong tổng số các đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng. 4. Phân loại nội dung của những đơn vị tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng Để khái quát những nhận định trên chúng tôi lập bảng phân loại các nội dung chính những đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng như sau: Bảng 1: Nội dung Số lượng 1. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi nói năng. 6 2. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng thiên về miêu tả đặc điểm lời nói: Miêu tả cường độ âm thanh của lời nói 3 Miêu tả tốc độ âm thanh của lời nói 2 Miêu tả phong cách biểu cảm 5 Các tính chất, trạng thái nói (dè dặt, cởi mở, rề rà, minh bạch, thông suốt, cụt lủn, kéo dài, lúng túng ) 12 3. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến lĩnh vực giao tiếp. Giao tiếp độc thoại 25 Giao tiếp đối thoại 9 4. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến những nội dung cần giữ kín, khó nói ra. 5 5. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng nói quá yêu cầu cần thiết. 8 6. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng với nội dung vô bổ 5 Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 269 Từ việc phân loại các THTCĐ theo nội dung trên, chúng tôi thấy từ ngữ trong tiếng Việt được sử dụng rất đa dạng và phong phú. Có những đơn vị từ vựng một mình nó biểu thị nhiều nghĩa khác nhau; đó là: Bảng 2: Nội dung Con cà con kê Hé môi Hé răng Hở môi Mồm loa mép dải Mồm năm miệng mười Mở mồm Mở miệng Thưa chuyện Thổ lộ can tràng Thổ lộ nỗi lòng Thao thao bất tuyệt Tràng giang đại hải 1. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến cách thức mở đầu của hành vi nói năng. - + + + - - + + - - - - - 2. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng thiên về miêu tả đặc điểm lời nói: Miêu tả cường độ âm thanh của lời nói - - - - + - - - - - - - - Miêu tả tốc độ âm thanh của lời nói - - - - - - - - - - - + - Miêu tả phong cách biểu cảm - - - - - - - - - + + + + Các tính chất, trạng thái nói (dè dặt, cởi mở, rề rà, minh bạch, thông suốt, cụt lủn, kéo dài, lúng túng ) + - - - + + - - - - - - - Kỷ yếu công trình khoa học 2014 – Phần II Trường Đại học Thăng Long 270 3. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến lĩnh vực giao tiếp. Giao tiếp độc thoại + - - - - - - - + + + - - Giao tiếp đối thoại - - - - - - - - + - - - - 4. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng liên quan đến những nội dung cần giữ kín, khó nói ra. - + + + - - + + - - - - - 5. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng nói quá yêu cầu cần thiết. - - - - - + - - - - - - + 6. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng với nội dung vô bổ - - - - - - - - - - - - - [...]... loại) NXB ĐH&THCN, 1993 [5] Nguyễn Thiện Giáp, Từ và nhận diện từ tiếng Việt NXB Giáo dục, 1996 [6] Hoàng Văn Hành, Về nghĩa của các từ biểu thị sự nói năng trong tiếng Việt Tạp chí Ngôn ngữ số 1/1992 [7] Đái Văn Ninh, Hoạt động của tiếng Việt NXB KHXH, 1978 [8] Hoàng Phê (chủ biên) Từ điển tiếng Việt 2000 NXB Đà Nẵng, 2000 [9] Nguyễn Kim Thản, Động từ tiếng Việt NXB KHXH, 1997 FIXED COMPOUND ACTIVITIES... hành động cấu tạo nên một câu; (iii) hành động ngữ cảnh hóa câu được tạo ra." Trên đây chúng tôi đã thống kê được 70 THTCĐ biểu thị hoạt động nói trong tiếng Việt trên 400 THTCĐ biểu thị sự nói năng nói chung và bước đầu phân chia các THTCĐ này (xét theo đặc điểm từ vựng) ra thành 6 nét khu biệt tinh tế về nội dung ngữ nghĩa giữa các từ ngữ trong nhóm Công việc khảo sát cần được tiếp tục với từng nhóm... Lyons trong bài Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung (T/c Ngôn ngữ số 1-2002) thì "Nói là hành động Nhưng có nhiều nghĩa khác biệt nhau của động từ "nói" Theo một cách hiểu, nó có nghĩa nôm na là "nói ra" hoặc, nói theo thuật ngữ chuyên môn hơn, là "thực hiện một hành động tạo lời" Như chúng ta vừa thấy, theo cái nghĩa này, cái sự nói ra này liên quan đến 3 loại hành vi khác nhau: (i) hành động tạo... đến từng THTCĐ cụ thể Việc miêu tả nghĩa từng THTCĐ cần căn cứ trên cơ sở một số lượng cần và đủ phiếu ngữ cảnh thu thập được Tài liệu tham khảo [1] Đỗ Hưu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt NXB ĐHQGHN, 1997 [2] Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán, Đại cương ngôn ngữ học T 2 NXB Giáo dục, 1993 [3] Việt Chương, Từ điển thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam NXB Đồng Nai [4] Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (từ . Tập hợp những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng Bài viết này chúng tôi chỉ quan tâm đến những tổ hợp từ cố định biểu thị hoạt động nói năng, hạn chế trong phạm vi những tổ hợp từ cố. hoạt động nói năng tương đương với động từ " ;nói& quot; trong câu, trong lời nói. THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt được phân loại như sau: TỔ HỢP TỪ CỐ ĐỊNH NGỮ CỐ ĐỊNH. tích bình diện nội dung của những đơn vị tổ hợp cố định biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt Những đơn vị THTCĐ biểu thị hoạt động nói năng trong tiếng Việt rất đa dạng về cấu tạo.