1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang

100 887 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

Căn cứ vào tính khả thi và tin cậy của tư liệu này, cùng với quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham dự trực tiếp chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma c

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN DUY HƯNG

BIỂU TƯỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2013

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

TRẦN DUY HƯNG

BIỂU TƯỢNG TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI MÔNG Ở HÀ GIANG

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VŨ THỊ TÚ ANH

Thái Nguyên, năm 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi Các nội dung nêu trong luận văn là kết quả làm việc của tôi và chưa được công bố trong bất cứ một công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trần Duy Hƣng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu đề tài “Biểu tượng trong dân

ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” , đến nay Luận văn của chúng tôi đã cơ bản hoàn chỉnh và được phép bảo vệ

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu

sắc nhất tới TS Vũ Thị Tú Anh - Người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn

thành Luận văn này Xin cảm ơn khoa sau đại học đã tạo điều kiện tốt nhất về thủ tục, thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc Bảo vệ Luận văn

Bên cạnh đó, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới ông Hùng Đình Quý - Nguyên Giám đốc Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang, ông Hùng Đại Kỳ - Cán bộ Sở văn hóa thông tin tỉnh Hà Giang đã giúp đỡ tôi trong việc tìm tài liệu nghiên cứu và cung cấp nhiều tri thức văn hóa quan trọng trong việc tìm hiểu bản sắc văn hóa của người Mông ở Hà Giang

Trong quá trình nghiên cứu, do hạn chế về thời gian cũng như năng lực nên chắc chắn trong Luận văn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết Kính mong được sự góp ý và phản hồi của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp

Hà Giang, ngày 10 tháng 03 năm 2013

Tác giả

Trần Duy Hƣng

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CÓ TRONG LUẬN VĂN

VHDG : Văn học dân gian

ĐHSP : Đại học sư phạm

GS-TSKH : Giáo sư -Tiến sĩ khoa học

GS-TS : Giáo sư - Tiến sĩ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

Mở đầu 1

Nội dung 10

Chương 1 Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan 10

1.1 Biểu tượng và biểu tượng trong văn học dân gian 10

1.1.1 Biểu tượng 10

1.1.2 Biểu tượng trong văn học dân gian 12

1.2 Người Mông và những đặc trưng cơ bản trong văn hóa 13

1.2.1 Nguồn gốc của người Mông 13

1.2.2 Văn hóa nhận thức của người Mông 15

1.2.3 Văn hóa tổ chức của người Mông 17

1.2.4 Văn hóa ứng xử của người Mông 18

1.3 Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 20 1.3.1 Khái quát về chiếc khèn của người Mông 20

1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn 24

Chương 2 Khảo sát và giải mã những biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 28

2.1 Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ đưa tiễn người chết (nghi lễ làm ma tươi) 28

2.1.1 Các biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh của muôn loài do đại hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê) 28

2.1.2 Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của người Mông……… 36

Trang 7

2.1.3 Những biểu tượng ước lệ, tượng trưng trong các bài dân ca nghi

lễ đưa tiễn người chết của người Mông……… 40

Trang 8

2.2 Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ làm ma khô 44 2.2.1 Biểu tượng Gầu khèn đrâu trống …44 2.2.2 Biểu tượng hình nộm (Cẩu vá, cẩu lê) 47 2.2.3 Biểu tượng Hoa khèn, hoa mưa, hoa nắng, hoa trống 49

Chương 3 Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi

lễ tang ma của người Mông 53

3.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 53

3.1.1 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật âm nhạc …….57 3.1.2 Tinh thần thực tiễn trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông qua sự kết hợp giữa biểu tượng ngôn từ và nghệ thuật vũ đạo ….…66 3.2 Quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông 68

Kết luận 75 Tài liệu tham khảo

Danh mục công trình của tác giả

Phụ lục

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống tâm hồn của mỗi dân

tộc Đối với dân tộc Mông ở khu vực miền núi phía Bắc nước ta, kho tàng văn học của họ vẫn còn lưu giữ rất nhiều tác phẩm văn học dân gian đích thực phản ánh đời sống văn hóa của cộng đồng Nhiều nhà nghiên cứu tâm huyết đã dày công sưu tầm, khám phá thế giới tinh thần ẩn dấu sau mỗi câu

ca, điệu hát, bài thơ hay truyện kể của người Mông Tuy nhiên, nhiều khía cạnh trong thế giới tinh thần đó còn chưa thực sự được khám phá đầy đủ và đang là những vấn đề mới mẻ cần được khoa học folklore đi sâu tìm hiểu

và nghiên cứu

Sống trên những khu vực có địa hình là núi cao hiểm trở, người Mông

đã sớm thích nghi và có cách cảm, cách nghĩ riêng đối với thiên nhiên và cuộc sống con người Kho tàng văn học dân gian của người Mông có đầy đủ các thể loại từ thần thoại, truyền thuyết cho đến truyện thơ, dân ca Từ những năm

60 của thế kỉ trước, những nhà sưu tầm văn học dân gian đã đặt chân đến mảnh đất mà người Mông sinh sống Một số tác phẩm sưu tầm văn học dân gian Mông đầu tiên là kết quả sưu tầm và biên soạn của tác giả Doãn Thanh với “Dân ca Mèo”, “Truyện cổ dân tộc Mèo”… Có thể thấy rằng các công trình về văn học dân gian Mông vẫn chủ yếu xoay quanh việc sưu tầm mà chưa có nhiều những công trình đi sâu nghiên cứu đánh giá một cách cụ thể

và xuất phát từ cách cảm, cách nghĩ của chủ thể nền văn học đó Do vậy, việc cần có những công trình khoa học nghiên cứu một cách chuyên sâu về mảng

đề tài này là điều vô cùng cần thiết, góp phần làm sáng tỏ bản sắc văn hóa dân tộc Mông qua góc nhìn văn học và bảo tồn những di sản quý báu đó

1.2 Chiếc khèn đối với người Mông từ lâu đã đi vào đời sống như một

biểu tượng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Nhắc tới người Mông là chúng

Trang 10

ta nghĩ ngay tới tiếng khèn réo rắt đi vào lòng người Cũng như các loại nhạc

cụ dân tộc khác, khèn Mông chính là công cụ để chuyển tải đời sống tâm hồn

và trí tuệ của người Mông Trong việc thổi khèn, vai trò của những bài dân ca nghi lễ (phần lời của bài khèn) là rất quan trọng vì thông qua nó mà người Mông tiến hành những nghi lễ tâm linh và truyền tải thông điệp tới thế giới xung quanh Song có một thực tế hiện nay là việc nghiên cứu dân ca nghi lễ của người Mông thường luận giải trên quan điểm của người nghiên cứu, vẫn chưa xuất phát từ cách nhìn của người trong cuộc Do đó, thiếu tiếng nói đồng điệu giữa người nghiên cứu và những người trong cuộc Theo khảo sát ban đầu thì những hạn chế trong việc nghiên cứu này đã dẫn đến sự nhầm lẫn và những kiến giải phiến diện về vai trò, chức năng của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông Các phương tiện thông tin đại chúng

và một số bài nghiên cứu thường đưa biểu tượng chiếc khèn vào trong các lễ hội của người Mông và gắn khèn Mông với chức năng tâm tình, gọi bạn, thể hiện tình yêu đôi lứa Điều đó dẫn đến cách hiểu sai lệch về bản chất và vai trò của các bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống văn hóa của dân tộc Mông Vì vậy, với nghiên cứu này chúng tôi thấy cần phải xác định lại và trả lại đúng chức năng cho chiếc khèn Mông Mỗi bài khèn là một thành tố trong nghi lễ tang ma Đó chính là những bài dân ca nghi

lễ đặc sắc truyền tải thông điệp của người sống với người đã khuất Việc nhìn nhận các bài khèn Mông có liên quan tới tình yêu đôi lứa theo người Mông nhận định chỉ là do “gái tham tài, trai tham sắc”, những cô gái Mông đem lòng yêu mến những chàng trai biết thổi khèn giỏi Quan trọng hơn là phải đứng trên góc độ văn hóa của người Mông để nói về chính họ, có như vậy mới dựng lên được bức tranh chân thực nhất về đời sống tinh thần của người Mông đặc biệt là đối với văn học dân gian Mông

Trang 11

1.3 Tại một số tỉnh miền núi phía Bắc trong đó có Hà Giang, số lượng

nghệ nhân am hiểu và còn lưu giữ được những bài dân ca nghi lễ không còn nhiều Mặt khác, cũng chưa có một công trình nào sưu tầm thật đầy đủ về những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông Theo thống kê của tác giả Hồng Thao trong “Âm nhạc dân tộc H’Mông” thì người Mông có tới 360 bài khèn để đưa tiễn hồn ma với nhiều “tổ bài khèn” khác nhau và mỗi “tổ bài khèn”như vậy có 13 bài khèn với 13 chủ đề khác nhau

(Dẫn theo Hùng Hà, Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà

Giang”) [14] Bên cạnh đó, những trí thức người Mông am hiểu về bản sắc

dân tộc có đủ khả năng tổng hợp và sưu tầm lại các bài khèn một cách bài bản, khoa học cũng rất hiếm Ở địa bàn Hà Giang hiện nay, trong số những người trí thức dân tộc Mông tâm huyết và có đủ trình độ để làm được việc đó phải kể đến tác giả Hùng Đình Quý – nguyên Giám đốc Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Hà Giang Ông đã có nhiều công trình sưu tầm dạng song ngữ rất công phu về dân ca Mông thời cổ và hiện đại Năm 2005, sau nhiều nỗ lực

sưu tầm, ông đã xuất bản cuốn “Những bài khèn của người Mông ở Hà

Giang” với 270 trang, gồm 13 bài ca, 42 bài khèn tang lễ và một bài giới

thiệu về lễ làm ma bò của dân tộc Mông [34] Thiết nghĩ, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về việc sưu tầm thì tác phẩm ra đời là một đóng góp quan trọng trong việc bước đầu hệ thống hóa các sáng tác liên quan đến nghi lễ tang ma của người Mông Căn cứ vào tính khả thi và tin cậy của tư liệu này, cùng với quá trình phỏng vấn, khảo sát, tham dự trực tiếp chúng tôi quyết

định chọn đề tài: “Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang” nhằm nghiên cứu khám phá và giải mã các biểu tượng để

hiểu hơn về vai trò của khèn đối với đời sống văn hóa của người Mông ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 12

Biểu tượng từ lâu đã được giới nghiên cứu văn học dân gian quan tâm tìm kiếm và giải mã Lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong văn học dân gian nói chung và biểu tượng trong văn học dân gian của các dân tộc thiểu số nói riêng đã có bề dày nhất định với nhiều bài viết, chuyên luận, công trình nghiên cứu liên quan đến biểu tượng văn học dân gian Trong đó, có thể kể tới một số công trình tiêu biểu sau:

Bài viết “Về một số biểu tượng văn học dân gian miền núi” của tác giả

Vũ Anh Tuấn đã nghiên cứu về hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian

của dân tộc Tày; tác giả Bùi Văn Thành với luận văn Thạc sĩ về “Thế giới

biểu tượng thần thoại trong mo Mường” (Dẫn theo Đặng Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 5] Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về biểu

tượng trong văn học dân gian của người Việt như “Tìm hiểu nguồn gốc của

biểu tượng trong ca dao Việt Nam” của Nguyễn Thị Ngọc Điệp, “Biểu tượng cây đa trong ca dao của người Việt” của Phạm Hoàng Oanh (Dẫn theo Đặng

Thị Oanh, Biểu tượng nước từ văn hoá đến văn học dân gian của người Thái

ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr 6] Hoàng Thị Phương Loan với “Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam”.[22] Nhìn chung

các tác giả đã chú ý tới sự xuất hiện trở đi, trở lại của các biểu tượng trong văn học dân gian và khái quát thành hệ thống Các nhà nghiên cứu đã khẳng định được sự tồn tại của một hệ thống biểu tượng trong văn học dân gian và bước đầu giải mã thành công

Về lịch sử nghiên cứu văn hóa cũng như văn học Mông, ngay từ thời thực dân Pháp xâm lược vùng thượng du Bắc kỳ đã chú ý tìm hiểu văn hóa các dân tộc ít người nhằm dễ bề cai trị Những công trình nghiên cứu về

người Mông đầu tiên là của linh mục F Savina, “Những đặc điểm của thuật

Trang 13

Hữu Sơn, 40 năm nghiên cứu sưu tầm văn hóa dân gian ở vùng miền núi phía

Bắc) [37] Hiện nay cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu khá đầy đủ về đặc

điểm của tộc người và văn hóa Mông như “Văn hóa H’Mông” của Trần Hữu Sơn, “Văn hóa dân tộc H’Mông ở Hà Giang” của Trường Lưu - Hùng Đình Quý hay gần đây là một số bài viết như “Phân tích tâm lý H’Mông tộc từ dân

ca” của Nguyễn Mạnh Tiến, một số luận văn về văn học dân tộc Mông như

“Thơ ca dân tộc Mông” của Hùng Thị Hà, “Tiếng hát tình yêu lứa đôi trong dân ca Mông Hà Giang” của Vũ Hồng Cường [11]

Trong phạm vi nghiên cứu về biểu tượng trong văn học dân gian Mông nổi bật lên một số công trình của tác giả Trần Hữu Sơn tiêu biểu như công

trình “Một số biểu tượng trong văn hóa dân gian H’Mông”.[36] Tác giả đã

nhận định “Văn hóa dân gian tộc người Mông giàu bản sắc, xuất hiện nhiều

hệ thống biểu tượng đặc thù như biểu tượng về hệ thống cây (có các biểu tượng cây tre, cây lanh, cây thuốc phiện, cây cỏ tranh, ngải cứu, cây ngô, cây

kê, cây quả bầu…) biểu tượng về hệ thống loài vật (con gà, con trâu, con ngựa, con lợn, con hổ, con chó…), hoặc biểu tượng về đồ vật ví dụ cây khèn, cái ô, tù và, cái giường…Các biểu tượng trên có tần số xuất hiện nhiều trong nghi lễ, tín ngưỡng phong tục tập quán và văn học dân gian”…[36, Tr 2] Tác giả cũng đã đi giải mã một số biểu tượng cơ bản của văn học dân gian Mông như biểu tượng cây lanh với ý nghĩa “duy trì sự sống của con người là nhu cầu về ăn - mặc”, lanh còn là “vật bảo vệ người H’Mông”, là “tín hiệu văn hóa tộc người”, là “cây thiêng, vật dẫn đường sang thế giới siêu nhiên”, là “vũ khí thiêng trừ tà”… Các tác giả nghiên cứu biểu tượng văn học dân gian Mông mà tiêu biểu là Trần Hữu Sơn đã chỉ ra hệ thống biểu tượng trong văn hóa và giải mã các biểu tượng trên cơ sở truyền thống văn hóa người Mông Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Trần Hữu Sơn, tác giả mới chỉ giải mã các biểu tượng văn hóa trên phương diện tổng thể Trên góc độ biểu tượng văn

Trang 14

học - một thành tố không thể thiếu của văn hóa - tác giả lại chưa đi sâu giải quyết triệt để

Sau sự xuất hiện của cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà

Giang” của tác giả Hùng Đình Quý năm 2005 Đến nay vẫn chưa có một

công trình khoa học nào khảo sát cụ thể về các biểu tượng trong phần lời các bài khèn Những hiểu biết về công trình sưu tầm công phu này cũng mới chỉ

được biết đến qua bài giới thiệu của Hùng Hà: “Về cuốn sách Những bài khèn

của người Mông ở Hà Giang của tác giả Hùng Đình Quý” [14]

Như vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chủ yếu khai thác ở góc

độ văn hóa dân tộc Mông nói chung và khảo sát biểu tượng của văn hóa dân gian Mông trên phương diện tổng thể Do đó, việc giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông có ý nghĩa thiết thực trong thực tiễn nghiên cứu văn học dân gian Mông hiện nay Với tư cách là một tác phẩm văn học dân gian hoàn chỉnh, những bài dân ca nghi lễ tang ma gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông thực sự là vấn đề khoa học lý thú

và cần được đi sâu nghiên cứu

3 Mục đích nghiên cứu

Khảo sát, thống kê, phân loại và bước đầu giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông nhằm góp phần khẳng định những giá trị phi vật thể của dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng dân tộc Mông

Qua việc giải mã các biểu tượng và khẳng định giá trị trường tồn của hệ thống biểu tượng này, luận văn còn chỉ ra nét đẹp trong văn học dân gian Mông và giúp cho chính cộng đồng dân tộc Mông hiểu và gìn giữ tinh hoa văn hóa, văn học của mình

Góp thêm một tiếng nói trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Mông nói riêng và các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung

Trang 15

thông qua việc tìm hiểu giá trị văn hóa – văn học của một loại dân ca nghi lễ đặc sắc

4 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu mà luận văn hướng tới là những biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông (tức những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn Mông)

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Tài liệu nghiên cứu chính của luận văn là “Những bài khèn của người

Mông ở Hà Giang”; Hùng Đình Quý dịch và giới thiệu (2005); NXB Khoa

học xã hội [34] Công trình sưu tầm và dịch thuật dân ca từ tiếng Mông ra tiếng Việt này do Chính phủ tài trợ sáng tạo năm 2004 và được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam giao cho tác giả Hùng Đình Quý thực hiện; GS.TSKH Tô Ngọc Thanh đọc duyệt và GS.TS Nguyễn Xuân Kính tổ chức xuất bản Công trình trên là một nguồn tư liệu khá đầy đủ và đáng tin cậy về các bài khèn của người Mông đang cư trú tại Hà Giang Bên cạnh đó luận văn còn sử dụng một

số công trình khác có liên quan Các tư liệu này khi trích dẫn đều được chú thích rõ nguồn gốc, xuất xứ

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, chúng tôi xác định nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này là:

5.1 Từ cơ sở lý luận và kết quả của những khảo sát trong thực tế về văn hóa

của dân tộc Mông, tiến hành phát hiện và bước đầu giải mã các biểu tượng trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông

5.2 Cắt nghĩa, làm rõ ý nghĩa của các biểu tượng, từ đó khái quát và chỉ ra giá

trị của những bài dân ca nghi lễ tang ma trong đời sống văn hóa của dân tộc Mông

Trang 16

5.3 Liên hệ thực tế qua điền dã tại địa phương để khẳng định những kết quả

nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn, chúng tôi xác định một số phương pháp là cơ bản:

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Xác định rõ những vấn đề lý luận có liên quan, qua đó vận dụng lý thuyết vào giải quyết các vấn đề khoa học Tác giả luận văn sử dụng một số lý thuyết về văn hóa của phương tây để giải quyết những vấn đề liên quan đến tính sống còn của hệ thống dân ca nghi lễ trong thời đại công nghệ

Phương pháp nghiên cứu phân tích , tổng hợp, so sánh: Quá trình phân tích, tổng hợp và so sánh được tiến hành song song với nhau giúp có những nhận định đúng đắn về vấn đề khoa học đã nêu ra Đặc biệt, việc giải mã các biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông là một việc làm tương đối khó khăn do vậy cần một quá trình phân tích, tổng hợp và so sánh

kỹ lưỡng mới cho ra những kết luận xác thực

Phương pháp điền dã văn học: Thông qua quá trình điền dã, trực tiếp tham dự, phỏng vấn với nghệ nhân dân gian và tác giả cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” sẽ giúp trau dồi thêm vốn tri thức văn hóa Mông góp phần tích cực vào việc giải mã các biểu tượng theo đúng sự kiến giải của những “người trong cuộc”

Phương pháp so sánh loại hình: Bằng việc so sánh loại hình văn học sẽ làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại, tìm ra những yếu tố nghệ thuật nổi bật trong những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông

7 Đóng góp của luận văn

Bằng việc khảo sát, giải mã các biểu tượng dựa trên chính truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của người Mông, chúng tôi muốn góp một tiếng nói tích cực vào công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy vốn văn học

Trang 17

dân gian các dân tộc thiểu số, làm rõ chức năng “thực hành tín ngưỡng” của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn của người Mông

Khẳng định vẻ đẹp của truyền thống văn hóa, tài năng của những người nghệ sĩ dân gian, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị di sản vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số Việt Nam

Đây cũng là công trình thiết thực cho bản thân và cho các giáo viên trong việc giảng dạy văn học các dân tộc ít người trong nhà trường phổ thông

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội

dung của luận văn gồm ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và những vấn đề khảo sát thực tế có liên quan Chương 2: Khảo sát và giải mã những biểu tượng trong dân ca nghi lễ

tang ma của người Mông

Chương 3: Tinh thần thực tiễn và quá trình thế tục hóa trong dân ca nghi

lễ tang ma của người Mông

Trang 18

Tổ chức UNESCO trong toàn thư quốc tế về phát triển văn hóa

(International Thesaurus on Cultural Development) đã nhận định về văn hóa

như sau: “Văn hóa là một tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định thể

ứng xử của con người và làm cho một số đông người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng biệt” (Dẫn theo Nguyễn Văn

Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng) [16, Tr1] Như vậy, biểu tượng (Symbol) là một trong những thành tố không thể thiếu được

khi đi nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa Trong lịch sử triết học, rất nhiều nhà khoa học lớn đã đề cập đến biểu tượng như ở Đức có nhà triết học duy tâm khách quan Heghen, Freud – Bác sĩ về phân tâm học người Áo, nhà dịch học Chu Hy ở Trung Quốc [16, Tr 2] Từ thời công xã nguyên thủy, khi con người

Trang 19

biết lao động và hình thành nên ngôn ngữ để giao tiếp thì cùng lúc đó con người đã gián tiếp hình thành trong tư duy một hệ thống biểu tượng để nhờ đó

mà khám phá thế giới khách quan Mỗi nhà khoa học lại đưa ra cách hiểu khác nhau về biểu tượng của ngành khoa học mà mình đang nghiên cứu Xét trên góc độ văn hóa, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng và chắc chắn

để duy trì bản sắc đó cũng phải thông qua một hệ thống các biểu tượng Tìm hiểu thế giới biểu tượng ẩn dấu trong điệu khèn Mông ắt hẳn chúng ta không thể bỏ qua những hiểu biết và khám phá mà nhân loại đã có về biểu tượng

Trên thế giới, người ta còn xây dựng thành một hệ thống tương đối đầy

đủ về biểu tượng trong các lĩnh vực của đời sống và làm thành những bộ từ điển về biểu tượng như “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới” của Jean Chavelier và Alain Gheer Brant Trên phương diện triết học, từ thời xa xưa

Chu Hy – Nhà Dịch học thời Tống đã khẳng định: “Tượng là lấy hình này để

tỏ nghĩa kia”,[16, Tr1] như vậy biểu tượng chính là mô hình của ý thức con

người mà thông qua đó giúp chúng ta liên tưởng tới sự vật, hiện tượng khác

Có lẽ chính vì thế mà chữ viết của Trung Hoa mang tính tượng hình rất rõ rệt, mỗi chữ đều thể hiện một ý nghĩa thông qua tính biểu tượng của nó Tính biểu

tượng (Symbolic) có mặt ở hầu khắp các phạm vi trong đời sống tự nhiên và

xã hội Dưới tư duy của con người, một bộ rễ cây cũng có thể là biểu tượng của một thứ nào đó khác, một con vật cụ thể, nhỏ bé có thể là biểu trưng tinh thần cho một quốc gia, một dân tộc

GS A.A Radugin trong “Từ điển bách khoa Văn hóa học” định nghĩa

“Biểu tượng là một loại ký hiệu đặc biệt thể hiện nội dung thực tế của một điều nào đó”.(Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28, Tr10]

Nhà phân tâm học Thụy Sỹ C.G.Jung lại đưa ra định nghĩa rằng “Biểu

tượng là một danh từ, một tên gọi hay một đồ vật, ngay cả khi là quen thuộc ở

Trang 20

trong đời sống hàng ngày, nhưng vẫn chứa đựng những mối liên hệ về mặt ý nghĩa, bổ sung vào cái ý nghĩa ước định hiển nhiên và trực tiếp của chúng”

(Dẫn theo Nguyễn Văn Hậu, Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu

tượng) [16, Tr1]

Freud thì xác định “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió

và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham muốn hay các xung đột Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” (Dẫn theo Đặng Thị Oanh , Biểu tượng nước

từ văn hóa đến văn học dân gian của người Thái ở Tây Bắc Việt Nam) [28,

Tr10]

Trên góc độ nhận thức của văn học - một ngành nghệ thuật cũng đòi hỏi tư duy và tính biểu tượng cao để cảm thụ và sáng tạo nó – Biểu tượng đã

được hiểu là “một phương thức chuyển nghĩa của lời nói hoặc một loại hình

nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tư tưởng hay một triết lý sâu xa về con người, về cuộc đời” (Từ điển thuật ngữ văn học)

[15, Tr45]

Như vậy, dù các nhà khoa học có rất nhiều cách hiểu khác nhau về biểu tượng nhưng có một điểm chung dễ dàng nhận thấy rằng biểu tượng chính là hình ảnh của những sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan được hình thành bằng tri giác, cảm giác của con người Biểu tượng không nhất thiết phải

là sự vật, hiện tượng thực tế mà có khi chỉ là những hình dung chủ quan của con người thông qua nhiều thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa

1.1.2 Biểu tượng trong Văn học dân gian

Con người luôn có xu hướng muốn giải mã các biểu tượng xuất hiện trong tự nhiên và đời sống xã hội bởi biểu tượng luôn gợi mở cho chúng ta

Trang 21

nhiểu khám phá mới mẻ Biểu tượng của mỗi loại hình nghệ thuật lại có những cách biểu hiện khác nhau Hội họa sử dụng màu sắc, đường nét, điêu khắc sử dụng hình khối, điện ảnh sử dụng cử chỉ, điệu bộ, động tác của con người Văn học là một loại hình nghệ thuật ngôn từ nên biểu tượng của văn học phải liên quan đến ngôn từ Biểu tượng này được cấu tạo thông qua tín hiệu ngôn ngữ trong văn học Trên cơ sở đó, có thể khẳng định biểu tượng trong các sáng tác văn học dân gian là biểu tượng ngôn từ

Biểu tượng trong văn hoá nói chung có nhiều đặc trưng như tính tổng hợp, tính ổn định, khả năng thâm nhập lẫn nhau, tính đa chiều, mở rộng, phát triển …Trong văn học dân gian, biểu tượng là một thành tố trong tác phẩm và đặc trưng của biểu tượng văn học dân gian có sự hoà quyện với các đặc trưng của văn học dân gian

Những đặc trưng cơ bản của biểu tượng văn học dân gian là:

- Biểu tượng văn học dân gian là biểu tượng đa nghĩa, đa hình thức biểu hiện

- Biểu tượng của văn học dân gian mang bản chất của biểu tượng ngôn từ nghệ thuật

- Biểu tượng trong văn học dân gian chịu ảnh hưởng của đặc điểm thể loại

- Biểu tượng văn học dân gian mang đặc điểm lưỡng phân, lưỡng hợp

- Biểu tượng văn học dân gian mang đậm đà bản sắc văn hoá của tộc người

Như vậy, các đặc trưng của biểu tượng văn học dân gian là sự tổng hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn các đặc trưng của văn học dân gian và các đặc trưng của biểu tượng nói chung Những đặc trưng này làm nên giá trị khu biệt, độc đáo của biểu tượng trong văn học dân gian so với biểu tượng của các loại hình nghệ thuật khác [28]

1.2 Người Mông và những đặc trưng cơ bản trong văn hóa

1.2.1 Nguồn gốc của người Mông

Trang 22

Người Mông tên tự gọi là H’Mông, Na Miẻo hay tên gọi khác là H’Mông, Miêu, Miếu Hạ (ở Trung Quốc), Mèo, Mán Trắng (ở Việt Nam), Mẹo (ở Lào), là một dân tộc có số lượng người khá đông trong 56 dân tộc của Trung Hoa và cũng là một trong 54 dân tộc ở Việt Nam Theo điều tra dân số năm 2000 có khoảng 9,6 triệu người Miêu ở Trung Quốc sống chủ yếu ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc Ở Việt Nam, theo số liệu điều tra năm 2003 thì người Mông ước tính có khoảng 896.239 người sống tập trung tại các vùng núi cao thuộc các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Nghệ An Ngoài ra người Mông còn có mặt tại nhiều khu vực khác trên thế giới như Thái Lan, Lào, Miến Điện, Hoa Kỳ Người Mông ở nước ta có ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Mông Dao và được phân chia thành nhiều nhóm bao gồm: Mông Đơ (Mông Trắng), Mông Lềnh (Mông Hoa), Mông Sí (Mông Đỏ), Mông Đú (Mông đen), Mông Súa (Mông Mán), H’Mông Xanh [9]

Theo các nhà sử học thì dân tộc Mông có nòi giống xuất phát từ châu

Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia, rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà Điều này được minh chứng là trong truyền thuyết Mông vẫn lưu truyền lại là tổ tiên của họ sống ở vùng có tuyết phủ quanh năm và ngày đêm kéo dài tới nửa năm Số phận người Mông gắn với lịch sử Trung Hoa mấy ngàn năm, theo sử sách ghi chép lại đến giữa thế kỷ thứ VI người Mông

đã thiết lập được một vương quốc tạm khá rộng ở phía Tây Trung Quốc kéo dài từ Hà Nam qua Hồ Bắc, Hồ Nam xuống đến Quảng Tây gọi là “Tam Miêu” Những người cai trị được gọi bằng cái tên Chiyou (Xi Vưu nghĩa là

“ông cha”– theo tiếng Hoa) hay Txiv Yawg (Theo tiếng Mông) Đến thời Ngũ đại và Thập quốc, nhà Hậu Chu cố chiếm lấy vương quốc H’Mông và chấm dứt một thời kỳ vàng son của bộ tộc Miêu Người Mông phải chạy trốn vào Quế Châu, Tứ Xuyên, số khác lại bôn tẩu xuống Quảng Đông, Quảng Tây trở

Trang 23

thành những bộ lạc thiểu số Quan cai trị họ lại chia rẽ và phân nhóm họ bằng cách bắt thay đổi màu sắc quần áo Từ đó mà xuất hiện những tên gọi Mông trắng, hoa, đỏ, xanh Thời Minh, Thanh triều đình ra sức trấn áp tộc Miêu Người Miêu tìm cách chống lại bằng nhiều cuộc bạo loạn với sự lãnh đạo của các tù trưởng Mặc dù đã kháng cự lại mạnh mẽ nhưng nhiều nhóm người Miêu vẫn không chịu được sự áp bức này phải trốn sâu vào rừng hoặc dời về phía Bắc vùng Tứ Xuyên, phía Tây Vân Nam, một số cư dân tộc Miêu theo người Hản (Haw – những người theo đạo Hồi có liên hệ với Miến Điện, chuyên buôn bán thương mại) sang Miến Điện và Đông Dương, nhóm đến Việt Nam khoảng 6 ngàn người kéo vào từ biên giới Vì vậy, có thể nói người Mông ngày nay đã có một truyền thống lịch sử hàng ngàn năm trước đây và trên 300 năm từ khi sang định cư ở hầu hết các tỉnh phía Bắc Việt Nam và Đồng Văn – Hà Giang chính là nơi người Mông từ Trung Quốc sang sớm nhất Những lần di cư đang chú ý nhất của người Mông vào nước ta có thể kể đến là lần đầu (cách đây trên 300 năm) người Mông từ Quý Châu (Trung Quốc) sang Đồng Văn (Hà Giang – Việt Nam) do chống lại chính sách cải thổ quy lưu (bãi bỏ chế độ tù trưởng) của nhà Thanh (Thế kỉ XII – đầu thế kỷ XIII) Lần thứ hai là cách đây gần 300 năm khi người Mông di cư vào Việt Nam qua hai đường Đồng Văn – Hà Giang và SiMaKai - Bắc Hà - Lào Cai

do khởi nghĩa của người mông ở Quý Châu thất bại (1776 – 1820) Lần di cư lớn thứ ba cách đây khoảng trên 200 năm khi họ hưởng ứng phong trào Thái Bình Thiên Quốc chống nhà Mãn Thanh (1840 – 1868) Hiện nay với số dân trên 800 nghìn người, người Mông đã tạo thành một dân tộc có số lượng khá đông đảo và tập trung đông nhất ở Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà, Sa Pa, Mường Khương (Lào Cai), Mù Cang Chải (Yên Bái), Phong Thổ (Lai Châu), Tuần Giáo (Điện Biên) [13] Với bề dày lịch sử và văn hóa

đó, người Mông ngày nay là một dân tộc có tính tự tôn dân tộc rất cao và tính

Trang 24

cố kết cộng đồng rất bền chặt Bản sắc văn hóa Mông trong thời hiện đại ít nhiều có mai một nhưng về cơ bản vẫn được bảo tồn

1.2.2 Văn hóa nhận thức của người Mông

Người Mông từ khi hình thành và phát triển đã trải qua nhiều thăng trầm và nhiều cuộc di cư đến khắp nơi trên thế giới đặc biệt là khi đến Việt Nam, người Mông đã tạo cho mình một bản sắc riêng và khó lẫn được với các dân tộc khác Trong xu thế hội nhập và làn sóng văn hoá mới đang tràn vào nước ta, các dân tộc đang rất cố gắng để giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc mình thì người Mông có thể được xem là một dân tộc đang giữ gìn truyền thống văn hoá một cách tốt nhất [12] Điều đó là do tính cố kết cộng đồng rất cao và tinh thần tự tôn dân tộc của người Mông Trong nhận thức của người Mông từ ngàn xưa tới nay, Trời - Đất - con người luôn hoà quyện với nhau một cách hài hoà Cách cảm, cách nghĩ của họ về sự sống và cái chết so với quan niệm của nhiều dân tộc khác cũng có nhiều điểm đặc biệt

Về thế giới quan và nhân sinh quan, người Mông quan niệm trời đất là

do ông Trày, bà Trày tạo ra Ban đầu trời thì tròn và nhỏ, mặt đất thì rộng lớn mênh mông nên bà Trày đành phải co mặt đất lại để vừa với trời Do vậy mà mới có đồi núi, sông biển và mặt đất lồi lõm như ngày nay Đặc biệt, nét độc đáo trong quan niệm về trời đất của người Mông là sự xuất hiện của con người giúp cải tạo tự nhiên Ngay từ buổi đầu sơ khai, con người cụ thể là những “Gầu Á, Gầu Âu” người Mông đã góp sức giúp những bậc tạo hoá ấy tạo nên thế giới Như vậy, trời đất này sinh ra cũng phải qua lao động và cải tạo chứ không do những lời phán truyền của đấng tối cao mà thành Giống thần thoại Trung Hoa về Hậu Nghệ bắn hạ mặt trời, người Mông cũng quan niệm vũ trụ ban đầu có tới 9 mặt trời, 9 mặt trăng do vậy mà trời đất khô cằn không làm ăn được, người Mông phải dùng gỗ lim, gỗ táu làm cung tên bắn

hạ 8 mặt trăng và 8 mặt trời, chỉ để lại một đôi mặt trăng, mặt trời Rồi lại cho

Trang 25

con gà trống đội ngược cái lược mà gọi mặt trời, mặt trăng mới xuất hiện Về nguồn gốc dân tộc mình, người Mông cho rằng dân tộc mình sinh ra từ một bọc thịt (cũng tương tự như bọc trứng trong truyền thuyết Lạc Long Quân và

Âu Cơ của người Việt) Từ bọc thịt - tức một khối thống nhất đó - mới sinh ra các dòng họ rồi phân chia nhau sinh sống khắp nơi Những nhận thức này còn ghi dấu sâu sắc trong văn học dân gian Mông, truyện thần thoại của người Mông có nhiều câu truyện kể về nguồn gốc của đất trời, cỏ cây và loài người như truyện “Bọc thịt”, truyện về ông Sí Dí (Thần Nông) giúp dân trồng trọt [13]

Về quan niệm đối với sự sống – cái chết, dân tộc Mông phân vũ trụ làm

ba tầng: Trời (Kâuv ntux), Trần gian (Ntiêx têz), Đáy trần gian (Kangz ntêx têz) Linh hồn con người trú ngụ ở 3 tầng Trời là tầng Pangl liêx – Pangl iêr (do Trời cai quản), tầng Ziv vangx (do Ngọc Hoàng cai quản) và tầng Nhưx vangz (do Ngưu Vương cai quản) Với người Mông chết là quy luật tự nhiên của vòng đời, người có 3 hồn 7 vía và cái chết chẳng qua là để hồn vía tìm về với đất tổ Giang Châu, nơi đó người ta vẫn làm ăn sinh sống như ở trần gian Như thế là hồn ma được về với tổ tiên, chết không phải là hoá kiếp vì hồn ma

ấy tồn tại vĩnh viễn Điều này ảnh hưởng tới nghi lễ cúng tế của người Mông

vì hầu như các bài cúng đều nhắc tới lao động Chỉ có lao động mới giúp con người thoát khỏi đói nghèo Sống trên trần thế dù chỉ 3 buổi sáng cũng là sống, chết là sự hoá kiếp để về với tổ tiên Có lẽ do nhận thức về sự sống và cái chết như vậy mà người Mông không hay khóc than khi có người chết như nhà thơ Chế Lan viên đã từng nói rằng người Mông luôn từ cái chết để nói về

sự sống [13]

1.2.3 Văn hóa tổ chức của người Mông

Người Mông cư trú theo bản làng gọi là “giao” (jaol), mỗi giao có địa bàn cư trú và vùng sản xuất rõ ràng Trong cách tổ chức của người Mông có

Trang 26

những quy định rất chi tiết về các nghi lễ của cuộc đời một con người Từ khi đứa trẻ sinh ra đứa trẻ phải được làm lễ gọi hồn rồi mới được đặt tên Đứa trẻ tròn một tháng lại có lễ gọi hồn đầy tháng Khi đầy năm cũng sẽ tiến hành một lễ gọi hồn đầy năm Và đặc biệt là nghi lễ đặt tên đệm mới khi có con đầu lòng Người đàn ông Mông chỉ trưởng thành thật sự khi đã trải qua nghi lễ này Từ 40 tuổi trở lên là có thể làm lễ chúc thọ [13]

Đặc biệt văn hoá tổ chức của người Mông được thể hiện rõ nhất qua tục cưới xin và tang ma mỗi phong tục đều rất quy củ và có nhiều điều đáng chú

ý Người Mông có tục kéo vợ, đó là khi trai gái tìm hiểu nhau mà người con gái ưng ý thì chàng trai sẽ rủ thêm bạn để kéo cô gái về nhà mình Khi cô gái

về đến nhà , một người cầm con gà trống và đi theo gọi hồn với hàm ý, từ nay người con gái đó đã là con của dòng họ này, gia đình nhà trai báo cho gia đình nhà gái biết để làm lễ cưới hỏi Nhà trai đến đón dâu phải đầy đủ sính lễ, thường là 60 – 80 kg thịt lợn, tiền mặt, rượu và một con trâu Đám cưới của người Mông bắt buộc phải có phù rể để cùng chú rể quỳ lạy gia tiên Theo phong tục nhà gái không được đưa dâu tới nhà trai, trên đường đi về dù hai nhà xa hay gần cũng phải dừng lại ăn trưa và cúng thổ thần Sau khi cưới ba ngày thì cô dâu chú rể sang nhà lạy bố mẹ vợ, những người anh em, họ hàng thân thích đến dự lễ để công nhận đôi vợ chồng trẻ Về tục tang ma xin được trình bày ở phần sau

Như vậy về mặt tổ chức, người Mông dù là một dân tộc bị ly tán đến khắp nơi nhưng vẫn có cách tổ chức chặt chẽ trong sinh hoạt và nghi lễ trong vòng đời một con người Điều này thể hiện trình độ văn hoá cao của một dân tộc trong cách tổ chức cuộc sống cho cộng đồng đã được tích luỹ từ ngàn đời nay

1.2.4 Văn hóa ứng xử của người Mông

Trang 27

Văn hoá ứng xử là một trong những phương diện không kém phần quan trọng thể hiện trình độ văn hoá của dân tộc đó Đối với người Mông cách ứng xử của họ rất hài hoà với tự nhiên và với xã hội Với tự nhiên, người Mông định cư chủ yếu ở vùng núi cao, điều kiện thời tiết không kém phần khắc nghiệt Đặc biệt ở vùng cao núi đá Hà Giang, người Mông phải cư trú trên những triền núi cao của cao nguyên đá Đồng Văn, nơi vô cùng thiếu thốn về nước sinh hoạt cũng như hoàn toàn không thuận lợi cho việc trồng cấy Đến loại cây trồng như lúa cũng không sinh trưởng được ở địa hình này vì không có nước Việc làm ruộng bậc thang để giữ nước như một số địa phương khác cũng là bất khả thi vì

đá ở đây quá cứng, là dạng đá vôi đã thành hình núi cao và rất hiểm trở Ở nhiều nơi, vì không có đất nên đồng bào phải chở đất từ nơi khác đến để trồng trọt Nước sinh hoạt thì trông chờ vào nguồn nước mưa tự nhiên nhưng cũng rất hiếm hoi Ngay một số nơi có chút đất để trồng ngô nhưng đất rất khô cứng, chỉ có loại lưỡi cày đặc biệt do người Mông làm ra mới lật nổi đất Chính vì điều kiện khắc nghiệt như vậy nên người Mông có cách ứng xử với tự nhiên rất dân chủ, con người bằng sức lao động của mình sẽ là nguồn lực cải tạo tự nhiên Trong tục ngữ Mông còn ghi lại những câu ca nói về việc lao động sản xuất chăm chỉ của người Mông với quan niệm con người phải là người chủ động cải tạo tự nhiên

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Trai khoẻ không biết làm nương cũng hèn”

Người Mông có lễ hội “Gầu tào”(gruôv taox) để cúng tạ trời đất đã ban cho sức khoẻ và giúp cho việc làm ăn thuận lợi [13]

Trong xã hội, văn hoá ứng xử của người Mông thể hiện ở quan hệ trong làng bản và quan hệ trong gia đình, dòng họ Ý thức cộng đồng của người Mông trong làng bản thể hiện ngay ở cách xưng hô giữa cá nhân với cộng đồng Người Mông từ xưa tới nay vẫn nói với nhau là “ta cùng một giống lanh với nhau”,

Trang 28

xưng hô là “người Mông ta” ( pêz Hmôngz) [12] Trong dòng họ, người Mông

có sự phân biệt họ xa, họ gần bởi với họ thì vấn đề này rất quan trọng liên quan đến tín ngưỡng Những người cùng họ có mối quan hệ ruột thịt, có thể chết ở nhà nhau mà không sợ tổ tiên trách cứ Phân biệt dòng họ bằng phương thức chôn chặt mả theo kiểu xây mồ bằng đá hay lấp đất Còn có cách phân biệt nữa là dựa trên số lượng bát trong lễ ma bò Đặc biệt khác với người Việt, người Mông phân biệt vai thứ anh em bằng cách cứ ai sinh ra trước là làm anh (chị) bất kể là con dì hay con chú Điều này cũng cho thấy tính dân chủ trong dòng tộc của người Mông

Trong quan hệ gia đình, gia đình người Mông là gia đình phụ quyền, tuy nhiên người đàn ông Mông phải lấy vợ, sinh con đầu lòng và làm lễ đặt tên đệm thì mới được xem là người trưởng thành và có khả năng làm chủ gia đình Gia đình người Mông có thể có từ 2 – 3, 4 thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà

Sự phân công lao động cũng rất rõ ràng, ai cũng phải có nhiệm vụ lao động kể cả trẻ nhỏ

Như vậy, có thể thấy rằng người Mông có cách ứng xử với tự nhiên và xã hội rất đặc biệt Cách ứng xử đó thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết và tính dân chủ rất cao trong xã hội người Mông

1.3 Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn

1.3.1 Khái quát về chiếc khèn của người Mông

Chiếc khèn gắn bó rất chặt chẽ với sinh hoạt văn hóa của người Mông

Từ ngàn xưa chiếc khèn Mông đã đi vào trong các truyện kể dân gian và làm nên những giá trị văn hóa trường tồn Truyền thuyết của người Mông còn lưu truyền lại câu chuyện cảm động về nguồn gốc ra đời của chiếc khèn và cũng

là câu chuyện về tình cảm gia đình mang giá trị nhân văn sâu sắc Theo các cụ cao niên người Mông truyền lại thì câu chuyện kể rằng từ xa xưa một gia đình người Mông có 6 anh em, họ đều là những chàng trai hát hay, sáo giỏi, họ rất

Trang 29

đoàn kết và yêu thương nhau Khi cha mẹ chết, cả 6 anh em vô cùng đau buồn, thương xót cha mẹ, mỗi người bèn lấy một ống trúc ra thổi để giãi bày tâm sự và vơi đi nỗi đau Thế nhưng, cứ lần lượt những người anh, người em

đó cũng già và chết đi, chỉ còn lại người em út, bằng tình cảm của mình với cha mẹ và các anh và muốn tiếp tục duy trì những điệu nhạc ấy người em bèn dùng cách kết cả 6 ống trúc lại thành một loại nhạc cụ tạo nên thứ âm thanh réo rắt đi vào lòng người, có sức cuốn hút kỳ lạ khiến bao cô gái Mông ngưỡng mộ vô cùng những chàng trai thổi khèn giỏi Điều đó lý giải tại sao chiếc khèn Mông lại được tạo thành bởi sáu ống trúc hợp lại Âm thanh của khèn chỉ lan tỏa và dìu dặt khi hội tụ cả âm thanh của 6 ống trúc đó cũng như chính là hội tụ tài nghệ của những chàng trai Mông tài giỏi trong gia đình người Mông đã được kể trong truyền thuyết

Cấu tạo của khèn Mông không phải là quá phức tạp nhưng chứa đựng bên trong nhiều bí quyết từ nhưng bàn tay và khối óc của các nghệ nhân để làm nên giai điệu mượt mà, đằm thắm rất giàu chất trữ tình mà không kém phần khỏe khoắn Nó tạo nên âm hưởng của núi rừng bao la, hùng vĩ, trùng điệp Loại nhạc cụ dân dã này có sức thu hút lớn không những với người dân bản địa mà cả du khách quốc tế khi một lần được thưởng thức giai điệu của

nó Có thể kể đến một thí dụ như chàng trai người Anh Lonan O Briain (30 tuổi) trong một lần sang Việt Nam và tiếp xúc với nhạc cụ của dân tộc Mông trong đó có chiếc khèn đã nảy sinh tình cảm và quyết đinh đi thực tế hơn một năm trên khắp các khu vực có người Mông sinh sống để tìm hiểu về kĩ hơn về chúng Anh đã mạnh dạn thực hiện một đề tài cho Luận án Tiến sĩ của mình

về nhạc dân tộc H’Mông và những thay đổi trong thời kỳ đổi mới Mục đích của Lonan cũng như nhiều người có cùng đam mê khác là giữ gìn được những loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này và phát triển nó trong thời kỳ hiện đại

Trang 30

Khèn Mông gồm hai bộ phận chính là 6 ống trúc có độ dài ngắn khác nhau và một bầu cộng hưởng để gắn các ống trúc lại thành một khối thống nhất Ngoài ra, còn có một bộ phận cũng rất quan trọng làm nên thanh âm của chiếc khèn là bộ phận nằm trên các ống trúc mà người ta gọi là “lưỡi gà”

“Lưỡi gà” này làm bằng kim loại và thường là bằng đồng tán mỏng, có như vậy mới tạo được độ rung và phát ra âm thanh khi người dùng thổi hơi vào trong ống Chất lượng âm thanh của chiếc khèn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm khèn và trình độ thẩm âm của các nghệ nhân Hiện nay chưa thấy một quy định hay yêu cầu rõ ràng, khắt khe nào về mức độ thanh âm của khèn như đối với nhiều nhạc cụ hiện đại Âm thanh do chiếc khèn tạo nên chính là sự thể hiện tài năng và trình độ của những người chế tác ra và biểu diễn chúng

Mang trong nó cả giá trị vật thể và phi vật thể, chiếc khèn Mông đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc Mông Nhưng để làm ra được một chiếc khèn mang đúng bản sắc của người Mông và trở thành một nhạc cụ có giá trị như vậy thì công việc chế tác khèn không hề đơn giản Việc làm khèn có rất nhiều công đoạn trong đó công đoạn đầu tiên không thể không kể đến là chọn lựa vật liệu làm khèn Thân cây khèn hay bộ phận bầu cộng hưởng phải làm bằng thứ gỗ tốt, có nơi làm bằng gỗ pơmu, có nơi lại sử dụng gỗ kim giao Trúc để làm khèn cũng phải được chọn lựa rất cẩn thận, phải là loại trúc thật già, thân thẳng Tuy nhiên, trên một cây trúc không phải đoạn nào cũng dùng làm khèn được, phải rất tỉ mỉ mới tìm được đoạn trúc thích hợp để làm Một đặc điểm chung của các vật liệu làm khèn là dù làm bằng loại gỗ gì hay loại trúc nào thì nhất thiết phải là loại có độ bền chắc và không được co ngót nhiều trong quá trình sử dụng Với những vật liệu ấy, người nghệ nhân làm khèn lại phải tiến hành công đoạn thứ hai là sơ chế vật liệu bằng cách phơi, sấy trên gác bếp Gỗ và trúc chỉ được phơi sấy đủ độ để không bị nứt, gẫy khi sử dụng Loại dây rừng để buộc khèn cũng phải là loại được chọn lựa kỹ càng và thật

Trang 31

bền chắc, có như vậy mới buộc được thật chặt và không để lại lỗ hổng Người nghệ nhân dùng dao mác sắc khoét 6 cặp lỗ trên thân bầu cộng hưởng Sau

đó, gắn lần lượt các lưỡi gà lên ống trúc và cố định các ống trúc đó vào thân khèn Bí quyết để có một chiếc khèn hay là cách chỉnh các lưỡi đồng sao cho phù hợp và làm thế nào để cho những chỗ ghép giữa ống trúc và thân gỗ của khèn không bị hở Như kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân làm khèn thì họ sẽ dùng nhựa cây có thể là nhựa phong lan để gắn ống trúc vào thân khèn trước khi dùng dây rừng buộc lại Chính vì nghề làm khèn tuy trông đơn giản nhưng lại đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao nên không phải chàng trai Mông nào cũng có thể làm được chiếc khèn cho mình Ở địa bàn cư trú của người Mông luôn có những nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm những công việc này Số lượng các nghệ nhân này hiện nay không nhiều

Ở vùng cao núi đá Hà Giang, khi nói tới những nghệ nhân làm khèn nổi tiếng người ta sẽ nghĩ ngay đến gia đình ông Mua Sính Pó ở thôn Tả Cồ Ván

xã Hố Quáng Phìn huyện Đồng Văn Gia đình ông có truyền thống trong việc làm khèn Bằng những kinh nghiệm cha truyền con nối người nghệ nhân này

đã truyền lại kinh nghiệm làm khèn cho cả gia đình và hiện nay vẫn tiếp tục làm công việc thầm lặng của mình để duy trì loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này Những xã còn duy trì được nghề làm khèn không nhiều, ở huyện Đồng văn tỉnh Hà Giang có thể kể đến các xã Vần Chải, Sủng Trái và Hố Quáng Phìn là những xã có nhiều gia đình làm khèn nhất Cụ thể như xã Hố Quáng Phìn hiện nay có khoảng 29 gia đình làm khèn Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn cũng đang mở nhiều lớp dạy làm khèn Mông cho những thanh niên trên địa bàn để duy trì truyền thống văn hóa và biến khèn trở thành một sản phẩm

du lich có giá trị

Khèn Mông từ khâu chế tác đến khi đem ra biểu diễn sẽ không dừng lại

ở vai trò là một loại nhạc cụ mà với người Mông họ đã nâng việc biểu diễn

Trang 32

khèn lên thành một nghệ thuật với sự kết hợp bằng cả âm thanh và vũ đạo Truyền thuyết của người Mông còn ghi lại câu chuyện mà mỗi khi muốn nói tới sức cuốn hút của điệu múa khèn người ta vẫn nhắc tới Ngày xửa, ngày xưa có một chàng trai Mông giỏi múa khèn đến nỗi kinh động cả đến trời Người muốn được chứng kiến tài nghệ múa khèn của người nghệ sĩ ấy bèn cho truyền chàng trai nọ lên trời Khi từ biệt vợ để lên trời, người vợ vô cùng lưu luyến chồng và kiên quyết không cho chồng đi Người chồng bèn ra điều kiện rằng mình sẽ thổi và múa một bài khèn, người vợ sẽ vừa nấu cơm vừa theo dõi, nếu nồi cơm vẫn chín và thơm ngon người chồng sẽ ở lại Câu chuyện tiếp diễn bằng việc người vợ mải theo dõi và bị cuốn hút bởi tài nghệ biểu diễn của chồng đến nỗi để nồi cơm khê và phải chịu thua cuộc Câu chuyện chỉ có vậy nhưng với người Mông họ muốn nói rằng tiếng khèn, điệu múa kia đã trở thành bất tử trong lòng những chàng trai, cô gái Mông Điệu khèn cùng với những động tác biểu diễn đã làm say đắm bao cô gái đẹp Khèn

đã thấm vào mây ngàn gió núi, thấm vào từng huyết quản người Mông, ăn sâu, bám rễ bền chắc và nhờ nó mà người Mông thêm yêu dân tộc mình Một cây khèn tốt là một cây khèn mà phải nhìn thấy được cái lòng của cả người thổi lẫn người chế tác ra nó

Hiện nay, vấn đề bảo tồn những giá trị của khèn Mông đang được các địa phương quan tâm hơn Festival khèn Mông đầu tiên tại Hà Giang đã được diễn ra trên vùng cao nguyên đá từ ngày 21 – 28/08/2011, hội tụ 300 nghệ nhân và diễn viên tham gia Đặc biệt, lễ hội đã huy động được nhiều nghệ nhân thổi khèn tài năng qua đó bảo tồn nét đẹp nhân văn của cây khèn Với vị trí là một biểu tượng văn hóa của dân tộc Mông, chiếc khèn đã được chế tác

và lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện chiếc khèn Mông khổng lồ được sách

kỷ lục Guinness ghi nhận Đó như một sự ghi nhận của thế giới về sự tồn tại

Trang 33

của khèn Mông như một biểu tượng văn hóa “vật thể” và cả “phi vật thể” [21]

1.3.2 Những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn

Người Mông sử dụng khèn trong nghi lễ tang ma Theo quan niệm của người Mông thì việc tang phải tiến hành qua hai bước mà họ gọi là nghi lễ

ba hớp rượu rồi mới đóng nắp quan tài và chôn cất Cá biệt lễ ma tươi ở một

số vùng kéo dài hàng tuần lễ, người ta để thi hài trong nhà để làm lễ đến mức thi hài bắt đầu phân huỷ Do tục lệ như vậy là lạc hậu nên hiện nay người Mông cũng dần dần loại bỏ Nghi lễ làm ma tươi diễn ra nhanh chóng và đặc biệt trong nghi lễ này với mỗi bữa cơm, mỗi nghi thức quan trọng của buổi lễ thì đều có những bài khèn tương ứng, là một phần của nghi thức đó [13]

Sau khi chôn cất 13 ngày hay tuỳ điều kiện gia chủ, người ta phải tiến hành làm lễ ma khô (phir câux) cho người chết vì theo quan niệm của người Mông khi chưa làm lễ ma khô thì tội lỗi của người chết chưa thể được rửa

Trang 34

sạch và chưa thể hoá kiếp được Đồng thời, lễ ma khô còn có tác dụng gắn bó cộng đồng và làm cho anh em được gần gũi nhau hơn Trong lễ ma khô người

ta sử dụng “Cẩu vá” là hình nộm được làm bằng tre vót tròn, uốn cong đầu trên quấn vải lanh để biểu hiện cho người chết Lễ ma khô được chuẩn bị cực

kỳ chu đáo phải có đầy đủ thày khèn, thày trống, thày cúng và phải cử ra một chủ quản lo cơm nước suốt thời gian làm lễ Bắt đầu làm lễ, khèn được cất lên

và ông chủ trì (truaz trax) vừa đi vừa cúng và rắc ngô, đậu, tam giác mạch Khi ra đến cửa, thày cúng úp rổ ngô, đậu xuống và cho phép người dắt chó đi đến ngã ba đường nơi có bó đuốc mà hôm làm ma tươi vẫn để ở đó Anh em cầm nỏ cầm dao lên mộ đón người chết về Họ sẽ bốc một nắm đất từ mộ mang về ngã ba đường, nơi mọi người vẫn đang chờ ở đó Ở nhà, sau khi cúng xong người ta cũng lần lượt đi đến ngã ba đường Tại đó họ để hình nộm giữa đường và thổi bài khèn “đón người về” Thầy cúng sẽ chỉ cho người chết nước rửa mặt, cúng cơm thịt cho người chết Đón được người chết rồi bắt đầu đến công việc đưa người chết vào nhà làm lễ Hình nộm được đặt ở bếp củi nếu người chết là đàn ông, đặt ở bếp lò nếu người chết là phụ nữ Thày cúng dùng bút chỉ đường, rót rượu mời hồn và đưa hình nộm ra giữa nhà cho anh

em, con cháu oà khóc thương tiếc Sau đó họ làm lễ “giao con vật” bằng cách lấy sợi lanh buộc thịt cúng vào tay hình nộm để người chết mang về dưới âm

ty làm vốn Cuối cùng, sau khi cúng xong là lễ thả ma và hồn người chết Thày cúng lấy ít lông con vật, ít bánh ngô nếp bẻ thành từng miếng nhỏ nói chuyện với người chết Sau đó trộn tất cả các thứ vào với nhau, rồi tung bút chỉ đường Nếu hai mảnh úp là người chết đồng ý đi thì người cầm nỏ, người cầm bút chỉ đường, người cầm chai rượu, bó đuốc, đến thày khèn, hình nộm

và anh em con cháu đưa tiễn đến ngã ba, thày cúng đọc bài ca “tiễn biệt” để người chết ra đi Đến đây hồn người chết đã được siêu thoát, âm dương chấm dứt Lễ ma khô còn thể hiện đạo hiếu của con cháu với ông bà, cha mẹ [25]

Trang 35

Ngoài ra, người Mông ở một số nơi như Đồng Văn (Hà Giang) còn có tục mặc quần áo phụ nữ cho người chết nếu là đàn ông vì quan niệm này gắn với lịch sử lưu vong của bộ tộc Tam Miêu khi đàn ông người Miêu phải trốn chạy và cải trang thành phụ nữ để thoát khỏi sự truy giết của các bộ tộc khác

Dù là tục lệ gì nhưng khi có người chết thì khèn luôn gắn bó mật thiết với nghi lễ và truyền tải những thông điệp quan trọng tới người chết

Tiểu kết chương 1

Trang 36

Như vậy, đối với người Mông thì những bài dân ca nghi lễ tang ma gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn có một vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống tâm linh Mỗi bài khèn là một bài ca chỉ đường cho người chết trở về, hay phục vụ các lễ nghi theo quan niệm của người Mông Chiếc khèn gắn với tang lễ từ khi đưa tiễn người chết đến khi làm lễ ma khô Đối với người Mông, vai trò của những bài dân ca nghi lễ gắn với nghệ thuật biểu diễn khèn

là không thể phủ nhận

Với những kiến thức mà khoa học thế giới cũng như trong nước đã chứng minh về biểu tượng và biểu tượng trong văn học dân gian, chúng ta hoàn toàn có thể có những khẳng định bước đầu về sự tồn tại của một hệ thống biểu tượng trong dân ca nghi lễ của người Mông Hệ thống các biểu tượng này là một phần không thể thiếu được của các bài dân ca nghi lễ tang

ma

Muốn giải mã chính xác các biểu tượng này cần dựa trên văn hóa và truyền thống của người Mông Bằng các kiến giải trên cơ sở những tri thức văn hóa do chính người bản địa cung cấp chúng ta mới có những kết luận đúng đắn Việc sử dụng tri thức một cách chủ quan của người nghiên cứu sẽ

dễ dẫn đến những sai lệch trong cách hiểu về các bài dân ca nghi lễ của người Mông Điều này cũng chính là những trăn trở của những trí thức người Mông trong thời hiện đại khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển và lấn át những giá trị truyền thống

Trang 37

Chương 2

KHẢO SÁT VÀ GIẢI MÃ NHỮNG BIỂU TƯỢNG

TRONG DÂN CA NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI MÔNG 2.1 Những biểu tượng trong các bài dân ca sử dụng ở nghi lễ đưa tiễn người chết (nghi lễ làm ma tươi)

2.1.1 Các biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh của muôn loài do đại hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê)

Trong tín ngưỡng của người Mông, khi một người chết đi có nghĩa là

đã được trở về với tổ tiên Tuy nhiên, muốn người chết nhanh chóng tìm được

về với cội nguồn thì người sống phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ cần thiết theo đúng phong tục của dân tộc Mông Nghi lễ đưa tiễn người chết sẽ không được tiến hành nếu thiếu sự xuất hiện của các bài dân ca nghi lễ tang ma Người thợ khèn sẽ cất lên bài ca nghi lễ đầu tiên đó là “Bài ca chỉ đường” (Jangx kruôz cê) Đây là một bài ca bắt buộc phải có trong nghi lễ khi người xấu số đã nhắm mắt xuôi tay Những lời ca chứa chan tình yêu thương của bài

ca đưa người chết về với thế giới thần thoại vì thế mà người ta còn gọi bài ca này là “bài ca thần thoại”

Giống như nhiều dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, người Mông cũng có thế giới quan thần thoại Cách giải thích về nguồn gốc, xuất xứ của dân tộc Mông tuy chất phác nhưng đó là niềm tin và sự tôn kính, tự hào đối với cội nguồn dân tộc Như Các Mác đã nói về thần thoại, thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa, nó là thứ nghệ thuật vô ý thức và thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng Bài ca chỉ đường của người Mông có thể xem

là một tác phẩm thần thoại vì nó phản ánh nguồn gốc dân tộc đồng thời là một

Trang 38

nghi thức đặc biệt để đưa người chết về với tổ tiên Điều đó được thể hiện ngay trong lời đầu tiên của bài dân ca:

“ Ngươi chết thật hay chết giả Chết thật ngươi hãy vểnh tai về nghe quay mặt về nhìn

Ta ca bài ca trở về cội nguồn cho nghe:”

Trong bài ca chỉ đường, người Mông đã tái hiện lịch sử dân tộc và nguồn gốc sâu xa của sự hình thành cỏ cây muôn loài Trận đại hồng thủy được nói tới trong bài ca mang dáng dấp những truyện kể của nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á Trong số những biểu tượng xuất hiện trong bài ca mở đầu này, biểu tượng tái hiện sự hủy diệt của muôn loài được sử dụng với số lượng tương đối lớn Đó là sự chết chóc, tuyệt diệt của nhiều giống cây và muông thú Trời đất bắt đầu gây ra đại họa từ sự khô hạn đến kiệt quệ:

“ Trời bừa đất chối đây đẩy Đất bừa trời chối hết thảy Trời bừa đất chối lao xao Đất bừa trời chối lao đao

Trời khô khô giòn bảy niên Đất khô khô cứng bảy năm”

Và kết thúc của những ngày khô hạn ấy chính là một trận lụt vô cùng khủng khiếp:

“ Gầu á đrâu ông cho rồng già Thả mưa bão mưa giông to thật to”

Sau khi nêu lý do của trận đại hồng thủy (Do Gầu á đrâu ông – Người quản mây gió) gây ra, bài dân ca đã tái hiện những hình ảnh chết chóc, hủy diệt của

cỏ cây và giống vật một cách chân thực nhất qua cách tư duy và cách trình bày rất mộc mạc Nổi bật lên những hình ảnh mang tính chất biểu tượng của

Trang 39

sự hủy diệt Đó là “giống cây trúc”, “ giống gà, giống vịt”, “xương thịt” con người

Về vai trò của giống cây trúc trong văn hóa Mông, cây trúc được sử dụng để làm “đôi âm dương” – một công cụ không thể thiếu trong lễ tiễn đưa người chết Đôi âm dương có vai trò rất quan trọng trong cuộc nói chuyện ở thế giới tâm linh giữa người sống và người chết Nó là dóng giữa của cây trúc được bổ đôi Trong lễ làm ma tươi, thày cúng dùng đôi âm dương để hiểu ý của người chết Khi mời cơm người chết, người ta vứt hai mảnh âm dương xuống tấm ván quan tài Nếu hai mảnh trúc có một mảnh úp, một mảnh ngửa thì tức là người chết đã đồng ý để về ăn cơm Nếu hai mảnh trúc đều ngửa tức

là người chết đang “cười” (chưa bằng lòng về ăn) Ngược lại hai mảnh trúc úp xuống cùng lúc thể hiện người chết sẽ không ăn và thày cúng cần phải nói chuyện tiếp đến khi nào người đã khuất đồng ý thì thôi Sở dĩ đôi âm dương được dùng để làm công cụ nói chuyện giữa hai thế giới là do nó được làm bằng “trúc” – giống “cây thiêng” gắn với cội nguồn tổ tiên người Mông

Trong cơn hồng thủy từ thời khai thiên lập địa, hình ảnh giống cây trúc

đã trở thành biểu tượng của sự hủy diệt, cho dù các loài chim và cả ông trời,

bà trời đã cố sức để cứu sống nó Bài ca chỉ đường đã ghi lại những hình ảnh thể hiện số phận của giống cây trúc trong cơn đại nạn

“ Giống trúc bị chết sạch Giống cây cũng chết hết Giống trúc không có dùng Giống cây cũng chẳng còn”

Để bảo tồn sự sống, Gầu á đrâu ông đã cho giống chim trò, chim tri đi lấy giống trúc còn sống sót để trồng lại Con chim trò, chim tri được thượng đế đại nhân và Pù Si Nhông (bà trời) chỉ cho chỗ lấy giống và “vãi tung xuống dưới đất” giống cây trúc còn sót lại để “một vòng mười ba ngày mới mọc rễ”

Trang 40

Một dân tộc mà lịch sử được viết bằng “Máu và nước mắt” như dân tộc Mông thì trong tâm thức của các thế hệ có lẽ luôn trăn trở về nỗi diệt vong

Họ tìm mọi cách để tồn tại và duy trì nòi giống dân tộc mình Người Mông còn ghi nhớ câu truyện về vị thủ lĩnh xưa kia thất bại trong cuộc chinh chiến chống lại các bộ tộc khác để rồi phải xé mảnh cờ thiêng liêng chia cho con cháu và dặn dò con cháu đi đâu cũng phải treo mảnh cờ đỏ trước cửa để nhận biết nhà của người Mông và đợi thời cơ mà tập hợp lại Câu chuyện kể dân gian gắn với tục lệ dán giấy đỏ trước cửa nhà của người Mông cũng đồng thời

là lời nhắc nhở về sự sống còn của dân tộc Sự sống mong manh được tái hiện trong bài ca thần thoại của người Mông Giống trúc là biểu tượng cho sự sống mong manh giữa thế giới ngập tràn hiểm nguy và chết chóc Dù rất cố gắng gieo mầm sống nhưng chim trò, chim tri cũng rất khó thực hiện nhiệm vụ mà Trời đã giao Gieo giống cây xong thì:

“Giống cây còn làm núng Giống trúc lại làm súy Giống trúc thì không mọc Giống cây cũng chẳng lên Mọc được mỗi ba cây”

Giống như bài dân ca về người đi mua con gà mái về đẻ trứng rồi ấp mà chẳng được một con nào, bài dân ca Mông cũng ghi lại sự khốn khổ của muôn loài trong nạn hồng thủy đến nỗi ba cây duy nhất mọc được cũng phải đương đầu với sự tàn phá của thiên nhiên và con người

“ Một cây là phần con dũi con dũi cắt rồi Một cây là phần Cờ Lao Cờ Lao chặt đi Còn một cây là phần của người chết”

Như vậy, không những là biểu tượng tái hiện sự hủy diệt, cây trúc còn

là biểu tượng của sự sống mong manh còn sót lại do vậy nó trở thành “Cây

Ngày đăng: 20/11/2014, 19:44

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trang An (2011), Độc đáo khèn Mông, Báo tin tức (12/05/2011) http://www.baomoi.com/Doc-dao-khen-Mong/139/6240296.epi Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độc đáo khèn Mông
Tác giả: Trang An
Năm: 2011
3. Vũ Thị Tú Anh (2012), Đạo Mẫu với vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực của người phụ nữ Việt Nam, Tạp chí Văn hóa dân gian (Viện Nghiên cứu văn hóa - viện khoa học xã hội Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo Mẫu với vấn đề trao quyền lực và cách thức sử dụng quyền lực của người phụ nữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
4. Vũ Thị Tú Anh (2012), Đền thờ Đạo Mẫu và tục đi lễ thánh: Không gian đời sống của tín đồ Đạo Mẫu, Tạp chí Văn hóa dân gian (Viện Nghiên cứu văn hóa - viện khoa học xã hội Việt Nam) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đền thờ Đạo Mẫu và tục đi lễ thánh: Không gian đời sống của tín đồ Đạo Mẫu
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
5. Vũ Thị Tú Anh (2012), Nghi thức lên đồng: phương thức trao quyền quyền lực của người phụ nữ theo Đạo Mẫu, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật cơ quan của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghi thức lên đồng: phương thức trao quyền quyền lực của người phụ nữ theo Đạo Mẫu
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
6. Vũ Thị Tú Anh (2012), Quyền lực mềm: Nghiên cứu trường hợp về cơ chế trao quyền cho người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam, Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề: Văn hóa thờ Mẫu (Nữ thần) ở Việt Nam và Châu Á - Bản sắc và giá trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền lực mềm: Nghiên cứu trường hợp về cơ chế trao quyền cho người phụ nữ trong văn hóa Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
7. Vũ Thị Tú Anh (2012), Tính thế tục với vai trò là một nguồn quyền lực mềm - Yếu tố khôi hài trong nghi lễ và mối quan hệ của những tín đồ Đạo Mẫu, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thế tục với vai trò là một nguồn quyền lực mềm - Yếu tố khôi hài trong nghi lễ và mối quan hệ của những tín đồ Đạo Mẫu
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
8. Vũ Thị Tú Anh (2012), Tính thế tục và yếu tố khôi hài trong nghi lễ và mối quan hệ của những tín đồ Đạo Mẫu, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (Viện khoa học xã hội Việt Nam - Viện Nghiên cứu Đông Nam Á) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính thế tục và yếu tố khôi hài trong nghi lễ và mối quan hệ của những tín đồ Đạo Mẫu
Tác giả: Vũ Thị Tú Anh
Năm: 2012
11. Vũ Hồng Cường (2010), Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca H’Mông Hà Giang, Luận văn Thạc sĩ văn học Việt Nam – ĐHSP Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng hát về tình yêu lứa đôi trong dân ca H’Mông Hà Giang
Tác giả: Vũ Hồng Cường
Năm: 2010
12. Đoàn Diễm (2004), Bản sắc văn hóa Mông: Sáng tỏ ở 5 điểm - Bài phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Thương, Giám đốc Sở VHTT Hà Giang, Vietbao.vn (29/07/2004) http://vietbao.vn/Van-hoa/Ban-sac-van-hoa-Mong-Sang-to-odiem/20221704/181/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Mông: Sáng tỏ ở 5 điểm - Bài phỏng vấn ông Nguyễn Trùng Thương, Giám đốc Sở VHTT Hà Giang
Tác giả: Đoàn Diễm
Năm: 2004
13. Lê Duy Đại – Triệu Đức Thanh (Chủ biên - 2004), Các dân tộc ở Hà Giang, NXB Thế giới, Trung tâm thông tin văn hóa các dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc ở Hà Giang
Nhà XB: NXB Thế giới
14. Hùng Hà (2011), Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”, Báo Hà Giang Online (28/09/2011)http://www.baohagiang.vn/?lang=V&func=newsdetail&newsid=18122&CatID=45&MN=9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”
Tác giả: Hùng Hà
Năm: 2011
15. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2004),Từ điển thuật ngữ Văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2004
16. Nguyễn Văn Hậu (2012), Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng, Đề tài nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 17. Giang Hoàng (2011), Đắm say một điệu khèn Mông, Du lịch afamily.vn (04/08/2011) http://afamily.vn/xem-an-choi/dam-say-mot-dieu-khen-mong-20110804093837330.chn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng, "Đề tài nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 17. Giang Hoàng (2011), "Đắm say một điệu khèn Mông
Tác giả: Nguyễn Văn Hậu (2012), Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng, Đề tài nghiên cứu khoa học - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội 17. Giang Hoàng
Năm: 2011
18. Đào Hùng (2010), Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam, Bài thuyết trình tại Hội thảo thân thế và sự nghiệp của Léopold Michel Cadière (1869 – 1955) - Ủy ban văn hóa Hội đồng giám mục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Léopold Cadière, nghĩ về những đóng góp của các giáo sĩ thừa sai với nghiên cứu Việt Nam
Tác giả: Đào Hùng
Năm: 2010
19. Nguyễn Xuân Kính (2011), Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết, Tạp chí nghiên cứu văn hóa, Viện hàn lâmKHXH Việt Nam số 5/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về thuộc tính của văn học dân gian trong sự so sánh với văn học viết
Tác giả: Nguyễn Xuân Kính
Năm: 2011
20. Trần Trúc Lâm (1999), Người Miêu: Lịch sử của một dân tộc lưu vong, Hội nghiên cứu khoa học Đông Nam Á – Trung tâm nghiên cứu lý học Phương Đông (CRPAOP) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Miêu: Lịch sử của một dân tộc lưu vong
Tác giả: Trần Trúc Lâm
Năm: 1999
21. Ngọc Linh (2011), Festival khèn Mông lần thứ I tại Hà Giang, VOV online - Đài tiếng nói Việt Nam (10/08/2011) http://vov.vn/Van-hoa/Festival-khen-Mong-lan-thu-I-tai-Ha-Giang/182894.vov Sách, tạp chí
Tiêu đề: Festival khèn Mông lần thứ I tại Hà Giang
Tác giả: Ngọc Linh
Năm: 2011
22. Hoàng Thị Phương Loan (2010), Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ văn học dân gian - ĐHSP Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải mã biểu tượng mái tóc trong văn hóa - văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Phương Loan
Năm: 2010
23. Đoàn Tiến Lực (2012), Lửa: Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ, Tạp chí Nghiên cứu văn hóa - số 5, Đại học văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lửa: Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng ngôn từ
Tác giả: Đoàn Tiến Lực
Năm: 2012
25. Sùng Thị Mai (2011), Đám ma khô của người Mông trắng, Tạp chí Dân tộc và phát triển (26/10/2011) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đám ma khô của người Mông trắng
Tác giả: Sùng Thị Mai
Năm: 2011

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w