Chiếc khèn Mông và những nghi lễ liên quan đến việc sử dụng khèn

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 28 - 33)

1.3.1. Khái quát về chiếc khèn của người Mông

Chiếc khèn gắn bó rất chặt chẽ với sinh hoạt văn hóa của người Mông. Từ ngàn xưa chiếc khèn Mông đã đi vào trong các truyện kể dân gian và làm nên những giá trị văn hóa trường tồn. Truyền thuyết của người Mông còn lưu truyền lại câu chuyện cảm động về nguồn gốc ra đời của chiếc khèn và cũng là câu chuyện về tình cảm gia đình mang giá trị nhân văn sâu sắc. Theo các cụ cao niên người Mông truyền lại thì câu chuyện kể rằng từ xa xưa một gia đình người Mông có 6 anh em, họ đều là những chàng trai hát hay, sáo giỏi, họ rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

22

đoàn kết và yêu thương nhau. Khi cha mẹ chết, cả 6 anh em vô cùng đau buồn, thương xót cha mẹ, mỗi người bèn lấy một ống trúc ra thổi để giãi bày tâm sự và vơi đi nỗi đau. Thế nhưng, cứ lần lượt những người anh, người em đó cũng già và chết đi, chỉ còn lại người em út, bằng tình cảm của mình với cha mẹ và các anh và muốn tiếp tục duy trì những điệu nhạc ấy người em bèn dùng cách kết cả 6 ống trúc lại thành một loại nhạc cụ tạo nên thứ âm thanh réo rắt đi vào lòng người, có sức cuốn hút kỳ lạ khiến bao cô gái Mông ngưỡng mộ vô cùng những chàng trai thổi khèn giỏi. Điều đó lý giải tại sao chiếc khèn Mông lại được tạo thành bởi sáu ống trúc hợp lại. Âm thanh của khèn chỉ lan tỏa và dìu dặt khi hội tụ cả âm thanh của 6 ống trúc đó cũng như chính là hội tụ tài nghệ của những chàng trai Mông tài giỏi trong gia đình người Mông đã được kể trong truyền thuyết.

Cấu tạo của khèn Mông không phải là quá phức tạp nhưng chứa đựng bên trong nhiều bí quyết từ nhưng bàn tay và khối óc của các nghệ nhân để làm nên giai điệu mượt mà, đằm thắm rất giàu chất trữ tình mà không kém phần khỏe khoắn. Nó tạo nên âm hưởng của núi rừng bao la, hùng vĩ, trùng điệp. Loại nhạc cụ dân dã này có sức thu hút lớn không những với người dân bản địa mà cả du khách quốc tế khi một lần được thưởng thức giai điệu của nó. Có thể kể đến một thí dụ như chàng trai người Anh Lonan O Briain (30 tuổi) trong một lần sang Việt Nam và tiếp xúc với nhạc cụ của dân tộc Mông trong đó có chiếc khèn đã nảy sinh tình cảm và quyết đinh đi thực tế hơn một năm trên khắp các khu vực có người Mông sinh sống để tìm hiểu về kĩ hơn về chúng. Anh đã mạnh dạn thực hiện một đề tài cho Luận án Tiến sĩ của mình về nhạc dân tộc H’Mông và những thay đổi trong thời kỳ đổi mới. Mục đích của Lonan cũng như nhiều người có cùng đam mê khác là giữ gìn được những loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này và phát triển nó trong thời kỳ hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

23

Khèn Mông gồm hai bộ phận chính là 6 ống trúc có độ dài ngắn khác nhau và một bầu cộng hưởng để gắn các ống trúc lại thành một khối thống nhất. Ngoài ra, còn có một bộ phận cũng rất quan trọng làm nên thanh âm của chiếc khèn là bộ phận nằm trên các ống trúc mà người ta gọi là “lưỡi gà”. “Lưỡi gà” này làm bằng kim loại và thường là bằng đồng tán mỏng, có như vậy mới tạo được độ rung và phát ra âm thanh khi người dùng thổi hơi vào trong ống. Chất lượng âm thanh của chiếc khèn phụ thuộc vào kinh nghiệm làm khèn và trình độ thẩm âm của các nghệ nhân. Hiện nay chưa thấy một quy định hay yêu cầu rõ ràng, khắt khe nào về mức độ thanh âm của khèn như đối với nhiều nhạc cụ hiện đại. Âm thanh do chiếc khèn tạo nên chính là sự thể hiện tài năng và trình độ của những người chế tác ra và biểu diễn chúng.

Mang trong nó cả giá trị vật thể và phi vật thể, chiếc khèn Mông đã trở thành biểu tượng văn hóa của dân tộc Mông. Nhưng để làm ra được một chiếc khèn mang đúng bản sắc của người Mông và trở thành một nhạc cụ có giá trị như vậy thì công việc chế tác khèn không hề đơn giản. Việc làm khèn có rất nhiều công đoạn trong đó công đoạn đầu tiên không thể không kể đến là chọn lựa vật liệu làm khèn. Thân cây khèn hay bộ phận bầu cộng hưởng phải làm bằng thứ gỗ tốt, có nơi làm bằng gỗ pơmu, có nơi lại sử dụng gỗ kim giao. Trúc để làm khèn cũng phải được chọn lựa rất cẩn thận, phải là loại trúc thật già, thân thẳng. Tuy nhiên, trên một cây trúc không phải đoạn nào cũng dùng làm khèn được, phải rất tỉ mỉ mới tìm được đoạn trúc thích hợp để làm. Một đặc điểm chung của các vật liệu làm khèn là dù làm bằng loại gỗ gì hay loại trúc nào thì nhất thiết phải là loại có độ bền chắc và không được co ngót nhiều trong quá trình sử dụng. Với những vật liệu ấy, người nghệ nhân làm khèn lại phải tiến hành công đoạn thứ hai là sơ chế vật liệu bằng cách phơi, sấy trên gác bếp. Gỗ và trúc chỉ được phơi sấy đủ độ để không bị nứt, gẫy khi sử dụng. Loại dây rừng để buộc khèn cũng phải là loại được chọn lựa kỹ càng và thật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

24

bền chắc, có như vậy mới buộc được thật chặt và không để lại lỗ hổng. Người nghệ nhân dùng dao mác sắc khoét 6 cặp lỗ trên thân bầu cộng hưởng. Sau đó, gắn lần lượt các lưỡi gà lên ống trúc và cố định các ống trúc đó vào thân khèn. Bí quyết để có một chiếc khèn hay là cách chỉnh các lưỡi đồng sao cho phù hợp và làm thế nào để cho những chỗ ghép giữa ống trúc và thân gỗ của khèn không bị hở. Như kinh nghiệm của nhiều nghệ nhân làm khèn thì họ sẽ dùng nhựa cây có thể là nhựa phong lan để gắn ống trúc vào thân khèn trước khi dùng dây rừng buộc lại. Chính vì nghề làm khèn tuy trông đơn giản nhưng lại đòi hỏi kinh nghiệm và kỹ thuật cao nên không phải chàng trai Mông nào cũng có thể làm được chiếc khèn cho mình. Ở địa bàn cư trú của người Mông luôn có những nghệ nhân giàu kinh nghiệm làm những công việc này. Số lượng các nghệ nhân này hiện nay không nhiều.

Ở vùng cao núi đá Hà Giang, khi nói tới những nghệ nhân làm khèn nổi tiếng người ta sẽ nghĩ ngay đến gia đình ông Mua Sính Pó ở thôn Tả Cồ Ván xã Hố Quáng Phìn huyện Đồng Văn. Gia đình ông có truyền thống trong việc làm khèn. Bằng những kinh nghiệm cha truyền con nối người nghệ nhân này đã truyền lại kinh nghiệm làm khèn cho cả gia đình và hiện nay vẫn tiếp tục làm công việc thầm lặng của mình để duy trì loại nhạc cụ dân tộc độc đáo này. Những xã còn duy trì được nghề làm khèn không nhiều, ở huyện Đồng văn tỉnh Hà Giang có thể kể đến các xã Vần Chải, Sủng Trái và Hố Quáng Phìn là những xã có nhiều gia đình làm khèn nhất. Cụ thể như xã Hố Quáng Phìn hiện nay có khoảng 29 gia đình làm khèn. Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn cũng đang mở nhiều lớp dạy làm khèn Mông cho những thanh niên trên địa bàn để duy trì truyền thống văn hóa và biến khèn trở thành một sản phẩm du lich có giá trị.

Khèn Mông từ khâu chế tác đến khi đem ra biểu diễn sẽ không dừng lại ở vai trò là một loại nhạc cụ mà với người Mông họ đã nâng việc biểu diễn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

25

khèn lên thành một nghệ thuật với sự kết hợp bằng cả âm thanh và vũ đạo. Truyền thuyết của người Mông còn ghi lại câu chuyện mà mỗi khi muốn nói tới sức cuốn hút của điệu múa khèn người ta vẫn nhắc tới. Ngày xửa, ngày xưa có một chàng trai Mông giỏi múa khèn đến nỗi kinh động cả đến trời. Người muốn được chứng kiến tài nghệ múa khèn của người nghệ sĩ ấy bèn cho truyền chàng trai nọ lên trời. Khi từ biệt vợ để lên trời, người vợ vô cùng lưu luyến chồng và kiên quyết không cho chồng đi. Người chồng bèn ra điều kiện rằng mình sẽ thổi và múa một bài khèn, người vợ sẽ vừa nấu cơm vừa theo dõi, nếu nồi cơm vẫn chín và thơm ngon người chồng sẽ ở lại. Câu chuyện tiếp diễn bằng việc người vợ mải theo dõi và bị cuốn hút bởi tài nghệ biểu diễn của chồng đến nỗi để nồi cơm khê và phải chịu thua cuộc. Câu chuyện chỉ có vậy nhưng với người Mông họ muốn nói rằng tiếng khèn, điệu múa kia đã trở thành bất tử trong lòng những chàng trai, cô gái Mông. Điệu khèn cùng với những động tác biểu diễn đã làm say đắm bao cô gái đẹp. Khèn đã thấm vào mây ngàn gió núi, thấm vào từng huyết quản người Mông, ăn sâu, bám rễ bền chắc và nhờ nó mà người Mông thêm yêu dân tộc mình. Một cây khèn tốt là một cây khèn mà phải nhìn thấy được cái lòng của cả người thổi lẫn người chế tác ra nó.

Hiện nay, vấn đề bảo tồn những giá trị của khèn Mông đang được các địa phương quan tâm hơn. Festival khèn Mông đầu tiên tại Hà Giang đã được diễn ra trên vùng cao nguyên đá từ ngày 21 – 28/08/2011, hội tụ 300 nghệ nhân và diễn viên tham gia. Đặc biệt, lễ hội đã huy động được nhiều nghệ nhân thổi khèn tài năng qua đó bảo tồn nét đẹp nhân văn của cây khèn. Với vị trí là một biểu tượng văn hóa của dân tộc Mông, chiếc khèn đã được chế tác và lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện chiếc khèn Mông khổng lồ được sách kỷ lục Guinness ghi nhận. Đó như một sự ghi nhận của thế giới về sự tồn tại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

26

của khèn Mông như một biểu tượng văn hóa “vật thể” và cả “phi vật thể”. [21]

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 28 - 33)