Văn hóa tổ chức của người Mông

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 25 - 26)

Người Mông cư trú theo bản làng gọi là “giao” (jaol), mỗi giao có địa bàn cư trú và vùng sản xuất rõ ràng. Trong cách tổ chức của người Mông có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

19

những quy định rất chi tiết về các nghi lễ của cuộc đời một con người. Từ khi đứa trẻ sinh ra đứa trẻ phải được làm lễ gọi hồn rồi mới được đặt tên. Đứa trẻ tròn một tháng lại có lễ gọi hồn đầy tháng. Khi đầy năm cũng sẽ tiến hành một lễ gọi hồn đầy năm. Và đặc biệt là nghi lễ đặt tên đệm mới khi có con đầu lòng. Người đàn ông Mông chỉ trưởng thành thật sự khi đã trải qua nghi lễ này. Từ 40 tuổi trở lên là có thể làm lễ chúc thọ. [13]

Đặc biệt văn hoá tổ chức của người Mông được thể hiện rõ nhất qua tục cưới xin và tang ma. mỗi phong tục đều rất quy củ và có nhiều điều đáng chú ý. Người Mông có tục kéo vợ, đó là khi trai gái tìm hiểu nhau mà người con gái ưng ý thì chàng trai sẽ rủ thêm bạn để kéo cô gái về nhà mình. Khi cô gái về đến nhà , một người cầm con gà trống và đi theo gọi hồn với hàm ý, từ nay người con gái đó đã là con của dòng họ này, gia đình nhà trai báo cho gia đình nhà gái biết để làm lễ cưới hỏi. Nhà trai đến đón dâu phải đầy đủ sính lễ, thường là 60 – 80 kg thịt lợn, tiền mặt, rượu và một con trâu. Đám cưới của người Mông bắt buộc phải có phù rể để cùng chú rể quỳ lạy gia tiên. Theo phong tục nhà gái không được đưa dâu tới nhà trai, trên đường đi về dù hai nhà xa hay gần cũng phải dừng lại ăn trưa và cúng thổ thần. Sau khi cưới ba ngày thì cô dâu chú rể sang nhà lạy bố mẹ vợ, những người anh em, họ hàng thân thích đến dự lễ để công nhận đôi vợ chồng trẻ. Về tục tang ma xin được trình bày ở phần sau.

Như vậy về mặt tổ chức, người Mông dù là một dân tộc bị ly tán đến khắp nơi nhưng vẫn có cách tổ chức chặt chẽ trong sinh hoạt và nghi lễ trong vòng đời một con người. Điều này thể hiện trình độ văn hoá cao của một dân tộc trong cách tổ chức cuộc sống cho cộng đồng đã được tích luỹ từ ngàn đời nay.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)