Văn hóa ứng xử của người Mông

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 26 - 28)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

20

Văn hoá ứng xử là một trong những phương diện không kém phần quan trọng thể hiện trình độ văn hoá của dân tộc đó. Đối với người Mông cách ứng xử của họ rất hài hoà với tự nhiên và với xã hội. Với tự nhiên, người Mông định cư chủ yếu ở vùng núi cao, điều kiện thời tiết không kém phần khắc nghiệt. Đặc biệt ở vùng cao núi đá Hà Giang, người Mông phải cư trú trên những triền núi cao của cao nguyên đá Đồng Văn, nơi vô cùng thiếu thốn về nước sinh hoạt cũng như hoàn toàn không thuận lợi cho việc trồng cấy. Đến loại cây trồng như lúa cũng không sinh trưởng được ở địa hình này vì không có nước. Việc làm ruộng bậc thang để giữ nước như một số địa phương khác cũng là bất khả thi vì đá ở đây quá cứng, là dạng đá vôi đã thành hình núi cao và rất hiểm trở. Ở nhiều nơi, vì không có đất nên đồng bào phải chở đất từ nơi khác đến để trồng trọt. Nước sinh hoạt thì trông chờ vào nguồn nước mưa tự nhiên nhưng cũng rất hiếm hoi. Ngay một số nơi có chút đất để trồng ngô nhưng đất rất khô cứng, chỉ có loại lưỡi cày đặc biệt do người Mông làm ra mới lật nổi đất. Chính vì điều kiện khắc nghiệt như vậy nên người Mông có cách ứng xử với tự nhiên rất dân chủ, con người bằng sức lao động của mình sẽ là nguồn lực cải tạo tự nhiên. Trong tục ngữ Mông còn ghi lại những câu ca nói về việc lao động sản xuất chăm chỉ của người Mông với quan niệm con người phải là người chủ động cải tạo tự nhiên.

“Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Trai khoẻ không biết làm nương cũng hèn”.

Người Mông có lễ hội “Gầu tào”(gruôv taox) để cúng tạ trời đất đã ban cho sức khoẻ và giúp cho việc làm ăn thuận lợi. [13]

Trong xã hội, văn hoá ứng xử của người Mông thể hiện ở quan hệ trong làng bản và quan hệ trong gia đình, dòng họ. Ý thức cộng đồng của người Mông trong làng bản thể hiện ngay ở cách xưng hô giữa cá nhân với cộng đồng. Người Mông từ xưa tới nay vẫn nói với nhau là “ta cùng một giống lanh với nhau”,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

21

xưng hô là “người Mông ta” ( pêz Hmôngz). [12] Trong dòng họ, người Mông có sự phân biệt họ xa, họ gần bởi với họ thì vấn đề này rất quan trọng liên quan đến tín ngưỡng. Những người cùng họ có mối quan hệ ruột thịt, có thể chết ở nhà nhau mà không sợ tổ tiên trách cứ. Phân biệt dòng họ bằng phương thức chôn chặt mả theo kiểu xây mồ bằng đá hay lấp đất. Còn có cách phân biệt nữa là dựa trên số lượng bát trong lễ ma bò. Đặc biệt khác với người Việt, người Mông phân biệt vai thứ anh em bằng cách cứ ai sinh ra trước là làm anh (chị) bất kể là con dì hay con chú. Điều này cũng cho thấy tính dân chủ trong dòng tộc của người Mông.

Trong quan hệ gia đình, gia đình người Mông là gia đình phụ quyền, tuy nhiên người đàn ông Mông phải lấy vợ, sinh con đầu lòng và làm lễ đặt tên đệm thì mới được xem là người trưởng thành và có khả năng làm chủ gia đình. Gia đình người Mông có thể có từ 2 – 3, 4 thế hệ cùng sinh sống dưới một mái nhà. Sự phân công lao động cũng rất rõ ràng, ai cũng phải có nhiệm vụ lao động kể cả trẻ nhỏ.

Như vậy, có thể thấy rằng người Mông có cách ứng xử với tự nhiên và xã hội rất đặc biệt. Cách ứng xử đó thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, đoàn kết và tính dân chủ rất cao trong xã hội người Mông.

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 26 - 28)