hồng thủy trong bài ca chỉ đường (Jangx kruôz cê)
Trong tín ngưỡng của người Mông, khi một người chết đi có nghĩa là đã được trở về với tổ tiên. Tuy nhiên, muốn người chết nhanh chóng tìm được về với cội nguồn thì người sống phải thực hiện đầy đủ những nghi lễ cần thiết theo đúng phong tục của dân tộc Mông. Nghi lễ đưa tiễn người chết sẽ không được tiến hành nếu thiếu sự xuất hiện của các bài dân ca nghi lễ tang ma. Người thợ khèn sẽ cất lên bài ca nghi lễ đầu tiên đó là “Bài ca chỉ đường” (Jangx kruôz cê). Đây là một bài ca bắt buộc phải có trong nghi lễ khi người xấu số đã nhắm mắt xuôi tay. Những lời ca chứa chan tình yêu thương của bài ca đưa người chết về với thế giới thần thoại vì thế mà người ta còn gọi bài ca này là “bài ca thần thoại”.
Giống như nhiều dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, người Mông cũng có thế giới quan thần thoại. Cách giải thích về nguồn gốc, xuất xứ của dân tộc Mông tuy chất phác nhưng đó là niềm tin và sự tôn kính, tự hào đối với cội nguồn dân tộc. Như Các Mác đã nói về thần thoại, thần thoại gắn liền với thời kỳ ấu thơ của nhân loại trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại nữa, nó là thứ nghệ thuật vô ý thức và thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng. Bài ca chỉ đường của người Mông có thể xem là một tác phẩm thần thoại vì nó phản ánh nguồn gốc dân tộc đồng thời là một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
31
nghi thức đặc biệt để đưa người chết về với tổ tiên. Điều đó được thể hiện ngay trong lời đầu tiên của bài dân ca:
“ Ngươi chết thật hay chết giả
Chết thật ngươi hãy vểnh tai về nghe quay mặt về nhìn Ta ca bài ca trở về cội nguồn cho nghe:”
Trong bài ca chỉ đường, người Mông đã tái hiện lịch sử dân tộc và nguồn gốc sâu xa của sự hình thành cỏ cây muôn loài. Trận đại hồng thủy được nói tới trong bài ca mang dáng dấp những truyện kể của nhiều dân tộc khác ở Đông Nam Á. Trong số những biểu tượng xuất hiện trong bài ca mở đầu này, biểu tượng tái hiện sự hủy diệt của muôn loài được sử dụng với số lượng tương đối lớn. Đó là sự chết chóc, tuyệt diệt của nhiều giống cây và muông thú. Trời đất bắt đầu gây ra đại họa từ sự khô hạn đến kiệt quệ:
“ Trời bừa đất chối đây đẩy Đất bừa trời chối hết thảy
Trời bừa đất chối lao xao Đất bừa trời chối lao đao. Trời khô khô giòn bảy niên Đất khô khô cứng bảy năm”
Và kết thúc của những ngày khô hạn ấy chính là một trận lụt vô cùng khủng khiếp:
“ Gầu á đrâu ông cho rồng già Thả mưa bão mưa giông to thật to”.
Sau khi nêu lý do của trận đại hồng thủy (Do Gầu á đrâu ông – Người quản mây gió) gây ra, bài dân ca đã tái hiện những hình ảnh chết chóc, hủy diệt của cỏ cây và giống vật một cách chân thực nhất qua cách tư duy và cách trình bày rất mộc mạc. Nổi bật lên những hình ảnh mang tính chất biểu tượng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
32
sự hủy diệt. Đó là “giống cây trúc”, “ giống gà, giống vịt”, “xương thịt” con người.
Về vai trò của giống cây trúc trong văn hóa Mông, cây trúc được sử dụng để làm “đôi âm dương” – một công cụ không thể thiếu trong lễ tiễn đưa người chết. Đôi âm dương có vai trò rất quan trọng trong cuộc nói chuyện ở thế giới tâm linh giữa người sống và người chết. Nó là dóng giữa của cây trúc được bổ đôi. Trong lễ làm ma tươi, thày cúng dùng đôi âm dương để hiểu ý của người chết. Khi mời cơm người chết, người ta vứt hai mảnh âm dương xuống tấm ván quan tài. Nếu hai mảnh trúc có một mảnh úp, một mảnh ngửa thì tức là người chết đã đồng ý để về ăn cơm. Nếu hai mảnh trúc đều ngửa tức là người chết đang “cười” (chưa bằng lòng về ăn). Ngược lại hai mảnh trúc úp xuống cùng lúc thể hiện người chết sẽ không ăn và thày cúng cần phải nói chuyện tiếp đến khi nào người đã khuất đồng ý thì thôi. Sở dĩ đôi âm dương được dùng để làm công cụ nói chuyện giữa hai thế giới là do nó được làm bằng “trúc” – giống “cây thiêng” gắn với cội nguồn tổ tiên người Mông.
Trong cơn hồng thủy từ thời khai thiên lập địa, hình ảnh giống cây trúc đã trở thành biểu tượng của sự hủy diệt, cho dù các loài chim và cả ông trời, bà trời đã cố sức để cứu sống nó. Bài ca chỉ đường đã ghi lại những hình ảnh thể hiện số phận của giống cây trúc trong cơn đại nạn.
“ Giống trúc bị chết sạch Giống cây cũng chết hết Giống trúc không có dùng Giống cây cũng chẳng còn”
Để bảo tồn sự sống, Gầu á đrâu ông đã cho giống chim trò, chim tri đi lấy giống trúc còn sống sót để trồng lại. Con chim trò, chim tri được thượng đế đại nhân và Pù Si Nhông (bà trời) chỉ cho chỗ lấy giống và “vãi tung xuống dưới đất” giống cây trúc còn sót lại để “một vòng mười ba ngày mới mọc rễ”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
33
Một dân tộc mà lịch sử được viết bằng “Máu và nước mắt” như dân tộc Mông thì trong tâm thức của các thế hệ có lẽ luôn trăn trở về nỗi diệt vong. Họ tìm mọi cách để tồn tại và duy trì nòi giống dân tộc mình. Người Mông còn ghi nhớ câu truyện về vị thủ lĩnh xưa kia thất bại trong cuộc chinh chiến chống lại các bộ tộc khác để rồi phải xé mảnh cờ thiêng liêng chia cho con cháu và dặn dò con cháu đi đâu cũng phải treo mảnh cờ đỏ trước cửa để nhận biết nhà của người Mông và đợi thời cơ mà tập hợp lại. Câu chuyện kể dân gian gắn với tục lệ dán giấy đỏ trước cửa nhà của người Mông cũng đồng thời là lời nhắc nhở về sự sống còn của dân tộc. Sự sống mong manh được tái hiện trong bài ca thần thoại của người Mông. Giống trúc là biểu tượng cho sự sống mong manh giữa thế giới ngập tràn hiểm nguy và chết chóc. Dù rất cố gắng gieo mầm sống nhưng chim trò, chim tri cũng rất khó thực hiện nhiệm vụ mà Trời đã giao. Gieo giống cây xong thì:
“Giống cây còn làm núng Giống trúc lại làm súy Giống trúc thì không mọc Giống cây cũng chẳng lên Mọc được mỗi ba cây”
Giống như bài dân ca về người đi mua con gà mái về đẻ trứng rồi ấp mà chẳng được một con nào, bài dân ca Mông cũng ghi lại sự khốn khổ của muôn loài trong nạn hồng thủy đến nỗi ba cây duy nhất mọc được cũng phải đương đầu với sự tàn phá của thiên nhiên và con người.
“ Một cây là phần con dũi con dũi cắt rồi Một cây là phần Cờ Lao Cờ Lao chặt đi
Còn một cây là phần của người chết”
Như vậy, không những là biểu tượng tái hiện sự hủy diệt, cây trúc còn là biểu tượng của sự sống mong manh còn sót lại. do vậy nó trở thành “Cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
34
thiêng” đối với dân tộc Mông. Người Mông dùng trúc làm khèn cũng vì lẽ đó. Giống trúc chính là chứng tích còn lại cho một thời kỳ gian khổ đi tìm sự sống của dân tộc với những kẻ cản trở là thiên nhiên khắc nghiệt và cả con người (Người Cờ Lao đã chặt mất một cây trúc của người Mông). Cây trúc được khẳng định là loại cây giúp hiểu được tiếng của “ma”:
“ Người không biết tiếng ma Ma cũng chẳng biết tiếng người
Người và ma giao tiếp nhau bằng đoạn trúc”
Tương tự như cách tồn tại của giống trúc, với cách cảm, cách nghĩ giản dị người Mông một lần nữa dùng những sự vật bình dị gần gũi nhất để truyền tải thông điệp từ ngàn xưa của mình. Trong nạn hồng thủy “giống gà, giống vịt” cũng không tồn tại nổi. Những hình ảnh chết chóc được tái hiện:
“Giống gà bị chết hết Giống vịt cũng chết sạch
Gầu á đrâu ông mới cho diều đen, diều vằn đi lấy …
Diều đen diều vằn rằng: Giống vịt cũng chết sạch Giống gà không có dùng Giống vịt chẳng có nuôi”.
Trong việc thờ cúng người chết của người Mông không bao giờ thiếu được thịt gà. Có thể nói gà cũng là một “con vật thiêng” làm nhiệm vụ dẫn hồn người chết trở về với gia chủ. Điều này thể hiện rõ trong lễ làm ma khô có nghi thức “giao con vật” (tức giao miếng thịt gà) vào tay hình nộm. Truyện kể dân gian mà người Mông truyền tụng ghi lại câu chuyện giải thích tại sao người Mông họ Dương (Giàng) không bao giờ ăn tim các loại động vật cũng xuất phát từ “tim gà”. Người cha trong câu truyện có nhận một người Hán
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
35
làm con nuôi và làm người con thứ hai trong ba người con của ông. Khi cha mất, ba người con mổ gà để cúng cha. Khi luộc gà xong và đem cúng thì thấy thiếu mất quả tim. Người con nuôi gốc Hán ra sức đổ tội cho người em út là ăn mất quả tim dùng để cúng cha và xúi chàng trai cả mổ bụng em để tìm quả tim. Tin lời người Hán người con cả mổ bụng em và moi ruột ra để tìm quả tim nhưng chỉ thấy nấm tai chuột do người em đi nương đói quá nên phải ăn thay cơm. Lúc này mới thương em và nhận ra sự lừa dối, độc ác của kẻ người Hán thì hắn đã cao chạy xa bay. Không những thế người Hán kia còn dẫn lính quay trở lại và chỉ điểm cho quân lính truy đuổi người Mông ra khỏi vương quốc Tam Miêu. Do vậy, bài học cảnh giác về việc bảo tồn nòi giống dân tộc luôn được người Mông đặt lên hàng đầu.
Nỗi ám ảnh về sự sống còn của dân tộc ghi dấu trong bài ca chỉ đường thông qua những biểu tượng rất bình dị như “giống gà, giống vịt”. Chúng cũng phải đấu tranh sinh tồn ngay từ thời nguyên thủy, song sự sống sót cũng là cả một vấn đề phức tạp vì có quá nhiều hiểm họa xung quanh.
“Diều đen chỉ lấy được mỗi một đôi đem về Để làm lứa làm đôi
Đẻ một ngày ra một quả Đẻ hai ngày ra hai quả
…
Đẻ chín ngày ra chín quả Trứng gà ấp súy quẩy Ấp được một vòng ba mươi ngày
Mở ra mỗi ba con
Một con phần của cáo cáo bắt rồi Một con phần của ma ma bắt đi Còn mỗi con là phần của người chết”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
36
Có thể nói các loài gia cầm như gà, vịt được đưa vào thần thoại Mông và ngẫu nhiên được thừa nhận trở thành những sinh vật gắn với cội nguồn. Sự hủy diệt của thiên nhiên và sự sống sót hiếm hoi của những nòi giống đó cũng chính là lời nhắc nhở về tổ tiên, nguồn gốc dân tộc của thế hệ người Mông đi trước với con cháu sau này. Bài ca chỉ đường không còn là bài ca nghi lễ mà trở thành những trang thần thoại đầy thiêng liêng ghi lại cuộc đấu tranh sinh tồn khắc nghiệt của người Mông từ khi được tạo hóa ban cho sự sống.
Cây cỏ và muông thú bị hủy diệt cũng kéo theo sự hủy diệt của con người. Hình ảnh ghê rợn của xương thịt con người cũng được tái hiện trong bài ca đầu tiên này:
“Xương ngươi rứa tan như thân lau chít Thịt rứa bươm như đất rứa bùn Xương gãy tan như thân ống lanh
Thịt rứa nát như đất rứa tan”
Con người tìm kiếm sự hồi sinh bằng việc đầu thai, nhưng có lẽ điều đó thật quá khó khăn bởi:
“Đi đầu thai ngươi chớ đi đầu thai lợn sợ con dao Đầu thai cho chó sợ cái chày
Đầu thai cho ngựa sợ bị cưỡi Đầu thai cho bò sợ kéo cày”.
Con người bế tắc trước sự lựa chọn về kiếp đầu thai và cuối cùng đành chấp nhận cảnh đầu thai làm “con sầu con ve réo” để
“Trời nắng réo vang giữa trời xanh Trời mưa réo giắt giữa trời hanh Trời nắng réo giắt giữa trời trong Trời mưa réo giắt dưới tàu lá thông”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
37
Như vậy, những biểu tượng con vật, cây cỏ thể hiện trong Bài ca chỉ đường đều được người Mông xem như những vật thiêng của dân tộc mình. Việc đưa những sự vật bình thường như trúc, giống gà, vịt vào bài ca cội nguồn là xuất phát từ ý thức về sự tồn tại khách quan của giống nòi của người Mông. Ngay từ thời sơ khai, họ đã nhận thức được rằng sự tồn tại hay diệt vong của dân tộc mình là một điều có ý nghĩa sống còn. Dù là cỏ cây hay loài vật nhưng đã gắn bó với người Mông thì đểu chung số phận bất hạnh. Sự đấu tranh sinh tồn vẫn đang diễn ra một cách quyết liệt để giành lại sự sống cho dù chỉ còn một cây trúc hay một con vật sống sót sau đại nạn. Liên hệ tới ca dao của người Việt cũng có suy nghĩ tương tự như suy nghĩ của người Mông:
“ Đừng than phận khó ai ơi Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”.
(Mười quả trứng – Dân ca Bình Trị Thiên) Sự sống còn, được mất của con người là do tạo hóa sắp đặt nhưng con người luôn phải biết vươn lên và khẳng định sức mạnh của mình. Thế giới quan của người Mông trong bài dân ca chỉ đường cho người chết tuy còn đơn giản nhưng những hạt nhân của tinh thần lạc quan đã bắt đầu xuất hiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với tính cách và sức sống của người Mông đặc biệt trên địa bàn vùng cao núi đá Hà Giang. Họ đã khẳng định sức sống mãnh liệt trong gian khổ. Lên với vùng cao Hà Giang, những du khách mới cảm nhận hết được sự thích ứng kỳ lạ với mọi điều kiện khắc nghiệt của tự nhiên. Những ánh mắt của du khách lần đầu đến vùng cao sẽ kinh ngạc khi nhìn thấy những nương ngô xanh tươi trên triền núi cao cheo leo. Người Mông vùng cao nguyên đá có tài xếp đá như một tác phẩm nghệ thuật. Không chỉ để giữ đất, giữ nước mà những bờ rào đá còn là một nét văn hóa thể hiện sự khéo léo và tài tình của người cao nguyên. Hầu như người Mông chỉ trồng hai loại cây lương thực và thực phẩm chính là ngô và rau cải (người dân gọi là giống Cải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38
cay) nhưng những nương ngô, nương trồng rau vẫn xanh tốt mặc thiên nhiên vùng cao giá lạnh và vô cùng khắc nghiệt.
Thông qua việc giải mã những biểu tượng tái hiện sự hủy diệt và hồi sinh trong bài dân ca chỉ đường của nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông đã cho ta hiểu thêm về “tính cách, bản lĩnh” dân tộc Mông trước khó khăn, gian khổ. Mặt khác, biểu tượng đều là những vật thiêng cũng cho thấy