Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 45 - 100)

2.1.2 Biểu tượng sóng đôi trong các bài dân ca đưa tiễn người chết của người Mông người Mông

Biểu tượng sóng đôi trong văn hoá Việt Nam không phải là một hiện tượng xa lạ. Văn học dân gian Việt Nam còn ghi lại dấu ấn của những biểu tượng sóng đôi nhau như: Gừng cay - muối mặn, trầu - cau, thuyền - bến, … Trong nghi lễ đưa tiễn người chết về nơi an nghỉ, người Mông cũng sử dụng rất nhiều những biểu tượng sóng đôi, có thể làm một phép thống kê sẽ thấy rõ điều này:

Bảng 2.1. Bảng hệ thống hóa các biểu tượng sóng đôi trong dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông

Biểu tƣợng

Số lần xuất hiện trong các bài dân ca đƣa tiễn ngƣời chết

Dẫn chứng

Đôi âm dương 26

“Tay trái cầm đôi âm dương Tay phải gõ âm dương mời” “Tay trái cầm đôi âm dương Mời đi rồi mời lại

Mời liền những ba lần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

39

hình nộm”.

Đôi ngựa ma 21

“Đôi ngựa ma sắp ra đi đi không được

Đôi ngựa vằn sắp đi ra đi không nổi”

“Đôi ngựa ma sắp ra đi”

“Đôi ngựa ma mới đi được tới”

Đôi tay

(Tay trái/ Tay phải) 60

“Tay trái cầm chén nước Tay phải bưng chén rượu” “Tay trái cầm đôi âm dương Tay phải gõ âm dương mời” “Tay trái nắm thừng lanh ngay túm vào tay

Tay phải cầm sợi chỉ lanh nhanh buộc vào chân”

Theo sự lý giải của tác giả Hùng Đình Quý thì về mặt ngôn từ, biện pháp sóng đôi được sử dụng là do tính chất truyền miệng của các bài dân ca trong đó có dân ca nghi lễ tang ma của người Mông. Việc dùng ngôn ngữ sóng đôi làm cho việc học và ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn. Thuận trí nhớ, không cộc lốc và rất dễ nhập tâm. Dân ca giao duyên của người Mông cũng có kiểu cấu trúc vế 1 ,vế 2 tương tự nhau, gieo vần khác nhau đôi chút để dễ hát, dễ nhớ. Ví như trong bài dân ca “Con đường yêu đương”:

Khổ thứ nhất:

1. “ Đrâu Mông rằng gầu Mông

2. Hoa mạch hoa lan đua nhau nở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

40

4. Đôi ta yêu nhau

5. Lấy hoa mạch hoa lan làm lương túi

6. Cho đôi trai gái đi tìm lối,

7. Có cành rủ dây sợi

8. Đôi ta yêu nhau

9. Lấy hoa mạch hoa lan làm túi lương

10. Cho đôi trai gái đi dò đường”.

Khổ thứ hai:

11. “Gầu Mông rằng đrâu Mông 12. Hoa mạch hoa lan đua nhau nở rộ

13. Có cành rủ xum xuê

14. Giá anh lấy được em 15. Để dứt mối tình hai ta

16. Mãi mãi không nhắc đường đau lá gan,

17. Có cành rủ um tùm

18. Giá anh lấy được em

19. Cho dứt duyên tơ hai mình

20. Mãi mãi không nói đường nhói trái tim.”

Ở hai khổ thơ có hiện tượng lặp lại và ngay trong một khổ thơ cũng có hiện tượng đó. Theo đánh số câu thơ chúng ta có thể thấy những cặp câu lặp lại và sóng đôi với nhau, chỉ khác nhau về một vài từ (Những từ đã được in đậm, gạch chân) đó là: Cặp 1, 2, 3 và 11, 12, 13 Cặp 3 và 7 Cặp 13 và 17 Cặp 4, 5, 6 và 8, 9, 10 Cặp 14, 15, 16 và 18, 19, 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

41

Như vậy chỉ trong có 20 câu thơ mà chúng ta đã tìm ra được tới 5 cặp câu tương đối giống nhau, song hành cùng nhau. Có lẽ đây là thủ pháp nghệ thuật phổ biến trong các bài dân ca nói chung trong đó có dân ca Mông. Tuy nhiên, với dân ca nghi lễ của người Mông thì càng cần phải sử dụng vì người trình bày các bài dân ca là các thợ khèn và học phải thuộc lòng các lời khèn mới có thể biến chúng thành âm thanh được. Bắt buộc phải ghi nhớ, điều này cũng chính là đặc trưng truyền miệng của văn học dân gian.

Khi tiến hành giải mã một loại biểu tượng như biểu tượng sóng đôi trong dân ca nghi lễ của người Mông chúng ta không thể chỉ xem đó là cách để dễ thuộc, dễ nhớ câu thơ. Với các dân tộc thiểu số vấn đề thuộc về văn học này cũng rất cần phải được nhìn nhận từ văn hoá nhận thức của dân tộc đó bởi từ việc có nhận thức văn hóa mới đi đến sáng tác văn học. Lý giải vấn đề xuất hiện biểu tượng sóng đôi trong những bài dân ca nghi lễ cần xuất phát từ văn hoá nhận thức của người Mông. Trong tư duy của người Mông về Trời đất và con người đã sớm hình thành nhận thức một cách đa chiều về sự hình thành của vạn vật. Ngay cả cách ứng xử với Trời, khác với nhiều dân tộc tôn thờ và coi Trời như một đấng tối thượng người Mông lại rất “dân chủ với Trời”. Tâm lý của một dân tộc mà từ khi mới hình thành đã luôn bị ly tán nên số phận của họ giống như những “đứa trẻ mồ côi” không có nơi nương tựa vững chắc. Dân ca Mông còn ghi lại rất nhiều câu hát về cảnh sống khổ sở của thân phận mồ côi:

“Như mồ côi này, lớn lên đi ra ngoài Ăn thì ăn cơm lẫn trấu, mặc thì mặc áo tã

Mồ côi đói nhòm cửa nhà người Thấy con người ăn cơm với thịt Mồ côi đói, ngõ vách nhà người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42

Thấy con người ăn cơm với muối”

Biết đời khổ ải thế này Thà đừng sinh ra còn hơn”

Với người Mông, cảnh sống mồ côi, tha hương vô cùng cực khổ,

“Mồ côi không mẹ cha Thân như cái que cái gậy

Lũ nhà giàu bẻ đem đi xua gà.”

Chính vì tâm lý đó của cả dân tộc, sự khát khao trở về quê hương nên người Mông hay oán trách Trời – đấng tạo hoá nhưng cũng là người gây nên khổ đau bất hạnh cho họ.

Ngay từ thưở sơ khai người Mông đã luôn đặt mối tương quan giữa con người và Trời đất. Thế giới là do Trời và Người cùng gây dựng. Kiểu tư duy phân đôi của người Mông tồn tại trong thế giới quan, nhân sinh quan từ khi mới hình thành dân tộc. Đã là con người thì phải có cả Gầu Á - Gầu Âu, là trời đất thì có Ông Trày – Bà Trày, dân ca Mông luôn sử dụng biện pháp sóng đôi như một biện pháp nghệ thuật tiêu biểu để biểu hiện cuộc sống. Mặt khác, cách sóng đôi cũng làm cho những câu ca điệu hát uyển chuyển hơn. Nghe tiếng khèn của người Mông ta thấy âm điệu rất nhịp nhàng, réo rắt có lẽ một phần chính là do tính chất sóng đôi trong lời bài khèn.

2.1.3 Những biểu tượng ước lệ tượng trưng trong các bài dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông

Ước lệ, tượng trưng là một thủ pháp được sử dụng nhiều trong văn học từ văn học dân gian tới văn học trung đại, hiện đại. Ca dao người Việt sử dung rất thành công các hình ảnh ước lệ, tượng trưng như nói về thân phận người phụ nữ trong mô típ ca dao “thân em” chúng ta có thể thấy vô số những hình ảnh so sánh, ví von:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

43

“Thân em như tấm lụa đào Thân em như giếng giữa đàng

Thân em như quế giữa rừng Thân em như trái bần trôi Thân em như miếng cau khô

Thân em như hạc đầu đình Thân em như củ ấu gai

…”

Hầu khắp các kiệt tác của văn học trung đại đều sử dụng hình ảnh ước lệ tượng trưng và đây được xem như một đặc trưng tiêu biểu về nghệ thuật của văn học trung đại. Có thể kể tới như Bình Ngô Đại cáo, Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, … đều sử dụng thành công biện pháp nghệ thuật này và nhờ đó mà tạo hiệu quả nghệ thuật cao. Nếu thiếu ước lệ tượng trưng thì khó có thể diễn tả những trường đoạn oai hùng của lịch sử trong Bình Ngô Đại cáo, không thể hình dung ra vẻ đẹp tâm hồn và bể khổ trầm luân mà nàng Thúy Kiều đã phải trải qua trong cuộc đời mình. Cũng như vậy, những nỗi nhớ nhung sầu muộn của người Chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc, người cung nữ thất sủng trong Cung oán ngâm khúc người đọc cũng khó lòng mà hiểu hết được.

Trong dân ca nghi lễ của người Mông, những biểu tượng mang tính ước lệ tượng trưng cũng được sử dụng rất nhiều. Một biểu tượng xuất hiện trong các bài khèn đưa tiễn người chết mà sau khi tiến hành hết các nghi lễ ở gia đình, khi người ta đưa người chết ra đồng thì thường thổi bài dân ca nghi lễ có biểu tượng này, đó là biểu tượng “Đôi ngựa ma, đôi ngựa vằn”. Sở dĩ nói đây là biểu tượng mang tính ước lệ, tượng trưng rõ nét nhất trong nghi lễ tang ma của người Mông là vì đây hoàn toàn không phải là những con ngựa thật. Theo tác giả Hùng Đình Quý thuật lại thì người Mông kể cả các cụ cao niên cũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

44

chưa nhìn thấy con ngựa vằn nó hình thù như thế nào. Bởi thực sự, vùng cao núi đá không có giống ngựa này. Nhưng tại sao ngựa vằn lại xuất hiện trong bài dân ca nghi lễ của người Mông thì cần phải được giải thích bằng những thủ tục trong nghi lễ làm ma tươi. Đôi ngựa vằn ở đây thực chất là một thứ dụng cụ trong nghi lễ làm bằng cây được đẽo gọt lớp vỏ tạo thành những vằn vện rất rõ nét và gọi là đôi ngựa vằn. Đôi ngựa vằn được sử dụng trong nghi lễ ma tươi sau khi đã khâm liệm. Với mục đích khẳng định sự ra đi của người đã chết và làm công cụ chuyên chở linh hồn người đó về với tổ tiên, đôi ngựa vằn được người thổi bài dân ca lấy làm hình ảnh nhắc đi nhắc lại đến sự ra đi:

“Đôi ngựa ma sắp ra đi đi không được Đôi ngựa ma không cho lá cành lá cây đâm chồi

Ngươi muốn ra đi

Đành bỏ hết anh em nội ngoại gần xa,

Ai sẽ đi xuống huyệt Gầu khèn sẽ dẫn đón ngươi

Đi về xuống huyệt Ai sẽ đi xuống mồ Gầu khèn sẽ đón dẫn ngươi

Đi về xuống mồ”.

Khèn ra đồng

Biểu tượng đôi ngựa ma, đôi ngựa vằn sắp ra đi như gieo vào tâm thức người ở lại sự đau xót. Người Mông dùng biểu tượng gì cũng đều dựa trên suy nghĩ rằng có linh hồn ở trong đó. Đôi ngựa ma bằng cây gỗ vô tri vô giác nhưng thực sự là thứ dẫn dắt linh hồn người ra đi ra với nghĩa địa – nơi an nghỉ cuối cùng. Những câu hỏi “Ai sẽ xuống mồ, ai sẽ xuống huyệt” như lời lưu luyến của người sống với người đã khuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

45

Xuất hiện chủ yếu trong Khèn ra đồng và Khèn ngoài bãi, Khèn ra nghĩa địa, đôi ngựa ma cũng giống như đôi âm dương là thứ vật thiêng đưa tiễn linh hồn người chết. Những lời dân ca nói về sự việc “đành bỏ anh em nội ngoại đôi bên” để ra đi như lời cáo biệt cuối cùng của người đã khuất. Đôi ngựa ma sẽ đưa họ về với quê hương Quý Châu, đưa họ về với cội nguồn người Mông.

Trong những dân ca đưa tiễn người chết của người Mông cũng thường xuyên xuất hiện trở đi trở lại những con số. Đặc biệt đáng chú ý là con số “ba mươi ba” bài khèn được nhắc đến tới 05 lần trong các bài dân ca đưa tiễn người chết:

Bảng 2.2. Bảng hệ thống hóa sự xuất hiện của con số biểu tượng “ba mươi ba bài khèn” trong dân ca nghi lễ đưa tiễn người chết của người Mông

Biểu tƣợng Dẫn chứng

Ba mươi ba bài khèn

“Ngươi chết thật hay chết giả

Chết thật hãy vểnh tai quay mặt nghe Ta thổi ba mươi ba bài khèn

Chỉ cho ngươi con đường tối đen” “Ta thổi ba mươi ba bài khèn

Dẫn ngươi cưỡi lên ngựa rồng ngựa thỏ để còn hầu ma tiếp khách”

“Người gầu khèn đrâu trống

Sẽ thổi ba mươi ba bài khèn cơm sáng”

Vậy có phải người Mông chỉ có 33 bài khèn phục vụ nghi lễ tang ma hay không ? Theo thống kê của tác giả Hồng Thao trong “Âm nhạc dân tộc H’Mông” thì người Mông có tới 360 bài khèn để đưa tiễn hồn ma với nhiều “tổ bài khèn” khác nhau và mỗi “tổ bài khèn” như vậy có 13 bài khèn với 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

46

chủ đề khác nhau (Dẫn theo Hùng Hà, Về cuốn sách “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang”) [14]. Cuốn “Những bài khèn của người Mông ở Hà Giang” của tác giả Hùng Đình Quý thì ghi lại những bài dân ca nghi lễ tang ma của người Mông gồm 13 bài ca, 42 bài khèn tang lễ và một bài giới thiệu về lễ làm ma bò của dân tộc Mông. [34] Vấn đề đặt ra là như vậy đâu mới là con số chính xác, và nếu thực tế người Mông có trên 33 bài khèn đưa tiễn người chết thì tại sao người ta lại chỉ dùng con số 33 trong các bài dân ca. Qua thực tế tìm hiểu và lời của chính tác giả đã sưu tầm các bài khèn của người Mông ở Hà Giang thì những bài khèn tang lễ của người Mông có nhiều hơn con số 33 bài. Đã là những bài khèn phục vụ nghi lễ tang ma thì bao giờ cũng phải đầy đủ tất cả các bài khèn tắt thở, khèn khâm liệm, khèn giao con vật, khèn cơm sáng, khèn cơm trưa, khèn ra đồng, khèn ngoài bãi, khèn cơm trưa ngoài bãi, khèn ra nghĩa địa ... Đó là chưa nói tới khèn trong nghi lễ làm ma khô. Mỗi bài lại có những bài ca theo sau để diễn tả rõ hơn lời người Gầu khèn muốn nói. Ngoài ra, mỗi loại người chết do các kiểu rủi ro khác nhau cũng có những bài khèn riêng như khèn cho người bị: đá đâm, cây đổ, bị bệnh ... Do vậy, thống kê một cách tối thiểu nhất cũng phải cần tới 42 bài khèn. Con số 33 bài khèn được nhắc tới phải chăng chính là một con số mang tính “ước lệ, tượng trưng”, cũng giống như những con số trong truyện kể dân gian Mông về người con trai thương nhớ người con gái tới mức thối mất 88 lá gan. Tất cả những con số đó chỉ mang tính biểu tượng. Theo lý giải của tác giả Hùng Đình Quý thì người Mông cũng không ý thức lấy những con số đó để biểu thị một điều cụ thể nào. Tất cả những con số chỉ mang tính chất ước lệ, phiếm chỉ và xem đó là một biện pháp nghệ thuật để làm phong phú thêm cho bài dân ca nghi lễ. Trong điều kiện thời gian thực hiện đề tài, tác giả xin trở lại làm rõ vấn đề này trong một nghiên cứu khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

47

2.2. Những biểu tƣợng trong các bài dân ca nghi lễ làm ma khô của ngƣời Mông

2.2.1 Biểu tượng Gầu khèn đrâu trống

Trong lễ làm ma khô, những bài dân ca nghi lễ có vai trò trong việc

cùng với thày cúng gọi hồn người chết trở về với gia đình. Tuy nhiên, người thổi khèn không chỉ là người đứng ngoài cuộc mà còn trở thành một biểu tượng xuất hiện trở đi trở lại trong bài khèn. Người Gầu khèn trong văn hoá Mông chính là biểu tượng của con người được tôn kính. Điều độc đáo là chính người thổi khèn cũng được đưa vào bài khèn như một biểu tượng. Điều này lý giải tại sao người Mông lại ham mê khèn đến thế. Truyền thuyết Mông

Một phần của tài liệu Biểu tượng trong dân ca nghi lễ tang ma của người Mông ở Hà Giang (Trang 45 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)