Lao động là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hôi. Lao động mang lại thu nhập đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển của mỗi thành viên và toàn xã hội. Thời gian làm việc phản ánh lên sự ổn định việc làm của lao động trong tất cả các ngành, xác định lao động ổn định hay lao động thời vụ.
Qua nghiên cứu sự thay đổi của lao động, việc làm của các hộ điều tra, trong
quá trình xây dựng KCN Quang Minh cho thấy diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp đã làm thay đổi cả về lao động và việc làm của các hộ. Các lao động dôi dư khá nhiều, diện tích đất nông nghiệp còn lại ít. Kết quả thay đổi lao động, việc làm thể hiện qua bảng 3.15 dưới đây:
Bảng 3.15: Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân trƣớc và sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu điều tra Đơn vị
Trƣớc khi thu hồi đất
Sau khi thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) 1 Số hộ điều tra Hộ 130 130
2 Số nhân khẩu Khẩu 682 682
3 Số người trong độ tuổi lao động: Người 546 100 558 100
* Có việc làm Người 407 74,5 427 76,5
- Lao động có việc ổn định Người 93 17,0 221 39,6
- Lao động theo thời vụ Người 314 57,5 206 36,9
* Không có việc làm Người 139 25,5 131 23,5
- Đang học Người 121 22,2 67 12,0
- Thất nghiệp Người 7 1,3 53 9,5
- Mất khả năng lao động Người 11 2,0 11 2,0
* Lao động chia theo ngành nghề Người 407 74,5 427 76,5
- Làm nông nghiệp Người 281 51,5 118 21,2
- Phi nông nghiệp Người 126 23,1 309 55,4
+ Kinh doanh, dịch vụ Người 6 1,1 16 2,9
+ Cán bộ Người 30 5,5 46 8,2
+ Công nhân Người 60 11,0 172 30,8
+ Ngành nghề khác Người 30 5,5 75 13,4
4 Số người làm việc tại địa phương Người 330 60,4 286 51,3 5 Số người làm việc ngoài địa phương Người 77 14,1 141 25,3
Theo kết quả điều tra, tổng số nhân khẩu của 03 nhóm điều tra là 682 khẩu/130 hộ. Số lượng người trong độ tuổi lao động của các hộ điều tra là khá lớn. Trước thu hồi đất, số người trong độ tuổi lao động là 546 người, số người có việc làm là 407 người (chiếm 74,5% tổng số người trong độ tuổi lao động); số người không có việc làm là 139 người (chiếm 25,5% tổng số người trong độ tuổi lao động). Trong số những người có việc làm thì chỉ có 93 người (chiếm 22,9% trong tổng số người có việc làm) là có việc làm ổn định tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình; còn lại 314 người (chiếm 77,2% tổng số người có việc làm) làm những công việc mang tính thời vụ như: lái xe ôm, đi xây, phụ hồ, giúp việc, ... thì nguồn thu nhập của họ rất bấp bênh, không ổn định. Do vậy đời sống của những người này cũng rất thiếu thốn. Số lao động làm việc tại địa phương là 330 người (chiếm 81,1% trong tổng số người có việc làm); số lao động làm việc ngoài địa phương là 77 người (chiếm 18,9% trong tổng số người có việc làm).
Sau thu hồi đất, số người trong độ tuổi lao động có tăng lên là 558 người, số người có việc làm là 427 người (chiếm 76,5% tổng số người trong độ tuổi lao động); số người không có việc làm là 131 người (chiếm 23,5% tổng số người trong độ tuổi lao động). Trong số những người có việc làm thì có 221 người (chiếm 51,8% trong tổng số người có việc làm) tìm được việc làm ổn định tạo ra nguồn thu nhập cho gia đình; còn lại 206 người (chiếm 48,2% tổng số người có việc làm) làm những công việc mang tính thời vụ. Số lao động làm việc tại địa phương là 286 người (chiếm 67,0% trong tổng số người có việc làm); số lao động làm việc ngoài địa phương là 77 người (chiếm 33,0% trong tổng số người có việc làm).
Nói đến số người có việc làm, sau thu hồi đất số người có việc làm đã tăng thêm 20 người nữa và số người tìm được công việc ổn định hơn thời điểm trước thu hồi đất là 128 người, những người này trước kia làm nông nghiệp, sau khi thu hồi đất để xây dựng khu công nghiệp thì có xin đi làm công nhân ở các công ty trong KCN có hợp đồng lao động và lương tháng ổn định.
Nói đến số người trong độ tuổi lao động nhưng không việc làm, chúng tôi phân ra làm 03 đối tượng không việc làm đó là: không việc làm do đang còn đi học, do thất nghiệp, do mất khả năng lao động. Qua điều tra, trước khi thu hồi đất số
người không việc làm do đang còn đi học là 121 người (chiếm 87,1% tổng số người không việc làm); số người không việc làm do đã mất khả năng lao động là 11 người (chiếm 7,9% tổng số người không việc làm); số người không việc làm do thất nghiệp là 07 người (chiếm 5,0% tổng số người không việc làm).
Sau khi thu hồi đất, số người không việc làm do đã mất khả năng lao động vẫn như trước là 11 người (chiếm 8,4% tổng số người không việc làm); số người không việc làm do đang đi học là 67 người (chiếm 51,2% tổng số người không việc làm, giảm 54 người so với trước khi thu hồi đất) 54 người này chủ yếu là các học sinh đã học xong phổ thông hoặc đã học xong các ngành nghề, số lượng người này sẽ chuyển sang số người có việc làm hoặc không tìm được việc làm (thất nghiệp); số người không việc làm do thất nghiệp là 53 người (chiếm 40,5% tổng số người không việc làm, tăng 46 người so với trước khi thu hồi đất), 46 người này chủ yếu là những người trước khi thu hồi đất làm nông nghiệp nay do thu hồi hết hoặc thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp không còn sản xuất nông nghiệp nữa mà chuyển sang ngành nghề khác nhưng do chưa tìm được việc khác nên bị thất nghiệp; số ít
các học sinh, sinh viên đã ra trường nhưng chưa xin được việc nên cũng tạm thời bị thất nghiệp.
Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của người bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, sau khi bị thu hồi đất, bản thân người lao động vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, tuổi đã cao so với tuổi tuyển dụng nên không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Không ít người, sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp, do không đáp ứng được yêu cầu nên lại phải xin đi làm các công việc thời vụ hoặc bị thất nghiệp. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng thất nghiệp hiện nay của người dân bị thu hồi đất cũng cần phải nhắc đến một vấn đề rất đáng lo ngại là nhận thức của người lao động còn thụ động, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ của nhà nước, vào tiền đền bù mà không tự tìm cho mình một công việc, không cố gắng vượt qua khó khăn tìm kiếm việc làm. Tâm lý chờ nhận sự ưu đãi từ Nhà nước và các doanh nghiệp mà không có sự chuẩn bị nghề nghiệp mới đang tồn tại một cách khá phổ biến ở người lao động. Ngoài ra còn có một số người đủ điều kiện xin được việc làm nhưng sau khi nhận tiền bồi thường không chuyển đổi nghề nghiệp mà hưởng thụ dẫn đến quen lối sống hưởng thụ, an nhàn, không chịu đi làm.
Nhận thấy, số lao động làm việc chuyển dần sang các địa bàn khác lại tăng lên 64 người và cùng với nó là số lao động làm việc tại địa phương giảm đi 44 người. Điều này có thể đánh giá qua hai chiều hướng: do mức độ hấp dẫn về việc làm tại KCN Quang Minh đã giảm xuống, lượng lao động kiếm được việc làm tại các nhà máy trong KCN không cao và chiều hướng thứ hai là do trình độ học vấn, tay nghề của các lao động đã tăng lên so với trước kia và họ sẵn sàng tìm kiếm các cơ hội việc làm tốt hơn với mức thu nhập cao hơn tại các địa phương khác.
Để đánh giá một cách chính xác về tình thiếu hay đủ việc làm của các hộ là rất khó, vì vậy chúng tôi dựa vào một số tiêu chí để đánh giá sơ bộ, phần nào thấy được những ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh đến việc làm của các hộ. Dựa vào số liệu điều tra, chúng tôi:
Căn cứ vào số hộ có lao động chỉ làm nghề nông nghiệp và ngành nghề khác không ổn định để đánh giá số hộ bị thiếu việc làm;
Dựa vào số lao động ổn định, số lao động thời vụ tại thời điểm trước khi thu hồi đất và sau khi thu hồi đất để đánh giá số hộ không có sự thay đổi về việc làm;
Số hộ có đủ việc làm bao gồm các hộ có số lao động làm ở nhiều ngành nghề như: cán bộ, công chức, công nhân, kinh doanh dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và ngành nghề khác.
Bảng 3.16: Đánh giá về tình hình việc làm của các hộ STT Chỉ tiêu đánh giá Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Số hộ có đủ việc làm 90 69,2 2 Số hộ thiếu việc làm 24 18,5 3 Số hộ không có việc làm 0 0
4 Số hộ không thay đổi 16 12,3
Tổng số 130 100
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Như vậy, trong tổng số 130 hộ điều tra có: 90 hộ đủ việc làm chiếm 69,2% tổng các hộ điều tra; 16 hộ không có sự thay đổi về việc làm chiếm 12,3% tổng các hộ điều tra; không có hộ nào không có việc làm nhưng có 24 hộ thiếu việc làm chiếm 18,5% tổng các hộ điều tra.
Mặc dù, các công ty trong khu công nghiệp ngày một nhiều song chưa đáp ứng được nhu cầu việc làm của người lao động dôi dư. Mặt khác, lao động hiện nay do đa số lao động có trình độ văn hóa thấp, trình độ chuyên môn hầu như không có nên khó đáp ứng được yêu cầu của các công ty để tìm được công việc phù hợp vì vậy phải làm các công việc thời vụ, luôn ở tình trạng thiếu việc làm.
Chất lượng lao động là nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng tới biện pháp giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân sau khi chuyển đổi đất nông nghiệp. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng nhu cầu đào tạo nghề của lao động là rất cao, nhưng phần lớn lao động lại không tham gia được. Nguyên nhân là do một phần lao động thật sự khó khăn về kinh tế, một phần là ngại học. Để chính sách đào tạo nghề có hiệu quả:
Nhà nước cần hỗ trợ bằng ngân sách để đào tạo con em người nông dân có trình độ vào lao động trong các KCN, hỗ trợ ngân sách để đầu tư hạ tầng của khu vực người dân đã sống, tạo ra việc làm mới để đáp ứng cho số lượng không nhỏ những người không thể vào làm việc ở các nhà máy xí nghiệp do đã quá 35 tuổi hoặc không chuyên môn nghề nghiệp.