Giải pháp thực hiện

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 83)

Chúng tôi đưa ra các giải pháp trước mắt cũng như về lâu dài như sau:

3.4.2.1. Về chính sách Nhà nước:

- Cần bổ sung vào Luật Đất đai và các Nghị định của Chính phủ về trách nhiệm của Nhà nước, trách nhiệm của nhà đầu tư đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo đối với người dân có đất bị thu hồi.

- Về giá bồi thường: vận dụng các phương pháp định giá mới nhất nhằm đưa ra giá đất sát với thực tế thị trường đặc biệt cần tránh sự chênh lệch quá lớn giữa các khu vực.

- Các biện pháp hỗ trợ: Vận dụng linh hoạt và có tính đến các yếu tố khác như sự trượt giá trong kinh tế thị trường, phân nhóm các đối tượng bị thu hồi đất…

- Quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho dân cư phải được giải quyết song hành trước khi thu hồi đất của dân cư.

- Hoàn chỉnh ngay cơ chế về đất dịch vụ của tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành, để cho người dân có đất bị thu hồi được hưởng tiêu chuẩn bằng đất hoặc bằng tiền.

- Nâng cao chất lượng nguồn lao động từ người có đất bị thu hồi phù hợp với yêu cầu phát triển mới của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

- Về tín dụng: Tạo cơ chế dễ tiếp cận nguồn vốn vay.

- Về nông nghiệp: Khuyến khích, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Các dự án đầu tư sản xuất vùng rau sạch, rau an toàn, dự án trồng hoa, cây cảnh, …

- Tập huấn để nông dân tiếp cận kỹ thuật mới về chăn nuôi, trồng trọt; tiếp cận với những quy trình sản xuất mới, giống mới. Củng cố quan hệ sản xuất đổi mới, củng cố hoạt động kinh doanh của các Hợp tác xã nông nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia liên kết, liên doanh nhằm tạo mọi nguồn lực để phát triển sản xuất nông nghiệp.

3.4.2.2. Đối với cộng đồng và chính quyền địa phương

chính sách đất đai nói chung và chính sách trong bồi thường, hỗ trợ cho người dân nói riêng.

- Phối hợp với các cơ sở đào tạo nghề, các trung tâm hướng nghiệp, tạo việc làm để có kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân, đặc biệt là các hộ dân có đất bị thu hồi.

- Phối hợp ngân hàng chính sách, ngân hàng phát triển nông nghiệp tại địa phương, tạo điều kiện cho nông dân vay vốn thuận lợi để phát triển sản xuất, kết hợp chuyển giao công nghệ kỹ thuật tiên tiến cho nông dân.

- Khuyến khích người nông dân còn đất dồn điền đổi thửa hoặc chuyển nhượng đất đai từ hộ có ít đất nông nghiệp sang một số hộ có chuyên canh sản xuất nông nghiệp, chuyển dần theo hướng nông nghiệp sinh thái.

- Hướng dẫn nông dân những kiến thức cơ bản để nông dân có khả năng sử dụng đồng vốn có hiệu quả cao trong sản xuất.

3.4.2.3. Đối với doanh nghiệp:

Cần thực hiện các cam kết với địa phương; luôn luôn có cơ chế tạo việc làm cho nhiều đối tượng rộng rãi hơn; đào tạo nghề cho lao động bằng hình thức vừa

học vừa làm.

3.4.2.4. Với các hộ bị thu hồi đất:

Các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp cần có sự chuẩn bị về cả tinh thần và cần phải có kế hoạch cho tương lai, chúng tôi đưa ra các giải pháp:

- Xây dựng kế hoạch sử dụng hiệu quả vốn được bồi thường: các hộ phải có kế hoạch cho tương lai và nhất là vấn đề sử dụng tiền vốn có từ bồi thường. Kinh nghiệm cho thấy các hộ có sự tính toán, đầu tư thời gian để xem xét, nghiên cứu sẽ sử dụng hiệu quả hơn, trong khi chưa có kế hoạch thì trước mắt nên gửi số tiền này vào ngân hàng, sau khi có kế hoạch sẽ sử dụng để đầu tư.

- Xây dựng kế hoạch sản xuất mới đối với các hộ còn đất bằng việc phát triển ngành nghề mới hơn như: phát triển cơ sở sản xuất cây giống, rau sạch, nuôi trồng các loại sản phẩm có hiệu quá kinh tế cao để nâng cao thu nhập và tiết kiệm thời gian nông nhàn. Phát huy lợi thế có sẵn đất hoa Mê Linh, mở rộng sản xuất trồng các loại hoa có giá trị kinh tế cao.

- Cần từng bước khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống (nếu có) và đầu tư, tạo nghề mới ở nông thôn.

3.4.2.5. Giải pháp riêng đối với vấn đề bảo vệ môi trường:

- Một trong những giải pháp quan trọng nhất đối với vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay và cả trong tương lai đó là giải pháp tuyên truyền, vận động ý thức bảo vệ môi trường của người dân.

- Đối với việc xử lý nước thải và nước mặt: Đối với các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất cần có biện pháp bắt buộc về xử lý nước thải trước khi đổ ra các con sông nhằm đảm bảo chất lượng nước sông khỏi các chất thải, hoá chất độc hại. Xây dựng, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp phải được xây dựng đồng thời cùng với việc phát triển các dự án KCN. Với các xí nghiệp công nghiệp nằm riêng lẻ, phải xây dựng các trạm xử lý nước thải cục bộ. Đối với các khu dân cư, hệ thống thoát nước của các khu vực này cần thiết kế tách riêng với hệ thống nước mưa.

- Đối với nguồn nước ngầm: Cần xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước tốt, xử lý nghiêm những trường hợp đổ chất thải, rác thải làm ô nhiễm xuống lòng đất. Việc khai thác nguồn nước ngầm cũng phải từng bước đưa vào quản lý và thực hiện theo quy hoạch tránh tình trạng khai thác nước ngầm tràn lan, gây cạn kiệt nguồn nước.

- Đối với vấn đề ô nhiễm rác thải:

+ Rác thải công nghiệp độc hại cần phải tách khỏi các rác thải công nghiệp thông thường và được xử lý theo các yêu cầu riêng phù hợp với từng loại rác thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Toàn bộ rác thải tromng khu dân cư phải được thu gom tập trung, rác thải sẽ được xử lý tại nhà máy xử lý rác thải hoặc chôn lấp tại các bãi rác đúng quy định. Khuyến khích xử lý chất thải theo dạng bể bioga tại gia đình đối với các hộ chăn nuôi nhiều, vừa giải quyết được vấn đề rác thải, vừa có thể thoả mãn nhu cầu về năng lượng của hộ gia đình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 83)