Sau quá trình thu hồi đất của Nhà nước để phát triển KCN Quang Minh thì lực lượng lao động tại địa phương đã chuyển từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ khá rõ nét. Điều này được thể hiện qua bảng 3.17 của các nhóm hộ điều tra như sau:
Bảng 3.17: Sự thay đổi ngành nghề của ngƣời lao động trƣớc và sau khi thu hồi đất
ĐVT: Người Chỉ tiêu Các nhóm hộ điều tra Tổng số Nhóm hộ 1 Nhóm hộ 2 Nhóm hộ 3 Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Số lƣợng Cơ cấu (%) Trƣớc khi thu hồi đất
I. Tổng số lao động 407 162 100 151 100 94 100
II. Chia theo ngành nghề
1. Nông nghiệp 281 119 73,5 116 76,8 46 48,9
2. Phi nông nghiệp 126 43 26,5 35 23,2 48 51,1
+ Kinh doanh, dịch vụ 6 2 1,2 2 1,3 2 2,1
+ Cán bộ 30 14 8,6 10 6,6 6 6,4
+ Công nhân 60 16 9,9 15 9,9 29 30,9
+ Ngành nghề khác 30 11 6,8 8 5,3 11 11,7
3. Làm việc tại địa phương 330 133 82,1 129 85,4 68 72,3 4. Làm việc ngoài địa phương 77 29 17,9 22 14,5 26 27,7
Sau khi thu hồi đất
I. Tổng số lao động 427 172 100 155 100 100 100
II. Chia theo ngành nghề
1. Nông nghiệp 118 44 25,6 32 20,7 42 42
2. Phi nông nghiệp 309 128 74,4 123 79,4 58 58
+ Kinh doanh, dịch vụ 16 5 2,9 9 5,8 2 2
+ Cán bộ 46 24 13,9 16 10,3 6 6
+ Công nhân 172 66 38,4 66 42,6 40 40
+ Ngành nghề khác 75 33 19,2 32 20,7 10 10
3. Làm việc tại địa phương 286 107 62,2 103 66,5 76 76 4. Làm việc ngoài địa phương 141 65 37,8 52 33,6 24 24
Để thấy rõ hơn sự thay đổi về việc làm của người dân sau khi thành lập KCN Quang Minh chúng tôi đã nghiên cứu sự dịch chuyển, thay đổi về ngành nghề của các nhóm hộ điều tra, sau quá trình thu hồi đất của Nhà nước để phát triển KCN thì lực lượng lao động tại địa phương đã chuyển dần từ lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ theo cả con đường chủ động và bị động. Họ chủ động chuyển dịch sau khi có vốn ban đầu từ nguồn bồi thường, giải phóng mặt bằng với mong muốn thoát ly ngành nông nghiệp và mong muốn thu nhập cao hơn, ổn định hơn, cải thiện cuộc sống. Một số nhóm khác do không còn đất sản xuất bắt buộc phải tự đi tìm kiếm việc làm khác ngoài nông nghiệp. Tính từ khi thành lập KCN Quang Minh, trên cả 3 nhóm hộ thì nhóm lao động nông nghiệp biến đổi mạnh nhất, tiếp đó đến nhóm ngành buôn bán nhỏ, dịch vụ. Để có cách so sánh, đối chiếu chúng tôi tổng hợp số liệu theo 3 nhóm hộ điều tra như bảng 3.17 ở trên.
Nhóm hộ 1: trước khi thu hồi đất lực lượng lao động nông nghiệp là 119 người, sau khi bị thu hồi đất số lao động nông nghiệp giảm xuống chỉ còn 44 người. Ngược lại, lực lượng lao động phi nông nghiệp trước thu hồi đất là 43 người, sau khi bị thu hồi đất số lao động phi nông nghiệp đã tăng lên 128 người. Như vậy, trừ ngành nông nghiệp còn lại các ngành nghề khác đều tăng lên đáng kể, nhất là nhóm công nhân trong các nhà máy tại KCN từ 16 lao động trước đây hiện nay đã có 66 lao động. Lao động đi nơi khác làm ăn từ 29 nay đã tăng lên 65 người.
Nhóm hộ 2: sự thay đổi ngành nghề như nhóm 1, lực lượng lao động từ nông nghiệp giảm mạnh và chuyển sang nhiều ngành nghề khác, trước khi thu hồi đất lượng lao động nông nghiệp nhóm này là 116 người, sau thu hồi đất giảm còn 32 người. Lực lượng lao động làm công nhân sau thu hồi đất tăng lên rất nhiều, trước thu hồi đất là 15 người, sau thu hồi đất tăng lên 66 người. Lao động đi nơi khác để làm việc từ 22 người, sau thu hồi đất đã tăng lên 52 người.
Qua phân tích số liệu của nhóm 1, nhóm 2 cho chúng ta thấy lực lượng lao động ở đây chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác và đi lao động nơi khác kiếm sống là điều tất yếu phải xảy ra khi cơ hội kiếm việc làm tăng lên và đặc biệt sẽ cho thu nhập cao hơn nhưng việc chuyển đổi không phải đơn giản trong một sớm một chiều mà nó là cả quá trình đúc rút kinh nghiệm và bao gồm cả những rủi ro, thất bại để đi đến quyết định tìm kiếm những cơ hội khác.
Nhóm hộ 3: trước và sau khi thành lập KCN Quang Minh, các lao động tương đối ổn định, do nhóm hộ này không bị thu hồi đất. Ngành nông nghiệp giảm nhẹ; một số ngành phi nông nghiệp không bị thay đổi; duy chỉ có lực lượng lao động là công nhân có thay đổi nhiều hơn cả, trước thu hồi đất có 29 người, sau thu hồi đất tăng lên là 40 người. Mặc dù nhóm này không bị thu hồi đất như nhóm 1, nhóm 2, nhưng việc xây dựng KCN Quang Minh đã thu hút, tạo việc làm cho không chỉ người có đất nông nghiệp bị thu hồi mà cả những người không bị thu hồi đất.
Chúng tôi nhận thấy sự chuyển hướng sang các ngành nghề khác sau thu hồi đất ở KCN Quang Minh diễn ra khá mạnh mẽ nhưng chủ yếu vẫn là lực lượng lao động trẻ đi làm công nhân. Một số ít các hộ có sự đầu tư đáng kể, có phương án tính toán và đạt hiệu quả kinh doanh khá; số còn lại buôn bán nhỏ, chạy theo thị trường mặt hàng nào có giá trị được nhiều người tiêu thụ thì tập trung đầu tư, vì vậy thu nhập một số chỉ đủ phục vụ cho cuộc sống tối thiểu. Điều này theo chúng tôi cũng có thể giải thích được, do các hộ dân ở khu vực KCN Quang Minh trước đây vốn thuần nông, trình độ dân trí thấp chỉ quen với lối sống nông thôn, nông nghiệp và đi làm thuê nay chuyển sang lối sống công nghiệp, đô thị, họ chưa đủ thời gian thích nghi, chưa có sự nhạy bén và thay đổi trong tư tưởng, cách thức, phương pháp kinh doanh. Điều này cho thấy cần có sự chuẩn bị về nhận thức, đào tạo và có phương hướng sử dụng đồng vốn trước khi giao tiền cho người dân, đây là nhiệm vụ của các cấp chính quyền, đoàn thể và đặc biệt cũng phải có sự phối hợp của các doanh nghiệp, các đơn vị sử dụng đất.
Qua điều tra 03 nhóm hộ, theo đánh giá của chúng tôi, việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh có ảnh hưởng tích cực tới việc làm của người lao động trong cả khu vực chứ không chỉ các hộ có đất bị thu hồi. Sự chuyển dịch lao động các ngành nghề như trên đã nói lên điều đó. Rõ ràng, việc thu hồi đất nông nghiệp có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành của người dân bị thu hồi đất và điều này cũng ảnh hưởng bởi thời điểm thu hồi đất, càng về thời điểm sau này người dân bị thu hồi đất càng năng động, chủ động chuyển đổi nghề và có kinh nghiệm sử dụng đồng vốn có được từ bồi thường - giải phóng mặt bằng hơn. Để có được điều
này ngoài sự khuyến cáo, hướng dẫn của các cơ quan, đoàn thể và chính quyền các cấp thì điều quan trọng là nhận thức của người dân có đất đã có sự chuyển biến, họ biết lo cho tương lai nhiều hơn, biết cách kéo dài thêm thu nhập khi không còn ruộng đất sản xuất.
3.4. Một số tồn tại và giải pháp thực hiện