Nguồn thu nhập phản ánh thực trạng hoạt động kinh tế của người dân và hộ gia đình, là thước đo mức sống của người dân. Theo số liệu điều tra tại bảng 3.12:
Bảng 3.12: Thu nhập bình quân của ngƣời dân thuộc khu vực nghiên cứu
Đơn vị: đồng
STT Chỉ tiêu Trƣớc khi thu hồi Sau khi thu hồi
Tăng (+), giảm (-),
(%)
1 Thu nhập bình quân của hộ/năm 24.275.534 53.593.078 +54,7 2 Thu nhập bình quân đầu
người/năm 4.627.301 9.927.126 +53,4 3 Thu nhập bình quân đầu
người/tháng 385.608 851.307 +54,7
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)
Thời điểm trước khi thu hồi đất: thu nhập bình quân theo đầu người là 4.627.301đồng/người/năm; 385.608 đồng/người/tháng. Thời điểm sau thu hồi đất, thu nhập của các hộ có tăng lên nhiều so với trước: thu nhập bình quân theo đầu người là 9.927.126 đồng/người/năm; 851.307 đồng/người/tháng. Thu nhập của các hộ sau thu hồi đất tăng cao là do sự chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi việc làm từ lao động thuần nông sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn ngành sản xuất nông nghiệp.
Thu nhập từ các ngành, nghề của các hộ trước và sau thu hồi đất như bảng 3.13 dưới đây:
Bảng 3.13: Thu nhập của các hộ điều tra trƣớc và sau khi thu hồi đất
ĐVT: triệu đồng/nhóm/năm
Chỉ tiêu Tổng thu nhập
Nguồn thu từ các ngành, nghề
Nông nghiệp Lƣơng, làm
thuê
Kinh doanh, dịch vụ Trƣớc khi bị thu hồi đất
Nhóm hộ 1 716,7 212,1 312,6 192,0
Nhóm hộ 2 1.145,3 329,7 677,6 138,0 Nhóm hộ 3 1.293,8 140,6 871,2 282,0 Trung bình 1.051,9 227,5 6205 204,0
Sau khi bị thu hồi đất
Nhóm hộ 1 1.812,8 99,5 1.055,8 657,6 Nhóm hộ 2 3.633,7 10,9 1.983,0 1.542,0 Nhóm hộ 3 1.520,6 140,6 1.068,0 312,0 Trung bình 2.322,4 83,7 1368,9 837,2
Trước khi thu hồi đất, bình quân thu nhập hàng năm của các hộ nhóm hộ 1, nhóm hộ 2, nhóm 3, lần lượt là: 14,3 - 22,9 - 43,1 (triệu đồng/hộ/năm);
Sau khi thu hồi đất, bình quân thu nhập hàng năm của các hộ nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3, lần lượt là: 36,3 - 72,7 - 50,7 (triệu đồng/hộ/năm). So với nhóm 1 và nhóm 3, bình quân thu nhập hàng năm của các hộ tại nhóm hộ 2 là cao nhất.
Ta thấy, thu nhập bình quân của các nhóm hộ đều tăng lên sau khi thu hồi đất do có sự chuyển đổi ngành nghề khác có thu nhập cao như: kinh doanh, dịch vụ, buôn bán,… Khi mất đất sản xuất nông nghiệp thì các hộ dư thừa lao động và số lao động dư thừa này đã tham gia vào các lĩnh vực khác, chủ yếu là các lao động trẻ đã vào làm việc tại các công ty trong khu công nghiệp; một số hộ biết tính toán làm ăn, lại có vốn từ tiền bồi thường đất đã đầu tư vào buôn bán, kinh doanh, dịch vụ; một số lao động có tuổi cao hơn yêu cầu tuyển người của các công ty và một số không có trình độ của hộ đã tham gia các công việc khác như: nghề xe ôm, thợ xây, phụ hồ, giúp việc, buôn bán nhỏ các mặt hàng rau màu, thóc gạo, hoa quả,... Từ đó đã làm cho thu nhập từ tiền lương, phụ cấp và các thu nhập khác bình quân hộ tăng lên.
Thu nhập từ nông nghiệp:
Thu nhập bình quân từ nông nghiệp của các hộ là: Trước thu hồi đất nhóm 1 đạt 4,2 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 6,6 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 4,7 triệu đồng/hộ/năm. Sau thu hồi đất: nhóm 1 đạt 2,0 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 0,2 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 4,7 triệu đồng/hộ/năm.
Thu nhập từ nông nghiệp ở nhóm 1 và nhóm 2 giảm, do diện tích đất nông nghiệp của hai nhóm này đã bị thu hồi nhiều. Về năng suất không tăng nhưng có sự chênh lệch về giá cả tại hai thời điểm trước và sau thu hồi đất. Tuy nhiên việc tăng giá thóc, gạo tại hai thời điểm không nhiều nên thu nhập từ nông nghiệp ở hai nhóm này vẫn giảm mạnh. Nhóm 3 không bị thu hồi đất nên thu nhập từ nông nghiệp của nhóm này ổn định.
Thu nhập từ lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ (xây nhà trọ cho thuê, mở đại lý, cửa hàng dịch vụ, bán hàng ăn, hàng nước, thóc, gạo,…):
Đây được coi là một trong những hướng đi chủ đạo của cán bộ và nhân dân trong vùng ảnh hưởng của KCN Quang Minh đối với việc giải quyết bài toán “ thu
hồi đất nông nghiệp”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, từ chỗ hầu như không có thu nhập từ hoạt động dịch vụ đến nay thu nhập từ ngành nghề này đã tăng lên nhanh chóng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của các hộ. Cụ thể hóa vấn đề này, ta thấy:
Trước khi bị thu hồi đất thu nhập bình quân của các hộ từ lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ như sau: nhóm 1 đạt 3,8 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 2,8 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 9,4 triệu đồng/hộ/năm. Sau khi thu hồi đất con số này đã tăng lên đáng kể: nhóm 1 đạt 13,2 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 30,8 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 10,4 triệu đồng/hộ/năm. Chúng ta thấy, trước khi thu hồi đất thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ của các hộ tại nhóm 3 là cao nhất. Nhưng sau khi thu hồi đất nhóm 1 và nhóm 2 tăng lên gấp nhiều lần so với trước; nhóm 3 tăng ít. Tuy nhiên, ở nhóm 2 thu nhập này cao hơn nhóm 1, do nhóm 2 bị thu hồi đất ở giai đoạn sau, giá bồi thường, hỗ trợ cao hơn nên số tiền nhận được từ bồi thường, hỗ trợ nhiều hơn ở nhóm 1, vì vậy các hộ nhóm 2 có điều kiện đầu tư vào kinh doanh, dịch vụ nhiều hơn nên thu nhập từ đó sẽ nhiều hơn. Nhóm 3 tăng không đáng kể, do nhóm này không có tiền bồi thường, hỗ trợ nên chưa đầu tư thêm được nhiều. Như vậy, việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh có ảnh hưởng lớn tới nguồn thu nhập từ kinh doanh, dịch vụ của các hộ dân có đất bị thu hồi; ảnh hưởng tích cực tới ngành kinh doanh, dịch vụ nói chung. Sau một thời gian xây dựng KCN, hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu cho cán bộ, công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp đã tăng lên nhanh chóng, nhu cầu cho lĩnh vực này phát triển theo “có cầu có cung” cũng là sự tất yếu.
Thu nhập từ tiền lương, tiền công làm thuê:
Thu nhập từ làm công có lương của các hộ ở đây chủ yếu là lương của công nhân trong các nhà máy tại KCN Quang Minh, đây là nguồn thu nhập chính của các hộ dân ở KCN Quang Minh.
Trước khi bị thu hồi đất, thu nhập bình quân từ tiền công, tiền lương của các hộ: nhóm 1 đạt 6,3 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 13,6 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 29,0 triệu đồng/hộ/năm. Sau khi thu hồi đất, nhập bình quân từ tiền công, tiền lương của các hộ tăng lên nhiều: nhóm 1 đạt 21,1 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 2 đạt 39,7 triệu đồng/hộ/năm; nhóm 3 đạt 35,6 triệu đồng/hộ/năm.
So với trước khi thành lập KCN, thu nhập từ làm công có lương của các hộ hầu như không có chủ yếu ở một số hộ làm công chức, viên chức Nhà nước. Nhưng sau khi thành lập KCN, ngoài nguồn lương từ các cán bộ công chức còn có nguồn lương của lực lượng công nhân vì vậy mà thu nhập của các hộ từ tiền lương, tiền công tăng lên nhiều ở cả 03 nhóm hộ điều tra. Riêng nhóm 3 tăng ít hơn, theo chúng tôi đánh giá, nhóm này không tăng nhiều do các hộ không bị thu hồi đất nên số lượng lao động chuyển sang ngành nghề khác sẽ ít, chỉ có một số ít gia đình có con em học hết phổ thông xin vào các công ty làm việc. Hiện nay hầu hết các hộ điều tra đều có lao động làm việc tại các nhà máy trong KCN này. Đây là sự thay đổi đáng ghi nhận của KCN và là sự nỗ lực, phối hợp của chính quyền địa phương và các nhà đầu tư trong KCN.
Hầu hết các hộ ở cả 3 nhóm hộ điều tra đều có các lao động đi làm thuê. Khi mất đất sản xuất, các đối tượng lao động không có trình độ, quá tuổi lao động tuyển dụng vào các nhà máy, xí nghiệp và họ phải đi làm thuê với đủ mọi ngành nghề khác nhau. Công việc làm thuê mang tính chất thời vụ, không đủ việc làm liên tục. Việc làm thuê của các hộ cũng rất đa dạng từ lao động phổ thông cho tới lao động dạng nghề nghiệp. Tuy nhiên, so với thời điểm trước khi bị thu hồi đất số lượng người đi làm thuê tăng lên, cho thấy tình trạng thiếu việc làm của họ kể cả việc làm theo mùa vụ.
Sau khi tổng hợp kết quả điều tra: không có hộ nào thu nhập bị kém đi, 84,6% số hộ điều tra có thu nhập cao hơn trước, còn lại 15,4% số hộ điều tra có thu nhập ổn định, không thay đổi. Thể hiện chi tiết tại bảng 3.14:
Bảng 3.14: Sự thay đổi về thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất
STT Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Số hộ có thu nhập cao hơn 110 84,6 2 Số hộ có thu nhập không thay đổi 20 15,4
3 Số hộ có thu nhập kém đi 0 0
Tổng số 130 100
Đánh giá chung về thu nhập đối với 03 nhóm hộ điều tra: do thời gian so sánh qua nhiều năm nên sự đánh giá về thu nhập khó được chính xác do có sự so sánh về giá. Nhưng qua đó vẫn phản ánh được những ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp. Thu nhập từ nông nghiệp không còn chiếm nhiều vị thế trong thu nhập của người dân ở đây. Thu nhập từ dịch vụ chiếm vị trí thứ hai nguồn thu nhập của người dân, trong đó chủ yếu là thu từ việc buôn bán hàng hóa, làm dịch vụ về ăn uống, vui chơi giải trí và cho công nhân làm việc trong KCN Quang Minh thuê nhà trọ. Hiện nay, việc làm công có lương mới là nguồn thu chủ yếu của hộ, vì đây là công việc ổn định, lâu dài, công việc nhàn hạ và cho thu nhập khá hơn. Tuy vậy, mặt trái của lối sống đô thị, đời sống công nhân làm thuê và những tác động tiêu cực từ việc làm các ngành nghề dịch vụ mới là vấn đề đáng quan tâm cho các cấp ủy, Đảng và chính quyền trên địa bàn.
Như vậy, theo chính đánh giá của các hộ thì đa phần các hộ đều có thu nhập khá hơn, đồng nghĩa với đời sống của họ được cải thiện. Có được điều này là do việc thành lập KCN Quang Minh đã tạo ra cơ hội cho họ về việc làm, về phát triển các ngành nghề dịch vụ và làm công nhân trong các nhà máy tại địa phương.