Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 36)

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo giá cố định ước đạt:

- Công nghiệp: 5.640 tỷ đồng, đạt 95,05% kế hoạch, tăng 5,13% so với cùng kỳ. Trong đó, tiểu thủ công nghiệp đạt 68,27 tỷ đồng, tăng 4,8% so với cùng kỳ.

- Nông nghiệp: 392,1 tỷ đồng, đạt 102,12% kế hoạch, tăng 3,66% so với cùng kỳ. - Dịch vụ: 260 tỷ đồng, đạt 92,79% kế hoạch, tăng 13,2% so với cùng kỳ.

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Nông nghiệp:

+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 16.813ha, tăng 3,6% so

cùng kỳ. Trong đó, diện tích cấy lúa đạt 9.933ha, tăng 1,6% so cùng kỳ; Năng suất một số loại cây trồng chính giảm như: Lúa 51,2 tạ/ha, đạt 90,6% kế hoạch, giảm 0,6 tạ/ha so cùng kỳ; Ngô 37,8 tạ/ha, đạt 99,5% kế hoạch, giảm 0,6 tạ/ha so cùng kỳ; Rau các loại 232,4 tạ/ha, đạt 100,1% kế hoạch, tăng 12,3 tạ/ha so cùng kỳ; Sản lượng lương thực có hạt 55.124 tấn, đạt 89,5% kế hoạch, tăng 1.012 tấn so cùng kỳ;

+ Chăn nuôi: trên địa bàn toàn huyện có khoảng 7.186 con trâu bò, tăng khoảng 291 con so với cùng kỳ; có 58.840 con lợn, tăng khoảng 7.178 con so với cùng kỳ; 574.200 con gia cầm, tăng khoảng 21.000 con so với cùng kỳ. Đàn gia súc, gia cầm tăng nhiều là do phát triển các trang trại chăn nuôi ngoài khu dân cư, các hộ dân biết áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

- Công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 5,13% so với cùng kỳ, nhưng

đạt thấp hơn so với kế hoạch (kế hoạch là 10,46%). Nguyên nhân là do sự suy giảm nền kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, một số doanh nghiệp hoạt động cầm chừng do không tiêu thụ được sản phẩm,...

- Dịch vụ - Thương mại - Tín dụng: Các ngành dịch vụ thường xuyên có các

giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Ngành Bưu chính viễn thông đã chủ động đầu tư cải tạo đường dây, tủ cáp. Ngành điện cơ bản đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và nhân dân, đã cấp cho 1.235 khách hàng mới, đạt 11,9% so

với kế hoạch, tăng 21,38 so với cùng kỳ. Sản lượng điện thương phẩm ước tính đạt 371.344.818 kwh, tăng 2,49% so với kế hoạch, tăng 15,47% so với cùng kỳ. Hoạt động của các ngân hàng và quỹ tín dụng nhân dân trên địa bàn huyện cơ bản ổn định, tổng mức cho vay vốn khoảng 4.128 tỷ đồng, số lượt hộ nông dân được vay trên 20.000 lượt. Công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái được tiến hành kiểm tra thường xuyên, đã xử lý 18 vụ vi phạm.

3.1.2.3. Dân số, lao động và việc làm

- Dân số - Kế hoạch hóa gia đình: Năm 2013, tỷ suất sinh giảm 2,6% so với

cùng kỳ, vượt chỉ tiêu UBND thành phố giao 2,3%, trẻ mới sinh là con thứ 3 giảm 0,5% so cùng kỳ, đạt chỉ tiêu thành phố giao. Tổ chức tập huấn, tuyên truyền, thực hiện tốt chiến dịch lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản/ kế hoạch hóa gia đình cho 18 xã, thị trấn.

- Lao động và việc làm: Năm 2013, đăng ký sử dụng lao động cho 11 đơn vị

sản xuất, kinh doanh trên địa bàn huyện; giải quyết việc làm cho 3.550 lượt người, đạt 177,5% kế hoạch thành phố giao và tăng 77,5% so cùng kỳ. Nguồn lao động tập trung chủ yếu ở các khu, cụm công nghiệp tại thị trấn Quang Minh và các xã Tiền Phong, Đại Thịnh, Thanh Lâm đây là các xã, thị trấn có các nhà máy, công ty trên địa bàn và là nơi thu hút lao động, tạo việc làm cho các con em trong huyện.

3.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

- Thực trạng phát triển đô thị: Các khu đô thị như thị trấn Chi Đông và thị trấn

Quang Minh được chính quyền các cấp quan tâm đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, tại đây các khu đô thị cũng được hình thành.

- Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn: Các xã vùng nông thôn

đang trong giai đoạn triển khai đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang được quan tâm đầu tư xây dựng.

3.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

- Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông huyện Mê Linh bao gồm giao

thông đường bộ, đường thủy và đường sắt. Trong đó đường bộ dài 433km, đường thủy dài 27,6km, đường sắt dài 8km. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có các hệ

thống đường giao thông huyết mạch như đường Quốc lộ 23B, đường Tỉnh lộ 312, 301, 308 và đang triển khai đầu tư các tuyến đường trục chính đặc biệt là tuyến Đường trục trung tâm đô thị mới Mê Linh (Đường 100m).

- Hệ thống thuỷ lợi: Hệ thống thuỷ văn của huyện khá đa dạng, huyện có hệ

thống sông Hồng, sông Cà Lồ, kênh Thạnh Phú, kênh Thanh Điềm chảy từ phía Bắc xuống phía Nam, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện. Tuy nhiên, hệ thống sông, ngòi, kênh rạch trong huyện chưa được tu bổ, cải tạo nâng cấp thường xuyên, nên công tác dẫn nước phục vụ tưới, tiêu cho sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

- Hệ thống y tế: Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân được

quan tâm. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 08 loại vắc xin đạt 99% kế hoạch; trẻ em 6 đến 36 tháng được uống Vitamin A đạt 99,9%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 11,6%. Thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020, gắn với việc xây dựng nông thôn mới, năm 2013 có 12/18 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã, đạt 66,67%; 18/18 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, đạt 100%. Đầu tư máy móc, trang thiết bị y tế phục vụ công tác chăm só sức khỏe nhân dân.

- Hệ thống trường học: Tính đến năm 2013, toàn huyện có 5 trường Phổ thông

trung học, 23 trường Trung học cơ sở, 32 trường Tiểu học. Có 17 trường trong 32 trường Tiểu học và 1 trường trong 23 trường Trung học cơ sở là các đơn vị đạt trường chuẩn quốc gia. Năm 3013 có thêm 04 trường đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thành phố kiểm tra và công nhận chuẩn quốc gia năm 2013. Chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được chuyển biến tích cực về số lượng và chất lượng giải thông qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 36)