Đánh giá chung

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 50)

Theo ý kiến đánh giá của các nhóm hộ điều tra về việc thực hiện chính sách trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh, kết quả tổng hợp như sau:

- Có 100 hộ/100 hộ điều tra có đất bị thu hồi chọn đáp án “có” khi được hỏi về việc cơ quan Nhà nước có thực hiện việc thu hồi đất đúng quy định không? Có thông báo về việc thu hồi đất cho nhân dân biết không?

- Có 100 hộ/100 hộ điều tra có đất bị thu hồi chọn đáp án “có” khi được hỏi về việc các hộ gia đình có được mời họp tham gia hội nghị phổ biến chính sách bồi thường về đất đai, tài sản của mình không? Điều này thể hiện cơ quan Nhà nước thực hiện công tác thu hồi đất công khai, đúng trình tự quy định.

- Đa số các hộ được điều tra đều cho rằng mức hỗ trợ ổn định đời sống là chưa đảm bảo; đơn giá bồi thường, hỗ trợ như vậy là chưa phù hợp. Thực tế, tâm lý người dân càng được nhận nhiều tiền bồi thường, hỗ trợ càng tốt, bởi vậy chúng ta có thể hiểu tại sao các hộ dân đều chọn đáp án chưa đảm bảo, chưa phù hợp. Mức bồi thường, hỗ trợ Nhà nước quy định chỉ dựa trên tiêu chí tối thiểu, trong khi người dân muốn nhận tiền nhiều để chi đủ theo mức tối đa, như vậy khó có thể đáp ứng được.

- Cơ bản các hộ điều tra đều nhất trí khi được hỏi về trình tự thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB của Hội đồng bồi thường: công khai, công bằng, dân chủ.

- Theo ý kiến của các hộ điều tra, được biết doanh nghiệp và chính quyền địa phương không có cam kết gì về việc đào tạo nghề, tuyển dụng, cho vay vốn hay

cam kết gì khác khi các hộ bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi thực hiện doanh nghiệp đã tạo điều kiện về cơ chế tuyển dụng lao động và ưu tiên cho con em các hộ có đất nông nghiệp bị thu hồi làm tại các doanh nghiệp trong KCN; Các cấp chính quyền địa phương đã lồng ghép các chương trình đào tạo nghề nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Qua phỏng vấn đồng chí Phó trưởng ban bồi thường GPMB huyện Mê Linh, ông Phạm Ngọc Tuấn cho biết thêm: Ngoài việc áp dụng các văn bản chính sách chung của Nhà nước về công tác bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất. Bên cạnh đó thể chế các chủ trương chính sách, ý kiến chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, UBND huyện Mê Linh đã có nhiều văn bản hướng dẫn chỉ đạo mang tính quyết định trong quá trình xây dựng và phát triển các dự án trên địa bàn huyện Mê Linh. Các văn bản được ban hành trong thời gian thực hiện các dự án, thể hiện sự đồng bộ, tập trung trong chỉ đạo và sát với thực tế nên đã tạo một bước phát triển mới trong công tác quản lý Nhà nước về thu hồi và GPMB của huyện.

Qua phỏng vấn và ý kiến đánh giá của các hộ điều tra như trên, chúng tôi đánh giá: Việc thực hiện các chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB khi thu hồi đất ở đây cơ bản đã thực hiện đúng theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 và Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ và các văn bản pháp luật riêng do tỉnh, thành phố ban hành.

*Một số khó khăn trong thực hiện chính sách hỗ trợ giao đất dịch vụ cho ngƣời dân có đất bị thu hồi:

Chúng ta thấy được ưu điểm của việc tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện chính sách cấp đất dịch vụ cho nông dân sau thu hồi đất để phục vụ phát triển công nghiệp, tạo cơ hội cho người nông dân sử dụng tiền đền bù vào phát triển sản xuất kinh doanh.

Vĩnh Phúc còn tạo điều kiện cho một bộ phận nhân khẩu có khả năng lao động trong các hộ dân bị thu hồi đất được tuyển vào làm việc trong khu công nghiệp; những người không đủ điều kiện làm việc trong khu công nghiệp thì làm dịch vụ. Nhờ vậy,

người dân bị thu hồi đất được tham gia các dịch vụ phục vụ luôn cho khu công nghiệp và khu đô thị, làm nhà ở cho công nhân thuê.

Dịch vụ chính của người dân khi được cấp đất đền bù xây nhà cho thuê, đối tượng thuê chính là công nhân lao động trong các khu công nghiệp. Cơ chế cấp đất dịch vụ cho dân xuất phát từ yêu cầu của tỉnh Vĩnh Phúc: lấy đất của dân để làm công nghiệp nhưng không làm bần cùng hóa người dân. Bởi người dân nếu chỉ nhận tiền đền bù GPMB thì rất thiệt thòi, sử dụng chưa chắc đã hiệu quả hợp lý.

Tuy nhiên, đây là chính sách hỗ trợ mới nên việc thực hiện văn bản còn chậm, quy trình thực hiện giao đất dịch vụ còn lúng túng, vướng mắc. Đặc biệt, huyện Mê Linh gặp nhiều khó khăn khi thay đổi địa giới hành chính sáp nhập về thành phố Hà Nội từ ngày 01/8/2008. Các dự án thu hồi đất từ trước ngày 01/8/2008, có chính sách hỗ trợ về giao đất làm dịch vụ khi thu hồi nhưng tính đến nay chưa hộ gia đình, cá nhân nào nhận được đất dịch vụ. Các hộ chưa nhận được đất dịch vụ là do: diện tích đất dịch vụ không được quy hoạch song song với diện tích đất quy hoạch cho dự án, dẫn đến việc thu hồi đất để thực hiện dự án rồi mà chưa có đất dịch vụ để trả cho dân. Đây cũng là nguyên nhân không thu hồi được đất của một số dự án triển khai sau do gặp khó khăn trong công tác bồi thường, hỗ trợ GPMB, người dân không đồng ý bàn giao lại mặt bằng khi chưa được cấp đất dịch vụ. Qua điều tra, các hộ dân cho biết, hiện nay UBND huyện Mê Linh đang báo cáo thành phố Hà Nội để giải quyết các nội dung chuyển tiếp có liên quan, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chính sách đất dịch vụ.

3.3. Ảnh hƣởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu

3.3.1. Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống người dân

3.3.1.1. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đối với người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi

Như chúng tôi đã đề cập ở các phần trên, khi đất nông nghiệp bị thu hồi, đời sống của người dân có nhiều thay đổi. Đầu tiên là mất đất và mất nguồn thu từ cây

trồng nông nghiệp và hầu hết phải chuyển sang nghề khác có thể là một công việc ổn định, cũng có thể là công việc mang tính thời vụ. Như vậy sẽ kéo theo việc làm, thu nhập và cơ cấu thu nhập của người dân cũng thay đổi. Đây cũng chính là yếu tố bị ảnh hưởng nhiều nhất của việc thu hồi đất, yếu tố bị ảnh hưởng không kém chính là điều kiện sống và điều kiện sinh hoạt thay đổi.

Những ảnh hưởng tích cực thể hiện trước hết qua việc thu hồi đất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho các khu công nghiệp, khu đô thị được hình thành từ đó cơ sở hạ tầng sẽ được hoàn thiện hơn, góp phần thu hút vốn đầu tư của nước ngoài cho địa phương, làm cải thiện điều kiện sống của người dân. Đồng thời, việc thu hồi đất sẽ làm cho cơ cấu ngành cũng thay đổi theo hướng tích cực (tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần) phù hợp với định hướng phát triển của đất nước trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Việc thu hồi đất tuy làm cho người dân mất đất sản xuất nông nghiệp, mất nguồn thu từ cây trồng nông nghiệp nhưng bù lại người dân được một số tiền đền bù khá lớn để xây dựng nhà cửa, đầu tư cho con cái học tập, mua sắm đồ dùng và các chi tiêu khác. Đồng thời có điều kiện đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Ảnh hưởng tiêu cực: Đối với người dân sống nhờ vào việc sản xuất nông nghiệp, khi bị thu hồi đất họ phải chuyển sang nghề khác, nguồn thu nhập của họ cũng bị thay đổi hoàn toàn. Nhưng do trình độ học vấn của những hộ này không cao nên chưa có kế hoạch sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ một cách hợp lý; cũng vì trình độ dân trí thấp và quen với tập quán sinh hoạt từ ngành nông nghiệp nên khi bị thu hồi đất thì người dân khó tìm được việc làm thích hợp hơn so với khi còn làm nông nghiệp. Từ đó vấn đề việc làm, thu nhập của những hộ dân có đất bị thu hồi trở thành bài toán khó của xã hội. Không ít hộ khi có tiền đền bù thì sử dụng lãng phí, không đúng mục đích và khi tiền không còn thì sinh ra thêm nhiều tệ nạn cho xã hội.

Để làm rõ ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng KCN Quang Minh đến đời sống, việc làm của người dân, chúng tôi tiến hành điều tra 100 hộ dân có đất bị thu hồi để xây dựng KCN Quang Minh và 30 hộ dân không bị thu hồi đất ở cùng khu vực. Các hộ này được chúng tôi phân theo nhóm như sau:

Nhóm hộ 1: gồm 50 hộ dân có đất bị thu hồi thuộc giai đoạn trước 01/8/2008 (KCN Quang Minh, huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc);

Nhóm hộ 2: gồm 50 hộ dân có đất bị thu hồi thuộc giai đoạn từ 01/8/2008 đến nay (KCN Quang Minh, huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của thành phố

Hà Nội);

Nhóm hộ 3: gồm 30 hộ dân không bị thu hồi đất trong khu vực liền kề. Qua điều tra cho thấy, diện tích đất đã được phê duyệt để xây dựng KCN Quang Minh bao gồm: đất nông nghiệp quỹ I của các hộ dân (chính là diện tích đất giao theo Nghị định 64/NĐ-CP của Chính Phủ) và đất quỹ II do UBND thị trấn Quang Minh quản lý (chính là diện tích đất giao thông, thủy lợi nội đồng). Do đó, trong nội dung nghiên cứu, đánh giá của đề tài chúng tôi xin đề cập các vấn đề liên quan đến công tác thu hồi đất nông nghiệp của các hộ dân.

Theo số liệu rà soát đất dịch vụ tại thị trấn Quang Minh của Ban bồi thường GPMB huyện Mê Linh:

- Thị trấn Quang Minh có 1880 hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi thuộc các dự án tại KCN Quang Minh;

- Tổng diện tích đất nông nghiệp được giao của 1880 hộ là: 4.453.546,7m2; - Tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi của 1880 hộ là: 2.826.322,4m2. Diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi của 1880 hộ chiếm đến 63,5% tổng diện tích đất nông nghiệp được giao. Số liệu này cho thấy diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ tương đối cao, có ảnh hưởng nhiều của việc thu hồi đất đến người dân

Theo nguồn số liệu điều tra, chúng tôi tổng hợp được về diện tích đất của các nhóm hộ điều tra như bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Kết quả điều tra về các hộ có đất bị thu hồi thuộc dự án

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính lƣợng Số

1

Tổng số hộ điều tra, trong đó: Hộ 100

+ Số hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp Hộ 29 + Số hộ bị thu hồi chưa hết đất nông nghiệp Hộ 71 2 Tổng số nhân khẩu bị ảnh hưởng do thu hồi đất Người 530

Nhóm hộ 1 Hộ 50

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp trước khi thu hồi của số

hộ điều tra m2 76.357,0

2 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ trước thu hồi m2 1.527,1 3 Tổng diện tích đất nông nghiệp sau khi thu hồi của số

hộ điều tra m2 29.837,4

4 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ sau thu hồi m2 596,8 5 Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ

điều tra m2 46.519,6

6 Bình quân diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi/hộ m2 930,4 7 Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ điều tra Triệu đồng 2.176,0 8 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Triệu đồng 43,52

Nhóm hộ 2 Hộ 50

1 Tổng diện tích đất nông nghiệp trước khi thu hồi của số

hộ điều tra m2 65.932,0

2 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ trước thu hồi m2 1.318,6 3 Tổng diện tích đất nông nghiệp sau khi thu hồi của số

hộ điều tra

m2

18.041,8

4 Bình quân diện tích đất nông nghiệp/hộ sau thu hồi m2 360,8 5 Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi của các hộ

điều tra m2 47.890,2

6 Bình quân diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi/hộ m2 957,8 7 Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ điều tra Triệu đồng 25.528,0 8 Bình quân tiền bồi thường hỗ trợ/hộ Triệu đồng 510,6

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2014)

Đối với nhóm hộ 1: Diện tích đất thu hồi tại nhóm hộ này là 46.519,6m2, chiếm 60,9% tổng số 76.357,0m2 đất nông nghiệp của 50 hộ điều tra. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 1.527,1m2, sau khi thu hồi là 596,8m2. Hộ có diện tích thu hồi nhiều nhất là 1.980m2, hộ ít nhất là 128m2. Số hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp là 12 hộ/50 hộ điều tra.

Nhóm hộ 2: Diện tích đất thu hồi tại nhóm hộ này là 47.890,2m2, chiếm 72,6% tổng số 65.932,0m2 đất nông nghiệp của 50 hộ điều tra. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của mỗi hộ trước khi thu hồi là 1.318,6m2, sau khi thu hồi là 360,84m2. Hộ bị thu hồi nhiều nhất là 1.763m2, hộ ít nhất là 98m2. Số hộ bị thu hồi toàn bộ đất nông nghiệp là 16 hộ/50 hộ điều tra.

Như vậy, cả hai nhóm trên đều có tỷ lệ diện tích đất bị thu hồi rất cao, diện tích còn lại chưa thu hồi ít. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi về nguồn thu nhập, cơ cấu lao động, việc làm của các hộ dân.

Nhóm hộ 3: Nhóm các hộ không bị thu hồi đất, đây là nhóm điều tra nhằm mục đích đối chiếu, so sánh về tình hình đời sống, việc làm của người dân khi thành lập KCN Quang Minh với các hộ bị thu hồi đất. Nhóm này bình quân diện tích đất nông nghiệp mỗi hộ là 1.406,2m2/hộ.

Số tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ điều tra như sau:

Nhóm 1: Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 2.176 triệu đồng/46.519,6m2/50 hộ điều tra; bình quân 43,5 triệu đồng/hộ. Hộ nhận được nhiều tiền bồi thường, hỗ trợ nhất là 93 triệu đồng; hộ nhận được ít tiền bồi thường, hỗ trợ nhất là 06 triệu đồng.

Nhóm 2: Tổng tiền bồi thường, hỗ trợ là 25.528 triệu đồng/47.890,2m2/50 hộ điều tra; bình quân 510,6 triệu đồng/hộ. Hộ nhận được nhiều tiền bồi thường, hỗ trợ nhất là 2.476 triệu đồng; hộ nhận được ít tiền bồi thường, hỗ trợ nhất là 20 triệu đồng.

Nhìn vào số liệu trên ta thấy diện tích đất thu hồi của 02 nhóm hộ không chênh lệch với nhau nhiều nhưng tổng tiền bồi thường, hỗ trợ của 02 nhóm lại chênh lệch nhau rất lớn. Đó là do các hộ thuộc nhóm 1 có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tại thời điểm khi huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc, các chính sách hỗ trợ và đơn giá bồi thường được áp dụng theo địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thấp hơn nhiều so với khu vực Hà Nội. Nhóm 2 gồm các hộ có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi tại thời điểm khi huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của thành phố Hà Nội nên tiền bồi thường, hỗ trợ sẽ cao hơn.

Thực tế chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất có thay đổi theo từng giai đoạn, đơn giá tiền bồi thường, hỗ trợ thay đổi theo hàng năm. Vì vậy, tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB của các hộ sẽ khác nhau tùy thuộc vào thời điểm thu hồi đất.

3.3.1.2. Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 50)