Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 27)

Qua thực tế giải quyết việc làm và thu nhập cho người có đất bị thu hồi ở một số nước trên thế giới, có thể rút ramột số kinh nghiệmcho Việt Nam như sau:

Nhà nước phải làm tốt công tác quy hoạch về sử dụng đất, coi đó là phương án chiến lược để các cấp, các ngành và người dân chấp hành chính sách sử dụng đất đai của Nhà nước. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng phải theo quy hoạch và phải được các cấp quản lý Nhà nước phê duyệt theo đúng thẩm quyền.

Ở nước ta hiện nay, do công tác dự báo, quy hoạch và kế hoạch chưa tốt, chưa được coi là phương án chiến lược nên đã nảy sinh tình trạng thụ động hoặc quy hoạch “treo”. Đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo đúng tiến độ, làm người dân mất đất nhưng không có việc làm, còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Đây là hiện tượng khá phổ biến và gây lãng phí lớn, dân rất bất bình. Tình trạng này đã gây hậu quả làm mất lòng tin của dân vào chủ trương lớn, đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dẫn đến những khiếu kiện, có nguy cơ mất ổn định xã hội.

Chuyển một bộ phận đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp và đô thị là hết sức cần thiết, nhưng phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Phải có qui định

cho bên sử dụng đất thu hồi tìm cách khai thác đất chưa sử dụng bù vào đúng với diện tích canh tác bị mất đi.

Ở nước ta hiện nay vẫn đang tồn tại một bất hợp lý là diện tích đất tốt dùng để sản xuất lương thực bị thu hẹp chủ yếu bởi xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị. Riêng từ năm 2001 - 2005, diện tích đất thu hồi cho phát triển khu công nghiệp và khu đô thị đã chiếm gần 4% đất nông nghiệp đang sản xuất của cả nước. Bình quân mỗi năm có 73.290 ha đất bị thu hồi. Đáng chú ý có tới 80% “đất tốt” 2 lúa, mỗi năm thu hồi bằng 1% diện tích lúa cả nước, trong khi dân số tăng 1,3%/năm. Các vùng kinh tế trọng điểm chiếm đến 50% diện tích đất bị thu hồi trong toàn quốc: Tiền Giang 20.308 ha, Đồng Nai 19.752 ha, Bình Dương 16.627 ha, Quảng Nam 11.812 ha, Cà Mau 13.242 ha, Hà Nội 7.776 ha, Hà Tĩnh 6.391 ha, Vĩnh Phúc 5.573 ha. Trong 16 tỉnh trọng điểm về thu hồi đất, có gần 90% diện tích là đất sản xuất nông nghiệp (Nguyễn Trung Sơn, 2008) [17].

Thời gian qua chúng ta lấy đi quá nhiều đất nông nghiệp vốn đã được sử dụng vào mục đích trồng lúa. Đất công nghiệp và đất đô thị có thể được phát triển từ đất đồi núi có nhiều sỏi đá (ví dụ như đất ở Xuân Mai, Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn...), thậm chí còn tốt hơn rất nhiều so với sử dụng đất trồng lúa trong xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo cảnh quan đô thị và vệ sinh môi trường... Phát triển khu công nghiệp và khu đô thị ở đất đồi núi do phải khai phá nên chi phí ban đầu có thể cao hơn so với sử dụng đất đồng bằng trồng lương thực, có thể xa trung tâm, nhưng đứng trên quan điểm phát triển thì sẽ là hiệu quả hơn trong điều kiện một nước “đất chật, người đông” với nguồn lương thực truyền thống từ lúa gạo như Việt Nam mà những thứ khác rất khó có thể thay thế được.

Phải coi trọng tính đồng bộ trong giải quyết việc làm và thu nhập khi người dân có đất bị thu hồi cho phát triển công nghiệp và đô thị, vì lợi ích quốc gia. Nhà nước khuyến khích phát triển các doanh nghiệp địa phương để thu hút lao động. Quy định các khoản chi phí đền bù đất do doanh nghiệp sử dụng đất phải trả cho nông dân khi họ bị thu hồi đất gồm: chi phí về trưng dụng, đất, đầu tư bị tiêu hao trên đất, chi phí đền bù sắp xếp lao động và phí đền bù sinh hoạt phải trả cho người

bị thu hồi đất. Nhà nước thừa nhận và tạo cơ chế chính sách để phát triển thị trường bất động sản, qua đó tạo thuận lợi cho việc chuyển đổi quyền sử dụng đất giữa các khu vực kinh tế được linh hoạt hơn.

Ở nước ta, các khoản đền bù cho dân khi thu hồi đất hầu hết được lấy từ ngân sách Nhà nước, các chủ dự án sử dụng đất thu hồi do Nhà nước giao chỉ phải đào tạo tại chỗ và tuyển dụng ít nhất 10 lao động địa phương trên 01 ha đất thu hồi. Nhưng do không có cơ chế ràng buộc cả phía người lao động và phía người sử dụng lao động nên có doanh nghiệp tuy đã tuyển dụng lao động tại chỗ, nhưng sau một thời gian lại phải thải hồi, hoặc vì số lao động này không đáp ứng được nhu cầu công việc, hoặc vì không quen với yêu cầu của lao động công nghiệp nên xin ra khỏi doanh nghiệp. Giá đất Nhà nước đền bù cho người dân không phải dựa theo thị trường mà lại quy định một mức cố định. Đây cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng bất bình của người dân khi họ bị thu hồi đất.

Có chính sách thúc đẩy hình thành và phát triển các đô thị quy mô nhỏ. Trung Quốc đã rất thành công trong phát triển loại hình đô thị này. Nhờ đó mà tạo được nhiều việc làm tại chỗ, tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá các khu vực nông thôn được đẩy mạnh, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều người ở nông thôn ra thành phố bán hàng rong, làm nghề thu gom phế liệu phế thải, đạp xích lô, chở thuê bằng xe thô sơ ba bánh... Theo một số điều tra, thì trong số này có không ít người lao động bị thu hồi đất không tìm được việc làm khác để kiếm sống. Chúng ta có thể cấm họ làm các nghề trên để đảm bảo mĩ quan và trật tự đô thị, nhưng đó chưa phải là giải pháp tối ưu. Qua kinh nghiệm của Trung Quốc, ta có thể nghiên cứu xây dựng và phát triển các đô thị nhỏ để thu hút lao động tại chỗ, nhờ đó mà giảm áp lực lao động và “quá tải” cho các đô thị lớn (Nguyễn Trung Sơn, 2008) [17].

Từ những vấn đề trên càng thấy rõ cần phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống của người dân, để thấy được thực trạng họ đang phải đối mặt với những thuận lợi và khó khăn gì, nhằm có giải pháp khắc phục khó khăn đó.

Chƣơng 2

NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, phạm vi, địa bàn và thời gian nghiên cứu

Đối tƣợng: Các hộ dân trong khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn KCN Quang Minh, thị trấn Quang Minh.

Phạm vi: - Một số dự án thuộc giai đoạn trước 01/8/2008 (khi thị trấn Quang Minh huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc);

- Một số dự án thuộc giai đoạn từ 01/8/2008 đến nay (khi thị trấn Quang Minh huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của thành phố Hà Nội).

Địa bàn: KCN Quang Minh thuộc thị trấn Quang Minh huyện Mê Linh thành phố Hà Nội.

Thời gian: Từ tháng 10/2013 đến tháng 10/2014.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được các mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu chúng tôi tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:

2.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Mê Linh

2.2.2. Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất để thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp Quang Minh, bằng khi thu hồi đất để thực hiện các dự án tại Khu công nghiệp Quang Minh, thị trấn Quang Minh huyện Mê Linh thành phố Hà Nội

2.2.3. Ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người dân tại khu vực nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu

- Tình hình ổn định đời sống của người dân; - Tình hình thu nhập của người dân;

- Tình hình lao động và việc làm của người dân. - Tình hình thay đổi ngành nghề của người dân.

2.2.4. Một số tồn tại và giải pháp thực hiện

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện được đề tài nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.1. Phương pháp điều tra

* Nghiên cứu số liệu thứ cấp

- Thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu từ cơ quan nhà nước, các phòng, ban chuyên môn của huyện: Bản đồ quy hoạch dự án, phương án bồi thường, hỗ trợ,…

* Điều tra số liệu sơ cấp (trực tiếp)

- Phỏng vấn: Điều tra, phỏng vấn về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ ở dự án xây dựng KCN Quang Minh trên cơ sở một số chủ đề chính. Đối tượng chính là chính quyền địa phương, ban bồi thường giải phóng mặt bằng huyện,...

- Điều tra nông hộ bằng bộ câu hỏi: Lập phiếu điều tra để thu thập các thông tin liên quan tới tình hình đời sống, việc làm của các nông hộ. Về tiêu chí chọn các hộ điều tra phân thành 03 nhóm:

Nhóm 1: 50 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (thuộc giai đoạn trước 01/8/2008 - KCN Quang Minh huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của tỉnh Vĩnh Phúc) trong đó có cả các hộ có điều kiện kinh tế khá giả, trung bình và khó khăn. Những người dân được điều tra bao gồm cả nam và nữ ở các lứa tuổi khác nhau.

Nhóm 2: 50 hộ bị thu hồi đất nông nghiệp (thuộc giai đoạn từ 01/8/2008 đến nay - KCN Quang Minh huyện Mê Linh thuộc địa giới hành chính của thành phố Hà Nội), các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng như nhóm 1.

Nhóm 3: 30 hộ không bị thu hồi đất. Đây là nhóm hộ điều tra để so sánh, đối chiếu với nhóm 1, nhóm 2, các tiêu chí lựa chọn các hộ ở nhóm này cũng như nhóm 1, nhóm 2.

Trong quá trình điều tra nông hộ chúng tôi kết hợp quan sát, chụp ảnh, tìm hiểu và trò chuyện với người dân để nắm bắt được thực trạng của tình hình đời sống, việc làm và tâm lý của họ khi bị thu hồi đất.

2.3.2. Phương pháp thống kê, so sánh

Trên cơ sở các số liệu thu thập được, chúng tôi thống kê, phân loại theo các nhóm để từ đó mô tả, so sánh, phân tích và dự báo, đánh giá cho các kết quả nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu

Tiến hành nhập dữ liệu và xử lý các số liệu điều tra thu thập; các số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL.

2.3.4. Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các cán bộ lãnh đạo các cấp, các nông dân sản xuất và tổ chức đời sống có hiệu quả cao sau khi bị thu hồi đất qua phỏng vấn trực tiếp theo các chủ đề nghiên cứu, xin ý kiến về các giải pháp và mong muốn, nguyện vọng của người dân để nắm bắt tình hình rộng hơn so với nội dung các phiếu điều tra.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Mê Linh

3.1.1.Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Mê Linh nằm ở phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội 30 km, có địa giới hành chính như sau:

Phía Bắc giáp thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phía Tây giáp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Phía Nam giáp huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

Phía Đông giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Huyện Mê Linh với tổng diện tích tự nhiên là 14.251,2 ha, có 18 đơn vị hành chính, trong đó gồm 16 xã: Tiền Phong, Tráng Việt, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm, Tự Lập, Chu Phan, Vạn Yên, Tam Đồng, Hoàng Kim, Văn Khê, Tiến Thịnh, Tiến Thắng, Liên Mạc, Thạch Đà, Kim Hoa và 02 thị trấn gồm Quang Minh, Chi Đông.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Mê Linh là huyện đồng bằng thuộc thành phố Hà Nội, địa hình mang nét đặc trưng của một vùng đồng bằng Bắc Bộ, thấp dần từ hướng Bắc xuống hướng Nam, độ cao chênh lệch không đáng kể. Nhìn chung, địa hình huyện Mê Linh tương đối bằng phẳng rất thuận lợi cho việc canh tác sản xuất nông nghiệp cũng như việc đi lại của người dân.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Mê Linh là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia ra làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa hàng năm đạt mức trung bình từ 1.900 mm tập trung vào các tháng 6, 7, 8 với độ ẩm trung bình hàng năm đạt 80%. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

này thường khô hanh và ít mưa do chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Theo thống kê nhiệt độ cao nhất trong năm là 400C và thấp nhất là 100C.

3.1.1.4. Chế độ thủy văn

- Nguồn nước mặt: Ngoài nước mưa thì nguồn nước tưới chính cho đồng ruộng chủ yếu lấy từ sông Hồng, sông Cà Lồ, kênh Thạnh Phú, kênh Thanh Điềm chảy từ phía Bắc xuống phía Nam của huyện, là nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính cho sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong huyện. Trong những năm gần đây khi các công trình và hệ thống thủy lợi được xây dựng làm cho việc tuới tiêu được thuận lợi hơn, hiện tượng ngập úng đồng ruộng cơ bản không còn xảy ra trên địa bàn huyện.

- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm của huyện khá phong phú nhưng mới chỉ khai thác để phục vụ trong sinh hoạt cho nhân dân, một lượng nhỏ người dân khai thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.5. Tài nguyên đất đai

Theo số liệu thống kê đất đai tính đến ngày 01/01/2014, huyện Mê Linh có tổng diện tích tự nhiên 14.251,2 ha, trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp là: 7.773,2 ha, chiếm 54,5 % tổng diện tích tự

nhiên toàn huyện.

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 5.986,1 ha, chiếm 42,0 % tổng diện tích tự

nhiên toàn huyện (trong đó đất ở là 2.010,9 ha với đất ở tại nông thôn là 1749,0 ha và đất ở tại đô thị là 261,9 ha).

- Diện tích đất chưa sử dụng: 491,9 ha, chiếm 3,5 % tổng diện tích tự nhiên

toàn huyện.

Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Mê Linh thể hiện tại bảng

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất huyện Mê Linh năm 2013 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) (1) (2) (3) (4) (5) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 14.251,2 100 1 Đất nông nghiệp NNP 7.773,2 54,5

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 7.418,5 52,1 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 7.010,6 49,2 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5.432,4 38,1 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 80,3 0,6 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 1.497,9 10,5 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 407,9 2,9

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 3,1 0,0 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 3,1 0,0 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RĐD - - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 330,5 2,3 1.4 Đất làm muối LMU - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 21,1 0,1

2 Đất phi nông nghiệp PNN 5.986,1 42,0

2.1 Đất ở OTC 2.010,9 14,1

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 1.749,0 12,3 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 261,9 1,8 2.2 Đất chuyên dùng CDG 2.990,2 20,9 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 61,6 0,4

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 4,4 0,0

2.2.3 Đất an ninh CAN 1,1 0,0

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1.067,7 7,5 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 1.855,4 13,0 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 33,4 0,2 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 115,4 0,8 2.5 Đất sông suối, mặt nước chuyên dùng SMN 826,9 5,8 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 9,4 0,1

3 Đất chƣa sử dụng CSD 491,9 3,5

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất xây dựng khu công nghiệp quang minh đến đời sống, việc làm của người dân ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 27)