3.2.2.1. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án khi Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (trước 01/8/2008)
Về chính sách chung: Được thực hiện theo quy định tại Nghị định
197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 197/2004/NĐ- CP của Chính phủ.
Tại tỉnh Vĩnh Phúc: Thời điểm năm 2005, đơn giá bồi thường, hỗ trợ được thực
hiện theo Quyết định số 5198/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 và Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định đơn giá bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Cụ thể gồm:
a. Bồi thường về đất, hoa màu tài sản trên đất; b. Hỗ trợ để ổn định đời sống và ổn định sản xuất;
Khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp quỹ I, thì đối tượng bị thu hồi đất được hỗ trợ ổn định đời sống là: 3.800 đồng/m2.
Đối với các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất mà bị ngừng sản xuất kinh doanh thì được hỗ trợ 20% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận trong biểu thu thuế đã nộp thuế của 3 năm đó.
c. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm;
Khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp quỹ I, thì đối tượng bị thu hồi đất được hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm với mức hỗ trợ là: 7.850 đồng/m2
.
d. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng;
Thưởng giải phóng nhanh mặt bằng nhanh cho các hộ nhận tiền bồi thường và giao đất cho các dự án theo đúng thời gian và kế hoạch theo qui định dưới đây:
- Mức thưởng 2.000đ/m2 đối với tất cả các loại đất nông nghiệp trồng cây hàng năm; đất trồng cây lâu năm; đất nuôi trồng thuỷ sản, đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp trồng rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình 50 năm;
- Mức thưởng 1.000đ/m2 đối với đất nông nghiệp còn lại gồm: Đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm thuộc các nông lâm trường quản lý có hợp đồng canh tác sản xuất đối với các hộ gia đình.
e. Chính sách đất dịch vụ.
Thực hiện theo các Quyết định: số 2502/2004/QĐ-UB ngày 22/7/2004, số 25/2006/QĐ-UB ngày 04/4/2006, số 11/2008/QĐ-UB ngày 04/02/2008 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về ban hành quy định việc giao đất làm dịch vụ cho hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung.
Căn cứ các quyết định trên, hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp được thu hồi để xây dựng các khu, cụm công nghiệp, khu du lịch và khu đô thị tập trung sẽ được xét cấp đất dịch vụ khi có đủ điều kiện sau:
- Hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất mà không được Nhà nước bồi thường bằng đất nông nghiệp tương đương, chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước và bàn giao lại đất trong thời gian quy định;
- Diện tích đất nông nghiệp thu hồi chiếm từ 40% trở lên so với tổng diện tích đất nông nghiệp của từng hộ (theo Quyết định số 2502/2004/QĐ-UB); thu hồi trên 30% so với tổng diện tích đất nông nghiệp của từng hộ (theo Quyết định số 11/2008/QĐ-UB);
Phương pháp tính hỗ trợ đất dịch vụ như sau:
- Diện tích đất làm dịch vụ giao cho mỗi hộ được tính toán căn cứ vào số nhân khẩu hiện tại và diện tích đất thu hồi nhưng tối đa không quá 100m2/hộ, tính theo công thức: DT(d.v) = DT(t.h) x 10m2 + SK(h.t) x 2m2. Trong đó:
DT(d.v) là diện tích đất dịch vụ, đơn vị tính m2. DT(t.h) là diện tích đất thu hồi, tính bằng sào (360m2
).
- Diện tích giao làm đất dịch vụ tính theo số nhân khẩu được giao ngay lần đầu, còn những lần giao bổ sung chỉ căn cứ vào diện tích đất thu hồi.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có quỹ đất nông nghiệp được giao nhỏ hơn
720m2 (hai sào) bị thu hồi 100% mà số khẩu lại quá nhiều (lớn hơn 5 khẩu) mức hỗ trợ đất dịch vụ tính theo khẩu tối đa bằng mức hỗ trợ cho một sào đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Thời hạn sử dụng đất dịch vụ là lâu dài; hộ gia đình, cá nhân được xây dựng nhà ở, nhà ở kiêm dịch vụ và thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật; khi xây dựng phải thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng.
3.2.2.2. Chính sách bồi thường, hỗ trợ của dự án khi Mê Linh thuộc thành phố Hà Nội (từ 01/8/2008 đến 2013)
Về chính sách chung: Công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái
định cư được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất; Thông tư 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất;
Tại thành phố Hà Nội: giai đoạn này công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng
mặt bằng và tái định cư được thực hiện theo Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Quyết định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Cụ thể gồm:
a. Bồi thường về đất, hoa màu tài sản trên đất; b. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất;
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ 30% đến 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 06 tháng.
Nếu thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp đang sử dụng thì được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 12 tháng.
Mức hỗ trợ cho một nhân khẩu được tính bằng tiền tương đương 30kg gạo/01 tháng theo thời giá trung bình ở Hà Nội tại thời điểm hỗ trợ do sở Tài Chính công bố.
c. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm;
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được hỗ trợ bằng tiền để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 05 lần giá đất nông nghiệp quy định đối với diện tích đất nông nghiệp thực tế bị thu hồi nhưng tối đa không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp tại địa phương (diện tích tính hạn mức bao gồm cả diện tích đất đã thu hồi trước đây).
Người trong độ tuổi lao động thuộc hộ gia đình, cá nhân được hỗ trợ theo quy định, có nhu cầu học nghề thì được hỗ trợ 01 lần kinh phí để học một nghề bằng hình thức cấp thẻ học nghề (không chi trả trực tiếp bằng tiền cho người lao động); mức hỗ trợ tối đa không quá 6.000.000 đồng/thẻ (Sáu triệu đồng).
d. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng.
Chủ sử dụng đất nông nghiệp có đủ điều kiện được bồi thường về đất theo quy định, nếu bàn giao mặt bằng đúng tiến độ quy định thì được thưởng 3.000 đồng/m2
đất nhưng tối đa không quá 3.000.000 đồng/chủ sử dụng đất (Ba triệu đồng) * Căn cứ vào các chính sách trên, công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng tại địa bàn huyện Mê Linh nói chung và dự án Khu công nghiệp Quang Minh nói riêng được tính như sau:
- Thời điểm năm 2005 được áp dụng theo Quyết định số 5198/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 và Quyết định số 302/2005/QĐ-UB ngày 27/01/2005 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Bảng 3.3: Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2005
STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Đơn vị tính Mức hỗ trợ
1 Bồi thường về đất Đồng/m2 24.000 2 Bồi thường hoa màu trên đất Đồng/m2
9.722 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Đồng/m2 3.800 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm Đồng/m2
7.850 5 Thưởng tiến độ GPMB nhanh Đồng/m2 2.000 6 Hỗ trợ đất dịch vụ theo diện tích đất
thu hồi m
2/sào 10
7 Hỗ trợ đất dịch vụ theo nhân khẩu tại thời điểm thu hồi đất m
2/khẩu 2
(Nguồn: Phương án bồi thường, hỗ trợ GPMB năm 2005)
Như vậy, số tiền người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ là 47.372 đồng/m2, tương đương với số tiền là 17.053.920 đồng/sào (chưa tính hỗ trợ về đất dịch vụ).
- Thời điểm năm 2008, được áp dụng theo Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 của UBND thành phố Hà Nội.
Bảng 3.4: Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi tại thời điểm năm 2008
STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Mức hỗ trợ
(đồng/m2
)
1 Bồi thường về đất 135.000
2 Bồi thường lúa, hoa màu khác 5.500 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất 35.000 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm 30.000 5 Thưởng tiến độ GPMB nhanh 3.000
Số tiền người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi được bồi thường, hỗ trợ là 205.500 đồng/m2, tương đương với số tiền là 73.980.000 đồng/sào.
- Thời điểm từ tháng 10 năm 2009 đến năm 2013, được áp dụng theo Quyết định số 108/2009/QĐ-UBND ngày 29/9/2009 của UBND thành phố Hà Nội.
Bảng 3.5: Đơn giá bồi thƣờng, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi tại thời điểm từ tháng 10 năm 2009 đến năm 2013
STT Nội dung bồi thƣờng, hỗ trợ Mức hỗ trợ Ghi chú
1 Bồi thường về đất 135.000 đồng/m2
2 Bồi thường cây trồng hoa màu trên đất
Được áp dụng theo đơn giá phê duyệt đối với từng loại cây
trồng cụ thể Lúa: 7.000 đồng/m2 , Hoa cúc: 50.000 đồng/m2 ,... 3 Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất Mất trên 70% đất nông nghiệp được giao
30kg gạo/01 nhân
khẩu /12 tháng Đơn giá 1 kg = 6.500 đồng (theo
đơn giá sở Tài chính) Mất từ 30%-70% đất nông nghiệp được giao 30kg gạo/01 nhân khẩu/6 tháng 4 Hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm
Không quá 5 lần giá
đất nông nghiệp 675.000 đồng/m 2 5 Hỗ trợ đào tạo nghề 6.000.000 đồng/01 thẻ/01 người Người trong độ tuổi lao động có nhu cầu học nghề
6 Thưởng tiến độ GPMB nhanh
3.000 đồng/m2 ; Không quá 3.000.000 đồng/hộ Áp dụng đối với hộ bàn giao mặt bằng đúng tiến độ quy định
Chưa tính hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất và thưởng tiến độ GPMB nhanh, tùy từng loại cây trồng cụ thể giá bồi thường sẽ khác nhau. Ví dụ như cây lúa, cây hoa cúc, số tiền người dân có đất nông nghiệp bị thu hồi sẽ được bồi thường, hỗ trợ là:
+ 817.000 đồng/m2, tương đương với số tiền là 294.120.000 đồng/sào (cây trồng là lúa tẻ);
+ 860.000 đồng/m2, tương đương với số tiền là 309.600.000 đồng/sào (cây trồng là hoa cúc).