1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)

160 817 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 13,22 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu : “Đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên 1986 – 2010” dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỐC BẢO

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA

TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1986 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - năm 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỐC BẢO

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA

TỈNH THÁI NGUYÊN TỪ 1986 - 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Thái Nguyên - năm 2013

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỐC BẢO

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA

TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2010)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG QUỐC BẢO

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA

TỈNH THÁI NGUYÊN (1986 – 2010)

Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam

Mã số : 60.22.03.13

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học : 1 PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

2 TS Nguyễn Thị Quế Loan

Thái Nguyên – 2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và

TS Nguyễn Thị Quế Loan đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành công trình

nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

Tôi xin cảm ơn UBND huyện Định Hóa, Chi cục Thống kê huyện Định Hóa, phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hóa, UBND các xã : Quy Kỳ, Tân Dương, Tân Thịnh…, các cán bộ và nhân dân – nơi tôi đã đến điền dã đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn

Ngày 15 tháng 8 năm 2013

Tác giả luận văn

Hoàng Quốc Bảo

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu : “Đời sống văn hóa của người

Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2010)” dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh và TS Nguyễn Thị Quế Loan là kết quả

nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực,

chưa được công bố

Người thực hiện

Hoàng Quốc Bảo

Trang 5

MỤC LỤC

Trang Trang phụ bìa

Lời cảm ơn i

Lời cam đoan ii

Mục lục iii

Danh mục chữ viết tắt iv

Danh mục các bảng v

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN 9

1.1 Khái quát về huyện Định Hóa 8

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 8

1.1.2 Sự thay đổi địa giới hành chính của huyện trong lịch sử 10

1.1.3 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Định Hóa trước 1986 14

1.1.4 Các dân tộc trong huyện và truyền thống của nhân dân Định Hóa trước 1986 17

1.2 Khái quát về người Sán Chay 27

1.2.1 Nguồn gốc của dân tộc Sán Chay 27

1.2.2 Quá trình nhập cư và định cư của người Sán Chay 35

1.2.3 Đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của tộc người Sán Chay trước 1986 37

Chương 2 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA (1986 – 2010) 44

2.1 Canh tác nông nghiệp 44

2.1.1 Canh tác ruộng nương 44

2.1.2 Canh tác ruộng nước 48

2.1.3 Trồng trọt các loại cây 52

2.2 Chăn nuôi gia súc gia cầm 57

2.3 Săn bắt và hái lượm 60

Trang 6

2.4 Nghề phụ gia đình 64

2.5 Ẩm thực 66

2.6 Y phục 71

2.7 Bản làng nhà cửa 74

2.8 Giao thông 77

2.9 Quan hệ giao lưu trong đời sống văn hóa vật chất giữa tộc người Sán Chay với các dân tộc khác trong huyện 79

Chương 3 ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA TỘC NGƯỜI SÁN CHAY Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA (1986 – 2010) 83

3.1 Tín ngưỡng dân gian 83

3.2 Tôn giáo 88

3.3 Phong tục tập quán 89

3.3.1 Các tục lệ thờ cúng trời đất, bản làng, tổ tiên 89

3.3.2 Hôn nhân và gia đình 92

3.4 Ma chay 100

3.5 Lễ hội 110

3.6 Văn hóa dân gian 111

3.6.1 Nghệ thuật múa hát, ca nhạc, các nhạc cụ 111

3.6.2 Chữ viết 116

3.6.3 Văn học dân gian 118

3.7 Quan hệ giao lưu văn hóa tinh thần giữa tộc người Sán Chay với các dân tộc khác trong huyện 119

KẾT LUẬN 123

TÀI LIỆU THAM KHẢO 126 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết là Đọc là

ATK An toàn khu HĐND Hội đồng nhân dân KHXH Khoa học xã hội Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1.1 Bảng thống kê thị trấn, xã và thôn xóm của huyện Định Hóa 13

Bảng 1.2 Thành phần các dân tộc huyện Định Hóa 17

Bảng 2.1 Nông lịch của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, Thái Nguyên .44

Bảng 2.2 Công cụ canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở huyện Định Hóa 51

Bảng 2.3 Cây trồng chính trên nương của người Sán Chay ở huyện Định Hóa 56

Bảng 2.4 Sản lượng ước tính một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp của một số gia đình người Sán Chay ở huyện Định Hóa 57

Bảng 2.5 Lịch hái lượm một số loại rau, củ chính của người Sán Chay ở huyện Định Hóa 63

Bảng 2.6 Thống kê các loại hình nhà ở tại một vài thôn xóm người Sán Chay ở huyện Định Hóa 77

Bảng 3.1 Một số từ ngữ và nhân vật liên quan đến hôn nhân của người Sán Chay ở huyện Định Hóa 98

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có nguồn gốc lịch sử và bản sắc văn hóa riêng tạo nên bức tranh văn hóa đa dạng Sán Chay là một dân tộc thiểu số trong nhóm Tày – Nùng, sinh sống rải rác ở một số địa phương trung du miền núi Đông Bắc Việt Nam, trong đó có huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Tuy chỉ là một dân tộc ít người, chiếm tỷ lệ không lớn trong quy mô dân số song huyện Định Hóa là một trong những địa phương có tương đối đông đồng bào Sán Chay, với số dân đông thứ ba toàn huyện Định Hóa sau đồng bào Tày và đồng bào Kinh Do đó, các hoạt động trong đời sống văn hóa của đồng bào Sán Chay tại Định Hóa cũng là một phần trong bức tranh đời sống văn hóa các dân tộc ở địa phương này Tuy nhiên, những nghiên cứu về người Sán Chay nói chung và đời sống văn hóa của tộc người này ở huyện Định Hóa chưa phong phú Hơn nữa các công trình nghiên cứu chuyên sâu về người Sán Chay nói chung và người Sán Chay ở Thái Nguyên chỉ tập trung vào khoảng thời gian những năm 60, 70 của thế kỷ trước Bản sắc dân tộc của người Sán Chay nói chung và người Sán Chay ở Định Hóa thể hiện trong những giá trị văn hóa đặc trưng, ngôn ngữ riêng, ý thức tự giác tộc người và địa bàn cư trú bên cạnh các cộng đồng Tày, Kinh, Nùng, Dao, Hoa…, nhưng do lịch sử khai phá, điều kiện cư trú

và nhất là trong điều kiện đất nước trong thời kỳ Đổi mới (1986 đến nay), đời sống văn hóa của họ đang có nhiều thay đổi

Là con em của đồng bào Sán Chay, tác giả nhận thấy rằng việc nêu lên được những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc mình là cần thiết Đồng thời, thông qua kết quả nghiên cứu, tác giả cũng muốn góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc gìn giữ và phát triển văn hóa người Sán Chay trong sự nghiệp Đổi mới đất nước hiện nay Vì những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài :

“Đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 – 2010)” làm luận văn

Trang 10

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân tộc Sán Chay nói chung và văn hóa dân tộc Sán Chay ở các địa phương nói riêng từ trước đến nay đã có nhiều tài liệu thành văn của nhiều tác giả với các mức độ và phạm vi khác nhau Đó là :

- “Du Man Cao Lan” xuất bản năm 1905 của Bonifacy Monographye,

tài liệu của Viện Dân tộc học Tác phẩm này đã làm rõ nguồn gốc tộc người, tiếng nói và các phong tục tập quán của người Cao Lan

- “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” (1950) của Bùi Đình và “Đồng

bào sắc tộc Việt Nam” (1972) của Nguyễn Trắc Dĩ Hai tác giả trong phần viết

nguồn gốc dân tộc Cao Lan, đã dựa trên những đánh giá của các tác giả phong kiến và thời thuộc Pháp đều cho rằng Cao Lan thuộc nhóm Mán (Dao)

- “Trở lại vấn đề nguồn gốc lịch sử người Cao Lan” (1964) đăng trên

Tạp chí Dân tộc học số 45 của Chu Quang Trứ cho rằng Cao Lan hoặc cả Cao Lan và Sán Chí (Sán Chay) là một tộc người riêng biệt

- Các bài viết về người Sán Chay (Cao Lan – Sán Chí) của nhà nghiên

cứu Nguyễn Nam Tiến trong thời gian 1972 – 1978 : “Về mối quan hệ tộc

người giữa hai nhóm Cao Lan và Sán Chí” (1972); “Về nguồn gốc và quá trình di cư của người Cao Lan – Sán Chí” (1973); “Lại bàn về mối quan hệ giữa hai nhóm Cao Lan – Sán Chí” trong cuốn : “Về vấn đề xác định thành phần các dân tộc thiểu số ở miền Bắc Việt Nam” (1975) và “Dân tộc Cao Lan – Sán Chí” trong “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Bắc)”

(1978) Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nam Tiến đề cập tương đối toàn diện về người Sán Chay với tư cách là một dân tộc từ nguồn gốc lịch sử, quá trình chuyển cư đến những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa

- “Sổ tay về các dân tộc ở Việt Nam”, xuất bản năm 1978, Viện Dân tộc

học đã giới thiệu khái quát về đời sống, xã hội của các dân tộc Việt Nam

- “Truyện cổ Cao Lan” xuất bản năm 1983 của Lâm Quý đã giới thiệu cho

chúng ta nhiều câu truyện nói về sự tích ra đời cũng như tên sông, tên núi… và giải thích những điều kiêng kỵ trong đời sống hàng ngày của người Cao Lan

Trang 11

- “Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam” của Nguyễn Đăng

Duy (2004) lần lượt trình bày văn hóa các dân tộc theo nhóm ngôn ngữ Dân tộc Sán Chay nằm trong phần Ba – Văn hoá các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, trong đó gồm các nội dung : Văn hóa sản xuất, văn hóa tổ chức đời sống, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần

- “Văn hóa Cao Lan” xuất bản năm 2004 của Lâm Quý đã nghiên cứu

kỹ hơn về lịch sử hình thành, văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc Cao Lan

- “Ca thư – Những câu hát của người Sán Chay” do PGS.TS Đỗ Thị

Hảo chủ biên (2008) đã giới thiệu những câu hát của người Sán Chay nói chung và giới thiệu chủ yếu trên bình diện nội dung

- “Hát xắng cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình, Lạng Sơn – Những đặc

điểm nội dung và nghệ thuật” là Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn, trường

Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên của Nguyễn Thị Thu Hiền (2009 - 2011) Ngoài những nét khái quát về người Sán Chỉ và hát Xắng cọ, tác giả đi vào nội dung cơ bản hát Xắng cọ của người Sán Chỉ ở Lộc Bình và những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Xắng cọ

- “Thiết chế chính, trị xã hội và văn hóa truyền thống của người Cao

Lan ở Tuyên Quang” là Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, trường Đại học

Sư phạm – Đại học Thái Nguyên của Trần Mạnh Thắng (2009 - 2011) Trong luận văn, thiết chế chính trị được đề cập đến gồm cách thức xây dựng, tổ chức

và vận hành bộ máy thống trị của dân tộc Cao Lan Các loại hình tổ chức, tập hợp và quy chế vận hành của thiết chế xã hội và những đặc trưng trong mảng đời sống văn hóa của người Cao Lan trong thời gian trước năm 1945

- “Dòng họ Hoàng Ngũ Giáp ở thôn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ, huyện Định

Hóa, tỉnh Thái Nguyên” là bài viết đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ

số 11, tập 87 của Đại học Thái Nguyên năm 2011 của TS Hà Thị Thu Thủy

Trang 12

nói về dòng họ Hoàng Ngũ Giáp – một nhánh họ Hoàng của dân tộc Sán Chay Bài viết không chỉ đi vào tìm hiểu nguồn gốc lịch sử xa xưa của họ này

mà qua quá trình di cư sang Việt Nam và định cư ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, dòng họ đã góp phần khai phá làng bản và những đóng góp trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Bài viết cũng đưa giả thiết về nguồn gốc tên gọi dòng họ qua tổ chức Giáp

- Trong các nghiên cứu liên quan đến dân tộc Sán Chay, công trình

chuyên khảo về người Sán Chay tiêu biểu phải kể đến là cuốn “Dân tộc Sán

Chay ở Việt Nam” của Khổng Diễn và Trần Bình với lần xuất bản gần đây

nhất là năm 2011 trong dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa, văn nghệ dân gian Việt Nam Trong cuốn sách, các tác giả đã nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, dân cư và dân số người Sán Chay; đời sống kinh tế và xã hội cũng như đời sống văn hóa người Sán Chay Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả chỉ tập trung ở một số huyện có người Sán Chay sinh sống ở Bắc Giang và một vài địa phương ở Tuyên Quang, hầu như không đề cập đến người Sán Chay ở Thái Nguyên, vốn là tỉnh có đông đồng bào Sán Chay thứ hai cả nước

- Cuốn “Tang ma dân tộc Cao Lan ở Yên Bái” của Nguyễn Mạnh Hùng

xuất bản năm 2011 Tác giả đã khái quát về người Cao Lan ở Yên Bái, đi sâu vào nội dung tang lễ và các hình thức nghệ thuật dân gian trong tang lễ của người Cao Lan ở Yên Bái

- Cuốn “Tổng quan văn hóa truyền thống các dân tộc Việt Nam” của

GS.TS Hoàng Nam (2011) đã tìm hiểu những nét khái quát nhất về 54 dân tộc Việt Nam Đó là : Lịch sử cư trú; kinh tế truyền thống và văn hóa truyền thống

- Cuốn “Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng đông bắc Việt

Nam” xuất bản lần gần đây nhất là năm 2011 của Trần Bình Trong phần 7,

tác giả đề cập đến tập quán mưu sinh của dân tộc Sán Chay về trồng trọt, chăn nuôi, thủ công gia đình, kinh tế chiếm đoạt tự nhiên, trao đổi buôn bán và một

số vấn đề trong đời sống kinh tế hiện nay

Trang 13

- Cuốn “Văn hóa dân gian người Sán Chí ở Thái Nguyên” của tác giả

Trần Văn Ái xuất bản năm 2011 Tác giả đã đi sâu nghiên cứu văn hóa nhóm Sán Chí ở các mảng tín ngưỡng, tôn giáo và lễ hội; tri thức dân gian

và văn học dân gian người Sán Chí Những kết quả thu thập trong quá trình điền dã để hoàn thành cuốn sách của tác giả tập trung phần lớn ở huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, phần tìm hiểu về người Sán Chay ở Định Hóa là không đáng kể

- Năm 2012, Nhà xuất bản Thời đại xuất bản cuốn “Dân ca Sán Chí ở

Kiên Lao – Lục Ngạn – Bắc Giang” của nhóm tác giả Nguyễn Xuân Cần –

Trần Văn Lạng (chủ biên) Đây là cuốn sách được xuất bản từ đề tài “Hát dân

ca - dân tộc Sán Chay – nhóm Sán Chí ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang” Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về dân ca Sán Chí ở xã

Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, cuốn sách đã khái quát phần lời của dân ca Sán Chí ở Lục Ngạn, Bắc Giang

Những công trình trên của các tác giả rất có giá trị giúp tôi hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình

3 Đối tượng, nhiệm vụ, mục đích, phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng :

Đề tài nghiên cứu đời sống văn hóa dân tộc Sán Chay ở huyện Định

Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ sau năm 1986

Trang 14

3.3 Mục đích :

Tìm hiểu những đặc điểm trong đời sống văn hóa cộng đồng người Sán

Chay sau năm 1986 từ đó thấy được sự biến đổi trong sinh hoạt văn hóa, những

giá trị tốt đẹp còn tồn tại và nguy cơ mai một cũng như những yếu tố mới du nhập

3.4 Phạm vi

- Không gian : Nơi định cư ổn định của dân tộc Sán Chay ở huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên, trong đó tập trung ở một số xã : xã Tân Thịnh – nơi tập trung đông người Sán Chay nhất huyện, xã Tân Dương – nơi đồng bào Sán Chay sống xen kẽ nhiều với các dân tộc khác và gần trung tâm huyện nhất, xã Quy Kỳ - xã vùng cao khó khăn nhất thuộc vùng 135 và xã Sơn Phú – xã vùng 135 có đông người Cao Lan nhất (các xã có người Sán Chay còn lại tuyệt đại đa số là nhóm San Chí)

- Thời gian : Đề tài tập trung nghiên cứu đời sống văn hóa dân tộc Sán Chay

ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ từ năm 1986 đến năm 2010

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

- Các công trình nghiên cứu, tạp chí, luận văn của các nhà khoa học, các nhà dân tộc học về dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Sán Chay

- Các chỉ thị, nghị quyết Trung ương Đảng, tỉnh ủy Thái Nguyên, huyện

ủy Định Hóa, các số liệu thống kê, báo cáo, đề án

- Tài liệu điền dã : các tài liệu về dân cư tại địa phương, sách của dòng

họ, các báo cáo của các chi bộ thôn bản Thông tin thu thập trong quá trình tìm hiểu tại địa phương, những người cung cấp tư liệu (lãnh đạo địa phương, trưởng thôn, người cao tuổi, thầy cúng)

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng hai phương pháp là phương pháp lịch sử và phương pháp logic Kết hợp điền dã dân tộc học tại các địa phương huyện Định Hóa Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp liên ngành khác như : thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp v.v… để hoàn thiện đề tài

Trang 15

5 Đóng góp của luận văn

Luận văn nghiên cứu đời sống văn hóa của người Sán Chay ở huyện Định

Hóa, tỉnh Thái Nguyên từ 1986 đến 2010 góp phần tìm hiểu lịch sử địa phương của dân tộc Sán Chay đồng thời góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu

về lịch sử văn hóa các dân tộc huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Kết quả nghiên cứu của luận văn cũng giúp chúng ta hiểu được truyền thống văn hóa cộng đồng dân tộc Sán Chay góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa tộc người theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa Thái Nguyên tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời góp thêm tư liệu là cơ sở khoa học, giúp các nhà quản lý có những chủ trương, chính sách cụ thể, nhất là trong lĩnh vực quản lý văn hóa

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm ba chương :

Chương 1 Khái quát về tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên

Chương 2 Đời sống văn hóa vật chất của tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa (1986 – 2010)

Chương 3 Đời sống văn hóa tinh thần của tộc người Sán Chay ở huyện Định Hóa (1986 – 2010)

Trang 16

Hình 1 Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn : www.google.com.vn)

Trang 17

Hình 2 Lược đồ hành chính huyện Định Hóa

và vùng phân bố dân tộc Sán Chay

(Nguồn : Tư liệu của tác giả)

GHI CHÚ

Trang 18

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƯỜI SÁN CHAY

Ở HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN

1.1 Khái quát về huyện Định Hóa

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nằm trong vùng trung

du miều núi phía Đông Bắc Bắc Bộ, phía Tây – Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang), phía Bắc – Đông Bắc giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn), phía Nam – Đông Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương Huyện

lỵ Định Hóa là thị trấn Chợ Chu, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc [43, tr 916]

Toàn huyện có tổng diện tích tự nhiên là 520,75 km2, chiếm 14,76% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 99,29 km2diện tích đất lâm nghiệp chiếm 221,7 km2, đất chuyên dùng chiếm 8,46 km2đất ở chiếm 7,33 km2, diện tích đất chưa sử dụng chiếm 183,98 km2 [43, tr.916] So với các huyện, thành phố và thị xã trong tỉnh, Định Hóa là huyện

có diện tích đất tự nhiên lớn thứ ba sau huyện Võ Nhai và Đại Từ

Địa hình của huyện khá phức tạp và tương đối hiểm trở, ở dạng núi thấp, đồi cao Xen giữa các núi đá vôi và đồi, núi đất là những cánh đồng hẹp Hướng địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, phân làm hai vùng : Vùng núi cao bao gồm địa bàn các xã nằm ở phía bắc huyện : Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Kim Phượng, Kim Sơn, Phúc Chu, Bảo Linh Trong vùng có các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc lớn, trong đó có dãy núi đá vôi thuộc phần cuối cánh cung Sông Gâm, kéo dài từ phía Bắc qua trung tâm huyện, tạo nên bức tường thành phía Đông thị trấn Chợ Chu và dừng lại ở xã Trung Hội Dãy núi đá vôi này có độ cao từ 200 đến 400 m so với mực nước biển, địa bàn này có nhiều rừng già, nhiều khe, suối nhỏ, ruộng canh tác ít, dân cư thưa thớt

Trang 19

Tiếp theo là vùng núi thấp gồm địa bàn thị trấn Chợ Chu và các xã Trung Hội, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu… Vùng này có độ cao trung bình từ 50 đến 200

m Độ dốc nhỏ, rừng già và những cánh đồng đất đai phì nhiêu, rất thuận lợi cho sản xuất lương thực, thực phẩm Đây là vựa lúa của huyện Định Hóa

Trong hệ thống sông suối, có ba hệ thống dòng chảy chính, sông Chợ Chu là sông lớn nhất cũng chỉ có lưu vực rộng 437 km2, lưu lượng nước trung bình là 3,06m3/ giây Sông Chợ Chu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ bắt nguồn từ các xã phía Tây, phía Bắc của huyện Định Hóa, trong đó có ba suối chính gồm : suối Chao, suối Tao, suối Múc… đoạn sông Chợ Chu chảy qua địa bàn xã Tân Dương là đoạn lớn nhất, sau đó sông chảy vào xã Yên Ninh (huyện Phú Lương) và hợp lưu với sông Cầu tại huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn) Sông lớn thứ hai của huyện là sông Công, bắt nguồn từ xã Thanh Định chảy qua các xã Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành xuống huyện Đại Từ, thị xã Sông Công về huyện Phổ Yên hợp lưu với sông Cầu tại xã Thuận Thành (huyện Phổ Yên) Tổng diện tích lưu vực của sông là 128 km2, lưu lượng nước hàng năm bằng sông Chợ Chu Sông Đu là sông lớn thứ ba của huyện với lượng nhỏ hơn, phần chảy trên địa bàn Định Hóa là thượng nguồn, sau đó chảy dọc phía Tây huyện Phú Lương và hòa vào sông Cầu Hệ thống sông suối của huyện Định Hóa có thể đảm bảo nước tưới tự nhiên cho các cánh đồng phì nhiêu trong huyện đáp ứng nhu cầu sản xuất tự cung, tự cấp một phần lương thực, thực phẩm [43, tr 917]

Về khí hậu, Định Hóa có khí hậu nhiệt đới ẩm, chia hai mùa nóng và lạnh Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, tháng 8 là tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất, 28 độ C và có những ngày nhiệt độ lên tới 41,1 độ C Mùa lạnh bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 năm sau Tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất (15 độ C mùa lạnh có lúc xuống đến 1,0 độ C) Định Hóa có độ ẩm cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại có độ ẩm đều trên 80% Những tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3, tháng 4 và tháng 8, đây là những tháng có mưa phùn, mưa ngâu, độ ẩm thường trên 85%

Trang 20

Ở Định Hóa có hai loại gió mùa Đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam Gió mùa Đông Bắc thổi từ hướng Đông Bắc tới, thời gian ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc trùng với mùa lạnh Mỗi khi có đợt gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột, làm cho thời tiết rất lạnh, đôi khi xuất hiện sương muối rất có hại cho sức khỏe con người và sự phát triển của cây trồng và vật nuôi Gió mùa Đông Nam thổi từ hướng Đông Nam mang theo hơi nước từ biển Đông và gây ra mưa lớn trong mùa nóng, thời gian ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam trùng với mùa nóng

Lượng mưa trung bình hàng năm của huyện Định Hóa vào khoảng 1655mm, lượng mưa không đều Mùa mưa trùng với mùa nóng, lượng mưa chiếm từ 85% – 90% lượng mưa của năm Mùa khô trùng với mùa lạnh, lượng mưa ít, chỉ chiếm

10 – 15% lượng mưa cả năm Những tháng đầu mùa khô thời tiết thường hanh khô, có khi cả tháng không mưa, gây nên tình trạng hạn hán [43, tr 917]

1.1.2 Sự thay đổi địa giới hành chính của huyện trong lịch sử

Theo sách : “Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX” (gồm các tỉnh từ

Nghệ Tĩnh trở ra) được biên soạn vào giữa đời vua Gia Long (năm 1810 đến 1819), thì châu Định Hoá có 9 tổng 31 xã [43, tr 917] :

1 – Tổng An Ninh, có 1 xã : An Ninh

2 – Tổng Thanh Hồng, có 3 xã : Thanh Hồng, Thù Mặc, Lục Dã

3 – Tổng Khuynh Quỳ, có 2 xã : Khuynh Quỳ, Ôn Lương Hạ

4 – Tổng An Biên Thượng, có 4 xã : An Biên Thượng, Quế Lĩnh, Nghĩa

Trang 21

8 – Tổng Phượng Vĩ Trung, có 1 xã : Phượng Vĩ Trung

9 – Tổng Phượng Vĩ Hạ, có 6 xã : Phượng Vĩ Hạ, Linh Đàm, Phúc Trinh, Quy Triều, Nghĩa Trang, Văn La

Có một phố phiêu bạt là phố Chợ Chu ở thôn Trung Khảm, Tổng Phượng

Vĩ Hạ

Năm Minh Mệnh thứ 4 (1823), châu Định Hoá đổi là Châu Định Năm

1835, một số châu, huyện thuộc phủ Phú Bình được tách ra để lập phủ mới Tòng Hoá, bao gồm phần đất của ba huyện Định Hoá, Đại Từ và Phú Lương ngày nay Châu Định Hoá thuộc phủ Tòng Hoá, có 9 tổng, 36 xã :

Theo “Đồng Khánh dư địa chí” : Định Châu (tức Châu Định), châu lỵ đặt

ở xã Trung Khảm Châu hạt phía Đông giáp xã Phủ Lý, huyện Phú Lương; phía Tây giáp xã Kim Đài, châu Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang; phía Nam giáp xã Hạ Lãm và trang An Nghiệp, huyện Văn Lãng; phía Bắc giáp Chợ Mới, trang Yên Đĩnh, châu Bạch Thông Đông tây cách nhau 172 dặm, nam bắc cách nhau 93 dặm Châu có 9 tổng 36 xã

1 – Tổng Định Biên Thượng, có 5 xã : Bảo Biên, Quế Linh, Nghĩa Tá, Định Biên Thượng, Tư Lập

2 – Tổng Định Biên Trung, có 6 xã : Trung Khảm, Định Man, Du Nghệ, Phong Huân, Lương An, Định Biên Trung (xã Trung Khảm nơi đặt phủ lỵ của phủ Tòng Hoá, xung quanh đắp thành đất hình vuông, mỗi chiều 19 trượng 5 thước, chu vi 78 trượng, cao 5 trượng, 5 thước, dày 1 trượng Hào sau 3 thước, rộng 1 trượng Mở một cửa trước hướng Nam, xung quanh phía ngoài thành trồng luỹ trúc Đời vua Đồng Khánh, phủ lị bị phỉ tàn phá, sau chuyển

về đặt ở đồn Đèo Vanh là sở lị cũ của huyện Văn Lãng)

3 – Tổng Định Biên Hạ, có 6 xã : Định Biên Hạ, Lương Can, Bình An, Sơn Đầu, Quảng Nạp, Bộc Nhiêu (xã Lương Can từ đời Minh Mệnh về trước là

xã Lang Tuyến Đầu đời Thiệu Trị kiêng huý đồng âm chữ Tuyền (Nguyễn Phúc Tuyền, tên huý vua Thiệu Trị) đổi là xã Lương Can)

Trang 22

4 – Tổng Phượng Vĩ Thượng, có 2 xã : Lam Vĩ, Phượng Vĩ Thượng

5 – Tổng Phượng Vĩ Hạ, có 6 xã : Phượng Vĩ Hạ, Phúc Trinh, Văn La, Linh Đàm, Nghĩa Trang, Quy Triều

6 – Tổng Phượng Vĩ Trung, có 2 xã : Phượng Vĩ Trung và Kiều Dương

7 – Tổng Thanh Điểu, có 3 xã : Thanh Điểu, Điềm Mặc, Lục Dã (tổng và

xã Thanh Điểu từ đời Thiệu Trị đổ về trước là xã Thanh Hồng Đầu đời vua Tự Đức (1848) kiêng đồng âm chữ Hồng (tiểu tự của vua Tự Đức) đổi gọi là tổng

và xã Thanh Điểu)

8 – Tổng An Trạch, có 1 xã : xã An Trạch

9 – Tổng Khuynh Quỳ, 5 xã : Ôn Lương Thượng, Ôn Lương Hạ, Phú Khuôn, Phú Ngự, Khuynh Quỳ

Khoảng cuối thế kỷ XIX, dưới quyền cai trị của thực dân Pháp, xã Nghĩa

Tá được nâng lên thành tổng Nghĩa Tá Năm 1913, chính quyền Pháp cắt tổng Nghĩa Tá (gồm các xã Phong Huân, Lương Yên, Nghĩa Tá) về huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Cạn và hai xã Phú Lâm, Tư Lập thuộc tổng Định Biên Thượng về huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang Trước ngày khởi nghĩa giành chính quyền (26/3/1945), châu Định Hoá có 8 tổng, 30 xã, 1 thị trấn

Sau ngày khởi nghĩa giành chính quyền châu, Định Hoá được đổi tên là châu Ngô Quyền, cuối tháng 6 – 1945 đổi tên là phủ Vạn Thắng Đến 25 – 3 –

1948, theo sắc lệnh số 148 – SL của Chủ tịch Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà : Bỏ phủ, châu, quận, đơn vị hành chính trên cấp xã gọi là huyện, châu Định Hoá đổi là huyện Định Hoá Cũng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, một số xã được sáp nhập với nhau hoặc điều chỉnh địa giới, do đó tên xã cũng có nhiều thay đổi

Ngày 17 – 2 – 1965, theo quyết định số 46 – NV của Bộ trởng Bộ Nội vụ,

xã Kim Phượng được chia làm 2 xã : Xã Kim Phượng gồm các xóm Quảng Cáo, Thái Chi, Ninh Na; xã Kim Sơn gồm các xóm Nà Mò, Nghĩa Trang

Trang 23

Bảng 1.1 Bảng thống kê thị trấn, xã và thôn xóm của huyện Định Hóa

TT Đơn vị xã, thị trấn Số thôn, xóm Ghi chú

Trang 24

1.1.3 Tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Định Hóa trước 1986

Tình hình kinh tế :

Dưới chế độ thực dân phong kiến, đời sống nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa hết sức cực khổ do kinh tế kém phát triển, bị áp bức bóc lột nặng nề Thuế là chính sách bóc lột chủ yếu trong đó thuế thân còn gọi là thuế đinh

là thứ thuế dã man nhất với mức độ bóc lột ngày càng cao, từ năm 1921 đến năm 1944 tăng đến 5 lần Năm 1921, Định Hóa có 1.966 suất đinh, thực dân Pháp thu tới 8.257,25 đồng tiền thuế, bình quân mỗi suất 2,8 đồng tương đương 1 tạ thóc Đến năm 1939, thuế thân tăng lên 3,79 đồng Cùng với tăng

thuế, các khoản “phù thu lạm bổ” do bọn tổng lý, kỳ hào đặt ra đã đẩy nông

xuất ngay, tăng gia sản xuất nữa, đó là khẩu hiệu của chúng ta ngày nay Đó

là cách thiết thực của chúng ta giữ vững quyền tự do và độc lập”…, nhiều

diện tích đất bỏ hoang đã được đưa vào sử dụng Đồng bào buôn bán ở Chợ Chu, Quán Vuông, Phố Ngữ… cán bộ chính quyền, đoàn thể, học sinh… đều tham gia phong trào tăng gia sản xuất Vì vậy, sản xuất nông nghiệp của huyện nhanh chóng được phục hồi, sản lượng lương thực không ngừng tăng lên, nạn đói được đẩy lùi

Thực hiện chủ trương của Chính phủ, chính quyền nhân dân Định Hóa đã tịch thu đất của Việt gian và đất vắng chủ chia cho nông dân, thực hiện giảm

tô 25%, giảm thuế điền thổ 20%, động viên nhân dân giúp đỡ nhau về giống, vốn, sức kéo nhờ đó mà sản xuất nông nghiệp phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu lương thực của nhân dân và hàng chục ngàn đồng bào từ các tỉnh miền

Trang 25

xuôi tản cư đến, đóng góp lương thực cho kháng chiến, hoàn thành nhiệm vụ cấp dưỡng cho các cơ quan trung ương ở ATK

Sau khi hòa bình lập lại (1954), nhất là từ năm 1958 hưởng ứng cuộc vận động cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, nhân dân Định Hóa đã tham gia làm ăn tập thể trong các hợp tác xã nông nghiệp Do được quan tâm đầu tư, sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển Năng suất lúa mùa tăng từ 13,19 tạ/ha (1955) lên 24,02 tạ/ha (1960)

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, nhờ áp dụng các biện pháp thâm canh rộng rãi và đồng bộ, năng suất lúa không ngừng tăng lên Đến năm

1974, toàn huyện có 27 hợp tác xã đạt năng suất bình quân từ 5 tấn thóc/ha năm Năm 1975 có 5 xã và 1 thị trấn đạt sản lượng lúa bình quân 5 tấn trở lên Tổng sản lượng lương thực có hạt trong đó sản lượng lúa đạt 35.482 tấn Ngay từ giữ những năm 1960 xác định cây chè là cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, huyện đã chỉ đạo trồng chè ở các xã phía nam Đến năm 1976, toàn huyện có 27 hợp tác xã chuyên canh, với 600 ha chè, mỗi năm thu hoạch hơn 1.000 tấn chè búp tươi Ngoài ra Định Hóa có 873 ha cây ăn quả gồm : cam, quýt, mít, bưởi, nhãn…

Do có nhiều diện tích chăn thả nên đàn trâu bỏ của huyện phát triển mạnh từ 7.636 con năm 1956 tăng lên 12.437 con năm 1976 Ngoài ra, Định Hóa còn hàng trăm ha diện tích mặt nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo

Trang 26

Kinh tế công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện Định Hóa trước năm

1986 hầu như còn nhỏ bé, chưa phát triển Hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch còn nhỏ lẻ Công tác đầu tư, xây dựng cơ bản vẫn đang tiếp tục [43, tr 925]

Tình hình văn hóa – xã hội :

Kho tàng văn hóa đa dân tộc của huyện Định Hóa rất phong phú và đặc sắc, mang đậm yếu tố giao thoa xuôi ngược Ở Định Hóa còn lưu truyền

truyện cổ tích Tua Tềnh, Tua Nhì (như kiểu truyện Tấm Cám), hội Lồng Tồng

(xuống đồng) Trong các lễ hội phần lễ có tục dâng lễ, xin trời đất, thần linh cho mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh, vạn vật tốt tươi Phần hội có các trò chơi : đánh đu, vật, chọi gà, đánh cờ… của người Kinh; hát sli, lượn, tung còn, múa rối của người Tày; đánh quay, trồng cây chuối của người Sán Chay…

Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Định Hóa ra sức thi đua “diệt giặc dốt”, các lớp “bình dân học vụ” được tổ chức ở khắp các bản làng Chỉ sau một năm, hàng ngàn người trong độ tuổi “xóa nạn mù chữ” đã biết đọc, biết viết Năm

1950 toàn huyện có 4.907/10.720 người thoát nạn mù chữ Hệ thống giáo dục phổ thông trong toàn huyện được mở rộng… Trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước, số học sinh đến lớp của huyện ngày một tăng Năm 1969 – 1970, toàn huyện có 17.116 học sinh đến lớp với 598 giáo viên các cấp

Về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, trong cuộc kháng chiến chống

Pháp, Định Hóa tổ chức nhiều cuộc vận động “ăn sạch, uống sạch, ở sạch”, “làm

chuồng trâu xa nhà”, “diệt ruồi, diệt muỗi, diệt bọ gậy” Huyện thành lập phòng

khám bệnh phát thuốc ở Chợ Chu vận động nhân dân đóng góp xây dựng mỗi xã một tủ thuốc; mỗi gia đình có một tủ thuốc chữa bệnh thông thường và bông băng cứu thương Đến năm 1972 có 22/24 xã, thị trấn có trạm xá, mỗi năm có khoảng 20.000 người được tiêm chủng phòng bệnh, 2000 người được khám điều trị tại bệnh viện huyện Công tác văn hóa, xã hội ngày càng được đẩy mạnh [43, tr 928]

Trang 27

1.1.4 Các dân tộc trong huyện và truyền thống của nhân dân Định Hóa trước 1986

1.1.4.1 Các dân tộc trong huyện Định Hóa

Bảng 1.2 Thành phần các dân tộc huyện Định Hóa

từ nửa cuối thiên niên kỉ thứ nhất trước Công nguyên Theo tác giả Đào Duy

Anh thì “người Tày ở nước ta ngày nay cũng cùng một tổ tiên với người

Choang” “Tổ tiên người Choang ngày nay là người Tây Âu ở thời Xuân Thu Chiến quốc” [1, tr 28] “Chúng ta có thể đoán rằng cư dân các châu ki mi thuộc An nam đô hộ phủ là tiền thân của đồng bào Tày, Nùng ở khu vực Việt Bắc hiện nay” [22, tr 103]

Hiện nay, người Tày ở Định Hóa có nhiều dòng họ có gốc Việt Với vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm chính trị của vùng nên Định Hóa đã tiếp nhận dòng người Kinh từ dưới xuôi lên từ rất sớm Hiện nay, các xã ở Định Hóa

hiện tượng “Kinh già hóa Thổ” diễn ra khá đậm nét Ngoài ra người Tày ở

Định Hóa hiện nay còn có một số bộ phận có nguồn gốc từ người Nùng, Hoa… đã cố kết vào người Tày Quá trình đó có thể diễn ra một cách tự

Trang 28

nhiên, những cũng có khi xuất phát từ những chính sách của nhà nước Cộng đồng dân tộc Tày ở Định Hóa ngày nay, không có sự phân chia thành người bản địa hay đồng hóa, họ cùng nhau xây dựng văn hóa bản địa của tộc người

và quê hương

Người Tày cũng như người Nùng còn lưu giữ các giá trị văn hóa dân gian đặc sắc và trong đó mang đậm màu sắc văn hóa Tày – Nùng như lễ hội Lồng Tồng Lễ hội này chứa đựng nhiều yếu tố tín ngưỡng dân gian, thể hiện khát vọng và mong ước của con người trong cuộc đấu tranh chinh phục tự nhiên, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc

* Dân tộc Nùng :

Người Nùng ở Thái Nguyên nói chung và ở huyện Định Hóa nói riêng là một dân tộc lâu đời, có quan hệ gần gũi với người Tày, có quy mô dân số không lớn, xếp thứ 4 toàn huyện với 3,9 %

Về nguồn gốc của tộc danh Nùng rất có thể bắt nguồn từ dòng họ Nùng, một trong 4 dòng họ có thế lực lớn (Nùng, Hoàng, Chu, Vi) ở vùng Tả Giang

và Hữu Giang Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao vào thế kỉ XI, nhiều người thuộc dòng họ Nùng đã chạy theo Nùng Trí Cao vào vùng Đặc Ma (Vân Nam, Trung Quốc) hoặc chạy trốn vào rừng hoặc đổi thành họ Nông để tránh sự khủng bố của vương triều Tống

Người Nùng có nhiều nhóm, đó là Nùng Mấn, Nùng Phàn Sình, Nùng Giang, Nùng An, Nùng Inh… Các nhóm Nùng này đều có những nét văn hóa khác nhau, mang đặc trưng riêng biệt của nhóm ngành Nhưng sau khi vào nước ta, nhiều nhóm Nùng cư trú kề cận hay xen cài với nhau, cho nên những sắc thái văn hóa của nhóm ngành bị suy giảm và sắc thái văn hóa chung giữa các nhóm ngành Nùng ngày càng được củng cố và phát triển

* Dân tộc Dao :

Người Dao ở Định Hóa hiện nay có loại là Dao Tiền và Dao Đỏ Người Dao Tiền còn có tên gọi là San Phản, gốc ở Sơn Động tỉnh Quý Châu, Trung

Trang 29

Quốc Cũng như nhóm Dao khác, người Dao Tiền cũng lấy câu chuyện Bình Hoàng để giải thích cho nguồn gốc của mình Tương truyền thời xưa, vị quan đứng đầu tỉnh Quý Châu, có một con chó xồm có công chữa khỏi bệnh cho công chúa, vua phải gả con gái cho Con chó ấy đã mang công chúa vào ở trong hang núi, con cái sinh ra đều giống mẹ Khi lớn lên, người mẹ cho thức

ăn và bảo con trai, con gái chia nhau đi để tìm cách sinh sống Về sau, họ gặp lại nhau và lấy nhau, sinh sản đông thành một tộc người Ở cổ họ đeo sợi dây các viên tròn màu đồng mà ngày xưa vua đã ban cho công chúa Vì ở trong vùng rừng sâu, không dùng đến nên người mẹ chia cho các con Đến khi anh

em ruột lấy nhau, sinh ra con cái thường bị mắc bệnh cổ diều nên họ đeo các hạt trân châu và tiền đồng đó để hạn chế bệnh này Vì thế, họ được gọi là người Dao Tiền Người Dao Tiền tự gọi mình là Cần Giản – tức người ở rừng

Họ thường chọn những nơi rừng núi tươi tốt, có suối trong để ở Họ chặt củi, đốt cây để trồng các loại lúa mạch, rau, đậu

Người Dao Đỏ có nguồn gốc từ Trung Quốc, vốn sống ở những vùng sơn động và thung lũng thuộc Lưỡng Quảng Cũng như người Dao Tiền, họ canh

tác theo phương thức “đao canh hỏa chủng”

* Dân tộc Kinh :

Ngày nay, người Kinh có mặt ở Định Hóa tương đối sớm so với người Dao, người Mông nhưng hiện nay những người tự nhận là dân tộc Kinh lại không nhiều, những người Kinh hiện nay phần lớn đều những người mới di

cư đến trong những năm 60 của thế kỉ XX Có thể nói, từ sự biến Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao, người Việt bắt đầu đặt chân đến đất Định Hóa, dù với lượng người rất nhỏ Sau khi vua Lý Thái Tông lên dẹp Nùng Tồn Phúc có lẽ đã

để lại một vài người vài người thân tín ở đây để “chiêu an vỗ về dân chúng”

Trong quá trình lịch sử, bộ phận người Kinh di cư lên Định Hóa ngày càng đông Qua nhiều đời, họ đã dần hòa nhập vào cộng đồng Tày địa phương, trở thành những người Tày gốc Kinh

Trang 30

Các hộ người Kinh hiện nay ở huyện Định Hóa quê hương chủ yếu ở Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Hưng Yên… lên vào những năm

60 của thế kỉ XX, khi Trung ương Đảng phát động phong trào nhân dân miền xuôi lên tham gia phát triển kinh tế – văn hóa miền núi

*Dân tộc Sán Chay :

Nguồn gốc thời xa xưa của người Sán Chay là thuộc các bộ lạc Dao ở vùng trung lưu lưu vực sông Trường Giang như Hồ Nam – Trường Sa, Quý Châu (Trung Quốc) Rồi họ cũng chịu chung số phận như các dân tộc Mông, Dao là bị các thế lực Hán tộc ở phương Bắc tràn xuống thôn tính, nên thiên di

về phía Nam tìm đất mới sinh cơ lập nghiệp Họ xuống vùng đông nam Quý Châu rồi xuống Quảng Đông, từng bước di cư xuống đông nam vùng Quảng Tây, lập nghiệp lâu đời ở vùng núi Thập Vạn Đại Sơn, Bạch Vân Sơn sát biên giới Việt – Trung cũng từ đây dần dần hình thành tộc danh Sán Chí (Sơn Chí – ở núi, Sơn Tử – con núi) [7, tr 174 – 175]

Ở Thái Nguyên, dân tộc Sán Chay có hai nhóm địa phương là Cao Lan và San Chí Nhóm Cao Lan tự nhận mình là Cao Lan, còn nhóm San Chí tự nhận mình là Sán Chay Về thành phần dân tộc, vẫn còn một số vấn đề cần xem xét lại, nhưng theo công bố chính thức vào tháng 3 – 1979 của Tổng Cục Thống

kê thì Cao Lan và San Chí đều thuộc cùng một dân tộc, đó là dân tộc Sán Chay Tại nhiều địa phương khác nhau người Cao Lan có những tên tự gọi như : Cao Lan, Hờn Bạn, Sán Chấy…, còn người San Chí tự nhận là Sán Chay, San Chấy, Sơn Tử (người ở núi) [43, tr 551]

Người Sán Chay huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên phần lớn thuộc nhóm San Chí, sống tập trung nhiều nhất ở các xã Tân Thịnh, Sơn Phú, Phú Đình, Tân Dương, Quy Kỳ Trong cộng đồng người Sán Chay, xã Tân Thịnh là một trong những xã có tỉ lệ dân cư là người Sán Chay cao nhất tỉnh Thái Nguyên và cao nhất huyện Định Hóa với 51,4% [43, tr.553] Người Sán Chay ở huyện Định Hóa chiếm 27,1% dân số người Sán Chay toàn tỉnh [43, tr 552]

Trang 31

Ở Định Hóa, người Sán Chay nhóm San Chí chiếm tỉ lệ phổ biến ở tất cả các xã có người Sán Chay, còn nhóm Cao Lan chiếm không đáng kể, sống tập trung ở một vài thôn xóm của xã Sơn Phú (Bản Chang, Bản Hin, Bản Giáo 1, Bản Giáo 2) [58], [66] Người Sán Chay ở Định Hóa sống thành làng xóm xen

kẽ với làng bản của các dân tộc lân cận, hoặc trong một số làng xóm có nhiều dân tộc sinh sống trong đó có người Sán Chay Trong mỗi làng mà người Sán Chay chiếm đa số, thông thường gắn với lịch sử khai phá của một vài dòng họ đến định cư và sinh sống lâu dài Hệ thống dòng họ của người Sán Chay rất phức tạp thể hiện ở tên gọi mỗi họ lại có nhiều chi nhưng nguồn gốc chưa hẳn

đã chung nhau, tập quán riêng của mỗi dòng họ cũng có khác nhau ít nhiều và quy mô dân số có họ đông người, có họ ít người, cũng như phạm vi sinh sống của một dòng họ nào đó đều rất khó đi sâu tìm hiểu Có thể kể đến một vài dòng họ đáng kể của người Sán Chay ở Định Hóa như sau : Trần Lục Sử, Trần Pha Lại, Lý Công Kê, Lý Bạch Phan, Hoàng Tam Giáp, Hoàng Ngũ Giáp, Vương Ngọc Hoàng… [49], [60]

Người Sán Chay có mặt ở Định Hóa vào khoảng trên dưới 2 thế kỷ trước, nhiều nhóm đã dừng lại ở Định Hóa trên đường di cư từ Quảng Ninh, Bắc Giang qua Thái Nguyên sang Tuyên Quang hoặc từ dưới các huyện Đồng

Hỷ, Phú Lương, Đại Từ lên Định Hóa [49], [50]

* Các dân tộc khác :

Dân tộc Sán Dìu ở Định Hóa rất ít, chỉ có vài chục người với tỉ lệ khoảng 0,1% dân số toàn huyện Có nhiều thuyết nói về nguồn gốc người Sán Dìu Theo sự tự nhận của đồng bào, tên Sán Dìu tức là Sơn Dao; người Sán Dìu có nguồn gốc là người Dao Từ đó có thể suy ra rằng : Từ khi rất xa xưa, khối

người Dao bị phong kiến phương Bắc thống trị đã “bóp vụn” thành nhiều

nhóm nhỏ, khiến cho mỗi nhóm phiêu bạt một nơi Người Sán Dìu có thể là một trong những nhóm đó, nhưng đã sống lâu ngày bên cạnh người Hán (phương Nam) nên dần dần mất tiếng mẹ đẻ (tiếng Dao) tiếp thu một số thổ ngữ Quảng Đông [4, tr 15]

Trang 32

Năm tháng nhạt nhòa những ký ức xa xăm, người Sán Dìu không thể nhận ra cái gốc Dao của mình nữa, nhưng cũng không chịu nhận mình là người Hán mà vẫn tự nhận là một tộc riêng biệt

Cũng có thuyết theo sự tích “Vua Cóc”, tác giả Bùi Đình viết : “Quần

cộc từ Quảng Đông di cư sang sang nước ta độ 300 - 400 năm nay, họ còn có tên là Sơn Dao”[8, tr 18] Họ vào nước ta qua Quảng Ninh vào Hà Bắc và

ngược lên Thái Nguyên và Tuyên Quang Đây là một trong những dân tộc thiểu số với số lượng ít ở miền Bắc nói chung và Định Hóa nói riêng Họ sống xen kẽ cùng người Tày, Dao, Kinh Do sống xen kẽ nên cách ăn mặc của họ có nhiều nét tương đồng với người Kinh, nhưng khi nào đi làm ruộng hay đi rừng đàn ông mặc áo cánh ngắn tay và quần đùi nên được gọi là Mán Quần Cộc Dân tộc Hoa : Dân tộc Hoa chiếm 1% dân số toàn huyện Dân tộc Hoa tập trung đông nhất ở huyện Định Hoá chiếm với tỉ lệ người Hoa cao nhất trong tỉnh Thái Nguyên Một số xã có đông người Hoa sinh sống đó là : thị trấn Chợ Chu, Kim Phượng và Bảo Cường Những người Hoa có mặt ở Thái Nguyên khoảng trên dưới 150 năm Họ là lưu dân có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây (Trung Quốc) [43, tr 668]

1.1.4.2 Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa

Định Hóa nằm ở trung tâm vùng Việt Bắc, có nhiều đường bộ đi các địa phương, có thể lên biên giới phía Bắc, đi Tây Bắc, Đông Bắc, tới trung du, xuống đồng bằng… tương đối thuận lợi Từ xa xưa, về mặt quân sự, Định

Hóa luôn là địa bàn chiến lược quan trọng, “tiến có thể đánh, lui có thể giữ”

Để tồn tại và phát triển, nhân dân các dân tộc Định Hóa ngoài việc phải đấu tranh chế ngự thiên nhiên, còn phải thường xuyên đấu tranh chống giặc ngoại xâm [43, tr 921 – 922]

Ngay từ thời dựng nước, nhân dân các dân tộc Định Hoá đã không ngừng đấu tranh, bảo vệ và củng cố nền độc lập của Tổ quốc Thời Bắc thuộc, dưới

Trang 33

ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc xâm lược, nhân dân các dân tộc Định Hoá liên tục nổi dậy, góp phần cùng nhân dân cả nước giành độc lập cho dân tộc

Nửa đầu thế kỉ XIX, nhân dân các dân tộc Định Hoá anh dũng nổi dậy khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn Tiêu biểu là vào năm

1833, đông đảo nhân dân Định Hoá đã hưởng ứng cuộc khởi nghĩa do Nông Văn Vân lãnh đạo chiếm thành Thái Nguyên, làm cho quan quân triều đình nhà Nguyễn khốn đốn Nhân dân Định Hoá không chỉ đấu tranh chống ách áp bức bóc lột của giai cấp phong kiến nhà Nguyễn mà còn phải đấu tranh chống lại nạn cướp bóc của bọn thổ phỉ từ bên kia biên giới phía Bắc tràn sang nước

ta, do Tạ Văn Sơn và Lê Khai Nguyên cầm đầu Đặc biệt, năm 1870, Lường Tam Kỳ, một phó tướng của Ngô Côn thuộc dư đảng nghĩa quân Thái Bình Thiên Quốc đem theo khoảng 1.000 quân đến Định Hóa lập căn cứ rồi quấy phá cả một vùng khiến quan quân Nguyễn và Thanh đàn áp rất vất vả mà không thu được kết quả nào

Sau khi chiếm thành Thái Nguyên vào tháng 5 – 1884 và bình định vùng lân cận, quân Pháp tổ chức đánh chiếm Định Hóa vào tháng 10 – 1886 Ban đầu Lường Tam Kỳ chống Pháp và gây thiệt hại cho Pháp, nhưng sau đó quay sang làm tay sai cho Pháp, đàn áp và bóc lột nhân dân Định Hóa Sau khi Lường Tam Kỳ chết, Pháp đặt Định Hóa vào chế độ cai trị chung

Cai trị Định Hóa, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của nhân dân nơi đây Nhiều người bí mật tham gia các toán nghĩa quân chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, chiến đấu dũng cảm, tiêu diệt nhiều sinh lực địch Tiêu biểu là các trận đánh ngày 1 – 4 – 1912 trên đoạn đường Chợ Chu – Quảng Nạp, ngày 13 – 9 – 1912 trên đường Chợ Chu – Chợ Mới, làm cho quân Pháp khiếp sợ Ngày 4 – 8 – 1916, nhân dân Định Hoá đã hỗ trợ một đoàn tù nhân bị áp giải từ Thái Nguyên lên Chợ Chu nổi dậy ở Phố Ngữ (xã Phú Tiến) giết chết tên lãnh binh, thu vũ khí của lính và rút vào rừng an toàn

Trang 34

Rạng sáng ngày 28 – 2 – 1922, được sự hỗ trợ của nhân dân và binh lính yêu nước, những người tù chính trị bị giam giữ tại nhà lao Chợ Chu đã nổi dậy phá ngục, cướp vũ khí diệt địch, tấn công nhà bưu điện, rồi rút vào rừng tiếp tục chống Pháp

Năm 1932, các đồng chí Vũ Hưng và Nguyễn Đình Chiêm là đảng viên

từ đảng bộ Hà Nam, bị địch khủng bố chạy lên Bộc Nhiêu, Quán Vuông gây dựng cơ sở cách mạng

Đến cuối năm 1940, dưới sự lãnh đạo của Đảng, lại được tăng cường thêm cán bộ, phong trào cách mạng ở Định Hóa phát triển ngày một mạnh

mẽ Cho đến cuối năm 1941, khi những tổ chức Cứu quốc quân II vượt vòng vây của kẻ thù sang hoạt động ở Định Hóa thì phong trào càng phát triển rộng

khắp Từ giữa năm 1944, trong không khí của những ngày “sửa soạn khởi

nghĩa”, các đội tự vệ võ trang ở các địa phương lần lượt ra đời Phong trào

sắm sửa vũ khí và luyện tập quân sự diễn ra sôi nổi Để tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo cho Đảng, đáp ứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, dưới sự chỉ đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, các cơ sở cách mạng của Định Hóa phối hợp với Cứu quốc quân II tổ chức cho 12 đảng viên cộng sản bị địch giam ở Nhà tù Chợ Chu vượt ngục thành công, trở về hoạt động ở các địa phương Dưới sự chỉ đạo, phối hợp của Cứu quốc quân, đêm 26 – 3 – 1945, quân cách mạng tiến hành bao vây, tiến công đồn bảo an binh, giải phóng châu lỵ Ngày 28 – 3, tại cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại đình Quán Đế, thị trấn Chợ Chu, đại diện đoàn thể Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch Ngày 18 – 4 – 1945 UBND cách mạng lâm thời châu Định Hóa được thành lập, châu Định Hóa đổi tên là châu Ngô Quyền

Đến cuối tháng 4 – 1945 UBND cách mạng lâm thời ở hầu hết các xã được thành lập, lãnh đạo nhân dân tiến hành kháng chiến chống Nhật, bảo vệ căn cứ núi Hồng, bảo vệ Khu giải phóng, cung cấp lương thực thực phẩm cho Hội nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân họp ở Tân Trào

Trang 35

Ngày 15 – 5 – 1945, tại Định Biên Thượng đã tổ chức trọng thể lễ hợp nhất Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân và Cứu Quốc quân thành Việt Nam Giải phóng quân và ra mắt Bộ chỉ huy Quân Giải phóng Từ lúc này, Định Hoá là căn cứ của Tổng bộ Việt Minh, đại bản doanh đầu tiên của Việt Nam Giải phóng quân

Khi cao trào kháng Nhật cứu nước dâng lên khắp toàn quốc, thời cơ cho nhân dân ta nổi dậy Tổng khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi Huyện Định

Hoá nằm trong dự định của lãnh tụ Hồ Chí Minh chọn, làm nơi Người "dừng

chân ở đây một thời gian để cơ mưu việc lớn" Về sự kiện này, Đại tướng Võ

Nguyên Giáp nhớ lại : "Sau ngày Nhật đảo chính pháp (9 – 3 – 1945), tôi đã

cùng đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiến về Chợ Chu (Định Hoá

- Thái Nguyên) và thống nhất hai đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân với đội Quân cứu quốc thành Việt Nam quân giải phóng tại Định Biên Thượng (Định Hoá) Tiếp đó, tôi nhận được chỉ thị của Bác Hồ bố trí cho Bác

về làm việc ở Chợ Chu Tôi bàn với hai anh Tấn và Song Hào đề nghị Bác chọn Tân Trào, vì Chợ Chu tuy cơ sở chính trị, kinh tế đều tốt nhưng có đường thông thương với Thái Nguyên dễ bị uy hiếp; còn Tân Trào, dân cư thưa thớt, kinh tế khó khăn nhưng địa thế hiểm trở hơn Châu Sơn Dương còn cách tỉnh lỵ Tuyên Quang bởi con sông Lô, tiện bảo vệ" [3, tr 9]

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, do có vị trí chiến lược đặc biệt, Định Hóa được Trung ương Đảng, Chính phủ chọn làm trung tâm căn cứ địa, nơi đặt các cơ quan đầu não kháng chiến, các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước ở và làm việc

Ngày 20 – 5 – 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh về ATK Định Hóa, người đặt bản doanh ở đồi Khau Tý, xã Điềm Mặc Xã Phú Đình là nơi Bác ở nhiều lần trong nhiều năm tháng, cùng Trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh có những quyết định quan trọng : Nà Lọm là nơi Bác chủ trì họp Hội đồng Chính phủ, là nơi làm lễ thụ phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên

Trang 36

Giáp; nơi Người viết sáu điều “Về tư cách của công an cách mạng” (1948)

Đồi Tỉn Keo, dưới chân đèo De, núi Hồng là nơi Bác chủ trì Hội nghị Bộ chính trị quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ (6 – 12 – 1953) Đồi Nà Đình (Khuôn Tát) là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở trong nhiều thời kỳ, nơi các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… thường đến làm việc với Bác, nơi tháng 1 – 1954, Bác căn dặn Đại tướng, Tổng Tư lệnh trước

lúc lên đường chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ : “Không chắc thắng không

đánh”, “Tướng quân tại ngoại, giao cho chú toàn quyền quyết định” Tại ATK

Định Hóa, Tổng Bí thư Trường Chinh và Văn phòng Trung ương Đảng, chủ yếu làm việc trong các bản làng, các vạt rừng ở Phụng Hiển (xã Điềm Mặc),

Nà Mòn (xã Phú Đình) Các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Tôn Đức Thắng, Lê Văn Lương, Lê Đức Thọ… và nhiều cơ quan trung ương : Tổng bộ Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… đều

ở và làm việc ở ATK Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cơ quan Tổng quân ủy,

Bộ Quốc phòng – Tổng tư lệnh đóng ở Khẩu Tràng (xã Điềm Mặc), Bảo Biên (xã Bảo Linh), Khẩu Quắc – Đồng Chua (xã Thanh Định), xóm Gốc Hồng (xã Quy Kỳ)… Các cơ quan quân sự chiến lược : Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp và nhiều tướng lĩnh cao cấp : Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Văn Thái, Văn Tiến Dũng, Trần Đăng Ninh chủ yếu đóng ở làng Quặng, Thẩm Tắng, Đồng Đau (xã Định Biên), Bản Cái, Khẩu Quắc – Đồng Chua, Thẩm Quẩn (xã Thanh Định), Khẩu Hấu (xã Điềm Mặc)…

Mảnh đất ATK Định Hóa trong những năm kháng chiến còn là nơi ra đời của nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nơi tổ chức nhiều hội nghị quan trọng của Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt, Bộ Quốc phòng – Bộ Tổng tư lệnh, nơi ra đời và làm việc của nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nhà máy, công binh xưởng

Trong những năm tháng ấy, nhân dân các dân tộc huyện Định Hóa đã nhường nhà, giúp đỡ, bảo vệ an toàn cho các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước Phúc Chu, Phượng Tiến, Đồng Thịnh, Đồng Pén, Khau Chan,

Trang 37

Thẩm Rộc, cánh đồng Cam Tra, Quảng Nạp… đã trở thành những địa danh lịch sử, gắn liền với những chiến công của bộ đội và quân, dân Định Hóa bảo

vệ ATK trong chiến dịch Việt Bắc Thu – Đông 1947

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước 3.117 con em nhân dân các dân tộc Định Hóa, trong đó có 98 nữ đã lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc, đông nhất là xã Bình Thành 220 người (8,4% dân số), xã Sơn Phú 181 người (6,5% dân số) Hàng trăm đồng chí đã chiến đấu và hy sinh anh dũng hoặc để lại một phần cơ thể trên các chiến trường Để củng cố vững chắc hậu phương căn cứ địa, trong giai đoạn này ta đã phát hiện và trấn áp kịp

thời tổ chức phản động mang tên “Hội Nông dân liên hiệp Việt Nam” đang

âm mưu phá hoại thành quả cách mạng, chống lại đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà

Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Định Hóa và các xã Phú Đình, Bảo Linh, Bình Thành, Bình Yên, Bộc Nhiêu, Đồng Thịnh, Quy Kỳ, Điềm Mặc, Định Biên, Kim Phượng, Phượng Tiến, Thanh Định, Trung Lương, Phú Tiến, Sơn Phú, thị trấn Chợ Chu và đồng chí Ma Văn Viên (xã Tân Dương) và đồng chí

Âu Văn Hùng (xã Sơn Phú) được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 10 mẹ được phong tặng danh hiệu Bà

mẹ Việt Nam Anh hùng; hàng trăm tập thể, cá nhân được tặng các danh hiệu cao quý khác [43, tr 925]

1.2 Khái quát về người Sán Chay

1.2.1 Nguồn gốc của dân tộc Sán Chay

Theo danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam thì dân tộc Sán Chay gồm hai nhóm Cao Lan và Sán Chí Thực ra hai nhóm Cao Lan và San Chí có những nét tương đồng và tự biệt Nhóm Cao Lan cư trú đông nhất ở tỉnh Tuyên Quang Từ năm 1980 đến năm 1985 có một số hội nghị họp giữa đại

Trang 38

diện hai tộc người Cao Lan và San Chí do Ban Dân tộc Trung ương tổ chức ở Thái Nguyên và Hà Nội đã tạm thống nhất tên gọi hai tộc người này là dân tộc Sán Chay [7, tr 173]

Thư tịch cổ cho biết, địa bàn cư trú của người Sán Chay là ở vùng giáp ranh của ba tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đông (Trung Quốc) Về sau họ chuyển cư xuống vùng tây nam Lưỡng Quảng, quần cư ở vùng núi Thập Vạn Đại Sơn – Bạch Vân Sơn, nằm sát biên giới Trung – Việt hiện nay Nhiều tài liệu cho rằng, người Sán Chay di cư vào miền trung du Bắc Bộ Việt Nam cách đây khoảng ba, bốn thế kỷ [45, tr 219]

Cư trú hàng trăm năm ở vùng trung du Bắc Bộ, người Sán Chay giao tiếp chủ yếu thường xuyên với các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Sán Dìu Trong quá trình sinh sống ở đây, người Sán Chay hình thành hai nhóm Cao Lan và San Chí [28, tr 786]

Về dân tộc Sán Chay, thư tịch cổ nhất viết về họ là “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn Khi ghi chép về xứ Tuyên Quang, trong phần “Về các giống

người”, ông coi Cao Lan và Sơn Tử là hai trong bảy chủng tộc Man Nhưng

sau đó, ông lại trình bày diễn giải ra thành tám, đó là : Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn và Bảo Toàn [19, tr 393]

Tiếp đó, trong “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đề cập đến người Cao Lan, Sơn Tử Ở mục phong tục tỉnh Quảng Yên có ghi chép : “Y phục và phong tục những người Mán Sơn Trang, Sơn Tử và Cao Lan thì

cũng giống như ở Lạng Sơn” [34, tr 15] Ở mục phong tục tỉnh Thái Nguyên, khi

viết về Cao Lan, các tác giả cũng coi họ như những nhóm Mán Sơn Man, Mán

Đại Bản, Mán Đeo Tiền : “Mán Cao Lan cứ 3 năm một lần đổi chỗ ở, không ở

chỗ nào nhất định” [34, tr 163] Ở mục phong tục tỉnh Hưng Hóa có chép :

“Châu Thủy Vĩ có 3 giống Mán : Mán Sơn Tử, Mán Dao và Mán Gứng” Người

Mán ở châu Trấn Yên có giống Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Dao và Mán Cao Lan Trong một số tư liệu khác như : Phong thổ kí Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Thái Nguyên (Minh đô sử) đều coi Cao Lan là Mán như Mán Sơn Đầu, Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Đại Bản, Mán Tiểu Bản [34, tr 298 – 299]

Trang 39

Về nguồn gốc loài người, dựa vào các truyền thuyết dân gian, thần thoại, sách cúng trong dân gian, tác giả người Pháp là Bonifacy đã ghi lại như sau : Khởi thủy nước và đất đều không có, nhưng nước và đất không rời nhau, đã có Bàn Vương biết con đường thẳng Bàn Vương xuống biển mượn và mang một con kì lân lên trời Bằng hơi thở, ông ta đã làm được 9 mặt trời quay quanh mặt đất Về sau Thích Ca tiêu diệt 7 mặt trời đủ chiếu sáng mặt đất nhưng không đốt cháy Năm Vĩnh Trinh thứ 3 có nạn hồng thủy ngập mặt đất, chỉ còn lại núi Côn Lôn nước không ngập đến Vạn vật chết hết chỉ còn sót lại Phục Hy và cô em gái sống sót trong vỏ quả bầu trốn lên ngọn núi Côn Lôn Họ cứ đi mãi không thấy người nào Khi đó có con rùa đen hiện lên bảo họ phải lấy nhau Họ giết con rùa và cắt xác thành từng mảnh nhưng con rùa không chết mà lại sống lại tiếp tục khuyên bảo

họ Họ không nghe mà tiếp tục đi mãi Lúc đó lại hiện lên một cái cây bảo

họ lấy nhau Họ lấy dao chặt cây đốt thành hai đống lửa, khói hai đống lửa bay lên mặt sông quấn quýt lấy nhau thành hình trôn ốc Hai người hiểu ra rằng trời cho phép họ lấy nhau và sau một đêm, người con gái có mang Mười tháng sau thì trên đỉnh núi Côn Lôn, cô gái đẻ ra một khối thịt hình mai rùa, khối thịt được phân thành 300 mảnh và trở thành các họ của loài người Có 50 mảnh trở thành dòng họ của các chúa đất và thần thánh Nhưng về sau có nhiều đàn ông hơn đàn bà, họ không có quần áo, không có thắt lưng, không biết làm nhà và gieo hạt…, họ ăn sống nuốt tươi và không

có học hành gì, giao cấu lại bừa bãi Rồi Phục Hy trở lại trên mặt đất dạy

họ biết may mặc quần áo, Lỗ Ban dạy họ dựng nhà, Ngọc Hoàng dạy họ dùng lửa, Thần Nông dạy họ làm ruộng nương…

Về nguồn gốc tộc người, Bonifacy viết : có 2 người con trai và 12 người con gái, người con trai cả là tổ tiên người Hán, người con trai thứ là tổ tiên người Kinh Còn 12 người con gái thì Bàn Cổ không thể gả chồng cho hết được Một cô là tổ tiên người Mán Đại Bản lấy chồng khỉ, đầu người đuôi dài cho nên phụ nữ của họ mặc áo vạt dài như đuôi khỉ Một cô khác lấy chồng

Trang 40

chó, tổ tiên người Cao Lan nên họ mặc áo hình thang trên bả vai tượng trưng cho vết cắn của chó, dưới cánh tay khâu những miếng vải xanh trắng, tượng trưng cho vết chân của chó Những người Khạ ở Lào đến Hà Nội dự đấu xảo năm 1902 cũng có những trang phục giống trang phục nữ của người Cao Lan

và họ cũng cắt nghĩa bộ trang phục đó bằng những lí do tương tự [16, tr 43]

Tiếng nói người Cao Lan gần giống tiếng Tày – Nùng, nhưng hát “soỏng

coộ” (Xướng ca) bằng tiếng San Chí Có thể giả thuyết rằng, xa xưa người

Cao Lan và San Chí có cùng nguồn gốc vì không những tên gọi, ca hát giống nhau mà các họ, sự kiêng kị, tập tục trong các họ và phong tục tập quán đều giống nhau nhưng lại tách ra thành hai dân tộc Một bộ phận tách ra chịu ảnh hưởng của tiếng Tày – Nùng mà sau này ta gọi là Cao Lan còn bộ phận kia thì vẫn giữ gìn tiếng nói tổ tiên từ khi còn ở Quảng Đông (tiếng Hán địa phương)

mà sau này ta gọi là San Chí

Về tiếng nói người Cao Lan, theo Bonifacy sở dĩ Cao Lan là người Mán lại nói tiếng Tày là do họ quên tiếng nói của mình và vay mượn tiếng nói của dân tộc láng giềng

Dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu những nguồn tư liệu khác nhau, nhìn chung các tác giả phong kiến cũng như thời Pháp thuộc đều coi Cao Lan, San Chí thuộc nhóm Mán (Dao) Sau này, cho tới những năm của thập niên 50, 60

và đầu 70 của thế kỷ XX, một số tác giả như Bùi Đình, Nguyễn Trắc Dĩ… vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng Cao Lan cũng là Mán như

những nhóm Mán khác Trong cuốn “Đồng bào sắc tộc Việt Nam”, Nguyễn

Trắc Dĩ viết : Riêng cho họ Mán Cao Lan ở nhà thấp nên làm ruộng theo lối Kinh ở các thung lũng Họ cũng ở nhà sàn cao cẳng Mỗi xóm lẻ tẻ 7, 8 nhà, đông nhất chừng 10 căn Nhiều xóm hợp lại thành một động (tương đương cấp xã) có động trưởng đại diện Nhiều động họp lại thành một Mán mục (cấp tổng) do chánh Mán mục điều khiển Các chánh Mán mục trực thuộc viên Tri châu hay Bang tá [16, tr 44 – 45]

Ngày đăng: 19/11/2014, 19:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy Anh (2005), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất nước Việt Nam qua các đời
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2005
2. Trần Văn Ái (2011), Văn hóa dân gian người Sán Chí ở tỉnh Thái Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian người Sán Chí ở tỉnh Thái Nguyên
Tác giả: Trần Văn Ái
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
3. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên (2004), Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Công ty in Thái Nguyên, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh với việc xây dựng ATK Định Hoá trong căn cứ địa Việt Bắc
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tỉnh Thái Nguyên
Năm: 2004
4. Ma Khánh Bằng (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Ma Khánh Bằng
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1983
5. Phương Bằng (1981), Dân ca Cao Lan, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Cao Lan
Tác giả: Phương Bằng
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 1981
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình triết học Mác – Lênin
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
7. Y Tuyn Bing – Lê Mai Oanh – Lương Thị Đại (2011), Tang lễ cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tang lễ cổ truyền các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Y Tuyn Bing – Lê Mai Oanh – Lương Thị Đại
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
8. Diệp Trung Bình (2012), Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa ẩm thực người Sán Dìu
Tác giả: Diệp Trung Bình
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2012
9. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hôn nhân các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thúy Bình
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1994
10. Trần Bình (2011), Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng đông bắc Việt Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa mưu sinh của các dân tộc thiểu số vùng đông bắc Việt Nam
Tác giả: Trần Bình
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2011
11. Nguyễn Xuân Cần – Trần Văn Lạng (2012), Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn – Bắc Giang, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân ca Sán Chí ở Kiên Lao – Lục Ngạn – Bắc Giang
Tác giả: Nguyễn Xuân Cần – Trần Văn Lạng
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2012
12. Chi bộ thôn Khuổi Tát (2009), Báo cáo Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ 2008 - 2009, số 01 BC/CB, xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ 2008 - 2009
Tác giả: Chi bộ thôn Khuổi Tát
Năm: 2009
13. Phan Hữu Dật (1998), Một số vấn đề về dân tộc học Thái Nguyên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về dân tộc học Thái Nguyên
Tác giả: Phan Hữu Dật
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
14. Khổng Diễn (1995), Dân số và dân số học học tộc người ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân số và dân số học học tộc người ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
15. Khổng Diễn (chủ biên) (1996), Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm kinh tế xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc
Tác giả: Khổng Diễn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1996
16. Khổng Diễn (chủ biên) (2011), Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộc Sán Chay ở Việt Nam
Tác giả: Khổng Diễn (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2011
17. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2004
18. Đảng bộ xã Tân Thịnh, Đại hội lần thứ X (2005), Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Thịnh khóa IX – Nhiệm kỳ 2000 – 2005, Định Hóa, Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ xã Tân Thịnh khóa IX – Nhiệm kỳ 2000 – 2005
Tác giả: Đảng bộ xã Tân Thịnh, Đại hội lần thứ X
Năm: 2005
19. Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Phạm Hồng Điền phiên dịch và chú thích, Nxb Sử học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: Nxb Sử học
Năm: 1962
21. Đỗ Thị Hảo (chủ biên) (2011), Ca thư (Những câu hát của người Sán Chay), Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ca thư (Những câu hát của người Sán Chay)
Tác giả: Đỗ Thị Hảo (chủ biên)
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 1. Lược đồ hành chính tỉnh Thái Nguyên (Trang 16)
Hình 2. Lược đồ hành chính huyện Định Hóa   và vùng phân bố dân tộc Sán Chay - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 2. Lược đồ hành chính huyện Định Hóa và vùng phân bố dân tộc Sán Chay (Trang 17)
Bảng 2.2. Công cụ canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở huyện Định Hóa - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Bảng 2.2. Công cụ canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở huyện Định Hóa (Trang 61)
Bảng 2.3. Cây trồng chính trên nương của người Sán Chay ở huyện Định Hóa - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Bảng 2.3. Cây trồng chính trên nương của người Sán Chay ở huyện Định Hóa (Trang 66)
Bảng 2.5. Lịch hái lượm một số loại rau, củ chính của   người Sán Chay ở huyện Định Hóa - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Bảng 2.5. Lịch hái lượm một số loại rau, củ chính của người Sán Chay ở huyện Định Hóa (Trang 73)
Hình 2. Ruộng nước của đồng bào Sán Chay xã Tân Thịnh - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 2. Ruộng nước của đồng bào Sán Chay xã Tân Thịnh (Trang 146)
Hình 1. Đường vào làng Sán Chay xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 1. Đường vào làng Sán Chay xã Quy Kỳ (Trang 146)
Hình 5. Nhà đất, mái lá của người Sán Chay (hộ Hoàng Phương Cánh, xã Tân Thịnh) - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 5. Nhà đất, mái lá của người Sán Chay (hộ Hoàng Phương Cánh, xã Tân Thịnh) (Trang 148)
Hình 6. Nhà ở kết hợp nhà xây, nhà sàn (hộ Hoàng Văn Tiến, xã Quy Kỳ) - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 6. Nhà ở kết hợp nhà xây, nhà sàn (hộ Hoàng Văn Tiến, xã Quy Kỳ) (Trang 148)
Hình 8. Mâm cơm ngày giỗ của họ Hoàng xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 8. Mâm cơm ngày giỗ của họ Hoàng xã Quy Kỳ (Trang 149)
Hình 7. Thịt nướng bên nồi bánh trưng ngày Tết của người Sán Chay - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 7. Thịt nướng bên nồi bánh trưng ngày Tết của người Sán Chay (Trang 149)
Hình 9. Trang phục truyền thống phụ nữ Sán Chay thường   mặc những dịp quan trọng - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 9. Trang phục truyền thống phụ nữ Sán Chay thường mặc những dịp quan trọng (Trang 150)
Hình 11. Phương tiện đi lại và vận chuyển của người Sán Chay ở Định Hóa - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 11. Phương tiện đi lại và vận chuyển của người Sán Chay ở Định Hóa (Trang 151)
Hình 12. 2 loại dược liệu : bách bộ, huyết đằng được tìm trong rừng - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 12. 2 loại dược liệu : bách bộ, huyết đằng được tìm trong rừng (Trang 151)
Hình 14. Nơi thờ thổ công   của hộ Trần Văn Hồi,  xã Tân Thịnh - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 14. Nơi thờ thổ công của hộ Trần Văn Hồi, xã Tân Thịnh (Trang 152)
Hình 13. Một góc chợ phiên xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 13. Một góc chợ phiên xã Quy Kỳ (Trang 152)
Hình 15. Gia phả họ Hoàng ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 15. Gia phả họ Hoàng ở xã Quy Kỳ, huyện Định Hóa (Trang 153)
Hình 17. Nơi thờ ma ham (lờng côộc)      Hình 18. Nơi thờ ma bếp (vú thán lâu) - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 17. Nơi thờ ma ham (lờng côộc) Hình 18. Nơi thờ ma bếp (vú thán lâu) (Trang 154)
Hình 20. Nơi thờ thổ công phía sau Nhà văn hóa Khuổi Tát, xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 20. Nơi thờ thổ công phía sau Nhà văn hóa Khuổi Tát, xã Quy Kỳ (Trang 155)
Hình 21. Thầy cúng Hoàng Văn Chức đang hành lễ cúng Bà Mụ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 21. Thầy cúng Hoàng Văn Chức đang hành lễ cúng Bà Mụ (Trang 155)
Hình 22. Đồ lễ dùng trong lễ Lập Danh của người Sán Chay - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 22. Đồ lễ dùng trong lễ Lập Danh của người Sán Chay (Trang 156)
Hình 23. Đồ lễ cúng trước mộ ngày Thanh minh - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 23. Đồ lễ cúng trước mộ ngày Thanh minh (Trang 156)
Hình 24. Mâm cúng Tết tháng 5 của họ Hoàng xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 24. Mâm cúng Tết tháng 5 của họ Hoàng xã Quy Kỳ (Trang 157)
Hình 25. Mâm cúng Tết tháng 7 của họ Hoàng xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 25. Mâm cúng Tết tháng 7 của họ Hoàng xã Quy Kỳ (Trang 157)
Hình 26. Các con trai, con gái (áo trắng, cầm gậy) của người quá cố trong tang lễ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 26. Các con trai, con gái (áo trắng, cầm gậy) của người quá cố trong tang lễ (Trang 158)
Hình 27. Nhà Xe làm trong đám tang ông Trần Tiến Phúc, xã Tân Thịnh - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 27. Nhà Xe làm trong đám tang ông Trần Tiến Phúc, xã Tân Thịnh (Trang 158)
Hình 29. Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa hàng năm - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 29. Lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa hàng năm (Trang 159)
Hình 28. Trò chơi dân gian Tết Nguyên đán đi cầu khỉ của đồng bào ở xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 28. Trò chơi dân gian Tết Nguyên đán đi cầu khỉ của đồng bào ở xã Quy Kỳ (Trang 159)
Hình 30. Thầy cúng Lường Phúc Thắng giới thiệu một số loại nhạc cụ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 30. Thầy cúng Lường Phúc Thắng giới thiệu một số loại nhạc cụ (Trang 160)
Hình 31. Ảnh chụp của tác giả với  một phụ nữ Sán Chay xã Quy Kỳ - Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010)
Hình 31. Ảnh chụp của tác giả với một phụ nữ Sán Chay xã Quy Kỳ (Trang 160)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w