Canh tác nơng nghiệp

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 54 - 160)

2.1.1. Canh tác ruộng nương

Người Sán Chay ở Định Hĩa nĩi chung là vùng miền núi trung bình, kinh tế nơng nghiệp trước đây mang tính độc canh lương thực, trong đĩ tập trung vào cây lúa để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày. Do điều kiện thiên nhiên và những yếu tố khác, người Sán Chay vừa làm ruộng vừa làm nương. Đối với những xã như Tân Thịnh, Tân Dương và Sơn Phú, đồi núi khơng đáng kể nên từ mấy chục năm trước, người Sán Chay đã ít làm nương và chuyển dần sang làm lúa nước, những mảnh đất cao hơn để trồng chè hoặc rừng, cịn ngơ và lúa nương hầu như rất ít. Tại xã Tân Thịnh, xã đơng đồng bào Sán Chay nhất thì

sản xuất chính là cây lúa, số ít gia đình cĩ nghề phụ là cây chè” [18, tr. 2].

Bảng 2.1. Nơng lịch của người Sán Chay ở huyện Định Hĩa, Thái Nguyên

Tháng Âm lịch Tiếng Cao Lan Tiếng San Chí Cơng việc chính Giêng Chinh ngụt Chếnh nhịt - Ăn Tết Nguyên đán

- Phát nương, trồng ngơ, lúa - Gieo mạ, cày cấy ruộng chiêm

Hai Ngài ngụt Nhì nhịt - Làm cỏ lúa

- Tìm măng, trồng hoa màu

Ba Stam ngụt Slam nhịt - Ăn tết Thanh minh

- Làm cỏ lúa chiêm, ngơ, sắn

Suơi ngụt Slấy nhịt - Làm cỏ ruộng, trồng đậu - Kiếm măng, rau rừng

Năm Ngao ngụt Ngu nhịt

- Ăn tết Đoan ngọ - Làm đất cấy lúa mùa - Gặt lúa chiêm, thu ngơ

Sáu Lục ngụt Lộc nhịt

- Cấy lúa mùa - Thu ngơ chiêm - Kiếm măng

Bảy Chết ngụt Slắt nhịt

- Ăn tết tháng 7 - Làm cỏ lúa mùa

- Kiếm măng và rau rừng

Tám Pẹt ngụt Pát nhịt - Làm cỏ lúa mùa đợt 2

Chín Cáu ngụt Cau nhịt - Thu hoạch lúa mùa

- Thu ngơ, lúa nương

Mười Sếp ngụt Sập nhịt - Gặt mùa, thu ngơ, lúa nương

- Thu khoai, sắn

Mười Một Sếp ết ngụt Sập dắt nhịt - Làm nhà mới

- Cưới xin

Mười Hai Sếp ngài ngụt Sập nhì nhịt

- Làm nhà mới - Cưới xin

- Chuẩn bị đĩn tết Nguyên đán

(Nguồn : TL điền dã của tác giả)

Ở người Sán Chay Định Hĩa, canh tác nương rẫy chỉ cĩ ở những nơi cao, dân cư thưa thớt, nhiều đất đai và hẻo lánh như xã Quy Kỳ, xã Phú Đình và một phần xã Tân Thịnh. Nương rẫy được gọi chung là “sị”. Theo quan niệm,

“sị” là những mảnh đất cĩ được do chặt cây, phá rừng (thường nằm ở nơi sườn dốc, quanh khu vực cư trú). Cây trồng sinh trưởng được trên nương rẫy chủ yếu là nhờ vào nước mưa. Khí hậu khơ hanh lâu ngày, người Sán Chay trước đây cĩ lễ “cầu mưa” [66].

Căn cứ theo đối tượng cây trồng thì nương của người Sán Chay gồm cĩ : - Nương lúa (trồng xen bí, khoai sọ…)

- Nương ngơ (trồng xen bí đỏ và các loại đậu)

- Nương sắn (trồng xen cây lâm nghiệp ví dụ như keo hay mỡ)

Trước đây, nếu căn cứ vào phương thức sử dụng đất, cịn cĩ loại nương du canh và nương định canh. Nương định canh thường nằm ở nơi bằng phẳng, chỉ trồng lúa hoặc ngơ (lâu dài). Nương du canh thường nằm ở nơi đất dốc, gieo trồng kéo dài 3 – 4 năm, khi đất bạc màu thì bỏ hĩa khoảng 9 – 10 năm sau mới quay lại khai phá và trồng trọt. Họ bỏ hĩa nương từ 9 – 10 năm là để giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ độ phì nhiêu của đất.

Theo kinh nghiệm, chu kỳ sản xuất của người Sán Chay chia làm bốn khoảng thời gian : Giữa mùa xuân phát nương; mùa hè đốt dọn, tra hạt làm cỏ; sang mùa thu – đơng thì hái.

Người Sán Chay bắt đầu làm nương từ trung tuần hoặc cuối tháng 2 cho đến khoảng tháng 8 đến tháng 10 (âm lịch) thì thu hoạch. Cơng việc diễn ra liên tục, khơng đứt đoạn.

Làm nương và trồng lúa nương :

Quy trình truyền thống của người Sán Chay trong việc canh tác trên nương bao giờ cũng gồm các cơng đoạn bắt buộc : chọn đất làm nương, phát nương, đốt nương, chọc trỉa, bảo vệ và thu hoạch.

- Chọn đất làm nương : Theo kinh nghiệm dân gian trước kia, những khu rừng già thường được chọn để phát nương. Cơng việc này thường được tiến hành trong từng gia đình và thường do người đàn ơng chịu trách nhiệm. Việc chọn đất làm nương thường tiến hành vào khoảng tháng 2, 3 âm lịch. Họ kiểm tra đất, nếu tơi xốp và ít đá thì cĩ thể làm nương. Trước đây, khi chưa giao đất cho các hộ gia đình quản lý (trước năm 1997), rừng là của chung. Khi chọn được mảnh đất để làm nương thì họ sẽ đan một mảnh phên tre cắm vào khu đất đĩ để mọi người biết là đất đã cĩ chủ. Để nhận biết rõ hơn, họ cịn phát một mảnh đất rộng vài mét vuơng để làm ký hiệu.

- Phát nương (cham mộc) : Người Sán Chay phát nương vào đầu tháng 4 âm lịch (tức là sau khi chọn đất 1, 2 tháng), cĩ thể sớm hay muộn tùy vào nơi chọn làm nương đĩ rừng già hay rừng thưa. Người Sán Chay Định Hĩa ngày nay khơng xem chọn ngày làm nương, chỉ cần thấy thời tiết tốt cĩ thể làm thì tiến hành. Người Sán Chay khơng cúng ma trước khi phát nương như các dân tộc lân cận. Nhân lực phát nương là tất cả các thành viên trong gia đình. Đàn ơng thường dùng rìu và dao phát để phát nương. Họ phát nương từ thấp lên cao.

- Đốt nương (síu vu) : Vào cuối tháng 3, 4 âm lịch, khi nương phát đã khơ, đồng bào thu gom các cành củi khơ vào thành từng đống vào giữa đám nương rồi mới tiến hành đốt để lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh. Khi đốt, họ cho lửa cháy từ chân nương lên đến đỉnh nương. Khi đốt xong, họ để khoảng một vài ngày cho nguội, rồi gom những thân cây chưa cháy hết đem về nhà làm củi đun.

- Làm đất nương (chấu sị) : Khi nương đã nguội, họ san tro dàn đều như lúc đầu trên bề mặt nương để gieo trồng. Đối với nương đất bằng, đất soi bãi đã trồng một hai vụ, thì họ dùng cày lật lớp đất màu lên, bừa rồi mới tra hạt.

- Gieo hạt (slạt cọc) : Vào tháng 5, 6 âm lịch người ta tiến hành gieo. Đây là cơng việc tượng trưng để lấy ngày, ngày hơm sau mới gieo trồng trên nương. Việc gieo hạt trên nương phải tiến hành đồng loạt, như thế thì lúa mới mọc và chín đều.

- Chăm sĩc và làm cỏ (hối tém sị chấu sou) : Lúc lúa cao khoảng l5 – 20 cm, đồng bào bắt đầu làm cỏ 1 đến 2 lần (nếu nương cũ thì phải làm cỏ tới 2, 3 lần). Cơng cụ để làm cỏ của người Sán Chay là chiếc cuốc bàn.

- Thu hoạch lúa nương (hối mặn sí vu hoặc khoăn sí vu) : Thời gian thu hoạch lúa nương từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 âm lịch. Thu hoạch lúa nương là cơng việc riêng của từng nhà. Khi thu hoạch lúa nương, tất cả các thành viên trong gia đình đều cĩ mặt. Cơng cụ chính để thu hoạch lúa nương là cái nhấp (vu mằn), để nhấp từng bơng. Hiện nay, người ta khơng cịn trồng lúa nương nữa vì những vùng thấp chỉ dành trồng lúa nước cịn những vùng cao hơn cĩ rừng thì rừng trồng cây lấy gỗ hoặc để rừng tự tái sinh [56], [57].

Nương ngơ và nương sắn (miệc sị, mộc sơi sị) :

Ngồi cây lúa, ngơ và sắn là hai loại cây lương thực được trồng nhiều trên nương. Nhiều mảnh đất đã trồng lúa được 2, 3 năm thì người ta cĩ thể chuyển sang trồng ngơ từ 2 đến 3 vụ hoặc là trồng sắn. Ngơ thường gieo sớm

hơn lúa nên thời gian chuẩn bị đất sớm hơn nương lúa khoảng 1 tháng. Cuối tháng 1 và đầu tháng 2 âm lịch, người ta tiến hành việc trồng ngơ trên nương. Mọi cơng việc gieo trồng, thu hoạch, chăm sĩc… khơng khác việc trồng lúa nương nhiều lắm. Lúa thì dùng gậy chọc lỗ tra hạt (đã bỏ từ giữa những năm 1980), ngơ thì dùng cuốc hoặc cái quắm (cĩ quat) tạo hốc tra hạt. Các hốc cách nhau từ 35 – 40 cm, mỗi hốc bỏ 3 hạt ngơ. Ngơ được thu hoạch sau khi trồng 3 đến 4 tháng. Sắn đầu năm trồng đến cuối năm mới thu hoạch. Các giống ngơ được trồng thường là ngơ nếp (nì mai mẹc) và ngơ tẻ (chím mai mẹc). Khi ngơ đã đến ngày thu hoạch thì người ta dùng tay bẻ bắp bỏ vào sọt hoặc giậu gánh về nhà. Ngơ đem về được phơi cho long hạt, dùng gậy đập cho rụng hạt ra, hạt ngơ phơi một vài ngày rồi đem cất vào bồ, khi cần dùng thì đem ra xay, giã. Sắn thì họ thái nhỏ và phơi khơ. Xưa kia, khoảng trước Đổi mới (những năm 70 và đầu 80), ngơ và sắn thường được dùng ăn thay cơm hoặc là độn với cơm để ăn khi mùa màng thất bát. Ngày nay, ngơ và sắn được trồng để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và để nấu rượu.

Để tăng hiệu quả sử dụng đất, trên các nương lúa, nương ngơ, họ trồng xen các loại cây khác như : bí xanh, khoai sọ, đậu tương, rau cải, vừng…

Đối với những nơi là soi bãi, bằng phẳng ở dưới thấp (sloi)… họ cĩ thể trồng theo lối thâm canh. Khi làm đất, cĩ thể cày bừa, làm tơi đất, bĩn phân để trồng các loại cây hoa mầu như : ngơ, khoai, sắn, đỗ, lạc, mía, rau xanh… [51], [56].

Cĩ thể nĩi, ở những địa phương cịn nương, người ta khơng cịn canh tác theo kiểu thơ sơ là “chọc lỗ tra hạt” như mấy chục năm trước. Mảnh đất gọi là nương ngày nay chủ yếu trồng ngơ, sắn, đỗ, khơng trồng lúa nương nữa.

2.1.2. Canh tác ruộng nước

Theo những người Sán Chay cao tuổi kể lại, xưa kia khi tổ tiên họ cịn ở Trung Quốc cũng trồng lúa nước. Sau quá trình thiên di sang Việt Nam, họ sống chủ yếu bằng nghề nương rẫy (du canh du cư). Họ mới định cư khoảng

trên dưới một thế kỷ nay, và ổn định hơn cả trong mấy chục năm gần đây. Khi định cư, với truyền thống lao động cần cù và kinh nghiệm trồng lúa nước để lại, họ tiến hành làm thủy lợi, khai phá ruộng ở những đất bằng, trũng trồng lúa nước. Hiện nay, người Sán Chay canh tác ruộng nước cĩ các giống lúa như : lúa lai, lúa nếp vải, lúa nếp lùn, Khang Dân, Bao Thai, 203, Q5… [51], [57].

Cơng cụ sản để canh tác ruộng nước là con trâu, cái cày, cái bừa, cái cào cỏ lúa, khi thu hoặc thì cĩ liềm, cĩ phên, bè đập lúa, cái xảo sàng thĩc, trâu xéo lấy thĩc…

Canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở Định Hĩa một năm cĩ 2 vụ : vụ chiêm (vụ đơng xuân) và vụ mùa (vụ hè thu). Mỗi vụ từ 4 đến 5 tháng. Vụ chiêm thì gieo mạ vào tháng chạp, giáp tết âm lịch, ăn tết Nguyên đán xong thì làm đất để cấy, đến tháng 4, 5 thì thu hoạch. Sau khi thu hoạch xong thì lại cày bừa chuẩn bị đất cấy lúa mùa, đến tầm tháng 8, 10 thì thu hoạch.

Các cơng đoạn trong canh tác ruộng nước : Làm đất gieo mạ, làm đất cấy lúa, cấy, chăm sĩc, thu hoạch. Cụ thể :

- Làm đất gieo mạ (chấu dấng từi) : Mảnh đất gieo mạ được chọn ở nơi đất trũng để dễ dàng đưa nước vào, được cày bừa kỹ, tạo cho đất cĩ độ sánh nhuyễn, bĩn phân chuồng. Sau đĩ làm luống rồi lĩt ít phân lân, cuối cùng là gieo thĩc lên luống.

Số thĩc giống nhiều hay ít tùy thuộc vào giống lúa định cấy và diện tích ruộng mà mỗi gia đình cĩ. Thĩc giống là những hạt được chọn to, chắc, mẩy đã được ngâm trong nước 2 sơi 3 lạnh (đối với vụ đơng xuân) trong 1 ngày 1 đêm rồi vớt lên, đãi sạch và ủ. Cách ủ : lĩt lá giáy vào sọt, cho thĩc vào ủ trong 2 ngày, khi nhú mầm thì mang ra ruộng mạ gieo. Gieo xong, rắc tro rơm lên luống rồi căng nilơng mỏng chống rét (việc căng nilơng nhằm giữ ấm cho mạ nên chỉ áp dụng cho vụ đơng xuân). Tùy loại thĩc giống mà mạ đủ già để xới đi cấy, thơng thường từ khi gieo đến khi cấy là khoảng 10 đến 15 ngày.

- Làm đất cấy lúa (hối say pha thin) : Gồm cĩ các cơng đoạn : trước hết người ta phải làm sạch cỏ bờ ruộng, rồi đắp lại ruộng. Sau đĩ cày lật tung đất lên (được thực hiện bằng sức kéo của trâu hoặc máy cày), rồi tháo nước vào ruộng, cuối cùng là bừa qua bừa lại cho nhuyễn đất. Cơng việc cày và bừa do nam giới đảm nhiệm chính, sau đĩ họ tháo nước vào để một vài ngày rồi tiếp tục bĩn phân chuồng hoặc phân xanh, sau đĩ bừa tiếp một lần nữa.

- Cấy (sap thin) : Sau khi mạ đủ già, ruộng đã ngấu người ta dùng xẻng xúc từng khoanh mạ vào quang gánh ra ruộng để cấy. Người cấy thường là phụ nữ. Họ cấy ruộng nhà mình và đổi cơng cho nhau, hình thức này làm cho việc cấy diễn ra nhanh chĩng (bình quân 1 sào 3 người cấy trong một buổi là xong). Ngồi đổi cơng, người ta cịn thuê cấy với giá cho mỗi người là 50.000 đồng/buổi. Cấy đổi cơng hiện nay khá phổ biến trong hoạt động canh tác nơng nghiệp của nơng dân Định Hĩa.

Trước đây, bà con cấy lúa khơng theo hàng, người thợ cấy dàn hàng ngang, vừa cấy vừa lùi cho đến hết ruộng. Ngày nay, kỹ thuật cấy của đồng bào và các dân tộc lân cận cơ bản giống nhau, đĩ là họ chăng dây cước thành khung, mỗi người 1 khung, mỗi khung 6 hàng (cấy vuơng), mỗi cây mạ cách nhau 25 cm, mỗi khĩm 3 cây mạ (Khang Dân) hoặc 1 – 2 cây (lúa lai)…

Chăm sĩc : Việc chăm sĩc cây lúa quan trọng nhất là điều tiết nước

bằng hệ thống mương phai. Khi lúa cĩ địng thì họ tháo hết nước ở ruộng ra (vì lúc này lúa khơng cần nước nữa) để khi lúa chín sẽ dễ thu hoạch hơn. Sau khi cấy lúa khoảng 1 tháng thì họ tiến hành làm cỏ lúa. Một vụ, họ làm cỏ lúa khoảng 2 đến 3 lần, nếu phun thuốc trừ cỏ thì chỉ làm cỏ lúa 1 lần sau khi cấy từ 3 – 5 ngày và sục bùn sau đĩ khoảng 1 tháng. Việc làm cỏ được tiến hành bằng chiếc cào cỏ lúa (cĩ cao sou) do quá trình người Sán Chay học hỏi từ các dân tộc xung quanh.

Thu hoạch (khoăn vu) : Khi cây lúa chín, người ta tiến hành gặt hái với sự tham gia của cả gia đình, việc đi gặt cũng như việc đi cấy đều cĩ đổi cơng cho nhau. Cơng cụ chính là chiếc liềm, ngồi liềm cịn cĩ chiếc hái. Hiện nay,

đồng bào Sán Chay canh tác ở những cánh đồng lớn bằng phẳng như xã Tân Thịnh và xã Tân Dương cịn thu hoạch lúa bằng máy liên hồn với ưu điểm là nhanh chĩng, tiện lợi (mỗi máy trong một buổi cĩ thể gặt và tuốt vài mẫu lúa, sau đĩ chỉ việc đĩng bao mang về). Tuy nhiên đa phần người ta vẫn gặt tay và kết hợp với máy cắt gom, tiện lợi hơn máy liên hồn khi thu hoạch lúa ở những cánh đồng nhỏ hẹp, địa hình khơng hồn tồn bằng phẳng. Máy cắt gom được dùng khoảng 5 – 6 năm trở lại đây và phổ biến ở nhiều nơi. Sau khi gặt bằng tay hoặc máy cắt gom, lúa được bĩ lại và đập hoặc tuốt ngay tại ruộng rồi cho thĩc vào giậu gánh về [54], [57].

Bảng 2.2. Cơng cụ canh tác ruộng nước của người Sán Chay ở huyện Định Hĩa

Tiếng Kinh Tiếng Cao Lan Tiếng San Chí Ghi chú

Con trâu tu vài chếch nhau

Cày thây cĩ lay thau

Bừa phư cĩ pha

Cuốc măc khoăc pa khoăc

Xẻng mâc xẹn pa chẻn

Bàn trang cào hu cĩ cao coc

Thuổng mâc lụng chờm Hiện nay ít dùng

Dao quắm mậc sờ khoắng tọu

Cào cỏ lúa cào nhứ na cĩ cao sou

Phên tiêm tim Hiện nay ít dùng

Bè đập lúa an bè Hiện nay thay bằng máy

Xảo lộ tha vai nháng cậy

Giậu sù chếch tạm

Cào thĩc tháng pha

2.1.3. Trồng trọt các loại cây

Trong xã hội truyền thống, trồng trọt trên nương rẫy là hoạt động mưu sinh chủ đạo của người Sán Chay, việc canh tác các loại cây lương thực chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động trồng trọt của họ. Lúa, ngơ, sắn là những cây lương thực chính của người Sán Chay. Một số cây hoa màu khác như đậu, bầu, bí, khoai, rau… được trồng xen canh trên nương. Những năm gần đây, do cĩ chính sách hỗ trợ thơng qua khốn chăm sĩc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 54 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)