Tín ngưỡng dân gian

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 93 - 98)

Người Sán Chay quan niệm thế giới cĩ nhiều lực lượng siêu nhiên ẩn tàng trong các thể vật chất. Các lực lượng siêu nhiên cĩ ở khắp nơi xung quanh con người, trong bản thân con người và cĩ quan hệ chặt chẽ với đời sống con người. Họ dùng khái niệm “quây” (quỷ, ma) hoặc “ngo quây” (ngạ quỷ) để chỉ đa số các lực lượng siêu nhiên. Đồng bào cho rằng cĩ nhiều loại ma nhưng cĩ thể chia thành 2 loại là : ma tốt và ma xấu. Ma xấu làm hại con người, mùa màng, gia súc…, ma tốt phù hộ con người. Người Sán Chay quan niệm cĩ nhiều vị thần :

- Săn long (thần nơng) là thần bảo trợ cho chăn nuơi cày cấy, trồng trọt. - Nam Thang (Nam Đường) vị thần nuơi giữ và chăm sĩc trẻ nhỏ. - Cơi sênh là thần chăm sĩc định mệnh con người [2, tr. 35].

Các vị thần này khơng cĩ nơi thờ và bàn thờ cố định nhưng trong cuộc sống, trong sinh hoạt, gia đình nào gặp phải những vấn đề khĩ khăn liên quan đến các vị thần trên thì phải mời thầy về cúng. Thơng thường trong mỗi bản làng của người Sán Chay thường cĩ một nơi thờ thổ cơng (thâu lậu) của cả bản. Hàng năm dân làng tổ chức lễ cúng thổ cơng vào các ngày mùng 2 tháng giêng và mùng 2 tháng 6 âm lịch. Đến nay, qua khảo sát thực tế ở xã Tân Thịnh và Quy Kỳ thì thấy rằng khơng cịn thơn xĩm của người Sán Chay ở những xã này cịn duy trì tập tục cúng thổ cơng nữa. Tuy nhiên, rải rác ở một số gia đình trong các thơn bản Sán Chay vẫn thờ thổ cơng. Họ lập một ham thờ nhỏ ở gĩc sân hoặc gĩc vườn.

Trong mỗi gia đình người Sán Chay thường cĩ bàn thờ tổ tiên đặt ngay gian giữa hoặc gian đầu hồi, cách bài trí đơn giản, chỉ cĩ một bát hương,

thơng thường ngày tết hoặc khi gia đình làm chay thì treo thêm một tờ giấy đỏ trên đĩ ghi chữ Hán. Nội dung thường là hai câu đối ở hai bên chúc mừng gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, dịng giữa ghi nơi thờ cúng của tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên là bàn thờ lớn nhất, quan trọng nhất trong nhà.

Ngay sát bên cạnh bàn thờ tổ tiên, ở gĩc dưới bắt buộc cĩ thêm một bàn thờ nữa thờ ma ham (lờng cơộc – nơi thờ mang đặc trưng riêng của dịng họ), thường nằm trong gĩc khuất. Ở người Sán Chay, các ma ham thường là các con vật nuơi, các con vật trong tự nhiên, các sự vật, đồ dùng mà từ thời xa xưa vì một lý do nào đĩ đã cĩ tác động, ảnh hưởng đến một người nào đĩ trong dịng họ (thường là ơng thủy tổ của dịng họ) – chẳng hạn họ Hồng Tam Giáp, Hồng Ngũ Giáp, Trần Bạch Phan, Trần Pha Lại, Lý Cơng Kê… Những tác động ấy được ghi nhận và truyền lại cho con cháu đời sau nên phải kiêng thờ. Chính vì lý do đĩ mà đến nay, người Sán Chay cĩ bao nhiêu dịng họ thì cĩ bấy nhiêu tục kiêng cữ, bấy nhiêu tục thờ ma ham. Theo quan niệm chung của đồng bào, bàn thờ ma ham là nơi linh thiêng nhất, ngày thường khơng ai được động vào trừ ngày lễ tết hoặc cĩ cơng to việc lớn. Chỉ cĩ đàn ơng mới được vào thắp hương để cúng. Theo các cụ người Sán Chay, nếu là anh em cùng huyết thống thất lạc lâu thì khi nhìn vào nơi thờ ma ham cĩ thể nhận ra nhau (căn cứ và đồ thờ, cách bài trí và các chữ viết trên đĩ) [2, tr. 36 – 37].

Ngồi bàn thờ tổ tiên, ma ham gia đình người Sán Chay cĩ thêm một vài nơi thờ quan trọng khác nữa là nơi thờ Bà Mụ (mề va) nằm ở cạnh bên cao ngang với bàn thờ chính nhưng bài trí nhỏ hơn nhiều. Các nghi lễ liên quan đến Bà Mụ trong một năm khơng phụ thuộc vào một thời điểm cố định nào, nhưng đa số các dịng họ cúng Bà Mụ vào ngày 28 tháng chạp âm lịch, những đối tượng bảo hộ của Bà Mụ là trẻ nhỏ hoặc người là con út chưa lập gia đình. Tiếp theo là nơi thờ thần bếp hoặc ma bếp (vú thán lâu) cĩ đặt một chiếc kiềng sắt nhỏ, đặt vào đĩ một ít than tro, cũng cắm ống hương. Ngày trước, người Sán Chay thờ ma bếp ngay sát bếp nấu ăn hàng ngày. Một nơi thờ nữa người Sán Chay gọi là háng tạn thờ ma háng tạn quây là nơi thờ ma tổ tiên nĩi chung đã

nhiều đời (quá 3 đời trở lên), khơng cịn được thờ trên bàn thờ tổ tiên nữa thì sẽ được thờ ở vị trí này. Háng tạn thường khơng nằm gần khu thờ tổ tiên, mà ở một trí trí thuận tiện khác trong nhà. Nơi thờ này bài trí đơn giản, cĩ ống cắm hương đặt bên cạnh một rổ cám cạnh chân cột hoặc gĩc nhà.

Đối với nơi thờ ma bếp và háng tạn quanh năm người ta thường chỉ thắp hương và đặt lễ vào Tết Nguyên đán, cịn bình thường khơng cĩ nghi lễ gì liên quan. Trong một vài năm, nếu gia chủ làm lễ cầu chay (lời họm) thì thầy cúng sẽ treo tranh Địa Trạch ở gần đĩ và cĩ hương khĩi. Nếu chủ nhà là thầy cúng thì cĩ thêm một bàn thờ để thờ âm binh âm tướng của ơng ta, bàn thờ này được đặt ngay gần chỗ ngủ của ơng ta, trên bàn thờ chỉ cĩ một bát hương, một tờ tranh tướng và các đồ của thầy cúng như : tranh thờ, sách cúng, thanh kiếm

(chậng kím), miếng âm dương (cáo chay)…

Trong quan niệm của người Sán Chay, con người bị ốm đau, bệnh tật thường do những lực lượng siêu nhiên tác động vào cơ thể. Thế giới siêu nhiên của người Sán Chay rất phong phú nhưng luơn cĩ một sự phân biệt giữa một thế lực luơn làm điều ác, gây đau khổ cho con người và một thế lực luơn che chở, bảo vệ con người nhưng do vi phạm vào các điều cấm kị, lực lượng siêu nhiên đĩ đã phật ý và gây ra đau ốm, bệnh tật. Lực lượng ma ác là hồn ma của những người chết bất đắc kỳ tử hoặc chết do oan ức quay về quấy nhiễu thế giới con người, làm cho con người bị đau ốm, gia súc, gia cầm bị dịch hại. Do đĩ mỗi khi cĩ người ốm đau, trước hết người ta phải nhờ thầy cúng tìm ra xem người ốm đĩ hoặc con vật đã bị loại ma nào làm hại. Khi đã bĩi ra được loại ma thì phải làm lễ cúng nhằm đáp ứng yêu cầu của ma…[16, tr. 101]. Ngồi ra, ma gà, ma cây gạo, ma tổ tiên cũng cĩ thể gây ra bệnh tật làm thiệt hại mùa màng, sức khỏe mọi người.

Nĩi tĩm lại, trong một gia đình người Sán Chay thường cĩ ít nhất 5 vị trí thờ theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng là : Bàn thờ tổ tiên, bàn thờ ma ham, bàn thờ Bà Mụ, bàn thờ ma bếp, bàn thờ háng tạn. Ngồi ra, một

số gia đình khác cĩ thể cĩ thêm bàn thờ bà cơ (ở cạnh bàn thờ ma bếp), bàn thờ thổ cơng (ở gĩc sân hoặc gĩc vườn).

Trong quan niệm của người Sán Chay, lực lượng thuộc về thế giới siêu nhiên rất phức tạp và cĩ quan hệ chặt chẽ đến đời sống con người. Mỗi người khi sinh ra, khỏe mạnh, ốm đau, trưởng thành… đều cĩ mối liên hệ chặt chẽ với các lực lượng siêu nhiên.

Họ quan niệm thế giới cĩ ba tầng : Tầng trên là trời, ở đĩ cĩ các vị thần tối thượng và quyền uy hơn cả Ngọc Hồng; tầng giữa là mặt đất, nơi cư trú của muơn loại chúng sinh, là thế giới hiện tại; tầng âm phủ là thế giới của tương lai, là nơi cư ngụ của các sinh linh đã lìa bỏ trần thế. Quan niệm này thể hiện rất rõ qua các tranh thờ như bức tranh Thái Thanh, Thượng Thanh, Ngọc Thanh, mỗi tầng đều cĩ một vị thánh cai quản. Đồng thời người Sán Chay cho rằng chết khơng phải là hết, mà chỉ là sự luân chuyển từ kiếp này sang kiếp khác, như thuyết luân hồi của đạo Phật [31, tr. 90].

Người Sán Chay ở các dịng họ khác nhau thì quan niệm về thế giới siêu nhiên ít nhiều cĩ đơi chút khác biệt, mỗi dịng họ cĩ một loại ma thờ khác nhau, kiêng cữ khác nhau và cách thờ cúng khác nhau.

Để thực hiện các nghi thức trong đời sống tín ngưỡng của mình, người Sán Chay sử dụng hai bộ tranh thờ :

Bộ tranh dùng trong tang lễ :

- Bức tranh Phật - Bức tranh Pháp - Bức tranh Tăng - Bức tranh phá ngục - Bức tranh Tướng (vung) - Bức tranh Đặng (tằng) - Bức tranh Triệu (chỉu) - Bức tranh Mã () - Bức tranh Quan (quán)

Theo tập tục của người Sán Chay trước đây, người nào khi chết đều phải cĩ bộ tranh này sử dụng trong thời gian hành lễ đưa linh hồn người chết sang thế giới bên kia. Theo quan niệm của đồng bào, bộ tranh treo trong đám ma là biểu hiện cho sự xuất hiện và chứng kiến của các vị thần linh thiêng nhất, chỉ cĩ những vị thần này mới giúp bảo vệ được linh hồn người chết sang thế giới bên kia.

Cách sử dụng bộ tranh :

Ba tranh Phật, Pháp, Tăng treo trên đàn cúng Phật ngay trên đầu nhà Xe. Thầy cúng thỉnh Phật, Pháp, Tăng về giúp đưa linh hồn người chết về thế giới bên kia.

Bức tranh phá ngục để trên miệng ngục (là một cái hố nhỏ sâu khoảng 30 cm, rộng khoảng 20 cm), khi phá ngục thầy cúng mời các vị thánh tướng được vẽ hình trong bức tranh về giúp thầy cúng phá ngục đưa linh hồn người chết lên thiên đàng). Bức tranh tướng (là bức tranh cĩ hình quân binh của thầy cúng, ngày thường treo trên bàn thờ âm binh âm tướng, gần chỗ ngủ của ơng ta), treo ngay dưới chân nhà Xe.

Bốn bức tranh : Đặng, Triệu, Mã, Quan được treo ở bốn gĩc nhà táng theo các hướng đơng, tây, nam, bắc. Mục đích là để bảo vệ linh hồn người chết khỏi bị ma xấu, ma ác đến làm hại [2, tr. 39 – 40].

Bộ tranh Tam Thanh dùng trong lễ cầu chay :

- Bộ tranh Thượng Thanh - Bộ tranh Thái Thanh - Bộ tranh Ngọc Thanh - Bộ tranh Nhân Đinh - Bộ tranh Địa Trạch - Bộ tranh Nam Đường

Bộ tranh này được sử dụng trong các lễ cầu chay hoặc khi gia đình, làng xĩm gặp hoạn nạn. Lễ cầu chay (lời họm) thường được tổ chức vào tháng Giêng, sau khi ăn Tết Nguyên đán.

Cách sử dụng bộ tranh trong đám chay : Khi lập đàn cúng người ta treo bộ tranh lên đàn cúng, riêng tranh Địa Trạch thì treo ở chỗ thờ gần thúng cám

(háng tạn). Thầy cúng làm nghi lễ mời các thánh thần về phù hộ cho con cháu

mạnh khỏe, làm ăn gặp nhiều may mắn. Khi đám chay kết thúc, người ta thu lại bộ tranh và cuộn lại cẩn thận rồi cất trước bàn thờ.

Cĩ thể nĩi tranh thờ người Sán Chay (chủ yếu dùng trong đám chay và tang lễ) là bộ phận nghệ thuật dân gian, trong đĩ chứa cả tinh thần tâm linh lẫn tín ngưỡng, hay nĩi cách khác, nội dung tranh thờ người Sán Chay nặng về tinh thần hơn là vật chất. Thơng qua các bức tranh, các thành viên trong cộng đồng người Sán Chay dường như giao cảm với thần linh để rồi họ yên tâm cĩ cuộc sống bình an và thịnh vượng.

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)