Khái quát về người Sán Chay

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 37 - 160)

1.2.1. Nguồn gốc của dân tộc Sán Chay

Theo danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam thì dân tộc Sán Chay gồm hai nhĩm Cao Lan và Sán Chí. Thực ra hai nhĩm Cao Lan và San Chí cĩ những nét tương đồng và tự biệt. Nhĩm Cao Lan cư trú đơng nhất ở tỉnh Tuyên Quang. Từ năm 1980 đến năm 1985 cĩ một số hội nghị họp giữa đại

diện hai tộc người Cao Lan và San Chí do Ban Dân tộc Trung ương tổ chức ở Thái Nguyên và Hà Nội đã tạm thống nhất tên gọi hai tộc người này là dân tộc Sán Chay [7, tr. 173].

Thư tịch cổ cho biết, địa bàn cư trú của người Sán Chay là ở vùng giáp ranh của ba tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, Quảng Đơng (Trung Quốc). Về sau họ chuyển cư xuống vùng tây nam Lưỡng Quảng, quần cư ở vùng núi Thập Vạn Đại Sơn – Bạch Vân Sơn, nằm sát biên giới Trung – Việt hiện nay. Nhiều tài liệu cho rằng, người Sán Chay di cư vào miền trung du Bắc Bộ Việt Nam cách đây khoảng ba, bốn thế kỷ [45, tr. 219].

Cư trú hàng trăm năm ở vùng trung du Bắc Bộ, người Sán Chay giao tiếp chủ yếu thường xuyên với các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Sán Dìu. Trong quá trình sinh sống ở đây, người Sán Chay hình thành hai nhĩm Cao Lan và San Chí [28, tr. 786].

Về dân tộc Sán Chay, thư tịch cổ nhất viết về họ là “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đơn. Khi ghi chép về xứ Tuyên Quang, trong phần “Về các giống

người”, ơng coi Cao Lan và Sơn Tử là hai trong bảy chủng tộc Man. Nhưng

sau đĩ, ơng lại trình bày diễn giải ra thành tám, đĩ là : Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu, Hán Văn và Bảo Tồn [19, tr. 393].

Tiếp đĩ, trong “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn cũng đề cập đến người Cao Lan, Sơn Tử. Ở mục phong tục tỉnh Quảng Yên cĩ ghi chép : “Y phục và phong tục những người Mán Sơn Trang, Sơn Tử và Cao Lan thì

cũng giống như ở Lạng Sơn” [34, tr. 15]. Ở mục phong tục tỉnh Thái Nguyên, khi

viết về Cao Lan, các tác giả cũng coi họ như những nhĩm Mán Sơn Man, Mán Đại Bản, Mán Đeo Tiền : “Mán Cao Lan cứ 3 năm một lần đổi chỗ ở, khơng ở

chỗ nào nhất định” [34, tr. 163]. Ở mục phong tục tỉnh Hưng Hĩa cĩ chép :

“Châu Thủy Vĩ cĩ 3 giống Mán : Mán Sơn Tử, Mán Dao và Mán Gứng”. Người

Mán ở châu Trấn Yên cĩ giống Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Dao và Mán Cao Lan. Trong một số tư liệu khác như : Phong thổ kí Tuyên Quang, Vĩnh Yên, Thái Nguyên (Minh đơ sử) đều coi Cao Lan là Mán như Mán Sơn Đầu, Mán Quần Trắng, Mán Quần Đen, Mán Đại Bản, Mán Tiểu Bản [34, tr. 298 – 299].

Về nguồn gốc lồi người, dựa vào các truyền thuyết dân gian, thần thoại, sách cúng trong dân gian, tác giả người Pháp là Bonifacy đã ghi lại như sau : Khởi thủy nước và đất đều khơng cĩ, nhưng nước và đất khơng rời nhau, đã cĩ Bàn Vương biết con đường thẳng. Bàn Vương xuống biển mượn và mang một con kì lân lên trời. Bằng hơi thở, ơng ta đã làm được 9 mặt trời quay quanh mặt đất. Về sau Thích Ca tiêu diệt 7 mặt trời đủ chiếu sáng mặt đất nhưng khơng đốt cháy. Năm Vĩnh Trinh thứ 3 cĩ nạn hồng thủy ngập mặt đất, chỉ cịn lại núi Cơn Lơn nước khơng ngập đến. Vạn vật chết hết chỉ cịn sĩt lại Phục Hy và cơ em gái sống sĩt trong vỏ quả bầu trốn lên ngọn núi Cơn Lơn. Họ cứ đi mãi khơng thấy người nào. Khi đĩ cĩ con rùa đen hiện lên bảo họ phải lấy nhau. Họ giết con rùa và cắt xác thành từng mảnh nhưng con rùa khơng chết mà lại sống lại tiếp tục khuyên bảo họ. Họ khơng nghe mà tiếp tục đi mãi. Lúc đĩ lại hiện lên một cái cây bảo họ lấy nhau. Họ lấy dao chặt cây đốt thành hai đống lửa, khĩi hai đống lửa bay lên mặt sơng quấn quýt lấy nhau thành hình trơn ốc. Hai người hiểu ra rằng trời cho phép họ lấy nhau và sau một đêm, người con gái cĩ mang. Mười tháng sau thì trên đỉnh núi Cơn Lơn, cơ gái đẻ ra một khối thịt hình mai rùa, khối thịt được phân thành 300 mảnh và trở thành các họ của lồi người. Cĩ 50 mảnh trở thành dịng họ của các chúa đất và thần thánh. Nhưng về sau cĩ nhiều đàn ơng hơn đàn bà, họ khơng cĩ quần áo, khơng cĩ thắt lưng, khơng biết làm nhà và gieo hạt…, họ ăn sống nuốt tươi và khơng cĩ học hành gì, giao cấu lại bừa bãi. Rồi Phục Hy trở lại trên mặt đất dạy họ biết may mặc quần áo, Lỗ Ban dạy họ dựng nhà, Ngọc Hồng dạy họ dùng lửa, Thần Nơng dạy họ làm ruộng nương…

Về nguồn gốc tộc người, Bonifacy viết : cĩ 2 người con trai và 12 người con gái, người con trai cả là tổ tiên người Hán, người con trai thứ là tổ tiên người Kinh. Cịn 12 người con gái thì Bàn Cổ khơng thể gả chồng cho hết được. Một cơ là tổ tiên người Mán Đại Bản lấy chồng khỉ, đầu người đuơi dài cho nên phụ nữ của họ mặc áo vạt dài như đuơi khỉ. Một cơ khác lấy chồng

chĩ, tổ tiên người Cao Lan nên họ mặc áo hình thang trên bả vai tượng trưng cho vết cắn của chĩ, dưới cánh tay khâu những miếng vải xanh trắng, tượng trưng cho vết chân của chĩ. Những người Khạ ở Lào đến Hà Nội dự đấu xảo năm 1902 cũng cĩ những trang phục giống trang phục nữ của người Cao Lan và họ cũng cắt nghĩa bộ trang phục đĩ bằng những lí do tương tự [16, tr. 43].

Tiếng nĩi người Cao Lan gần giống tiếng Tày – Nùng, nhưng hát “soỏng

coộ” (Xướng ca) bằng tiếng San Chí. Cĩ thể giả thuyết rằng, xa xưa người

Cao Lan và San Chí cĩ cùng nguồn gốc vì khơng những tên gọi, ca hát giống nhau mà các họ, sự kiêng kị, tập tục trong các họ và phong tục tập quán đều giống nhau nhưng lại tách ra thành hai dân tộc. Một bộ phận tách ra chịu ảnh hưởng của tiếng Tày – Nùng mà sau này ta gọi là Cao Lan cịn bộ phận kia thì vẫn giữ gìn tiếng nĩi tổ tiên từ khi cịn ở Quảng Đơng (tiếng Hán địa phương) mà sau này ta gọi là San Chí.

Về tiếng nĩi người Cao Lan, theo Bonifacy sở dĩ Cao Lan là người Mán lại nĩi tiếng Tày là do họ quên tiếng nĩi của mình và vay mượn tiếng nĩi của dân tộc láng giềng.

Dựa trên cơ sở so sánh đối chiếu những nguồn tư liệu khác nhau, nhìn chung các tác giả phong kiến cũng như thời Pháp thuộc đều coi Cao Lan, San Chí thuộc nhĩm Mán (Dao). Sau này, cho tới những năm của thập niên 50, 60 và đầu 70 của thế kỷ XX, một số tác giả như Bùi Đình, Nguyễn Trắc Dĩ… vẫn dựa vào những ghi chép trên mà cho rằng Cao Lan cũng là Mán như những nhĩm Mán khác. Trong cuốn “Đồng bào sắc tộc Việt Nam”, Nguyễn Trắc Dĩ viết : Riêng cho họ Mán Cao Lan ở nhà thấp nên làm ruộng theo lối Kinh ở các thung lũng. Họ cũng ở nhà sàn cao cẳng. Mỗi xĩm lẻ tẻ 7, 8 nhà, đơng nhất chừng 10 căn. Nhiều xĩm hợp lại thành một động (tương đương cấp xã) cĩ động trưởng đại diện. Nhiều động họp lại thành một Mán mục (cấp tổng) do chánh Mán mục điều khiển. Các chánh Mán mục trực thuộc viên Tri châu hay Bang tá [16, tr. 44 – 45].

Gần với quan điểm của các tác giả trên, cịn cĩ nhà nghiên cứu dân tộc học Lã Văn Lơ, Lê Văn. Tuy ơng khơng cho rằng người Cao Lan hiện tại thuộc nhĩm Mán, nhưng trước kia cĩ thể cùng nguồn gốc với người Mán song đã phân hĩa thành một dân tộc riêng. Ơng đã phân tích khá tỉ mỉ tên gọi đến các đặc điểm kinh tế, xã hội và văn hĩa của nhĩm người Cao Lan để so sánh với người Mán, Tày, Nùng và Hán. Ơng viết : Về tên dân tộc, theo Bonifacy và L.Tharaud, trong các thư tịch cổ cĩ chỗ chép hai từ Cao Lan bằng chữ Hán, được giải thích bằng hoa lan cao; cĩ chỗ lại chép bằng chữ Hán khác, được giải thích bằng làn sĩng cao. Với nghĩa là hoa lan cao khơng soi sáng gì thêm về nguồn gốc người lịch sử người Cao Lan; với nghĩa làn sĩng cao cĩ thể cĩ đơi chút ý nghĩa, vì nĩ gợi lên rằng người Cao Lan trước kia cĩ thể đã từng sinh sống ở vùng ven các con sơng, hoặc ven biển. Theo ơng, những tài liệu dân tộc học lại chứng minh ngược lại : Quê hương cũ của người Cao Lan là ở vùng núi cao. Cao Lan là dân tộc ở nhà sàn nên cĩ thể bắt nguồn từ chữ Hán là lan can, cĩ nghĩa là nhà sàn mà ra. Tên lan can qua nhiều tầng ngơn ngữ cĩ thể đã biến thành Cao Lan, sau đĩ đã trở thành tên dân tộc, nghĩa là dân tộc ở nhà sàn. Về nguồn gốc lịch sử, theo ơng, dựa vào gia phả các dịng họ di cư vào Việt Nam, dựa vào các bài hát “sình ca”

đã xác định quê hương cũ của họ ở vùng Quảng Đơng, Quảng Tây (Trung Quốc) chủ yếu là ở vùng Thập Vạn Đại Sơn, địa phận hai huyện Khâm Châu, Liêm Châu và cĩ thể cả vùng Lơi Châu thuộc Quảng Đơng và Thượng Tư thuộc Quảng Tây [16, tr. 45 – 46].

Để chứng minh cho quan điểm Cao Lan cĩ nguồn gốc Hán, Lã Văn Lơ đã cĩ chứng kiến giải, cĩ thể tĩm tắt như sau :

Người Cao Lan một mặt tiếp thu những kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, mặt khác vẫn tiếp tục làm thêm một số nương rẫy theo phương pháp nguyên thủy của người Mán. Người Cao Lan ở nhà sàn như người Tày, người Nùng khác với các Mán khác ở nhà đất hoặc ở nửa sàn nửa đất, nhưng bố trí bên trong nhà Cao Lan vẫn tương tự nhà người Mán, giữa các gian khơng mấy khi cĩ vách ngăn cách. Mặt khác nhà Cao Lan ít nhiều vẫn mang tính

chất nhà ngỗm, cột kèo đục lắp sơ sài, ít nhiều vẫn mang tính chất tạm bợ như nhà người Mán.

Về ăn mặc, phụ nữ Cao Lan ăn mặc như phụ nữ Tày, duy chỉ cĩ chiếc khăn của họ thì quấn giống như kiểu khăn của phụ nữ Mán và tĩc búi ra đằng sau gáy khác với cách vấn tĩc của phụ nữ Tày. Bên cạnh đĩ, người già cịn giữ được chiếc áo thêu kiểu cổ mặc trong những ngày lễ trơng tựa như quần áo phụ nữ Mán Thanh Y. Cĩ người cịn giữ được những chiếc yếm hồng cĩ cài ngơi sao bạc chín cánh giống chiếc yếm của phụ nữ Mán Sơn Đầu. Phụ nữ Cao Lan ăn mặc theo kiểu Tày nhưng vẫn giữ được một số đặc điểm của phục sức phụ nữ Mán.

Về ngơn ngữ, tiếng nĩi người Cao Lan khác hẳn tiếng nĩi của người Mán; tiếng Cao Lan và tiếng Tày trên cơ bản giống nhau khi làm thơ hay hát, họ dùng chữ Hán, phát âm theo một thứ thổ ngữ Quảng Đơng, y hệt tiếng nĩi của người Sán Chấy.

Về một số tín ngưỡng và tục thờ cúng, người Cao Lan cĩ nhiều điểm giống người Mán, họ đều cĩ truyền thuyết về Bàn Hoạch (tiếng Mán là Pàn hù, tiếng Cao Lan là Piên hú). Người Mán và người Cao Lan đều cĩ tục kiêng ăn thịt chĩ – con vật tổ của thị tộc từ những thời đại xa xăm trong lịch sử. Tuy nhiên, đối với người Cao Lan thì truyền thuyết Bàn Hoạch đã phai mờ trong trí nhớ, khơng mấy ai nhắc đến nữa.

Người Mán và người Cao Lan đều cĩ tục mỗi khi người chết, làm lễ đưa hồn về Dương Châu (tỉnh Giang Tơ, Trung Quốc). Lối thờ cúng của họ cũng tương tự nhau, khơng cĩ bàn thờ tổ tiên, mà tùy từng họ, chọn một số vị thần lấy trong Phật giáo và Lão giáo thờ trong nhà để phù hộ gia đình, chống ma tà, quỷ quái. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ tất cả những điều trình bày trên đây, tác giả Lã Văn Lơ đi đến kết luận : Người Cao Lan vốn là nguồn gốc Mán, nhưng do sống xen kẽ với khối Tày – Nùng, đã tiếp thu ngơn ngữ, tập quán sinh hoạt và sản xuất của người Tày – Nùng, quên hẳn tiếng mẹ đẻ của mình, chỉ cịn giữ lại một số

tín ngưỡng, tập tục cũ chung với người Mán. Người Cao Lan vốn nguồn gốc ở Trung Quốc nên đã tiếp thu những yếu tố văn hĩa Hán, thể hiện rõ nhất trong việc mượn chữ Hán và thổ ngữ Quảng Đơng làm ngơn ngữ văn học. Từ khi di cư vào Việt Nam, người Cao Lan vẫn tiếp tục tiếp thu những yếu tố văn hĩa Tày – Nùng, cộng thêm những yếu tố văn hĩa Việt, làm cho người Cao Lan ngày càng gần giống khối Tày – Nùng, gần người Việt và xa dần cộng đồng gốc mình. Ơng viết thêm : Những kết luận trên tự nĩ đánh đổ giả thuyết cho rằng người Cao Lan là một bộ phận người Tày – Nùng bị Mán hĩa [16, tr. 47 – 48].

Khác với quan điểm cho Cao Lan thuộc các nhĩm Mán hoặc cĩ nguồn gốc Mán, một số nhà nghiên cứu Việt Nam, nhất là sau thập niên 60 của thế kỷ trước trở lại đây đều cho Cao Lan hoặc cả Cao Lan, Sán Chí (Sán Chay) là một tộc người riêng biệt. Người cĩ bài viết khá cơng phu, phản bác lại quan điểm ơng Lã Văn Lơ, Lê Văn là nhà nghiên cứu văn hĩa Chu Quang Trứ. Trong bài “Trở lại vấn đề nguồn gốc lịch sử của người Cao Lan” ơng viết :

“Người Cao Lan ngày nay cĩ phải là một ngành của người Mán khơng? Tơi nghĩ khơng cần phải bàn luận thêm nữa, chúng ta cĩ thể thống nhất với nhau rằng, người Cao Lan ngày nay khơng phải là một ngành của người Mán mà

là một “tộc” người khác hẳn dân tộc Mán” [16, tr. 48 – 49].

Ngày nay, bất kỳ một người Cao Lan nào cũng phản đối khi chúng ta bảo họ là người Mán. Họ chỉ nhận mình là người Cao Lan. Những người Cao Lan ở xã Kim Thắng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) cịn cho biết họ cĩ tên chữ là Cao Lan và tên Nơm là Sán Chấy, hồn tồn khơng dính líu máu mủ gì với người Mán.

Sau khi đưa ra bốn tiêu chí xác định thành phần dân tộc được đa số nhất trí lúc bấy giờ là tiếng nĩi, văn hĩa, ý thức tự giác và lãnh thổ cư trú, đặc biệt tập trung vào ba tiêu chí đầu để phân tích, lý giải và cuối cùng ơng đi đến kết luận : “Người Cao Lan ngày nay khơng những là một cộng đồng riêng, cĩ lịch sử phát triển riêng với các đặc điểm dân tộc của mình khác

hẳn với cộng đồng Mán mà từ những ngày xa xưa, người Cao Lan cũng khơng cĩ quan hệ tổ máu mủ tiên gì với người Mán. Người Cao Lan là một cộng đồng người Trung Quốc đi sang Việt Nam đã non 400 năm, họ vẫn giữ được những yếu tố văn hĩa chính vốn cĩ từ đầu và nền văn học dân tộc của mình, nhưng trong quá trình sống gần gũi những người thuộc cộng đồng xung quanh, họ đã tiếp thu thêm một số yếu tố của văn hĩa Tày – Nùng, văn

hĩa Mán và văn hĩa Việt” [16, tr. 49 – 50].

Trong một số trường hợp, khi viết về nguồn gốc người Cao Lan, các tác giả cũng đề cập tới người Sán Chí hay Sán Chấy, do vậy các cơng trình chuyên về nhĩm Sán Chí trong các thư tịch cổ cho đến nay khơng nhiều. Khoảng ba bốn chục năm trở lại đây cĩ một số cơng trình cho Cao Lan, Sán Chí là một dân tộc. Trong số các tác giả đĩ, cĩ nhà dân tộc học Đặng Nghiêm Vạn. Trong một cơng trình về các nhĩm dân tộc thuộc ngơn ngữ Tày – Thái, ơng đã viết : “Cao Lan – Sán Chí là một, chịu ảnh hưởng của văn hĩa Việt – Hán và Mán. Nhĩm Cao Lan sang Việt Nam sớm hơn, nay nĩi thứ tiếng của dân tộc Tày – Thái. Nhưng họ lại ca hát bằng tiếng Sán Chí là một thổ ngữ Hán phương Nam. Văn hĩa hiện nay của hai nhĩm này rất gần ngành Tày. Người Cao Lan tự gọi mình là Hờn Chùng (tiếng gọi của bộ phận người

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 37 - 160)