Trồng trọt các loại cây

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 62 - 67)

Trong xã hội truyền thống, trồng trọt trên nương rẫy là hoạt động mưu sinh chủ đạo của người Sán Chay, việc canh tác các loại cây lương thực chiếm vị trí hàng đầu trong hoạt động trồng trọt của họ. Lúa, ngơ, sắn là những cây lương thực chính của người Sán Chay. Một số cây hoa màu khác như đậu, bầu, bí, khoai, rau… được trồng xen canh trên nương. Những năm gần đây, do cĩ chính sách hỗ trợ thơng qua khốn chăm sĩc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất, người Sán Chay mới tiến hành trồng rừng. Những xã vùng cao, đầu nguồn là những xã trồng rừng nhiều hơn cả như : Quy Kỳ, Bảo Linh, Linh Thơng, Lam Vĩ… Một số địa phương khác trồng chè nhiều hơn như ở các xã : Tân Thịnh, Sơn Phú, Bình Thành…[56], [59].

Về trồng rừng, theo kết quả điền dã thực tế tại một số địa phương ở Định Hĩa, các dân tộc trong huyện nĩi chung và dân tộc Sán Chay nĩi riêng, rừng chủ yếu được trồng nhiều ở những nơi cĩ địa hình nhiều đồi núi thuộc các xã vùng cao. Xã Tân Dương địa hình bằng phẳng nên cư dân các dân tộc trong đĩ cĩ bộ phận người San Chí ở đây hầu như khơng trồng rừng, chỉ trồng lúa và chăn nuơi. Xã Tân Thịnh, tùy địa bàn người ta trồng rừng, chè, sắn và trồng lúa, tuy nhiên chủ yếu là trồng lúa. Xã Quy Kỳ thuộc vùng núi cao và đầu nguồn nên đa số cư dân đều cĩ đất rừng và trồng rừng, trong đĩ 3 thơn đồng bào San Chí là Khuổi Tát, Đồng Hẩu và Đăng Mị đều trồng rừng. Ơng Hồng Văn Đạt, Bí thư chi bộ Khuổi Tát cho biết, rừng được giao cho các hộ dân ở đây từ năm 1997, đến năm 2000 bắt đầu triển khai dự án 135 [51].

Theo một số hộ gia đình người San Chí cĩ rừng ở Quy Kỳ và Tân Thịnh, rừng cĩ thể chia làm 2 loại : rừng trồng và rừng tự tái sinh.

- Đối với rừng trồng : Do Chính phủ triển khai việc giao khốn, chăm sĩc, bảo vệ rừng cho nên, trong các dự án trồng rừng, người dân được hỗ trợ về giống. Những loại cây gỗ do trồng thường khơng cĩ tại địa phương như :

keo (cĩ 2 loại keo lá tràm và keo tai tượng), mỡ, luồng, bạch đàn. Một số loại cây vừa mọc tự nhiên vừa do trồng như : tre (lậc chọc), xoan (vú lịn mộc). Trong các loại cây rừng do trồng, phổ biến nhất là cây mỡ trồng khoảng 8 – 10 năm thì cĩ thể cho khai thác; keo trồng khoảng 10 – 15 năm cho khai thác [59].

- Đối với rừng tự tái sinh (mọc tự nhiên) : Đây vốn là những cây cĩ sẵn tại địa phương, trước đây che phủ rất nhiều, những thập niên trước đây được các đồng bào khai thác làm nhà cửa và các vật dụng trong nhà (bàn, ghế, mâm, chạn bát, tủ, hịm, quạt hịm, cối xay…). Những cây gỗ loại này cĩ thể kể đến là : cây kim cương (kám cang mộc), trám (cặn nam mộc), chẹo (chơm mộc), đinh (tạnh mộc), lim, nghiến (mạy dín mộc), sến, de, táu, dổi, sao (mạy

slao mộc), sấu (mĩc chú chay)… Rừng được trồng trong khoảng 2 thập niên

trở lại đây, đặc biệt trong 5 năm gần đây được trồng rất nhiều [51].

Chè : Vốn được đồng bào trồng từ nhiều thập niên trước, dùng làm thức uống nhưng trước đây chưa phổ biến lắm. Ngày nay do cĩ kỹ thuật trồng, chăm sĩc, thu hoạch và chế biến nên được trồng phổ biến, năng suất cao để tăng thu nhập bên cạnh việc trồng lúa và chăn nuơi. Tuy nhiên, người Sán Chay ở những xã như Phú Đình, Sơn Phú, Bình Thành và một số nơi ở Tân Thịnh, cây chè là cây trồng phổ biến đứng thứ 2 hoặc ngang cây lúa. Cịn người Sán Chay ở những nơi cao hơn thì hầu như khơng trồng chè [51], [58].

Cĩ thể nĩi đối với dân tộc Sán Chay ở Định Hĩa, việc trồng rừng, chè, lúa hay là kết hợp cịn tùy thuộc vào điều kiện địa hình, quỹ đất và mục đích sản xuất của từng hộ gia đình. Cịn một số nơi do điều kiện địa hình và mật độ dân cư cao, người Sán Chay hầu như khơng trồng chè và rừng như ở xã Tân Dương. Bộ giống cây trồng khác : Qua nhiều thế hệ, người Sán Chay tuyển chọn và sử dụng bộ giống cây trồng tương đối phong phú. Đĩ là những loại giống dễ trồng, ít tốn cơng chăm sĩc, chịu hạn tốt, ít sâu bệnh. Nếu phân theo mục đích canh tác, bộ giống cây trồng gồm :

- Cây lương thực : lúa (vu), ngơ (miệc), sắn (mộcsơi), các loại khoai (sơi hù) gồm : khoai lang (kéo sơi), khoai sọ ()…

- Cây thực phẩm : các loại đậu (tàu), các loại rau (xếnh sái), bầu bí () - Cây cơng nghiệp : chè (sa), bơng (púi), chàm (cham). Ngày nay, do khơng cịn nghề dệt vải làm quần áo và khăn nên bơng và chàm khơng được người Sán Chay trồng nữa.

- Cây ăn quả : mít (pĩ lo chay), bưởi (pộc chay), chanh (mĩc kiẹng chay), ổi (phán thau chay, mĩc ui chay)…

Nếu phân theo vụ mùa, bao gồm :

- Cây ngắn ngày : ngũ cốc, đậu, bầu, bí, rau, bơng, chàm… - Cây lưu niên : chè, mít, bưởi, chanh, ổi…

Giống lúa : Người Sán Chay cĩ bộ giống lúa bao gồm : - Lúa nếp (nếp cao, nếp lùn…)

- Lúa tẻ (Bao Thai, lúa lai, Q5, Khang Dân…) Giống ngơ (miệc) :

Ngơ nếp lùn : loại ngắn ngày, hạt màu trắng, dẻo. Ngơ nếp cao : loại dài ngày, hạt màu trắng, dẻo.

Ngơ lai : là giống mua về, hạt vàng, năng suất cao, chịu hạn tốt, trồng phổ biến hơn ngơ nếp dùng để chăn nuơi và nấu rượu (lai Biơsít, DK999).

Giống sắn (mộc sơi) :

- Sắn đỏ (hong mộc sơi) : cây cao, thân, lá, vỏ và củ màu đỏ. Loại này rất bở, ăn khơng bị say, thường được trồng nhiều nhất.

- Sắn trắng (pẹc mộc sơi) : thân cây, lá và vỏ củ cĩ màu trắng, ăn hay say, thường ít trồng.

- Sắn cao sản : hiện nay được trồng phổ biến nhất, năng suất cao, ăn hay say, thường làm thức ăn chăn nuơi hoặc bán.

Các loại giống cây trồng khác :

- Khoai lang (kéo sơi) bao gồm hai loại chính : khoai trắng (piệc kéo sơi) và khoai đỏ (hong kéo sơi). Trước kia, khoai lang cũng là một loại cây lương thực quan trọng sau lúa, ngơ và sắn. Khoai lang thường được trồng trên các chân ruộng cao hoặc đất soi bãi.

- Khoai sọ () : được trồng nhiều trên nương lúa, nhưng được trồng nhiều thành chịm.

- Các loại đậu : đậu xanh (xếnh tàu), đậu tương (lộc tàu), đậu đen (hắc tàu). Trừ đậu tương được trồng thành khu vực riêng, cịn các loại đậu cịn lại thường được trồng xen trên nương ngơ, lúa.

- Các loại rau : bầu (), bí đỏ (cắm qua), bí xanh (tĩng qua xênh), mướp

(súi qua), hành (hanh), tỏi (slún thau), rau cải (cáy sái), rau ngĩt (mộc sái), ớt

(vu lợt chay). Tất cả đều được trồng xen trên nương hoặc những mảnh vườn gần

nhà. Khoảng trên một thập kỷ trở lại đây, người Sán Chay ở Định Hĩa mới tận dụng những khu đất trống quanh nhà để làm vườn rau. Trong vườn rau này, họ cũng trồng các loại rau xanh như đồng bào Kinh là su hào, bầu bí, đậu đỗ, rau cải, rau muống… Nơi trồng phổ biến nhất là các hộ gia đình ở xã Tân Dương.

- Các loại cây ăn quả quanh nhà (cáy chay) : Một số loại cây quanh nhà đều mọc ngẫu nhiên sau khi họ ăn rồi vơ tình vứt hạt ra, cây mọc tự nhiên rồi phát triển. Các loại cây ăn quả quanh nhà của họ cĩ thể kể đến như : mít (

lo chay), bưởi (pộc chay), đào (thou chay), mơ (lưi chay), mận (lây chay), na

(na), chanh (mĩc kiẹng chay), hồng (mĩc hong chay), ổi (phán thau chay, mĩc

ui chay)… [49], [56].

Theo một số người San Chí ở địa phương, việc trồng cây gì trên nương của họ khơng hồn tồn phụ thuộc vào tập quán cũ nữa mà nay nếu cảm thấy trồng được cây gì phù hợp thì trồng loại cây đĩ [54], [57], [65].

Bảng 2.3. Cây trồng chính trên nương của người Sán Chay ở huyện Định Hĩa

Tiếng Kinh Tiếng Cao Lan Tiếng San Chí Ghi chú

Lúa Hu Vu

Ngơ Miêc Miệc

Sắn Mền mui Mộc sơi

Khoai lang Mền keo Kéo sơi

Khoai sọ Mền pức Hù

Đậu xanh Mặc tù heo Xếnh tàu

Đậu tương Mặc tù tưng Lộc tàu

Bơng Plại Púi Nay khơng trồng

Mướp Mặc que Púi

Kiệu Kìu Kìu

Chuối Mắc cĩi Chíu chay

Lạc Mặc tù tơm Nay tàu

Bầu Mặc cồ Cù

Bí xanh Mặc phặc Tĩng qua

Bí đỏ Mặc qua Cắm qua

Củ mỡ Mền bán Ọc sơi

Hành Hanh Hanh

Tỏi Sláu Slán thau

Rau cải Phắc cát Cáy sái

Ớt Nải chiu Vu lợt chay

Vừng Nhau ma

Bảng 2.4. Sản lượng ước tính một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây cơng nghiệp của một số gia đình người Sán Chay ở huyện Định Hĩa

(Đơn vị tính : Kilơgam) Hộ gia đình Loại cây trồng Trần Văn Hồi (San Chí, 4 khẩu, thơn Đồng Tốc, xã Tân Thịnh) Hồng Văn Nghị (San Chí, 3 khẩu, thơn Khau Lang,

xã Tân Thịnh) Hồng Văn Niên (San Chí, 4 khẩu, thơn Khuổi Tát, xã Quy Kỳ) Phương Văn Hồng

(Cao Lan, 3 khẩu, thơn Cây Hồng, xã Sơn Phú) Lúa 800 1.500 1.500 1.800 Ngơ 500 100 300 500 Khoai lang 100 0 0 0 Sắn 2.000 0 10.000 1.000 Đậu tương 150 0 0 0 Đậu xanh 0 0 0 50 Bầu bí 0 100 100 800 Chè 350 0 0 800

(Nguồn : TL điền dã của tác giả)

Một phần của tài liệu Đời sống văn hóa của người sán chay ở Huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên (1986 đến 2010) (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)