1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011)

127 710 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận v

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI N GUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

MAI THỊ HỒNG VĨNH

TỔ CHỨC XÃ HỘI VÀ VĂN HOÁ LÀNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ

TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 - 2011)

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lịch Sử Việt Nam

Mã số: 60.22.03.13

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đàm Thị Uyên

Thái Nguyên- 2013

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình của riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố

Người thực hiện

Mai Thị Hồng Vĩnh

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đàm Thị Uyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Lịch Sử và các thầy cô giáo, cán bộ khoa Lịch Sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn UBND huyện Đồng Hỷ, HĐND, Phòng Văn hóa thông tin huyện, Phòng Thống kê huyện, UBND các xã (Nam Hòa,Linh Sơn, Minh Lập…), các già làng, trưởng xóm và các gia đình đã giúp đỡ tôi trong quá trình đi thực tế tại địa phương

Tôi xin cảm ơn Bán giám hiệu trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên, bộ môn Lịch Sử đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và hoàn thành luận văn

Tôi xin cảm ơn sự động viên, khích lệ của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian làm luận văn

Tác giả luận văn

Mai Thị Hồng Vĩnh

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài 4

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4

5 Đóng góp của đề tài 5

6 Cấu trúc của đề tài 5

Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN 9

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 9

1.2 Đồng Hỷ qua các thời kỳ lịch sử 12

1.3 Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ 14

1.3.1 Các thành phần dân tộc 14

1.3.2 Dân tộc Sán Dìu 19

Chương 2 TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 30

2.1 Tổ chức gia đình và dòng họ 30

2.1.1 Tổ chức gia đình 30

2.1.2 Tổ chức dòng họ 37

2.2 Tổ chức làng 41

2.2.1 Sự hình thành làng của người Sán Dìu 41

2.2.2 Bộ máy quản lý của làng 42

2.2.3 Luật tục 43

2.2.4 Mối quan hệ trong cộng đồng làng 45

2.3 Một số biến đổi trong tổ chức xã hội từ sau năm 1986 đến năm 2011 48

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.3.1 Tổ chức gia đình và dòng họ 48

2.3.2 Tổ chức làng 52

CHƯƠNG 3 VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 56

CHƯƠNG 3 VĂN HÓA LÀNG CỦA NGƯỜI SÁN DÌU Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN (1945 – 2011) 57

3.1 Quan niệm chung về văn hóa làng 57

3.2 Văn hóa ứng xử 59

3.2.1 Văn hóa ứng xử trong ăn uống 59

3.2.2 Ứng xử trong quan hệ hôn nhân 62

3.3 Kiến trúc nhà cửa 63

3.4 Một số tục lệ xã hội 66

3.4.1 Tục cưới xin 66

3.4.2 Tục tang ma 79

3.4.3 Những tục lệ liên quan đến làm nhà mới 86

3.5 Tín ngưỡng dân gian 93

3.5.1 Thờ cúng tổ tiên 93

3.5.2 Thờ các vị thần che chở cho cộng đồng và gia đình 94

3.5.3 Một số tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp 96

3.6 Một số biến đổi trong văn hóa làng từ năm 1986 – 2011 99

KẾT LUẬN 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nữ Quan hệ hôn nhân Quan hệ sinh thành Quan hệ anh em

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 1: Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009 14 Bảng 2: Các họ thường gặp ở người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ 38 Bảng 3: Vai trò lao động của nam và nữ 47

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trải qua nhiều thế kỉ, làng bản vẫn là đơn vị cư trú và là một tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn, của các tộc người ở Việt Nam từ dân tộc đa số đến dân tộc thiểu số

Cùng với việc xuất hiện làng trong lịch sử, văn hóa làng cũng ra đời, trở thành nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài, sức sống của văn hóa truyền thống được bảo tồn và lưu giữ, biểu lộ mãnh

mẽ trong văn hóa làng xã Vì vậy có thể nói rằng, không thể hiểu được con người truyền thống Việt Nam, văn hóa truyền thống dân tộc, không thể thực hiện việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc nếu không nghiên cứu làng và văn hóa làng

Đảng ta xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu

và động lực thúc đẩy xã hội phát triển Văn hóa có tính truyền thống mang dấu ấn của thời đại, do vậy vấn đề bảo tồn và thừa kế văn hóa làng bản trong thời hiện tại cần phải gạt bỏ các tiêu cực còn tồn tại, phát huy những thuần phong mỹ tục, lựa chọn những yếu tố tích cực phù hợp với xã hội hiện đại Như vậy cũng làm cho văn hóa làng xã có thêm những giá trị và sức sống mới vừa thể hiện sự thừa kế truyền thống vừa phù hợp với tinh thần của thời đại

Nước ta là một quốc gia đa dân tộc, sống chung lâu đời trong một quốc gia thống nhất, trong cùng một khu vực lịch sử - văn hóa Do đó, bên cạnh có nhiều yếu tố văn hóa chung thống nhất, thì còn nhiều yếu tố riêng có, mang sắc thái tộc người tức tính tộc người của văn hóa Văn hóa làng cũng vậy, nghiên cứu văn hóa làng của các tộc ít người ở nước ta sẽ giúp chúng ta hiểu

về truyền thống văn hóa của các dân tộc anh em, tạo cơ sở giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội văn hóa miền núi, thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước có hiệu quả thiết thực

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đồng Hỷ là huyện tập đông người Sán Dìu sinh sống trong toàn tỉnh Thái Nguyên Theo Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, người Sán Dìu

ở Đồng Hỷ có 107.769 người Trong quá trình định cư lâu dài tại địa phương,

họ đã bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người vừa có sự giao thoa ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc anh em Nghiên cứu văn hóa làng của người Sán Dìu góp phần tái hiện lại bức tranh toàn cảnh văn hóa cộng đồng làng của người Sán Dìu ở địa phương Như vậy, nghiên cứu văn hóa làng của các tộc người ở nước ta không những có ý nghĩa nhận thức khoa học mà còn

có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Vì những lý do trên chúng tôi chọn đề tài “Tổ chức xã hội và văn hóa

làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2011)”

làm Luận văn thạc sỹ

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về người Sán Dìu ở Việt Nam nói chung và người Sán Dìu

ở Thái Nguyên nói riêng từ trước đến nay cũng đã có nhiều công trình đề cập đến Tuy nhiên, do hạn chế về mặt tư liệu nên tác giả chỉ điểm qua một số công trình mà trong quá trình nghiên cứu có điều kiện tiếp cận Trước hết phải

kể đến “Người Sán Dìu ở Việt Nam” của Ma Khánh Bằng, xuất bản năm

1983 Tác phẩm đã cho ta cái nhìn khái quát nhất về tổ chức xã hội và văn

hóa vật chất, văn hóa tinh thần của người Sán Dìu như (nhà ở, trang phục, ăn uống, quan niệm về hôn nhân và gia đình, một số tục lệ trong đời sống như cưới xin, ma chay ) Nhưng đó mới chỉ là những nét chung nhất về người Sán Dìu ở Việt Nam, tác giả chưa đề cập về sự hình thành tổ chức xã hội và văn hóa ở một địa phương cụ thể nào

Năm 2002, nhóm tác giả do Diệp Trung Bình (chủ biên) xuất bản cuốn

“Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam” và cuốn “Phong tục

và nghi lễ chu kỳ đời người của người sán Dìu ở Việt Nam” (2005) Các công

trình nêu trên đã phản ánh một cách chi tiết về phong tục trong chu kỳ đời

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người như: sinh đẻ, cưới xin, tang ma…cũng như lễ hội truyền thống của người Sán Dìu ở Việt Nam

Ở phạm vi từng địa bàn cụ thể đã có một số công trình tiêu biểu như:

“Dân tộc Sán Dìu ở Bắc Giang” do Ngô văn Trụ, Nguyễn Xuân Cần (chủ

biên) và cuốn “Văn hóa truyền thống các Dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên

Quang” do Nịnh Văn Độ (chủ biên), xuất bản năm 2003 Các tác giả đã đi

khai thác đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của người Sán Dìu ở Bắc Giang và Tuyên Quang, đây là hai tỉnh có số lượng người Sán Dìu sinh sống khá đông trong cả nước Thông qua các công trình trên cho ta những nhận thức sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa của tộc người mang tính địa phương Nghiên cứu về người Sán Dìu ở ngay trên địa bàn Thái Nguyên phải kể đến

tác giả Nguyễn Thị Quế Loan với công trình “Bản sắc của người Sán Dìu ở

Thái Nguyên qua văn hóa ẩm thực” xuất bản năm 2006 Trong tác phẩm của

mình tác giả không chỉ cho chúng ta biết về những món ăn truyền thống của người Sán Dìu mà còn phản ánh một cách rõ nét về văn hóa ứng xử trong ẩm thực Thông qua văn hóa ẩm thực góp phần thể hiện nét đặc trưng riêng của văn hóa người Sán Dìu

Vấn đề văn hóa làng của dân tộc Sán Dìu ở Việt Nam nói chung đã được nêu khái lược trong một số công trình nghiên cứu, nhưng nhìn chung còn sơ lược, chưa sắp xếp dưới dạng hệ thống về tổ chức xã hội và văn hóa làng chuyên biệt, những yếu tố nêu ra còn mang tính miêu thuật, rời rạc

Tổ chức xã hội và văn hóa Làng của tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên hầu như là một khu đất trống đang chờ được khai phá Song qua những tác phẩm nghiên cứu nêu trên cũng cung cấp cho người đọc nhận biết đôi nét về lịch sử tộc người, kết cấu xã hội, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng tộc người Sán Dìu nói chung, đều là những tư liệu quý giá giúp cho việc tham khảo và gợi mở tiếp tục khai thác trong luận văn này

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3 Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng (một số tục lệ

xã hội, tín ngưỡng dân gian và biến đổi trong văn hóa làng từ sau năm 1986 đến nay) của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ từ (1945 – 2011) Thông qua đó, phản ánh được phần nào bức tranh về đời sống văn hóa của tộc người Sán Dìu ở địa phương

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Thời gian: Nghiên cứu về tổ chức xã hội và văn hóa làng của người

Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn từ 1945 – 2011

- Không gian: Địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chủ yếu các

xã có đông người Sán Dìu cư trú

3.3 Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu về tổ chức xã hội và một số nét văn hóa làng của người Sán Dìu như: tục lệ xã hội (cưới xin, tang ma, làm nhà mới); tín ngưỡng dân gian (thờ cúng tổ tiên, các tín ngưỡng liên quan đến sản xuất nông nghiệp.v ) từ sau cách mạng tháng tám (1945) cho đến nay

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

- Nguồn tư liệu chung: bao gồm sử sách được viết dưới các triều đại phong kiến như: Đại Nam nhất thống chí, Đồng Khánh dư địa chí; các sách chuyên khảo viết về người Sán Dìu nói chung và ở Thái Nguyên nói riêng Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: tổ chức xã hội, văn hóa làng: tín ngưỡng dân gian, Nhà cửa,…

- Nguồn tư liệu điền dã: gia phả dòng họ, đồ hành lễ của thầy cúng và

tư liệu truyền miệng do các cụ cao niên ở Đồng Hỷ cung cấp (Nghi lễ thờ cúng, các tập tục xã hội…)

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học là chủ yếu Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp lịch sử

đi nghiên cứu từng vấn đề liên quan đến tổ chức xã hội và văn hóa làng của người Sán Dìu kết hợp với phương pháp logich, khảo tả, thống kê các số liệu,

tư liệu có liên quan đến đề tài

5 Đóng góp của đề tài

- Luận văn đã đi sâu nghiên cứu về các mặt của tổ chức xã hội người

Sán Dìu ở địa phương cụ thể (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) từ sau năm

1945 đến năm 2011, qua đó mong muốn góp một phần nhỏ để làm rõ thêm đặc điểm về tổ chức xã hội của người Sán Dìu ở Thái Nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung

- Tìm hiểu giá trị văn hóa mang tính cổ truyền cũng như chuyển biến

của văn hóa làng từ năm 1986 đến 2011 để thấy được đóng góp của tộc người đối với đất nước, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Thông qua vấn đề nghiên cứu của luận văn nhằm góp thêm nguồn tư

liệu cho việc biên soạn lịch sử địa phương và các công trình nghiên cứu về những vấn đề có liên quan Đồng thời luận văn cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập: Lịch sử địa phương, Dân tộc học

6 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Nội dung của luận văn được cấu trúc làm 3 chương

Chương 1: Khái quát về người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên

Chương 2: Tổ chức xã hội của người Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên (1945 - 2011)

Chương 3: Một số nét văn hóa làng của người Sán Dìu ở huyện Đồng

Hỷ, tỉnh Thái Nguyên (1945 – 2011)

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài ra trong luận văn còn có các phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục

và Mục lục

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Theo sách “Đại Nam nhất thống chí” cho biết: “Huyện Đồng Hỷ ở cách

phủ 14 dặm về phía đông bắc, đông tây cách nhau 41 dặm, nam bắc cách nhau 79 dặm Phía đông đến địa giới huyện Tư Nông 6 dặm, phía tây đến địa giới huyện Phú Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, phía nam đến địa giới huyện Phổ Yên 45 dặm, phía bắc đến địa giới huyện Vũ Nhai 52 dặm” [54, tr.157]

Hiện nay, Đồng Hỷ là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây bắc Địa phận của huyện trải dài từ 21023’ đến 21051’ vĩ bắc 105046’ đến 1060

04’ kinh đông Phía bắc giáp huyện Võ Nhai và tỉnh Bắc Kạn, phía nam giáp huyện Phú Bình và thành phố Thái Nguyên, phía đông giáp tỉnh Bắc Giang, phía tây giáp huyện Phú Lương

và thành phố Thái Nguyên

Địa hình của huyện Đồng Hỷ có đặc điểm thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam Độ cao trung bình so với mặt biển là 80m, nơi cao nhất là Lũng Phương (xã vân Lăng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m; nơi thấp nhất là

xã Đồng Bẩm, Huống Thượng 200m Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, nhiều khu suối với độ cao trung bình 120m; vùng giữa

có địa hình đồi núi bát úp xen kẽ những cánh đồng tương đối phẳng Với đặc điểm đó, tuy có khó khăn về giao thông nhưng lại có thế mạnh để phát triển lâm nghiệp cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Loại hình đất đai khá đa dạng, trong đó đất núi chiếm 49% hình thành

do sự phong hóa trên đá Macma, đá biến chất, đá trầm tích Đất đồi chiếm 36%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bội kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% được phân bố dọc theo sông, suối chịu tác động của chế độ thủy văn Loại đất có giá trị trong sử dụng nông nghiệp là chủ yếu là đất feralit màu nâu vàng phát triển trên đá phù sa cổ, tập trung phần lớn ở các xã Tân long, Hóa Trung… tạo điều kiện cho phát triển cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây công nghiệp ngắn ngày (mía, lạc), cây

ăn quả (vải, nhãn, táo); đồng thời có khả năng cải tạo để làm đồng cỏ phát triển chăn nuôi Bên cạnh đó, loại đất phù sa được bồi đắp bởi các con sông: Sông Cầu, Sông Công.v lại phân bố trên một dải dất rộng tập trung nhiều ở một số xã: Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Cam Giá.v rất thích hợp cho việc trồng cây rau màu và cây lương thực

Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng đều mang những đặc điểm khí hậu của miền Bắc nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa.Tuy nhiên, ở

Đồng Hỷ vẫn có những đặc điểm riêng, mang tính tiểu vùng, theo sách“Đại

Nam nhất Thống chí”: “Các huyện Tư Nông, Đồng Hỷ, Phú Lương, Bình

Xuyên, khí lam chướng hơi nhẹ” [54, tr.163] Khí hậu được chia làm hai mùa

rõ rệt mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau Nhiệt độ trung bình hàng năm là 220

C, nhiều năm cao nhất đạt 270C, thấp nhất là 200C Mùa hè tiết trời khá nóng bức, mùa đông lạnh, ảnh hưởng không tốt đến độ sinh trưởng của cây trồng Lượng mưa trung bình là 2200mm/năm Mùa mưa nước sông dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng tới

mùa màng và đời sống nhân dân

Sông suối nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc chảy vào Sông Cầu Huyện Đồng Hỷ có ba con sông lớn: Sông Công, sông Linh Nham, sông Cầu

Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (Định Hóa), chảy qua các huyện Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, đổ vào Hồ Núi Cốc và theo hướng Tây

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bắc Đông Nam đi vào địa phận thành phố rồi xuống huyện Phổ Yên Sông Linh Nham chảy từ Khe Mo, Hóa Trung, qua Linh Sơn hợp lưu với sông Cầu

Con sông lớn nhất chảy theo hướng Bắc Nam dài 47 km, nằm ở biên giới phía Tây huyện Đồng Hỷ là sông Cầu Sông Cầu phát nguyên từ xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn), qua vùng Bạch Thông, Phú Lương, Võ Nhai đến địa phận Đồng Hỷ rồi đổ về Phú Bình, Phổ Yên sang vùng Bắc Ninh Sông là nguồn cung cấp nước chính của cả huyện đồng thời cho phép khai thác vận tải đường thủy với tỉnh Bắc Kạn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương Ngoài ra trong địa bàn huyện còn có các con suối: Khe Mo, Ngàn Me, Thác Rạc có giá

trị không nhỏ trong việc phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất

Đồng Hỷ có hệ thống giao thông đường bộ tương đối hoàn chỉnh với tổng chiều dài 729,8km, trong đó có 15,5km quốc lộ 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn là tuyến giao thông quan trọng nhất; đường liên xã 57,5km, đường

xã 170km và đường liên xóm 403,9km Mật độ đường toàn mạng lưới là 13,4km/km2; 67,2km/1 vạn dân 100% xã có đường ô tô đến trung tâm; hầu hết đường liên xã, liên xóm đều được bê tông hóa

Huyện Đồng Hỷ nằm ở vành đai sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên tài nguyên khoáng sản khá

phong phú Sử sách cũ cho biết: “vàng…mỏ Bảo Nang mỗi năm nộp thuế 6

lạng, sắt ở các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và Phú Lương”[54, tr.180] Cụm mỏ

sắt ở Trại Cau có trữ lượng lớn, là mỏ được xếp vào loại có chất lượng sắt tốt nhất Ngoài ra còn có các loại khoáng sản có giá trị như: Chì, kẽm ở làng Hích, làng Mới, đá vôi ở Hóa Thượng…

Xưa kia, trên các đồi, rừng có nhiều loại tre, nứa, song, mây,cỏ tranh, lá

cọ và các loại gỗ quý như: lim,táu, đinh, sến…nhiều loại chim, thú hiếm như: hươu, nai, gấu, hổ, lợn rừng, chim công… cũng sẵn có ở Đồng Hỷ Quốc sử

quán triều Nguyễn có chép: “Cỏ tranh,lá cọ, các loại mây, hậu phát, sa nhân,

tre nứa,tre gai, tre hoa (tức ban trúc có hình tròn như hình trôn ốc, chất cứng rắn, người ta thường dùng làm đòn cáng), gỗ lim, gỗ sến, gỗ đinh, gỗ tấu, gỗ

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xoan các thứ kể trên đều sẵn ở các châu Động Hỷ, Phổ Yên, Phú Lương” [54,

tr.180 - 181]

Trong những năm gần đây, rừng cây hầu hết đã bị phá trụi, một số lâm thổ sản trở nên khan hiếm Do tác động của điều kiện khí hậu có mùa khô lạnh, đất đai xói mòn, địa hình lại dễ khai thác Hiện nay, đa phần là rừng tái sinh, trong rừng còn rất ít gỗ quý chủ yếu là cây mọc nhanh như:

dẻ, thông, thành ngạnh…về động vật cũng chỉ tập trung ở một số loài: chim, chồn, sóc Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước người dân

đã ý thức được mối nguy hại của nạn phá rừng, phong trào trồng cây, gây rừng đang được duy trì thực hiện

Nhìn chung cảnh quan môi trường sinh thái nơi người Sán Dìu cư trú chủ yếu ở vùng Trung du bán sơn địa, với nhiều gò đồi thấp, đất đai cằn cỗi như: một số xóm của xã Nam Hòa, Hợp Tiến,… cũng có một số nơi địa hình bằng phẳng và đất đai màu mờ hơn như: xã Hóa Thượng, …

Bên cạnh những mặt khó khăn, đặc điểm địa lý tự nhiên cũng có những thuận lợi tạo điều kiện cho sản xuất góp phần ổn định và nâng cao cuộc sống cho người dân, đây là cơ sở để đồng bào bảo tồn và phát huy những hoạt động

văn hóa

1.2 Đồng Hỷ qua các thời kỳ lịch sử

Theo sự phản ánh trong cuốn “Địa chí Thái Nguyên”: “Huyện Đồng Hỷ

được thành lập từ thời nhà Trần Năm 1469, dưới triều vua lê Thánh Tông đổi thành Đồng Hỷ; sau đổi là huyện Đồng Gia, rồi lại đổi thành Đồng Hỷ; là một trong bảy châu, huyện thuộc phủ Phú Bình” [43, tr.931]

Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, phạm vi địa giới của huyện có

sự thay đổi Trong thời nhà Nguyễn kể từ năm Gia Long thứ 12 (1813) thành

trấn Thái Nguyên được đặt ở làng Đồng Mỗ và “Năm Minh Mệnh thứ 16 đổi

đặt lưu quan lãnh 9 tổng 33 xã” [43, tr.931- 932] Năm 1901 chính quyền

thực dân Pháp cùng với sự điều chỉnh địa giới cấp tỉnh, bỏ cấp phủ, đặt cấp

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

châu, huyện trực thuộc tỉnh đã cắt ba tổng Vân Lăng, Thượng Nùng, Linh Sơn

về châu Võ Nhai; tách xã Thịnh Đán, Sa Kiệt khỏi tổng Túc Duyên để thành lập tổng Thịnh Đán Đổi tổng Đồng Bang thành tổng Cam Giá, tách xã Vân Hán khỏi tổng Cam Giá để thành lập tổng mới Vân Hán Như vậy, nếu đầu thời Nguyễn Đồng Hỷ có 9 tổng 33 xã thì đến đầu thế kỉ XX còn lại 7 tổng gồm có: Túc Duyên, Thịnh Đán, Niệm Cuông (Niệm Quang), Hóa Thượng, Cam Giá, Huống Thượng, Vân Hán

Cách mạng tháng Tám thành công (1945) Thái Nguyên trở thành thị

xã tỉnh lỵ Thái Nguyên, tách ra khỏi huyện Đồng Hỷ Năm 1957 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, xã Mỏ Sắt thuộc huyện Yên Thế (Bắc Giang) chuyển giao về huyện Đồng Hỷ Huyện Đồng Hỷ có tất cả là

29 xã bao gồm: Hợp Tiến, Cây Thị, Tân Long, Huống Thượng, Văn Hán, Minh Lập, Khe Mo, Linh Sơn, Cao Ngạn, Hóa Thượng, Hóa Trung, Phúc

Hà, Thịnh Đán, Phúc Xuân, Phúc Trìu,Tân Cương, Thịnh Đức, Tích Lương, Tân Quang, Bá Xuyên, Bình Sơn, Phúc Tân, Quang Vinh, Đồng Bẩm, Đồng Quang, Túc Duyên, Cam Giá, Gia Sàng Năm 1958 Chính phủ quyết định lấy một phần đất của các xã Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Hóa Thượng để thành lập thị trấn Núi Voi và tiểu khu Chiến Thắng trực thuộc thành phố Thái Nguyên Từ ngày 19 tháng 10 năm 1962, theo quyết định

số 114 của phủ Thủ tướng, thị xã Thái Nguyên được nâng cấp trở thành trực thuộc tỉnh Thái Nguyên Sáu xã của Đồng Hỷ bao gồm: Gia Sàng, Cam Giá, Đồng Mỗ, Đồng Quang, Quang Vinh, Đồng Bẩm được giao về thành phố Thái Nguyên Tháng 7 năm 1985 theo quyết định số 102 của Hội đồng Bộ trưởng về điều chỉnh địa giới một số huyện, thành phố thuộc tỉnh Bắc Thái Theo đó Đồng Hỷ bàn giao cho thành phố bảy xã và tiếp nhận từ huyện Võ Nhai bốn xã Sau khi tiếp nhận tiểu khu Chiến Thắng

và thị trấn Núi Voi, huyện đã hợp nhất hai đơn vị này thành thị trấn Chùa

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hang Hiện nay, Đồng Hỷ có 20 đơn vị hành chính gồm 17 xã và 3 thị trấn (240 xóm, 58 tổ dân phố)

Theo dòng chảy của lịch sử Đồng Hỷ cũng là nơi có nhiều đổi thay về địa danh và địa giới Những thay đổi đó có ảnh hưởng đến: sự có mặt của các tộc người, về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa ở địa phương

1.3 Các thành phần dân tộc và dân tộc Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ

Bảng 1: Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên)

- Dân tộc Kinh, có mặt làm ăn sinh sống và quần tụ ở đây khá sớm

ngay từ thời Lý - Trần Họ đa số là dân di cư từ miền xuôi lên bằng nhiều

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con đường khác nhau Vào thời Nhà Trần, nhà Lê làng xóm của người Kinh

đã hình thành do các cuộc di thực từ Thanh Hóa, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên… Một bộ phận không nhỏ là những người đi buôn bán, làm ăn rồi ở lại Thái Nguyên hoặc dân tha phương cầu thực lên khai phá ruộng đất, buôn bán sinh cơ lập nghiệp tại đây Bên cạnh đó, còn có mặt của các

quan quân triều đình theo chế độ “lưu quan” của nhà Nguyễn Họ mang

theo gia đình, bà con trong dòng tộc và định cư lâu dài ở địa phương Thời thuộc Pháp hàng ngàn vạn dân ở đồng bằng Bắc Bộ được mộ lên Thái Nguyên làm lao động trong các đồn điền hầm mỏ của chính quyền Thực dân Trong những năm kháng chiến chống Pháp, khi Thái Nguyên là thủ đô kháng chiến thì số lượng người Kinh đến đây cư trú ngày càng tăng Sau hòa bình lập lại (1954) với việc khu công nghiệp luyện kim được xây dựng

số người Kinh là cán bộ, công nhân viên chức… đến lập nghiệp ở đây ngày càng nhiều Đầu thế kỉ XX một bộ phận dân cư ở Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình… được vận động lên đây tham gia sản xuất phát triển kinh tế -

xã hội, văn hóa Cùng thời gian này, nhà nước mở rộng xây dựng các công, nông trường thu hút hàng ngàn người đến đây lập nghiệp làm cho số lượng người Kinh tăng lên đáng kể Năm 1960 Người Kinh ở Đồng Hỷ là: 54.586 triệu người đến 2009 tăng lên 62.372 triệu người

Trong nửa đầu thế kỉ XIX địa bàn cư trú của họ chủ yếu tập trung ở các

tổng: “Bốn tổng Túc Duyên, Niệm Quang, Huống Thượng, Đồng Bang đều là

người Kinh” [43, tr.799] Ngày nay, người kinh cư trú tập trung chủ yếu ở các

xã như: Hóa Thượng, Huống Thượng, Chùa Hang, Linh Sơn, Khe Mo, Văn Hán, Minh Lập …

Người Kinh sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và bán nông nghiệp, trong đó mô hình kinh tế vườn được họ chú trọng, bên cạnh đó còn tiến hành các hoạt động thủ công khác đặc biệt là nghề rèn, đan lát, làm mộc So với các dân tộc khác hoạt động trao đổi và buôn bán tương đối phát

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

triển Ở Thái Nguyên nói chung và Đồng Hỷ nói riêng từ trước đến nay việc thu mua nông lâm sản và cung cấp hàng hóa cho các làng bản đều do người Kinh nắm giữ là chủ yếu

Mặc dù, họ không cư trú biệt lập thành các làng riêng biệt mà xen kẽ với các tộc người khác trong huyện, song tộc người này thường chọn những nơi như: dọc các đường trục giao thông đi lại thuận tiện giao lưu buôn bán, vùng thấp, ven sông Cư trú nhà trệt là một trong những truyền thống văn hoá

mà người Kinh vẫn giữ cho tới nay Cách tổ chức xã hội có những nét khác biệt so với vùng đồng bằng Bắc Bộ: ít có dòng họ lớn; vai trò của tộc trưởng rất mờ nhạt Người Kinh chịu ảnh hưởng sâu sắc các tôn giáo như: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo và Thiên Chúa giáo Trong tang ma, cưới xin cũng có những tục lệ mang đậm tính tộc người: tang phục có sự phân biệt theo các thế thứ: các con mang khăn áo xô trắng, các cháu chít khăn vải trắng, cháu trai trưởng thì mặc thêm áo vải trắng dài, thế hệ thứ ba chít khăn màu vàng, thế hệ thứ tư chít khăn màu đỏ Tất cả đồ tang phục phải sổ gấu và mặc trái theo lối

áo lột sống

Trong quá trình sống xen kẽ, một bộ phận người Kinh cũng chịu ảnh hưởng văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cư Đồng thời, họ đem theo các phong tục tập quán, sắc thái văn hóa miền xuôi như: tín ngưỡng thờ Thành hoàng làng… tác động không ít đến văn hóa các dân tộc khác trong huyện trong đó có Sán Dìu

- Dân tộc Tày là một trong những tộc người đến cư trú khá lâu đời, họ thường được các tộc người khác trong huyện gọi là “người Thổ” Làng bản

chủ yếu cư trú cạnh các cánh đồng, ven suối, thung lũng và trục đường giao thông Nhà thường dựa lưng vào núi, nhìn ra cánh đồng, đường giao thông

Về tôn giáo tín ngưỡng, họ cũng có một số nét đặc trưng riêng Người Tày quan niệm vũ trụ có ba thế giới bao gồm: Trời, Đất, Nước, ở thế giới tầng trời mỗi ngày dài bằng một năm, cư dân gần tầng trời là những người cao quý,

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sống thanh bạch, liêm khiết Người Tày cho rằng con người ở tầng đất thì gần với con người ở tầng trời hơn con người ở dưới nước Ở cả ba thế giới cuộc sống đều giống nhau đều sản xuất nông nghiệp, buôn bán…như con người Mỗi người sinh ra đều có một vị thần trên trời là Nam Tào coi giữ Thờ cúng

tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng trong đời sống tâm linh của người Tày Song đồng bào không có tục thắp hương vào ngày mồng một và rằm tháng giêng

mà chỉ thờ cúng vào các dịp lễ tết, giỗ chạp

Đồng bào Tày có vốn văn nghệ dân gian khá phong phú với kho tàng

ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, cổ tích viết bằng chữ nôm Tày được lưu truyền qua các thế hệ Các hình thức nghệ thuật dân gian nổi tiếng như: hát then, thơ lẩu… với những điệu múa đặc trưng: xiên tăng, chầu bụt

- Dân tộc Nùng chủ yếu di cư từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang… xuống.Theo sự phản ánh của Lê Quý Đôn: “Giống người Nùng

đều là người 12 thổ châu ở Tiểu Chấn Yên, Quy Thuận, Long Châu, Điền Châu, Phú Châu, Thái Bình, Lôi Tử Thành và Hướng Vũ thuộc Trung Quốc làm nghề cày cấy, trồng trọt cùng chịu thuế khóa, giao dịch mặc áo vằn vải xanh, cắt tóc, trắng răng, có người trú ngự đã đến vài ba đời, đổi theo tập tục người Nam, quan bản thổ thường cấp cho họ một số ruộng làm khẩu phần, bắt họ chịu binh xuất Các xứ Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên đều

có giống người này”[21, tr.39]

Trên địa bàn Thái Nguyên có năm nhóm Nùng: Nùng Giang, Nùng Inh, Nùng Phàn Slình, Nùng An, Nùng Cháo Trong đó, ở Đồng Hỷ chủ yếu

là người Nùng Cháo, Nùng Phàn Slình đây cũng là nhóm cư trú lâu đời nhất Địa bàn cư trú của họ thường ở trong các thung lũng, chân núi, ven sông, ven

suối Nửa đầu thế kỉ XIX họ tập trung ở: “Năm tổng:Thượng Nùng, Vân

Lăng, Hóa Thượng, Lịch Sơn, Minh Lý” [21, tr.799] Hiện nay, họ tập trung

đa số ở: Chùa Hang, Linh Sơn, Cây Thị, Văn Lăng, Tân Long v Trải qua quá trình lịch sử tộc người, họ đã tích lũy cho mình vốn văn hóa khá phong

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phú mang đặc trưng riêng của dân tộc mình Một nét đặc trưng khác biệt so với các tộc người khác kể cả dân tộc Tày với người Nùng ai nhìn thấy mặt trời trước thì được làm anh, làm chị

- Dân tộc Dao tập trung ở Đồng Hỷ chủ yếu là nhóm Dao Đỏ, Dao Lô

Gang, họ vốn là dân di cư từ các tỉnh Quảng Ninh, Tuyên Quang, Lạng Sơn… Đồng bào Dao sống xen kẽ với các dân cư trong huyện, tập trung chủ yếu ở các xã: Cây Thị, Hợp Tiến, Văn Lăng.v Trước đây, người Dao thường

cư trú tách biệt với các tộc người khác, nhưng hiện nay họ sống đan xen và có mối quan hệ cộng đồng với các dân tộc anh em Tộc người Dao có vốn tri thức dân gian phong phú trong chữa bệnh và giáo dục cộng đồng, nông nghiệp, quản lý khai thác và bảo vệ rừng Đồng thời họ cũng tích lũy được một nền văn hóa phong phú thể hiện qua phong tục tập quán, kho tàng truyện

cổ dân gian… Cho tới ngày nay, bản sắc văn hóa truyền thống còn đậm nét trong đời sống tộc người như: mối quan hệ bố chồng và nàng dâu còn khá nghiêm khắc con dâu không được ngồi ăn cùng mâm với bố chồng; “tục cấp

sắc” mốc đánh dấu chuyển từ trẻ con sang người lớn

- Dân tộc Sán Chay bao gồm hai nhóm: Cao Lan và Sán Chí Theo kết

quả nghiên cứu của các nhà Khoa học người Cao Lan và Sán Chí đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây một vài trăm năm Con đường di cư của họ bắt đầu từ Quảng Đông (Trung Quốc) di cư sang Việt Nam điểm đến đầu tiên là từ Hoành Bồ (Quảng Ninh), sau đó sang Lạng Sơn

và chuyển xuống Thái Nguyên sinh sống Sự cư trú của họ tại Đồng Hỷ ngay

từ nửa đầu thế kỉ XIX, sách sử cũ đã có ghi chép lại những nét văn hóa khẳng

định dấu ấn của họ: “Mán Đại Bản con gái đến tuổi thì búi tóc lên đầu” [53,

tr.181] Bên cạnh những nét văn hóa chung với các tộc người thiểu số ở miền

núi phía Bắc, họ cũng có những nét đặc trưng riêng như: đa số gia đình chỉ thờ tổ tiên từ hai đời riêng họ Hoàng thờ đến đời thứ ba, trên bàn thờ thì ma ở đời thứ ba trở đi được thờ riêng tại bàn đặt trên cao ở góc nhà

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Dân tộc H’mông di cư của xuống Đồng Hỷ sinh sống được phản ánh như sau: “Cuối thập Kỷ 70 của thế kỉ XX, tình hình biên giới phía Bắc có

những diễn biến phức tạp, gần 2000 đồng bào H’mông từ các tỉnh biên giới

đã di chuyển về Đồng Hỷ Thái Nguyên làm ăn, sinh sống Đây là tộc người di

cư đến Đồng Hỷ muộn nhất” [43, tr.935] H’mông là dân tộc có tập quán sống

ở vùng địa hình tương đối cao, do đó mang sắc thái văn hóa rẻo cao khác với

các tộc người thuộc văn hóa rẻo giữa và vùng thấp như: Tày, Nùng Chẳng hạn như: tập quán sản xuất nương rẫy theo lối du canh, thổ canh hốc đá Tuy nhiên, khi sống ở địa phương do chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các tộc người đa số và điều kiện địa hình, môi trường sinh thái có sự khác biệt Vì vậy, đây là tộc người có nhiều thay đổi trong văn hóa đặc biệt là văn hóa vật

chất

Như vậy, cư dân ở Đồng Hỷ bao gồm nhiều bộ phận hợp thành với nhiều tộc người khác nhau Một bộ phận là dân cư bản địa lâu đời, một bộ phận là dân phu tuyển mộ và làm thuê cho bọn tư bản Pháp trong các đồn điền hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp Một bộ phận khác vốn là đồng bào các tỉnh miền xuôi di cư lên khai phá đất đai, mở rộng làng bản, sinh cơ lập nghiệp Nhìn chung, các tộc người cư trú trên địa bàn huyện đều biết dựa vào thiên nhiên khai thác tự nhiên để duy trì cuộc sống và phát triển cộng đồng của mình Hầu hết các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có mối quan hệ thân thiết, giao lưu trao đổi lẫn nhau đây là nhân tố quan trọng tạo nên sự ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc anh em trong huyện

1.3.2 Dân tộc Sán Dìu

Tên gọi: người Sán Dìu từ lâu đã có “tên tự nhận là San Déo Nhín, theo

âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân” [8, tr.15] Nhưng các Dân tộc khác lại căn cứ

vào một số đặc điểm về: canh tác, loại hình nhà ở hoặc một đặc điểm nào đó trong y phục để gọi họ theo những tên khác nhau như: Trại đất, Trại ruộng, Trại cộc, mán Quần Cộc, Mán váy Xẻ, Sán Nhiêu, Slán Dao…

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tộc danh Sán Dìu được ghi trong văn bản Nhà Nước như một tên gọi chính thức vào năm 1960 khi Tổng Cục Thống Kê Trung ương ban hành

quyết định “Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam”, đến nay tên Sán

Dìu đã là tên gọi chính thức trong nhân dân và các dân tộc Ở Thái Nguyên,

trước năm 1960 cái tên Trại Đất được nhân dân sử dụng phổ biến để chỉ người Sán Dìu [35, tr.14] Các dân tộc ở Đồng Hỷ vẫn quen gọi họ là “người

trại”

Dân số và phân bố dân cư: Theo số liệu thống kê của Phòng Thống kê

huyện Đồng Hỷ, dân số Sán Dìu ở huyện Đồng Hỷ năm 2009 là 16.322 người tăng hơn 10 lần so với năm 1999 (15.245 người) Địa bàn cư trú của họ chủ yếu ở chân núi và vùng đồi núi thấp, đông nhất là ở các xã: Nam Hòa (5.923 người), Tân Lợi (2.835 người), Linh Sơn (2.828 người), Minh Lập (1.376 người), Hóa Trung (1.021 người); ít nhất là ở Hòa Bình (19 người), Tân Long (22 người), văn Lăng (26 người) So với các xã trên địa bàn tỉnh có dân số Sán Dìu cư trú thuộc vào loại đông của tỉnh Thái Nguyên thì trong đó có duy nhất hai xã Nam Hòa, và Tân Lợi chiếm trên 40% dân số cư trú

Nguồn gốc lịch sử: Nguồn gốc lịch sử của dân tộc Sán Dìu vẫn là vấn

đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Theo nhiều tài liệu khác nhau người Sán Dìu có mặt trên đất nước Việt Nam khoảng trên 300

năm nay Ngay từ thế kỉ XVIII Lê Quý Đôn trong cuốn “Kiến Văn Tiểu Lục”

ở mục Phong vực đã nhắc đến nhiều tộc người khác nhau ở Tuyên Quang như: người Nùng, người Sá Ngoại, người La Quả, trong đó có nói tới tám tộc

người Man: “Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu,

Hán Văn, Bảo Toàn” [8, tr.15] Trong cách lập luận của nhà nghiên cứu Ma

Khánh Bằng: “Trong tám tên Man được Lê Quý Đôn nói tới, tên Sơn Man

đáng làm ta chú ý” [8, tr.8] Theo ông trong chế độ phong kiến không riêng gì

người Dao mới được gọi là Man mà nhiều dân tộc khác như: H’Mông, Pà Thẻn… Đặc biệt là tất cả các nhóm Dao ở nước ta đều có tên là Man hay

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Mán Như vậy, theo âm Hán Việt Man có nghĩa là Dao, Sơn Man tức là Sơn Dao hay cũng chính là Sán Dìu Từ cách lý giải trên theo Ma Khánh Bằng người Sán Dìu là một nhóm trong khối người Dao, từ rất xa xưa khối người Dao bị sự áp bức của phong kiến phương Bắc nên đã bị chia sẻ thành các nhóm nhỏ phiêu bạt khắp nơi Người Sán Dìu từ lâu sống bên cạnh người Hán Phương Nam nên mất dần tiếng mẹ đẻ (Tiếng Dao), tiếp thu tiếng thổ ngữ

Quảng Đông Trong cuốn “Tìm hiểu đồng bào miền núi Việt Nam” Bùi Đình cũng cho biết: “Quần Cộc từ Quảng Đông di cư sang đất nước ta mới độ ba

bốn trăm năm nay, còn có tên là Sơn Dao” [8, tr.9]

Trong các câu truyện truyền thuyết của người Sán Dìu như: “Vua Cóc”,

“Chuyện kể về Vũ Nhi và Vua Cóc” đều nhắc đến các địa danh như: Tân

Châu, Lịch Sơn, Hà Nam (Trung Quốc) là quê hương của người sán Dìu

Truyện “Vua Cóc” cho biết nguyên nhân họ phiêu bạt sang Việt Nam là do không chịu nổi sự thống trị của triều đình phong kiến phải “tìm lần sang đất

Việt Nam sinh sống” [46, tr.19]

Theo gia phả của ông Lê Hữu Nhất, người xã Dân Chủ, huyện Đồng

Hỷ thì: “tổ tiên của ông trước đây ở thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện

Phương Thành, Tỉnh Quảng Đông, vào Việt Nam từ đời Càn Long (1777 - 1782) cách ngày nay khoảng 200 năm” [46, tr.19]

Trong bản gia phả của ông có ghi chép đầy đủ nguồn gốc của dòng họ mình từ đời thứ nhất đến đời thứ chín như sau:

“Thế hệ thứ nhất: Lê Như Trương chết ở Quảng Đông, Trung Quốc Thế hệ Thứ hai: Lê Dược Tiến (con ông Lê Như Trương từ Trung Quốc vào Hải Ninh và chết ở Thanh trà, Phú Lương, Bắc Thái)

Thế hệ Thứ ba:

1 Lê Vạn Tiến (con Lê Dược Tiến) ở Thanh Trà không có con

2 Lê Vạn Khôn (như trên)

3 Lê vạn Nhâm (như trên)

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Lê Vạn Thái có ba con Thế hệ thứ tư:

1 Lê Đào Phú (con Lê vạn Thái)

2 Lê Đào Quý (con Lê vạn Thái) có một con

3 Lê Đào Vinh(con Lê vạn Thái) Thế hệ thứ năm:

Lê Tý Đạo (con Lê Đào Quý)

Thế hệ thứ sáu:

1 Lê Hán Thông (con Lê Tý Đạo) có hai con

2 Lê hán Hựu (con Lê Tý Đạo) có ba con Thế hệ thứ bảy:

1 Lê Hữu Nhất (con Lê Hán Thông) có năm con ở Tam Thái Đồng Hỷ

2 Lê Hữu Báo (con Lê Hán Thông) không có con

3 Lê Hữu Tài (con Lê Hán Hựu) có hai con

4 Lê Hữu Chính (con Lê Hán Hựu) có một con

5 Lê Hữu Thanh (con Lê Hán Hựu) có bốn con Thế hệ thứ tám:

1 Lê Như Sinh (con Lê Hữu Nhất) có năm con

2 Lê Như Thành (con Lê Hữu Nhất) có bốn con

3 Lê Thị Hợi (con Lê Hữu Nhất)

4 Lê Thị Ngọc (con Lê Hữu Nhất)

5 Lê Như Coóng (con Lê Hữu Nhất)

6 Lê Như Ba (con Lê Hữu Tài)

7 Lê Như Bồng (con Lê Hữu Tài)

8 lê Như Quang (con Lê Hữu Chính)

9 Lê Như Sinh (con Lê Hữu Thanh)

10 Lê Như Hòa (con Lê Hữu Thanh)

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

11 Lê NHư Ngọc (con Lê Hữu Thanh)

12 Lê Thị Lý (con Lê Hữu Thanh) Thế hệ thứ chín:

1 Lê Thị Hiền (con Lê Như Sinh)

2 lê Dược Thảo (con Lê Như Sinh)

3 Lê Dược Trung (con Lê Như Sinh)

4 Lê Dược Hiếu (con Lê Như Sinh)

5 Lê Thị Nghĩa (con Lê Như Sinh)

6 Lê Dược Giảng (con Lê Như Thành)

7.Lê Thi Thái (con Lê Như Thành)

8 Lê Thị Hảo (con Lê Như Thành)

9 Lê Dược Văn (con Lê Như Thành).” [46, tr.21]

Từ những nguồn tài liệu khác nhau cho thấy quê hương của người Sán Dìu là từ Trung Quốc sang vào những năm cuối nhà Minh đầu thời nhà Thanh (thế kỉ XVII) do không chịu nổi sự đàn áp thống trị của phong kiến Quảng Đông mà phải lưu tán vào nước ta

Cho đến nay, chưa có những cứ liệu chính xác nhất về nguồn gốc lịch

sử của tộc người Sán Dìu Các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam đều xem Sán Dìu là một tộc người riêng biệt với những nét văn hóa đặc trưng riêng Mặc dù vấn đề cho rằng người Sán Dìu là một nhánh của người Dao hiện nay đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu

Vài nét về tình hình kinh tế, văn hóa

Kinh tế: Trước cách mạng tháng tám nền kinh tế chủ đạo của cư dân

địa phương nói chung và tộc người Sán Dìu nói riêng là nền kinh tế nông

nghiệp Đồng bào thường dạy bảo con cháu rằng: “mai tông, ma slay mạo cộ

số thén coóc” (buôn đông bán tây không bằng cày góc ruộng) Sản xuất nông

nghiệp với hai loại hình chủ yếu là ruộng và nương Các loại cây trồng chủ đạo bao gồm: các loại lúa, hoa màu (ngô đỏ, ngô trắng, ngô nếp, khoai lang,

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khoai sọ trứng, khoai trừng (khoai sọ), sắn trắng, sắn đỏ, củ mỡ, củ từ, đậu tương, đậu xanh, lạc đỏ, lạc trắng, vừng, ), cây lấy rau (bầu, bí, rền, cải, cà, tỏi , ) Cây nguyên liệu (mía, chè, bông, chàm, mây, tre, cọ), cây ăn quả (nhãn, mít, chuối, cam, quýt) Với sự đa dạng về cây trồng cho phép họ sản xuất trên các loại ruộng: ruộng nước, ruộng ngập thụt và ruộng khô, soi, bãi, nương đồi Chẳng hạn đối ruộng lầy thụt, ruộng nước, người ta canh tác những giống lúa ưa nhiều nước; trên nương hoặc bãi khô, họ trồng lúa lốc Hiện nay, ngoài những giống cây trồng truyền thống, cũng như các tộc người khác, người Sán Dìu đã tiếp nhận và sử dụng rất nhiều giống cây trồng mới

Đó là các giống lúa lai, cây ăn quả mới (hồng không hạt, nhãn, vải thiều, xoài) năng suất và chất lượng, cho thu nhập cao Đặc biệt họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong giải pháp nước tưới cho cây trồng, ngoài việc đắp đập làm phai ngăn cho nước dâng cao dẫn vào mương đưa nước về các khu ruộng Người ta còn tiến hành đắp đập ngăn khe tạo nên các hồ chứa nước và

sử dụng các loại gầu tát nước (tẹo tán), gầu vẩy (dùi tói) để đưa nước từ vùng thấp lên ruộng cao

Bên cạnh trồng trọt, người Sán Dìu còn tiến hành hoạt động chăn nuôi song chỉ mang tính chất tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt và nguồn thức

ăn có sẵn trong tự nhiên nhằm phụ thêm cho bữa ăn gia đình, phục vụ các dịp

lễ tết Hình thức chăn nuôi đa phần theo lối thả rông; vật nuôi chủ yếu là: trâu,

bò, lợn, gà, vịt… Trước cách mạng tháng tám (1945) kinh tế tự nhiên (săn bắt, hái lượm) phổ biến trong cộng đồng nhất là vào những lúc nông nhàn và giáp hạt Các hoạt động thủ công nghiệp như: đan lát, làm đồ mộc, rèn vẫn được truyền lại qua các thế hệ, trở thành hoạt động thủ công truyền thống

Trong những năm gần đây với chính sách khoán 10, luật đất đai, cơ chế thị trường không những cung cấp luồng sinh khí mới cho cả nước mà nó cũng đem lại cho nền kinh tế huyện Đồng Hỷ những sự chuyển biến rõ rệt Trong sản xuất nông nghiệp khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng một cách rộng rãi

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

với các loại máy móc: máy cày, bừa, tuốt lúa… các loại thuốc trừ sâu, phân bón hóa học cũng được sử dụng vào sản xuất ngày càng nhiều Hệ thống thủy lợi được bê tông hóa như: Xã Linh Sơn, Minh Lập, Nam Hòa… Các hình thức trang trại chăn nuôi gia súc và trồng cây ăn quả ngày càng được mở rộng

về cả quy mô và hình thức Các trang trại chăn nuôi gà, lợn, ong tồn tại ở nhiều nơi chẳng hạn như trang trại chăn nuôi ong của ông Mạc Quang Liên,

xóm Thông Nhãn, xã Linh Sơn, ông cho biết: “từ khi có chính sách đầu tư

vốn của nhà nước ông đã phối hợp với một số người trong xã tiến hành lập trang trại nuôi ong, thu nhập có năm gần 90 triệu đồng” Hoạt động thủ công

truyền thống mặc dù chưa tách ra khỏi nông nghiệp mang tính chuyên môn hóa nhưng vẫn được duy trì trong đời sống của đồng bào, một số nghề nhờ có

sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp trong chế biến nên đã đem lại những thành phẩm đáp ứng về cả mẫu mã và chất lượng cho người tiêu dùng như: nghề mộc, nghề rèn

Trên địa bàn huyện nhiều cơ sở công nghiệp, dịch vụ đã được lập nên thu hút con em người Sán Dìu vào sản xuất như: Khu Công nghiệp Đại Khai (xã Minh lập) chuyên khai thác quặng sắt…

Những chuyển biến trong hoạt động kinh tế không chỉ có tác dụng nâng cao đời sống của đồng bào mà còn làm thay đổi nhận thức trong cuộc sống đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa tinh thần

Văn hóa: Về ăn uống, cơm tẻ chiếm vị trí chủ đạo, gạo nếp chỉ được

sử dụng trong những dịp lễ tiết, gói bánh chưng, bánh dậm, đồ xôi… Trong cơ cấu bữa ăn hàng ngày của người Sán Dìu nguồn thức ăn thực vật

có vai trò quan trọng hơn nguồn thức ăn động vật và thủy sản Thực vật không chỉ có vai trò cung cấp lương thực mà nó cũng giữ vai trò là nguồn thực phẩm chủ yếu như: tương được làm từ đỗ tương… Cách thức chế biến món ăn vừa phù hợp với thói quen đồng thời còn thể hiện khía cạnh

xã hội và văn hóa thông qua sự khác biệt giữa ngày tết và ngày thường

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong ngày lễ tết số lượng món ăn nhiều hơn và chủ yếu các món từ các loại thịt với cách thức chế biến khác nhau: hấp.xào, nướng tất cả phải tươi, ngon Cháo là món ăn đặc trưng và phổ biến của đồng bào, đồng thời

là thức uống giải nhiệt Ngày nay, một số món ăn mang tính truyền thống như: cháo loãng không còn được sử dụng ở hầu hết các gia đình trong huyện; người ta đã biết sử dụng một số phụ gia trong chế biến các món ăn như: mì chính, dầu thực vật…

Về trang phục, trang phục của nam giới là áo dài năm thân, áo trong màu xanh, áo ngoài màu đen, cổ cao có hò cài khuy, ống tay hẹp áo dài quá gối Trong những ngày lễ họ thường đeo nhẫn bạc, đội khăn xếp, đi guốc mộc bằng gỗ Bộ nữ phục truyền thống bao gồm: khăn đội đầu, áo dài bên ngoài màu chàm bên trong màu trắng, được cắt theo kiểu áo tứ thân, cổ cao nẹp trơn, không đính khuy bên trong đáp bằng vải màu trắng để khi mặc lộn ra phía ngoài, áo ngắn, váy, yếm, thắt lưng, xà cạp Đặc biệt váy của phụ nữ Sán Dìu là chiếc váy không khâu có hai hoặc bốn mảnh vải cùng đính trên một cạp, mảnh này chồng lên mảnh kia Đồ trang sức của nữ giới gồm có: khuyên, tai, vòng tay, vòng cổ, nhẫn, xà tích, đặc biệt là cái túi đựng trầu hình múi bưởi.Túi trầu là vật làm duyên của phụ nữ Sán Dìu Trang phục truyền thống nay ít được sử dụng mà hầu hết đồng bào sử dụng đồ âu, chỉ trong những dịp đặc biệt thì các bậc cao niên đem ra mặc mà thôi

Nhà ở của người Sán Dìu ở Đồng Hỷ xưa kia với hai kiểu nhà chính: nhà đất cột kê và nhà đất tường trình và hầu hết là nhà tranh vách đất Kết cấu ngôi nhà bao gồm: 1 gian 2 trái hoặc 3 gian 2 trái Gian giữa là gian đặt bàn thờ tổ tiên, là nơi để tiếp khách và thực hiện các nghi lễ quan trọng trong gia đình; gian bên phải là chỗ ngủ của ông bà chủ và con trai, gian trái là nơi sinh hoạt của con gái và con dâu Thường ngày, bếp là nơi để nấu nướng và ăn uống nhưng khi gia đình có khách hoặc có đám cưới, đám tang người ta tổ chức ở nhà chính và các không gian khác trong ngôi nhà cũng được tận dụng như: sân, vườn

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tộc người Sán Dìu có tục đẻ ngồi Sản phụ được bám vào một cái thắt lưng hoặc một cái dây thừng giòng từ nhà xuống Khi đứa bé lọt lòng người ta tắm rửa sạch sẽ bằng nước lá thơm Khi tắm xong cho đứa bé, bà đỡ bế ra khỏi nhà, đi một vòng quanh nhà, đến trước cửa chính thì hỏi vọng vào nhà:

“Tôi bắt được đứa bé ở ngoài đường, ồng bà nào cần mua tôi bán cho” Người mẹ ở trong nhà nói vọng ra: “Nhà tôi hiếm con nghèo túng lắm, cho tôi

xin để nuôi nó thành người” Sau khi sinh được ba ngày họ làm lễ cúng mụ

Người Sán Dìu không theo một tôn giáo chính thống nào mà lấy thờ cúng tổ tiên làm chính Tuy nhiên, các tôn giáo ngoại lai: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cũng ảnh hưởng đến một số lĩnh vực trong đời sống của đồng bào: quy cách ứng xử trong gia đình, tục cấp sắc, hệ thống thờ cúng các vị thần thánh trong gia đình thầy cúng

Khi nói đến vốn văn nghệ dân gian của người Sán Dìu không thể không nhắc đến làn điệu Sọong cô, đây là nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Sọong

cô là hình thức sinh hoạt cộng đồng, giữa hai nhóm một bên nữ, một bên nam, giữa làng nọ với làng kia đã xuất hiện từ lâu đời Hội sọong cô được tổ chức trong ngày hội mừng xuân, mừng đám cưới, mừng nhà mới, lễ cấp sắc… Lời sọong cô là thể thơ bảy chữ, ví von trang nhã, tình tứ thường mượn cảnh đẹp quê hương làng xóm để nói lên nỗi lòng của mình, nội dung bày tỏ qua làn điệu sọong cô rất đa dạng: ca ngợi cảnh đẹp làng xóm, công ơn Bác Hồ, tình yêu đôi lứa, phản ánh cuộc sống lao động…

- Ca ngợi công ơn Bác Hồ:

“Sọng théo sênh cồ hô Bác Hồ

Bác Hồ lãnh đạo chấy ron tô Cạo tánh cháy ron tá hị sach Cháy ron cám ơn Bác Hồ tô”

Dịch:

Hát một bài ca dâng lên Bác Hồ Bác Hồ lãnh đạo con cháu đông

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dạy được con cháu đánh đuổi giặc Đánh được giặc đi cười hân hoan”[24, tr.127]

- Phản ánh cuộc sống lao động:

“Thém coóc sang phong sláy hị số

Sláy ca tá dong sláy ca sli Sláy ca sli thén thén dịu vố”

Dịch:

“Góc ruộng bỏ hoang cùng nhau cuốc

Cùng nhau nhổ mạ cùng nhau cấy Cùng nhau đi cấy thời có lúa”[5, tr.4]

Ngoài ra, trong kho tàng dân gian người Sán Dìu còn có hệ thống các truyện cổ như: Vua Cóc, Slún Nghi, Món lống… Nội dung các câu chuyện kể

về lịch sử của tộc người, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, đả kích thói hư tật xấu, kẻ gian ác Tuy nhiên, tài liệu thành văn đã bị thất lạc đi nhiều, nội dung các câu chuyện chủ yếu thông qua hệ thống truyền miệng

Về vũ điệu có nhảy dâng đèn, múa gậy, nhảy dọn đường, múa đu tầm xích… các vũ điệu thường có sự hỗ trợ của các nhạc cụ đặc biệt là vũ điệu trong cúng bái bao gồm: kèn, tù và, não bạt, trống, thanh la, sáo…

Trong những ngày hội, ngày tết đầu năm họ tổ chức các trò chơi dân gian như: đánh cầu, đi cà kheo, đánh khăng, kéo co đẩy gậy Ngày nay, các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ còn tổ chức thi đấu các trò chơi thể thao hiện đại như: bóng đá, cầu lông, bóng chuyền…

Với quá trình tồn tại, tộc người Sán Dìu đã tích lũy cho mình được vốn tri thức dân gian trong lao động sản xuất cũng như cuộc sống thường ngày Trong y học cổ truyền, để phục hồi sức khỏe cho sản phụ sau sinh người ta nấu thịt gà với gừng nghệ, chữa mất sữa nấu chân giò lợn với cây bú bò; họ nấu xôi đen hoặc nấu thịt với lá cúc tần để chữa bệnh nhức đầu Người già ốm yếu họ thường lấy cây tầm gửi ở cây cam, mít, bưởi sắc đun nước để uống

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phục hồi sức khỏe Đồng bào có tục lệ đi hái lá ngải làm thuốc vào tết Đoan ngọ 5/5 Tối mồng 4/5 đi tìm khóm ngải dẫm cho chết đến sáng mồng 5/5 đi hái sớm xem cây nào mọc cao hơn, cây khỏe thì hái đem về, treo trên bếp sau 2-3 năm thì đem ra đập thành bông làm ngải cứu Họ cũng đã đúc kết được những kinh nghiệm trong dự báo thời tiết như: măng tre mọc tháng 9 âm lịch, nếu vươn cao suốt đỉnh ngọn thì sẽ có mưa gió to; trời nắng mà rết bò ra khỏi

tổ, cóc nghiến răng là trời sắp mưa to; trời nắng mà thấy cụm cỏ voi lá đổ màu lấm tấm trắng là trời sắp mưa to bão lớn Ngày nay, mặc dù có sự tác động rất lớn của khoa học kỹ thuật nhưng những tri thức dân gian vẫn được nhân dân lưu truyền và vận dụng trong cuộc sống

Tiểu kết: Với những đặc điểm về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã

quy định cho đồng bào nơi đây một phương thức sản xuất nông nghiệp truyền thống trồng lúa, ngô, khoai …kết hợp với chăn nuôi Đây là yếu tố quan trọng tác động đến đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội tộc người

Đồng Hỷ là một huyện của Thái Nguyên, nơi được xem là cửa ngõ của

cả nước, tập trung nhiều dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao.v mỗi một tộc người có những nét đặc trưng riêng tạo nên tính đa dạng trong văn hóa của địa phương Các dân tộc hầu hết sống đan xen luôn có mối quan

hệ thân thiện với nhau, thực tế đó đã tạo cơ sở cho việc giao lưu, ảnh hưởng văn hóa giữa các dân tộc trong huyện

Theo các nguồn tài liệu khác nhau cho thấy, người Sán Dìu ở Đồng Hỷ

vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Đồng Hỷ cách đây khoảng 200 năm

Sán Dìu là một trong những dân tộc chiếm số lượng khá đông ở Đồng Hỷ, mặc dù so với một số tộc người khác dân tộc Sán Dìu di cư đến muộn hơn nhưng đã nhanh chóng hòa nhập cùng với các dân tộc anh em khác Họ học tập, ảnh hưởng những nét văn hóa của các dân tộc trong huyện đồng thời những yếu tố văn hóa truyền thống luôn được đồng bào lưu giữ và nuôi

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dƣỡng qua các thế hệ, các giai đoạn lịch sử tạo nên bản sắc riêng trong văn hóa dân tộc

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Theo tài liệu điền dã cho biết hiếm thấy loại hình gia đình lớn ở vùng Sán Dìu mà phổ biến ở đây là loại hình gia đình nhỏ phụ hệ Các loại hình gia đình ở Đồng Hỷ thuộc nhiều cấu trúc khác nhau:

- Loại gia đình bốn thế hệ gồm có: cụ, ông bà, vợ chồng chủ nhà và con của họ chưa lập gia đình cùng sinh sống trong một nhà, cùng làm chung ăn chung và chi tiêu chung, đó là trường hợp gia đình ông Tống Văn Sìn, xóm Trại Gai, xã Nam Hòa

Mô hình gia đình ông Tống Văn Sìn, xóm Trại Gai, xã Nam Hòa

Loại hình gia đình bốn thế hệ cùng cư trú dưới một mái nhà đến nay chiếm một tỉ lệ nhỏ

- Gia đình ba thế hệ gồm có bố mẹ của chủ nhà, (hay bố hoặc mẹ chủ nhà) vợ chồng chủ nhà cùng con cái chưa dựng vợ, gả chồng Loại hình gia đình này hiện tại khá phổ biến

Mô hình nhà ông Lê Văn Nhất xóm Na Ca2, xã Minh Lập

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Gia đình hai thế hệ gồm vợ chồng chủ nhà và con cái chưa xây dựng

gia đình, đây là loại gia đình chính yếu hiện nay

Mô hình gia đình anh Lăng Văn Hòa xóm Trại Gião, Xã Nam Hòa

- Gia đình gồm chồng hoặc vợ (một trong hai người đã mất) và các

con chưa xây dựng gia đình

Mô hình gia đình bà Mạch Thị Xuân ở xóm Bà Đanh 1, xã Minh Lập

Qua khảo sát thực tế cho thấy, loại hình gia đình nhỏ gồm hai thế hệ ngày

càng trở nên phổ biến Sở dĩ có hiện tượng trên bởi những nguyên nhân sau:

- Do cha mẹ già qua đời khi đó gia đình ba thế hệ trở thành gia đình

hai thế hệ

Mạch Thị Xuân

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Theo truyền thống những gia đình có nhiều con trai, sau khi một trong số những người con trai đó lấy vợ thì được bố mẹ cho ra ở riêng, điều

đó góp phần làm cho kiểu gia đình nhỏ tăng lên

- Vai trò kinh tế hộ được thừa nhận gắn liền với nó là việc giao đất theo từng hộ đã kích thích quá trình hạt nhân hóa gia đình

Tuy nhiên, gia đình nhỏ 2 thế hệ không phải là bất biến, thực tế cho thấy sau một thời gian sinh sống cặp vợ chồng ban đầu có con cái, cháu chắt

họ trở thành thế hệ ông bà thuộc hàng thế hệ già nhất trong gia đình, từ gia đình hai thế hệ về sau lại quay về gia đình ba hoặc bốn thế hệ, hình thức gia đình có sự thay đổi diễn tiến theo thời gian

Hầu hết khi các con đã lớn sẽ tiến hành lập gia đình và cho ra ở riêng,

được phân chia một số tài sản như: ruộng đất, trâu bò, công cụ sản xuất Nhưng tinh thần gia tộc ở người Sán Dìu vẫn còn đậm nét nghĩa là anh em thường cư trú gần nhau, giúp đỡ lẫn nhau Trong trường hợp này người cha hoặc con trưởng có trách nhiệm bao quát chung, còn quyền hành vẫn thuộc về

người chủ của từng gia đình nhỏ

Quy mô của gia đình nhỏ từ sau cách mạng tháng Tám cho đến những năm 80 của thế kỉ trước còn tương đối lớn Trung bình có từ 4 - 5 người, gia đình 2 - 3 người con rất thấp Chỉ tiêu phấn đấu một đôi vợ chồng có hai con

chỉ được nêu ra trong mục tiêu phấn đấu xây dựng “Làng văn hóa”, “Nông

thôn văn hóa” thời gian gần đây mà thôi Đây cũng là tình trạng chung của

nhiều tộc người cư trú trên đất nước ta, nhu cầu đông con trước hết nhằm thõa mãn sức lao động cho gia đình, đồng thời tâm lý để khi về già có các con phụng dưỡng và để phòng ngừa trước những rủi ro bệnh tật xảy ra Hơn nữa tập quán sau hôn nhân cư trú bên nhà chồng chỉ trừ một số ít trường hợp ở rể, khiến người ta coi trọng con trai, cùng với nhận thức của dân số và điều kiện kinh tế xã hội còn kém phát triển đã làm tăng quy mô gia đình

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Toan Ánh (2005), Nếp cũ – Hội hè đình đám, Tập 1, tập 2, NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ – Hội hè đình đám
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXB Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
2. Toan Ánh (2005), Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam, Tập 1, tập 2, NXBVăn nghệ thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ - Tín ngưỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: NXBVăn nghệ thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2005
3. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXBTổng hợp, Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: NXBTổng hợp
Năm: 1990
4. Trần Văn Bính (Chủ biên) (2006), Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đời sống văn hóa các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Tác giả: Trần Văn Bính (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Lý luận Chính trị
Năm: 2006
5. Diệp Thanh Bình (1963),Dân ca Sán Dìu, NXB Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ),Dân ca Sán Dìu
Tác giả: Diệp Thanh Bình
Nhà XB: NXB Văn học
Năm: 1963
6. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và lễ nghi chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam, NXBVHDT Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục và lễ nghi chu kỳ đời người của người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Diệp Trung Bình
Nhà XB: NXBVHDT
Năm: 2005
7. Diệp Trung Bình (chủ biên), (2002), Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam, NXBVHDT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lễ hội cổ truyền các dân tộc Hoa, Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Diệp Trung Bình (chủ biên)
Nhà XB: NXBVHDT
Năm: 2002
8. Ma Khánh Bằng, (1983), Người Sán Dìu ở Việt Nam, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Sán Dìu ở Việt Nam
Tác giả: Ma Khánh Bằng
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1983
9. Đỗ Thúy Bính (1991), Thực trạng hôn nhân ở các Dân tộc miền núi phía Bắc, Tạp chí dân tộc học số 2 (91) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đỗ Thúy Bính (1991), "Thực trạng hôn nhân ở các Dân tộc miền núi phía Bắc
Tác giả: Đỗ Thúy Bính
Năm: 1991
10. Bảo tàng văn hóa Dân tộc tỉnh Thái Nguyên (1978), Văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam, NXBKHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam
Tác giả: Bảo tàng văn hóa Dân tộc tỉnh Thái Nguyên
Nhà XB: NXBKHXH
Năm: 1978
11. Bùi Thế Cường (2005), Bài viết “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam” Xã hội học số 2 ( 90) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Các tổ chức xã hội ở Việt Nam”
Tác giả: Bùi Thế Cường
Năm: 2005
12. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1996
13. Nguyễn Văn Chiến (2012), Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 – 2010, Luận Văn thạc sỹ Lịch sử, Đại học sƣ phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chức xã hội và văn hóa của người Sán Dìu ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên từ năm 1945 – 2010
Tác giả: Nguyễn Văn Chiến
Năm: 2012
14. Cục văn hóa cơ sở (2008), Phong tục cưới hỏi quê tôi, NXB Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục cưới hỏi quê tôi
Tác giả: Cục văn hóa cơ sở
Nhà XB: NXB Dân tộc
Năm: 2008
15. Ngô Thị Kim Doan (2004), Văn hóa làng xã Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa làng xã Việt Nam, NXB
Tác giả: Ngô Thị Kim Doan
Nhà XB: NXB "Văn hóa thông tin
Năm: 2004
16. Phan Đại Doãn (2001), Làng xã Việt Nam – Một số vấn đề kinh tế, Văn hóa xã hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng xã Việt Nam – Một số vấn đề kinh tế, Văn hóa xã hội
Tác giả: Phan Đại Doãn
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
17. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngưỡng ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 2001
18. Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Lê Ngọc Thắng, Nguyễn Xuân Độ(1998), Sắc thái Văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước, NXB KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sắc thái Văn hóa địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước
Tác giả: Phan Hữu Dật, Ngô Đức Thịnh, Lê Ngọc Thắng, Nguyễn Xuân Độ
Nhà XB: NXB KHXH
Năm: 1998
19. Nịnh Văn Độ (chủ biên), (2003), Văn hóa truyền thống các Dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, NXB VHDT, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyền thống các Dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang
Tác giả: Nịnh Văn Độ (chủ biên)
Nhà XB: NXB VHDT
Năm: 2003
20. Lê Quý Đôn (1962), Vân Đài loại ngữ, tập II, NXB Văn hóa, Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vân Đài loại ngữ
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1962

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009 - tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011)
Bảng 1 Các thành phần Dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2009 (Trang 21)
Bảng 2: Các họ thường gặp ở người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ - tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011)
Bảng 2 Các họ thường gặp ở người Sán Dìu huyện Đồng Hỷ (Trang 45)
Bảng 3: Vai trò lao động của nam và nữ - tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011)
Bảng 3 Vai trò lao động của nam và nữ (Trang 56)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w