Tục tang ma

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 86 - 93)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4. Một số tục lệ xã hội

3.4.2 Tục tang ma

3.4.2.1. Một số quan niệm liên quan đến tang ma

Trong quan niệm của ngƣời Sán Dìu, ba việc quan trọng nhất của đời

ngƣời là dựng vợ, gả chồng cho con cái, làm nhà cửa và việc báo hiếu cho tứ thân phụ mẫu. Chính vì vậy, tang ma là một trong những việc hệ trọng rất đƣợc đồng bào lƣu tâm.

Tộc ngƣời Sán Dìu cho rằng thế giới có ba tầng, song quan niệm của họ đơn giản và không mang đậm chất huyền bí nhƣ một số tộc ngƣời ở nƣớc ta nhƣ: Thái, Mƣờng. Tầng trên cùng là thế giới của tổ tiên và các vị thần linh; tầng giữa là thế giới trần gian, thế giới của con ngƣời; tầng dƣới cùng là tầng địa ngục âm phủ.

Ngƣời sán Dìu nói riêng và hầu hết các tộc ngƣời ở nƣớc ta đều tin vào thuyết vạn vật hữu linh, con ngƣời có hai thực thể: hồn và thể xác. Ngƣời đàn ơng có “ba hồn bảy vía”, đàn bà có “ba hồn chín vía”. Tuy nhiên, hồn và vía trong nhận thức của ngƣời Sán Dìu cịn là một quan niệm phức tạp, chỉ có thể kết luận đƣợc rằng: hồn và vía ln đi cùng nhau, trú ngụ ở trên cơ thể ngƣời. Khi con ngƣời sống hồn và thể xác hòa quyện vào nhau. Hồn lìa khỏi xác một thời gian sẽ làm cho con ngƣời ốm đau, bệnh tật và nếu hồn lìa khỏi xác vĩnh viễn đồng nghĩa với việc con ngƣời sẽ không thể tồn tại ở trần gian đƣợc nữa, lúc đó hồn sẽ biến thành hồn ma. Hồn ma trú ngụ ở ba nơi với ba phần khác nhau: phần thứ nhất gọi là linh hồn, đƣợc sự dẫn dắt của thầy cúng lên trời ; phần thứ hai gọi là thần hồn ở trên bàn thờ tổ tiên; phần thứ ba gọi là tâm hồn trú ngụ ở nghĩa địa.

Ngƣời Sán Dìu cho rằng tất cả các siêu linh đƣợc gọi là ma “cúi”. Họ phân thành hai loại: ma lành (hén cúi) bao gồm thần thánh (sín sệnh), phật (hụt), tổ tiên (chú công) và ma dữ (thộc cúi) gồm: ma âm phủ (im hún), những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngƣời chết bất đắc kỳ tử, ma sông , ma suối, ma rừng.v… Ma lành là loại ma bảo vệ, che chở, phù hộ cho con ngƣời nhƣng nếu thờ phụng khơng chu đáo thì sẽ bị quở phạt. Ma dữ là loại ma làm hại con ngƣời.

Ngƣời sán Dìu cũng nhƣ một số tộc ngƣời khác đều quan niệm về cõi sống và cõi chết. Ảnh hƣởng của “thuyết nhân quả”, họ tin rằng số mệnh của con ngƣời sống ở trần gian phụ thuộc tiền sinh định đoạt. Đồng thời đồng bào cũng khẳng định rằng con ngƣời sống ở trần gian ít nhiều đều có tội lỗi, khi chết đi hầu hết đều bị đày xuống âm phủ. Chính vì vậy, trong tang ma khơng thể thiếu khâu làm ma cho ngƣời chết, lập đàn phá ngục giải oan rửa hết tội lỗi ở trần gian để đƣợc lên trời về với tổ tiên. Và có lẽ cõi chết mà con ngƣời muốn vạch ra cũng nhằm mục đích tạo dựng một thế giới bên kia là nhằm thảo mãn một câu hỏi vĩnh cửu của con ngƣời. Sau cái chết là cái gì ? câu hỏi léo ra một hy vọng muốn kéo dài cuộc sống quá ngắn ngủi đầy đau khổ, đầy bất trắc ở trần gian đến một cuốc sống cực lạc vĩnh cửu của thế giới bên kia, khỏi rơi vào tay quỷ dữ dƣới địa ngục hay hóa thân vào đất tùy theo quan niệm tôn giáo khác nhau. Trong tục tang ma việc thực hiện xong việc chôn cất chƣa phải đã hồn thành một quy trình trong tang ma mà phải tiếp tục công việc làm ma báo hiếu trọn vẹn với ngƣời chết. Tuy nhiên, trong phạm vi của luận văn chúng tơi chỉ đi tìm hiểu các nghi lễ tang của ngƣời Sán Dìu.

3.4.2.2. Các nghi lễ trong tang ma

Lễ tắm rửa cho người chết (sáy sin bí sý láo nhín): Ngƣời chết sau khi

đƣợc vuốt mắt, ngƣời ta đặt thi hài xuống đất trên một chiếc chiếu hoặc tấm phản. Họ dùng nƣớc lá thơm tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo và phủ mặt bằng vải trắng, các ngón tay đƣợc kẹp bằng giấy tiền.

Với quan niệm để ngƣời chết có tiền đi đò và chi tiêu trên đƣờng về nơi ở mới, ngƣời ta cho vào mồm ngƣời chết một hào bạc trắng; trên đầu đặt một bàn thờ vong bao gồm một bát cơm đặt một quả trứng luộc đã bóc vỏ ở trên, một bát hƣơng, một đơi đũa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Lễ báo tang và phát tang : Khi trong nhà có ngƣời thân qua đời, tang

chủ cử ngƣời đi thơng báo cho ngƣời thân thích, bà con lối xóm biết. Ngƣời đi báo tang đến từng nhà trong làng và khi đến nơi chỉ quỳ ở ngoài sân lạy hai lạy rồi đứng dậy ra về. Việc báo tang không thể không nhờ đến sự giúp đỡ của trƣởng thơn, đây đồng thời thể hiện tính cộng đồng trong làng xã. Trƣởng thôn sau khi đƣợc thơng báo có trách nhiệm dùng trống, chiêng hoặc kẻng báo hiệu cho dân làng biết đến chia buồn, giúp đỡ tang gia lo việc hậu sự cho ngƣời quá cố.

Tất cả anh em họ hàng đều đƣợc phát khăn tang để chịu tang. Theo quy định của ngƣời Sán Dìu, con trai khắt khăn so le ở phía sau gáy nếu cịn bố hoặc mẹ, nếu bố mẹ đều khơng cịn thì hai đầu khăn thắt bằng nhau, mặc áo chui đầu, không ống tay, sổ gấu bằng vải trắng, đi chân đất. Con gái, con dâu đầu chít khăn tang vng, áo chui đầu có tay, sổ gấu, buộc lƣng bằng dây đay ; con rể thắt khăn trắng. Hàng xóm đến giúp việc cũng đƣợc phát khăn tang.

Đám tang nếu thiếu sự có mặt của thầy cúng (say hu) thì khơng thể thực hiện đƣợc. Thầy cúng là ngƣời thay mặt con cháu tiếp xúc với thần linh, thực hiện các nghi lễ trong tang ma. Do vậy, sau khi cử ngƣời đi thông báo cho anh em, làng xóm thì đồng thời tang chủ cũng cử ngƣời mang lễ vật đi mời thầy. Nhận đƣợc lời mời, thầy cúng huy động các thầy học việc và mời sƣ phụ tập trung tại nhà mình. Thầy làm lễ thỉnh thánh thần, xin âm dƣơng cho phép đi thực hiện các nghi lễ cho ngƣời quá cố. Khi đến gần nhà có đám tang, thầy làm phép thiên la địa võng vây toàn bộ khu vực xung quanh nhà tang và lệnh cho âm binh án ngữ cửa ra vào tránh cho ma quỷ làm hại tang chủ.

Lễ nhập quan (hôộc liệm): Để chuẩn bị cho lễ nhập quan, ngƣời ta phải

chuẩn bị áo quan rất cẩn thận, áo quan đƣợc lau chùi sạch sẽ. Thầy cúng dùng vôi vẽ ở đáy quan tài thành hình chín khúc, gia chủ rải đều chè búp lên trên và đặt một tấm phên đƣợc đan năm nan dọc và nan ngang theo kiểu nữ (chín chỗ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gấp khúc) nam (bảy chỗ), trên mỗi chỗ đặt một đồng tiền kim loại. Sau cùng lót một miếng vải trắng vừa với chiếc áo quan lên trên. Gia chủ bày lễ vật để làm lễ cúng ông tổ nghề mộc Lỗ ban (Lú ban), trừ khử ma quỷ ẩn trong quan tài làm hại ngƣời chết và tang chủ.

Quan tài đƣợc đặt gian bên cạnh gian giữa, đầu quay vào nhà chân quay ra hƣớng cửa. Ngƣời ta đặt vào quan tài lần lƣợt một bát to để gối đầu, hai bát con ở hai bên bả vai, hai bát ở hai bên hơng, hai chiếc cịn lại kê ở hai gót chân. Sau đó, con trai bên trái con gái bên phải nhẹ nhàng nâng thi hài đặt vào áo quan. Các loại quần áo, dép, mũ… cũng đƣợc bỏ vào áo quan. Đây là tục lệ thƣờng thấy ở rất nhiều tộc ngƣời trên đất nƣớc ta, theo quan niệm của đồng bào “trần sao âm vậy” con ngƣời ở thế giới bên kia cũng cần phải có những vật dụng để sinh hoạt nhƣ cuộc sống ở trần gian.

Trƣớc khi thầy cúng đuổi tà khí, các con tiến hành lễ đắp vải cho ngƣời quá cố. Theo thứ tự trƣởng trƣớc thứ sau, nam trƣớc nữ sau, nam đôi nữ đơn. Quan tài khơng đƣợc đóng khi đã dắp xong vải mà phải để hở để tiếp tục làm lễ đại khâm liệm sau này. Thầy cúng dùng kiếm niệm thần chú ba lần để bắt hết tất cả những ma quỷ, tà khí quanh ngƣời chết. Sau đó, thầy uống một ngụm rƣợu phun vào bát than hoa đang cháy cạnh quan tài, dùng thanh kiếm chỉ thẳng vào bát than và viết chữ Hán để thu hồn ngƣời chết vào. Thầy cúng xin âm dƣơng nếu đƣợc thầy sẽ úp nhanh bát than lại bọc vào một tờ giấy để dƣới gầm quan tài. Tiếp đó là lễ dâng cƣơm cho ngƣời chết (hạm phan) gồm: một bát gạo, một quả trứng sống, hƣơng hoa. Dâng xong họ đem đi chế biến chín và gọi tên ngƣời chết ba lần về ăn cơm.

Lễ đưa tang (con sói sút ốc): Sau khi con cháu nhìn mặt ngƣời chết lần

cuối để chuẩn bị đƣa quan tài ra khỏi nhà, thầy cúng làm lễ đại khâm liệm ngƣời chết để bắt để bắt tất cả các loại trùng làm hại tang chủ và ngƣời quá cố. Các thầy mỗi ngƣời một việc tập trung khí lực để bắt trùng. Thầy đọc thần chú, ông thầy khác tay phải cầm rừu gõ mạnh vào quan tài, tay trái giơ cao,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ngón cái, ngón trỏ và ngón út giơ lên hai ngón giữa gập vào lòng bàn tay. Chân trái co lên chân phải nhảy lò cò từ chân lên đến đầu quan tài, nhảy 3 vòng từ trái qua phải và ngƣợc lại. Ở bốn góc quan tài đổ mỗi góc một ít nƣớc đã đƣợc làm phép và thầy dùng búa vẽ hình chữ “tỉnh” (giếng) ở nơi đổ nƣớc. Ơng ta đặt lƣỡi búa xuống sao cho lƣỡi búa vào chữ tỉnh, một chân giẫm vào cán búa, tay trái giữ lƣỡi búa, tay phải bắt quyết. Sau đó, xin âm dƣơng nếu cả ba lần đều đƣợc sẽ chuyển sang góc quan tài khác. Khi thầy hồn thành bốn góc quan tài cũng là lúc con trùng đã bị chôn chặt ở giếng sâu, ngàn vạn năm không bao giờ quay trở lại (sen nén nam sọi bút phoi thói). Kết thúc lễ đại liệm, thầy cũng làm với động tác ban đầu nhƣng đập mạnh lƣỡi búa xuống quan tài, con cháu dùng đinh đóng chặt nắp quan tài lại. Tang chủ đặt một con gà luộc lên nắp quan tài làm lễ chia lửa (hun phố), cúng xong thầy dùng lƣỡi rừu chặt ra làm nhiều miếng tùy theo số lƣợng của con cháu. Tiếp đến thầy cúng rửa mặt và làm phép, hô âm binh hộ tống vong hồn ngƣời chết ra huyệt. Quan tài khiêng ra đến giọt gianh thì dừng lại, họ đánh ba hồi trống hoặc bắn ba phát súng chỉ thiên (trƣớc đây) báo hiệu. Trong trƣờng hợp chồng chết thì vợ đứng ra cửa, vợ chết trƣớc chồng thì con dâu đứng ra cửa cầm con dao chặn quan tài lại và nói: hơm nay là ngày con cùng với ông (bà) chia tài sản của xấu ít; của bệnh tật thì mang đi để lại nhiều của phúc lộc cho con, ơng bà chọn phía mặt trời lặn con chọn phía mặt trời mọc (súi

a cơng sại hỵ, líu há bí chấy nhúy, a cơng sú ca hoạng nhét thói loc, chấy nhúy sú ca hoạng nhét thói sọng). Sau đó, chém ba nhát vào mép quan tài

lấy một miếng cất vào bồ thóc. Nếu trƣờng hợp vợ hoặc chồng chết trƣớc thì một trong hai ngƣời sẽ lấy chiếc địn gánh chặt đơi một nửa mang theo quan tài, nửa còn lại cất đi. Nghi lễ này, nhằm thể hiện một ƣớc mong khi xuống âm phủ họ vẫn là một đôi vợ chồng.

Linh cữu đƣợc khiêng ra ngõ ngƣời ta làm lễ bắc cầu của con cháu (thép con sói). Lần thứ nhất lần lƣợt con trai trƣởng đến con thứ, con dâu, con gái, cháu chắt nằm sấp, chân tay duỗi thẳng hƣớng quay đầu vào nhà. Lần thứ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hai tất cả nằm ngang cách nhau mỗi ngƣời gần một cánh tay. Lần cuối cùng tất cả đều quay đầu ra cổng. Với ý niệm đừng để ngƣời chết mang hết của đi, khi quan tài ra đến cổng chủ nhà đem cơm vãi từ cổng vào đến nhà. Linh cữu đƣợc đặt lên đòn khiêng và trên đó có úp nhà táng. Theo tục lệ của ngƣời Sán Dìu, nếu cha chết thì con cháu bám vào quan tài đi theo sau, nếu mẹ mất con trai phải đi giật lùi tay đẩy quan tài lại.

Trong lễ đƣa tang thì khơng thể thiếu hai thứ đó là: lửa (tam phố) và cờ triệu (seo bụ). Lửa đƣợc đốt trong một bó đuốc làm bằng tre ngâm chẻ nhỏ hoặc nứa khô. Lửa đƣợc châm từ khi linh cữu ra khỏi của cho đến huyệt không đƣợc để tắt. Cờ triệu đƣợc làm bằng một tấm vải trắng, trên tấm vải đó ngƣời ta viết tên, ngày tháng năm sinh, ngày tháng năm mất, lí do mất của ngƣời chết. Cờ treo trên một cây vầu nhỏ, ở trên ngọn để lại một ít lá. Tùy theo con cháu nhiều hay ít mà trên tấm vải ấy cắt nhiều vết ngang để con cháu dễ xé nhỏ chia nhau lấy phúc lộc khi chôn ngƣời chết xong. Ngƣời vác lửa là con dâu hoặc cháu dâu trƣởng; ngƣời vác cờ triệu là con dâu hoặc cháu dâu.

Thông thƣờng trên đƣờng đƣa thi hài ra đồng sẽ phải có những trạm dừng chân (thói khoi), số lần dừng lại tùy thuộc và số lƣợng con trai nhiều hay ít. Mục đích của mỗi lần dừng chân là để con trai báo hiếu, mọi ngƣời nghỉ ngơi.

Lễ chơn cất: Đồng bào Sán Dìu rất coi trọng đất để chôn cất ngƣời chết, họ cho rằng đất làm huyệt mộ sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến sự hƣng thịnh hay suy bại của con cháu, dòng họ về sau. Mặt khác, nơi chôn cũng là nơi gắn bó vĩnh viễn với ngƣời chết vì hộ khơng có tục cải táng. Do vậy, việc chọn ngôi huyệt để chôn rất đƣợc đồng bào coi trọng, họ mời thầy am hiểu để tiến hành. Ngôi huyệt đƣợc xem là tốt không chỉ hợp với mệnh, ngày tháng, năm sinh của ngƣời chết mà cịn phải có địa thế tốt. Thơng thƣờng nơi đặt huyệt phía sau phải có chỗ tựa vào núi, phía trƣớc là cánh đồng, nƣớc, bên trái hình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con Rồng bên phải hình con Hổ. Sau khi xin âm dƣơng đƣợc thầy lệnh cho con cháu đào huyệt.

Trƣớc khi hạ quan tài xuống huyệt, thầy cúng cầm một cành lá tƣơi đƣa từ trên xuống dƣới đáy huyệt ba lần, vừa đƣa vừa nói: sống đất ni chết đất

chơn (sang này dọng sỷ này ơng) và vứt cành lá về phía trƣớc với ngụ ý đƣa

linh hồn ngƣời đào huyệt, ngƣời khiêng linh cữu, ngƣời đƣa tang ra khỏi huyệt. Con trai ngƣời chết quét dọn huyệt sạch sẽ, sau đó ngƣời ta tiên shanhf hạ huyệt. Con cháu bò một vòng tròn theo nguyên tắc nam trái nữ phải, vừa bị vừa hất đất xuống huyệt. Sau đó, mỗi ngƣời cầm một nắm đất chạy nhanh về nhà bỏ vào chuồng trâu, bò, lợn, kong cho gia súc chóng lớn, chạy vào trong nhà ngồi thụp vịa ba thúng thóc ai dính nhiều thóc thì ngƣời ấy sẽ đƣợc nhiều phúc lộc, năm ấy làm ăn đƣợc mùa và chia nhau ăn con gà hun phố cay đã đƣợc thầy dùng rừu chặt ra thành từng miếng trƣớc đó. Họ chia nhau tấm cờ triệu đem về may áo cho trẻ con để lấy phƣớc.

Mộ đƣợc đắp thành nấm mồ, thầy cúng yểm ba thanh tre có ghi chữ Hán: Thƣợng nguyên hạ huyệt bên tay trái, Trung nguyên hạ huyệt ở giữa hạ nguyên hạ huyệt bên tay phải. ba thẻ tre yểm bùa nhằm cấm hồn ngƣời chết về quấy nhiễu. Cuối cùng họ sắp mâm cỗ cúng thổ thần (nam thú sín), xong lễ chia nhau ăn ngay tại phần mộ chứ không đem về nhà.

Các nghi lễ sau khi chôn: Ba ngày sau khi chôn, ngƣời ta làm lễ ấp mộ

(phốc hún). Mộ đƣợc đắp lại, trên đó có đặt một cái nón mới, trên nón đặt một mô đất, ở bên cạnh một chiếc khăn mặt mới để ngƣời chết dùng ở dƣới âm phủ. Đồng thời họ tiến hành lợp nhà mồ. Vào dịp tết Thanh minh, đồng bào đi

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)