Những tục lệ liên quan đến làm nhà mới

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 93 - 100)

6. Cấu trúc của đề tài

3.4. Một số tục lệ xã hội

3.4.3 Những tục lệ liên quan đến làm nhà mới

Ngƣời ta thƣờng có câu “ lấy vợ, tậu trâu, làm nhà” là ba việc hệ trọng nhất của ngƣời đàn ơng. Đối với ngƣời Sán Dìu, việc làm nhà mới cũng quan trọng khơng khác gì sinh đẻ, cƣới xin, tang ma… Ngơi nhà là nơi gắn bó cả cuộc đời của họ, in dấu những sự kiện quan trọng của các thành viên trong mỗi một gia đình, gắn liền với các yếu tố văn hóa, tín ngƣỡng mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Chọn đất và hướng nhà: Khi làm nhà mới, chọn đất là khâu quan trọng

từ việc chọn vị trí, thế đất lẫn quang cảnh xung quanh. Ngƣời ta thƣờng tránh chọn đất ở những nơi: thuộc phạm vi đất đền, chùa, miếu mạo, nơi có cây cổ thụ hóa mộc tinh, những tảng đá cuộc hóa thạch tinh, tránh sự quở trách của thánh thần, quấy nhiễu của ma quỷ. Đất ở những vị trí đó thƣờng đƣợc đồng bào gọi là “đất thiêng”. Theo quan niệm truyền thống của ngƣời Sán Dìu, ngƣời ta thƣờng chọn những nơi cao ráo, quang cảnh thống mát, khơng khí trong lành, tiện cho hoạt động sản xuất và đi lại thuận lợi. Nhìn chung yêu cầu vị trí, thế đất phải là nơi “hài hịa với thiên nhiên, có mơi trường tốt khiến con

người cảm thấy tươi vui, hòa nhã, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái”

[31, tr.30].

Hồn tất cơng đoạn chọn đất, ngƣời ta bắt đầu chọn hƣớng. Họ phải nhờ đến sự tinh tƣờng của ông thầy cúng. Kinh nghiệm dân gian cho rằng:

“Cất nhà hướng nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Cất nhà quay mặt hướng đông

Con gái không chồng mà lại chửa hoang”

Tuy nhiên, một số tộc ngƣời nhƣ Cơ Lao lại chọn nhà hƣớng đông là hƣớng tốt, họ cho đó là “hướng chào đón mặt trời từ sáng sớm là hướng

tượng trưng cho sự sống và phát triển, thu gom của cải vào nhà” [31, tr.31].

Đối với đồng bào Sán Dìu, khơng quan niệm một hƣớng tốt nhất định nào đó mà dựa vào tuổi của chủ nhà. Chẳng hạn: tuổi Mậu Tuất hợp làm nhà hƣớng Đông, Nam, Bắc kỵ hƣớng Tây. Ngƣời ta căn cứ vào tuổi của chủ nhà, đồng thời kết hợp cả thế mạnh của môi trƣờng tự nhiên để đảm bảo sinh hoạt và sản xuất.

Chọn vật liệu: Theo lời kể của các cụ già, cho đến sau năm 1945 khi

dân cƣ ở Đồng Hỷ còn thƣa thớt, rừng núi bao bọc, cây cối um tùm, có nhiều rừng cây rất thuận lợi cho việc khai thác vật liệu nhƣ ở các xã: Linh Sơn, Nam Hòa, Hợp Tiến…

Gỗ để dựng nhà thƣờng là: tầu tấu, sồi, dẻ, tre, nứa ,vầu.v.. Bên cạnh việc tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú trong tự nhiên, đồng bào còn trồng các loại cây có sẵn trong vƣờn nhà: mít, xoan, bạch đàn, tre.v..

Vật liệu lợp nhà chủ yếu là: cỏ tranh, hèo, rạ. Vách nhà đƣợc họ sử dụng hỗn hợp các vật liệu: gỗ, tre, nứa, đất đồi.

Họ tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm trong việc chọn vật liệu làm nhà. Gỗ, tre nứa đƣợc chọn vòa mùa thu, đầu mùa đơng, ngày khơng có ánh trăng tránh mối mọt. Đồng thời những cây bị sét đánh, gãy ngọn, chết khơ, bị đổ, có dây leo quấn quanh thân (sà leo)…ngƣời ta không chọn bởi đó là những cây bị thần ma làm hỏng, nếu chọn phải những cây nhƣ vậy sẽ đem lại tai ƣơng cho gia đình sau này. Sau khi chọn đƣợc gỗ mang về, họ ngâm xuống ao, hồ để đem lại độ bền cho vật liệu, trừ gỗ xoan, mít. Các loại dây buộc làm bằng tre, nứa, mây nƣớc đƣợc nạo sạch vỏ ngoài và gác lên bếp sấy khói, độ bền sẽ tăng lên gấp bội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chọn tuổi làm nhà và ngày khởi công: Giống với ngƣời Việt, họ cũng kỵ làm nhà vào tuổi Kim lâu, tránh gây tai họa cho gia đình “Kim lâu được

chia thành kim lâu thân, kim lâu thê, kim lâu lục súc, kim lâu tử. Các thầy cúng tính tuổi kim lâu bằng cách: lấy cả tuổi mụ của chủ gia đình chia cho 9:

dư 1: kim lâu thân, dư 3: kim lâu thê, dư 6: kim lâu tử, dư 8: kim lâu lục súc [31, tr.37].

Theo lời kể của ơng Mạc Văn Sâm xóm Linh Sơn, đồng bào cũng kiêng “ngày sấm ra đầu tiên trong năm. Bởi họ cho rằng, ông sấm lên trời sẽ lấy hết

vận may”. Nếu chủ nhà không đƣợc tuổi làm nhà, họ có thể mƣợn ngƣời đứng tên chủ nhà. Đến khi vào nhà mới, ngƣời ta làm lễ bán nhà thông qua việc thực hiện nghi lễ cúng Tổ tiên, Long thần, Thổ địa và giao cho ngƣời đứng tên một khoản tiền tƣợng trƣng.

Khi đã xem đƣợc tuổi làm nhà, thƣờng gia chủ nhờ thầy địa lý thực hiện nghi lễ “khói móng” để xin phép thần linh, tổ tiên phù hộ việc làm nhà. Nghi lễ thực hiện xong chủ nhà cầm cuốc, cuốc bốn góc từ Đơng, Nam, Tây, Bắc và ở giữa. Thầy tay cầm hƣơng thắp ở bốn góc miệng khấn, phù phép đuổi tà ma. Sau khi thầy làm phép đuổi ma quỷ ra khỏi khu vực khởi công làm nhà, chủ nhân sẽ đổ đất ở bốn góc tƣờng và ở giữa, lấy một cây gỗ nện chặt vào các vị trí đó. Sau đó, mọi ngƣời mới bắt tay vào giúp việc.

Lễ phạt mộc: Theo một số cơng trình nghiên cứu cũng nhƣ ngƣời dân trong vùng thì đây là nghi lễ do ảnh hƣởng của ngƣời Kinh mà có. Nghi lễ này, nhằm mục đích cầu xin Tổ sƣ Lỗ Ban (ơng tổ của nghề mộc), Tổ tiên, Thổ thần phù hộ cho việc làm mộc đƣợc an toàn. Thành phần tham gia không chỉ có chủ nhà mà đặc biệt phải có sự tham gia của phƣờng thợ. Chủ nhà chuẩn bị hai mâm lễ một mâm thắp hƣơng cúng tổ tiên, mâm còn lại dành cho thợ cả vái lạy xin phép vị tổ sƣ Lỗ Ban. Hành lễ xong thợ cả dùng dao đẽo hoặc chặt mấy nhát vào cây gỗ theo giờ đã định phù hợp với tuổi của chủ nhà, lúc đó cơng việc làm mộc mới đƣợc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bắt đầu. Xƣa kia dựng nhà chủ yếu bằng phƣơng pháp thủ cơng, kích thƣớc ngơi nhà đƣợc kiến tạo nhƣ thế nào phụ thuộc vào bàn tay của ngƣời thợ mộc mà trƣớc hết thông qua thƣớc đo của họ. Cây sào “chốc

cao” đƣợc chọn rất cẩn thận, khi lựa chọn đƣợc kích thƣớc theo ý muốn

của chủ nhà, ngƣời ta đếm mắt theo “sinh, lão, bệnh, tử” yêu cầu mắt cuối cùng phải trùng vào chữ “sinh” nếu không sẽ phải bỏ đi.

Cách thức dựng nhà (dựng ốc): Ngƣời Sán Dìu rất coi trọng nghi lễ

đặt nóc cho ngơi nhà, cây nóc (tộng hang) liên quan đến sự hƣng thịnh hay suy bại của gia đình khi sống trong căn nhà đó. Do vậy, nếu ngƣời Việt thƣờng buộc hai cành lá thiên tuế vào địn nóc và dán bùa để yểm trừ tà ma vào nhà quấy rối thì ngƣời Sán Dìu có nơi họ cũng dán giấy đỏ đã đƣợc làm phép của thầy cúng vào hai đầu cây nóc để trừ ma. Việc lựa chọn “tộng hang” khơng chỉ đảm bảo đọ bền chắc mà cịn phải tuân thủ các yếu tố mang tính tâm linh. Cây nóc phải là cây khơng bị mối mọt, cụt ngọn, có dây leo và phải thẳng.

Ngƣời Sán Dìu dựng nhà theo nguyên tắc trái trƣớc phải sau, mang ý nghĩa tâm linh. Bởi lẽ “tả vi đông đông vi thủ” (bên trái tức là phía đơng, phía đơng ln khởi đầu cho sự tốt đẹp, đầy sinh khí). Trình tự cơng việc nhƣ sau dựng vì bên trái trƣớc, đặt cây nóc, địn tay (ốc hang), quá giang (khứ lống) có gốc quay về bên trái và tiếp tục thực hiện bên phải cũng nhƣ vậy.

Lễ gác sào và trả cơng thợ: Việc làm mộc đƣợc hồn thành, họ tổ chức

lễ gác sào và trả công thợ. Chủ nhà chuẩn bị, một mâm cỗ mặn, một thau nƣớc sạch, một chiếc khăn mặt mới, trà, rƣợu và một vuông vải trắng trong đó có một ít gạo và tiền cơng. Thợ bày lễ vật lên bàn thờ, thắp hƣơng khấn thần Lỗ Ban, lấy nƣớc sạch rửa chiếc sào gác lên hai vì kèo ở gian giữa.

Lễ phạt mộc và lễ gác sào là các nghi lễ thể hiện sự học tập từ ngƣời Kinh của đồng bào Sán Dìu. Nhƣng khác với ngƣời, đồng bào Sán Dìu khơng tách riêng hai nghi lễ này mà nhập làm một do ơng thợ cả thực hiện. Điều này

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cho thấy bên cạnh sự giao thoa văn hóa của các dân tộc khác thì ngƣời Sán Dìu vẫn thể hiện đƣợc những đặc trƣng riêng mang tính tộc ngƣời.

Lễ vào nhà mới (Dịp Slin ốc): Sau khi quét dọn sạch sẽ, lau chùi tất cả

các vật dụng trong nhà, ngƣời ta khiêng bàn thờ vào trong nhà và thắp hƣơng liên tục, hết một tuần hƣơng lại rót một tuần trà rƣợu. Gia chủ đặt mâm lễ lên bàn thờ cúng Tổ tiên, Long thần, Thổ địa, ông Táo báo cáo công việc làm nhà đã hoàn thành. Đến giờ hoàng đạo, ngƣời vợ làm lễ tẩy uế cho bếp bằng cách lau sạch nơi đặt bếp để nấu ăn và đặt chiếc kiềng sạch lên và đặt một siêu nƣớc đầy đun đến khi sơi thì thơi. Theo quan niệm của đồng bào nếu để lửa tắt giữa chừng thì gia đình sẽ gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống.

Hơm đó ngƣời ta cũng tiến hành luôn lễ “ Kỳ yên trấn trạch” (On thù). Đây là nghi lễ không chỉ đƣợc tiến hành sau khi vào nhà mới mà trong dịp đầu năm mới hoặc khi gia đình có ngƣời ốm đau, làm ăn thất bát họ thƣờng tiến hành. Nghi lễ này, nhằm cầu mong cho nhà cửa đƣợc bình an, mọi thành viên trong gia đình khỏe mạnh, may mắn, cho đến nay vẫn đƣợc đồng bào tiến hành đều đặn hàng năm.

Lễ kỳ yên ở cấp độ gia đình có Trung kỳ n (những gia đình khá giả), Tiểu kỳ yên (gia đình nghèo).

Nghi lễ này thƣờng kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ, trải qua rất nhiều bƣớc: lập đàn thờ phật, lễ nối long mạch, lễ tống tiễn ma tà, lễ dán bùa, lễ an tọa tổ tiên, lễ tiễn phật, lễ tạ đàn.

Lễ lập đàn thờ Phật : Đàn thờ Phật đƣợc lập ở góc nhà, trên đó đặt năm

bát gạo có gài tiền, bát to ở giữa đặt ấn Ngọc Hoàng, bát nhỏ bên trái đặt ấn Phật, mỗi bát cắm ba nén hƣơng; ba bát còn lại mỗi bát cắm một nén nhang. Xung quanh ngƣời ta đặt các lễ vật khác nhƣ: oản, chuối, trà rƣợu. Đàn đƣợc lập xong thầy cúng tiến hành làm lễ tẩy uế cho đàn. Thầy đọc tờ trạng thỉnh Phật, Long thần, Thổ công, Tổ sƣ xuống đàn. Thầy cả đứng bên cạnh tấu và một ông thầy tay cầm não bạt nhảy múa trƣớc đàn. Các thầy dâng lễ vật mời Phật với những động tác linh hoạt, một thầy tay cầm ngửa cái não bạt đặt các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lễ vật lên trên, sau mỗi lần thầy cả tấu xong ông ta gập ngƣời xuống xuay một vịng rồi cúi mình kính cẩn đặt lên bàn. Kết thúc nghi lễ lập đàn cả hai thầy thỉnh kinh và để hạ đàn và rƣớc Phật xuống nơi làm lễ chính.

Nơi hành lễ đƣợc đặt ở giữa nhà, các bát hƣơng đƣợc bày theo sơ đồ bát quái (8 cung); bảy bát gạo nhỏ có gài tiền tƣợng trƣng cho: Tổ sƣ, các vị Long thần, Thổ công, tổ tiên và một bát hƣơng đặt ấn. Thầy cầm não bạt nhảy ba lần theo quy luật ba tiến ba lùi để rƣớc Phật đàn xuống chứng giám cho lòng thành của gia chủ. Sau đó hai thầy cùng đọc tấu mời Long thần, Thổ công về dự lễ thông qua việc xin âm dƣơng.

Lễ nối long mạch: Lễ vật nối long mạch gồm có: muối, oản, rƣợu, thịt

gà chín làm thành từng đĩa và bát gạo có cắm nhang. Thầy cúng thắp hƣơng, đọc sớ thỉnh Phật các vị thần. Lá sớ tấu xong đƣợc hóa vào một chiếc thau nhơm hoặc đồng nhƣng phải là thau sạch. Cách hóa sớ thể hiện nét độc đáo, thầy vừa hóa sớ vừa đọc tấu ơng thầy khác dùng não bạt đập xuống lá sớ đang cháy. Thầy cả cầm chiếc đấu bên trong có đựng ấn, có nƣớc và nhang đang cháy nhảy vòng tròn xung quanh, cứ hết một vòng tròn, thầy lại chấm chân hƣơng vào đấu, vẩy ra xung quanh để tẩy uế. Thầy cả hoàn thành việc tẩy uế, ông thầy khác dùng não bạt đánh liên tục đến khi sớ cháy hết và dùng rừu vẩy lên mâm cúng để hạ lễ.

Lễ đuổi ma tà: Nghi lễ này nhằm mục đích đuổi các loại ma tà đang ẩn

náu bên trong nhà, tránh chúng quấy nhiễu, làm hại gia chủ. Mâm cỗ đƣợc bày lên, thầy đọc sớ thỉnh cô hồn, quả tú, quỷ quái về dùng lễ và tống tiễn chúng đi. Họ lấy tro cho lẫn vào bát nƣớc cùng mấy chiếc oản để trong cái bẹ chuối tạo thành cái thuyền đem thả ở sông, suối, ao, hồ. Khi ngƣời nhà đặt chiếc thuyền xuống nƣớc, thầy ngậm nƣớc ở trong cái đấu ấn phun xuống đất đồng thời một tay cầm dao vạch mấy đƣờng ngang dọc làm phép triệt đƣờng không cho chúng quay trở lại.

Lễ dán bùa: Để chuẩn bị cho lễ dán bùa, gia chủ chuẩn bị lễ vật cho trầy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cấp Trung hay Tiểu kỳ yên mà có sự khác nhau về số lƣợng lễ vật. Thầy đọc sớ thỉnh Long thần, Thổ công về hƣởng lễ và nghe lời tạ ơn. Sau đó thầy vừa tiễn âm binh vừa rắc gạo ra cổng miệng lẩm bẩm với ý nghĩa trả ơn. Kết thúc lễ ngƣời ta tiến hành dán bùa trấn trạch. Trƣớc khi dán các thổ bài họ đều vẩy nƣớc trong đấu ấn để tẩy uế. Thổ bài (tờ bùa) thứ nhất có vẽ hình bát qi dán ở phía sau bàn thờ tổ tiên phía trên tƣờng gọi là Trung cung hồng thổ; Thổ bài thứ hai đến bùa thứ năm dán lần lƣợt ở các hƣớng đông, tây, nam, bắc ngôi nhà; Thổ bài số sáu và số bảy dán ở hai bên bùa Trung cung hoàng thổ; Thổ bài số bảy và số tám dán ở hai bên cửa buồng. Bùa Phật màu vàng dán ở trên tƣờng phía sau bàn thờ tổ tiên. Mỗi tờ đều có đóng dấu của ơng thầy cúng hành lễ.

Lễ an tọa tổ tiên: Các thầy rƣớc Phật và tổ tiên lên bàn thờ để làm lễ tạ,

cầu mong sự an lành cho gia đình. Sau khi kết thúc lễ tạ, họ dán bùa an tọa tổ tiên vào bên tay trái bùa chính.

Lễ tiễn Phật và lễ tạ đàn: Trƣớc khi làm lễ tiễn Phật, ngƣời ta sắp lễ vật

chuẩn bị cho lễ trả ơn Phật. Một thầy đứng khấn, thầy còn lại cầm chiếc khăn, thắt nút lại, cứ hết một thì xƣớng theo và cởi nút khăn ra. Hành động của thầy với ngụ ý tạ ơn Phật đã giúp gia đình cởi bỏ mọi khổ đau, phiền muộn, đem lại hạnh phúc bình an.

Kết thúc nghi thức trả ơn, họ tiến hành lập đàn mới ở cửa chính để làm lễ tiễn Phật. Lễ vật gồm có: bánh bẻng, chuối, rƣơu, trà, một bát hƣơng có đặt ấn, một khay giấy đỏ trên đó đặt các que hƣơng hình mắt cáo (tƣợng trƣng cho cây cầu đƣa tiễn Phật về trời) có rắc chè và lá sớ. Thầy rắc gạo ra cửa tiễn âm binh và cầu mong đức Phật xá cho những tội lỗi trong quá trình hành lễ khơng thể tránh khỏi. Sau đó, gia chủ sắp lễ vật thầy cúng tạ đàn kết thúc các nghi lễ kỳ yên.

Cuối buổi lễ, gia đình tạ lễ thầy với lễ vật thƣờng là một con gà, một vng vải có bọc ít gạo và tiền tùy tâm của mỗi gia đình. Đồng thời anh em họ hàng làng xóm cùng đến dùng cơm chung vui với gia đình trong khơng khí vui vẻ, đầm ấm nghĩa tình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tổ chức xã hội và văn hóa làng của người sán dìu ở huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (1945 - 2011) (Trang 93 - 100)